Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
BÍ ẨN LỊCH SỬ 62
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Chiếc xe tăng suýt đẩy Trung Quốc - Liên Xô vào chiến tranh hạt nhân
Liên Xô đã lấy bí mật hạt nhân từ Mỹ thế nào?
Làm thế nào Liên Xô có được bí mật bom nguyên tử? - Kỳ 1
Ngày 29/8/1949,
Liên Xô thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên. Mátxcơva hân
hoan trong niềm phấn kích. Ở phía bên kia đại dương, người Mỹ như gặp
phải cơn địa chấn bởi từ nay họ đã không còn độc quyền thứ vũ khí nguy
hiểm, được coi như một cứu cánh cho địa vị bá chủ toàn cầu nữa. Tại sao
Liên Xô lại có những bước tiến nhanh đến vậy trên con đường làm chủ công
nghệ hạt nhân nguyên tử? Câu trả lời không đơn giản chỉ đến từ những nỗ
lực nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô. Kỳ 1: Những "vật hy sinh" của chủ nghĩa McCarthy
Chiến
tranh Thế giới lần thứ 2 kết thúc, quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ ngày một
căng thẳng. Những sự kiện xảy ra sau đó như Liên Xô đạt được bước đột
phá trong việc nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, chiến tranh Triều Tiên
bùng nổ càng làm cho chủ nghĩa McCarthy, thứ chủ nghĩa sặc mùi chống
cộng, do nghị sĩ McCarthy bảo trợ, có đất hoành hoành ở Mỹ. Mượn gió bẻ
măng, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) tung nhân viên đặc vụ đi thám
thính khắp nơi, lập hồ sơ liệt không ít học giả, nhà nghiên cứu Mỹ vào
danh sách những phần tử thân cộng, gián điệp quốc tế nguy hiểm, tạo bầu
không khí chống cộng trong cả nước.
Vợ chồng Rosenberg.
Là
một người ủng hộ chủ nghĩa McCarthy, Giám đốc FBI Edgar Hoover đã phải
lao tâm khổ tứ, dành không ít công sức "phá" vụ án gián điệp bom nguyên
tử chấn động thế giới. Bởi nó không chỉ giúp Hoover báo công lĩnh
thưởng, mà còn trợ giúp cho công tác tuyên truyền chính trị chống Liên
Xô, tạo dư luận cho việc bắt giữ những nhân sĩ tiến bộ và tấn công vào
cái gọi là "thế lực cộng sản chủ nghĩa". Dưới sự hậu thuẫn của Hoover,
vụ án gián điệp bom nguyên tử đã nhanh chóng có được những manh mối đầu
tiên. Sau quá trình điều tra, nghiên cứu tài liệu mật, thủ hạ của Hoover
đã tìm ra cặp "gián điệp bom nguyên tử". Đó là vợ chồng nhà vật lý
Rosenberg: Ethel Rosenberg và Julius Rosenberg.
Thì
ra, ngay từ đầu những năm 1930, cái tên Rosenberg đã nằm trong hồ sơ
của FBI. Khi học đại học nhà vật lý tương lai này đã có sự liên hệ với
một tổ chức sinh viên cấp tiến và sau khi đi làm lại bị người khác tố
cáo là "đảng viên cộng sản". FBI cũng làm luôn một cuộc điều tra đối với
vợ của Rosenberg, bà Ethel. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn: Ethel đã ký
tên mình vào thư kêu gọi yêu cầu được tham gia tranh cử của Đảng Cộng
sản Mỹ. Nhưng những "chứng cứ" khiến hai vợ chồng Rosenberg phải ngồi
lên chiếc ghế điện ngày 19/6/1953 cay nghiệt thay lại từ miệng cậu em
quý tử của bà Ethel, David Greenglass, người từng có thời gian làm ở một
cơ quan liên quan đến việc nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, nhưng do
bị tình nghi đến một vụ ăn cắp nên bị sa thải.
Không
chịu nổi những đòn hăm dọa, uy hiếp và dụ dỗ của các nhân viên đặc vụ,
Greenglass đã ngụy tạo việc được anh rể chỉ đạo đánh cắp bản vẽ thiết kế
và những tài liệu liên quan đến việc nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử
của Mỹ. Ngày 6/3/1951, tại phiên tòa xét xử cặp "gián điệp bom nguyên
tử" Ethel Rosenberg và Julius Rosenberg, Greenglass đã khai "tất cả" hay
nói một cách chính xác hơn là viết ra một câu chuyện trinh thám ly kỳ.
Theo Greenglass, tháng 1/1945, Rosenberg đã yêu cầu hắn tìm cho bản vẽ
bí mật về bom nguyên tử và lên kế hoạch liên lạc với nhà hóa học Gore ở
khách sạn Hilton tại bang New Mexico.
Ngày 3/6,
Greenglass tới gặp và trao cho Gore bản vẽ thiết kế một số thiết bị nổ
của bom nguyên tử cùng bản thuyết minh kèm theo, tổng cộng 12 trang đánh
máy. Gore là một kẻ mắc bệnh biến thái tâm lý nặng, thường xuyên hoang
tưởng mình là một người nổi tiếng, là nhân vật có thể làm chấn động cả
thế giới. Trước tòa, Gore như một cái máy khẳng định đã giao tất cả
những gì nhận được từ Greenglass cho Rosenberg. Làm như có thật, các
nhân viên đặc vụ FBI đã đưa ra cho mọi người tham dự bản đăng ký ở khách
sạn Hilton vào ngày 3/6 mang tên Gore (sau này có người tiến hành điều
tra và nghiệm chứng phát hiện bản đăng ký FBI trình trước tòa là giả
mạo).Vợ chồng Rosenberg kịch liệt phản đối, trước sau không thừa nhận sự
vu cáo trắng trợn đó. Luật sư bào chữa cho họ cũng đã chỉ ra rằng, lời
khai của Greenglass và Gore tự nó đã mâu thuẫn với nhau, đồng thời bộc
lộ nhiều sơ hở.
Vụ án "gián điệp bom nguyên tử"
"vỡ lở" đã gây ra cơn chấn động ở nước Mỹ. Nhân sĩ cả nước, nhất là
những người thuộc giới khoa học kỹ thuật, từng tham gia Dự án Manhattan
nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử của Mỹ đã rầm rộ lên tiếng, vạch trần
âm mưu bức hại các nhà trí thức của những tên cổ súy chủ nghĩa McCarthy.
Bởi trên thực tế, Dự án Manhattan bắt đầu từ năm 1942, do nhà vật lý
nổi tiếng Oppenheimer chủ trì toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học.
Công trình này tiêu tốn 2 tỷ USD, thu hút sự tham gia trực tiếp, gián
tiếp của một đội ngũ kĩ sư khổng lồ lên tới khoảng 500.000 người và được
tiến hành hết sức bí mật. Ngoài Tổng thống Roosevelt, Oppenheimer và
một số cực ít nhân vật cấp cao trong chính quyền Mỹ được biết, những
người bình thường không biết nhiệm vụ đang làm có tính chất thế nào. Bên
cạnh đó, theo George, một người từng giữ vai trò phụ trách một hạng mục
trong Dự án Manhattan, Greenglass chỉ là một kĩ sư bình thường làm việc
trong một phân xưởng dưới quyền chủ quản của ông, nên những bản vẽ
thiết kế mà hắn nói đã trao cho Gore đối với người Liên Xô chỉ có giá
trị bằng không.
Do phải chịu áp lực mạnh mẽ từ
công chúng, nên vụ xử vợ chồng Rosenberg bị gián đoạn nhiều lần và phải
kéo dài. Ngày 5/4/1951, chánh án Irving Kaufman tuyên bố vợ chồng
Rosenberg phạm tội phản quốc, chịu mức án tử mình. Nhân sĩ tiến bộ trong
ngoài nước rầm rộ phản đối phán quyết của tòa án. Tác giả Thuyết tương
đối Einstein đã viết thư gửi Tổng thống Truman yêu cầu thả vợ chồng
Rosenberg bởi họ vô tội. Mặc dù những luật sư nổi tiếng bào chữa cho vợ
chồng Rosenberg 6 lần gửi đơn kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn, nhưng
đều bị bác. Ngày 19/6/1953, vợ chồng Rosenberg ra đi tức tưởi trên ghế
điện. Lời nói cuối cùng của họ vẫn là "Chúng tôi vô tội".
Minh Thành (Tổng hợp)
Làm thế nào Liên Xô có được bí mật bom nguyên tử? - Kỳ 2
Kỳ 2: “Cha đẻ của bom nguyên tử” cũng bị hàm oan
Sau
khi trúng cử Tổng thống Mỹ, Dwight D. Eisenhower không những không ngăn
chặn, mà còn tạo điều kiện cho chủ nghĩa McCarthy phát triển, làm trào
lưu chống Cộng ở Mỹ ngày một lan tràn. Đầu năm 1954, Eisenhower tuyên bố
có 2.200 “phần tử nguy hiểm” sẽ bị chính phủ loại ra khỏi các cơ quan
của mình. Từ khi vợ chồng Rosenberg bị bức hại, FBI vẫn chưa chịu kết
thúc vụ án gián điệp bom nguyên tử, thậm chí còn chĩa mũi nhọn sang “cha
đẻ của bom nguyên tử” - nhà vật lý lừng danh Robert Oppenheimer, người
giữ trọng trách tổng công trình sư trong Dự án Manhattan, đồng thời là
Chủ tịch tiểu ban tổng tư vấn thuộc ủy ban năng lượng nguyên tử Mỹ. Lý
do Oppenheimer nằm trong danh sách đen những kẻ tình nghi tiết lộ bí mật
bom nguyên tử cũng rất đơn giản: đầu những năm 1930, nhà vật lý này đã
có sự qua lại với một số đảng viên cộng sản. Lập tức, Tổng thống
Eisenhower ra lệnh phải có biện pháp cách ly đối với Oppenheimer, không
cho phép nhà khoa học này tiếp xúc với bất kỳ tài liệu cơ mật nào.
Openheimer cha đẻ của bom nguyên tử
Năm
1954, một ủy ban đặc biệt đã tố cáo Oppenheimer có liên quan đến vụ án
“gián điệp bom nguyên tử”. Chứng cứ mà họ đưa ra vẫn chỉ là những gì FBI
có: Oppenheimer đã qua lại với một số đảng viên cộng sản và không có
hào hứng với việc nghiên cứu chế tạo loại vũ khí mới (bom khinh khí).
Mặc dù Oppenheimer đã nhiều lần khẳng định mình không có bất kỳ sự liên
quan nào tới các hoạt động của Đảng Cộng sản, nhưng Chính phủ Mỹ vẫn
tước bỏ mọi chức vụ của Oppenheimer trong ủy ban năng lượng nguyên tử và
ở các cơ quan khác. Không những vậy, các nhân viên FBI còn thường xuyên
tiến hành theo dõi, giám sát nhất cử nhất động của Oppenheimer. Sự bất
hạnh nhằm vào “cha đẻ của bom nguyên tử” đã khiến rất nhiều nhà khoa học
của các nước khác đang làm ở Mỹ cảm thấy bản thân bị mất tự do và không
được đảm bảo về an ninh, tìm mọi cách chia tay với “miền đất hứa”.
Đám mây hình nấm gây ra bởi vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki
Cuối
cùng, ai đã tiết lộ bí mật bom nguyên tử cho phía Liên Xô? Hơn nửa thế
kỷ trôi qua đã có rất nhiều nhà nghiên cứu cất công tìm câu trả lời,
nhưng người ta vẫn không tìm được một lời giải thích đầy đủ, cảm thấy
thỏa mãn. Hiện nay, đa số cho rằng người tiết lộ bí mật bom nguyên tử là
nhà khoa học năng lượng nguyên tử Klaus Fuchs. Sau khi Adolf Hitler lên
nắm quyền ở Đức năm 1933, cũng như nhiều nhà khoa học khác, Fuchs chạy
sang Anh. Tiếp đó, cùng với một số nhà khoa học Anh, Fuchs được cử sang
Mỹ cùng chung tay góp sức với đồng minh thực thi Dự án Manhattan. Bản
thân Fuchs cũng tham gia vào nhiều lần thử nghiệm thiết bị nổ bom nguyên
tử. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Fuchs trở lại Anh, chủ trì
công tác nghiên cứu vật lý hạt nhân ở trung tâm nghiên cứu Hartwell.
Tháng 8/1949, Canađa phá một mạng lưới gián điệp khoa học kỹ thuật do
KGB tổ chức liên quan đến vấn đề bom nguyên tử và Fuchs. Dựa trên những
chứng cứ thu thập được, tháng 2/1950, cơ quan an ninh Anh ra lệnh bắt
Fuchs. Bị cáo buộc là đã tiết lộ những thông số quan trọng về bản thiết
kế bom nguyên tử cho người Liên Xô, Fuchs nhận bản án 14 năm tù.
Bên
cạnh những vụ án liên quan đến việc tiết lộ bí mật bom nguyên tử của Mỹ
đã được đưa ra xét xử, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều câu chuyện li kỳ
giải thích tại sao người Liên Xô lại chế tạo được thứ vũ khí giết người
hàng loạt này nhanh đến vậy. Nghe nói, ngày 24/7/1945, trung tướng lục
quân Grover, người phụ trách Dự án Manhattan đã kiến nghị lên đại tướng
Marshall việc ném bom nguyên tử xuống 4 thành phố của Nhật Bản, nhưng
cuối cùng chỉ có 3 mục tiêu được chọn là Hiroshima, Kokura, và Nagasaki.
Sau khi ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima ngày 6/8/1945,
sáng sớm ngày 9/9/1945, hai chiếc máy bay ném bom B-29 mang theo 2 quả
bom nguyên tử cất cánh từ căn cứ Tinian ở tây Thái Bình Dương bay tới
vùng trời Nhật Bản làm nhiệm vụ. Do mây mù che kín, không nhìn thấy mục
tiêu Kokura, nên tổ lái bay đến mục tiêu thứ 2 là Nagasaki, ném xuống đó
2 quả bom nguyên tử: 1 quả nổ lệch mục tiêu khoảng 2 km, quả khác đánh
trúng mục tiêu nhưng không nổ.
Bị tổn thất nặng
nề, nhưng Nhật Bản lại tình cờ “bắt được” bom nguyên tử. Một cuộc họp
khẩn cấp được triệu tập, những quan chức chóp bu của Nhật Bản khi đó cho
rằng họ đã hoàn toàn thất bại trong chiến tranh, không còn khả năng chế
tạo bom nguyên tử, quyết định giao quả bom nguyên tử chưa nổ này cho
Liên Xô. Tướng Ivan, người phụ trách KGB khi đó đã được lệnh tới Nhật
Bản tiếp nhận thứ quà tặng đặc biệt này. Nhờ vậy, Liên Xô đã đẩy nhanh
tốc độ nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử. Chỉ 4 năm sau khi Mỹ ném bom
nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Liên Xô đã cho ra đời quả bom
nguyên tử đầu tiên. Minh Thành (Tổng hợp)
Làm thế nào Liên Xô có được bí mật bom nguyên tử? - Kỳ cuối
Thứ Hai, 20/05/2013 20:03
Kỳ cuối: Con đường làm chủ công nghệ hạt nhân nguyên tử của Liên Xô Sau
khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản), nhiều
nhà khoa học tham gia Dự án Manhattan luôn cảm thấy dằn vặt lương tâm
bởi họ không thể nghĩ rằng thứ vũ khí những tưởng sẽ giúp kết thúc chiến
tranh lại mở ra chương bi thảm nhất trong lịch sử loài người. Do đó,
việc họ muốn cung cấp cho Liên Xô những tin tức liên quan đến việc
nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử để tạo thế cân bằng, không cho Mỹ giữ
thế độc quyền thứ vữ khí khủng khiếp ấy tác oai tác quái cũng là điều dễ
hiểu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa người Liên Xô hoàn toàn phụ
thuộc vào sự trợ giúp từ bên ngoài. Dưới đây xin giới thiệu một số con
đường chủ yếu làm chủ công nghệ hạt nhân nguyên tử của Liên Xô: 1. Những nỗ lực tự thân
Vào
giữa những năm 1930, Liên Xô đã có trong tay một nhóm các nhà thực
nghiệm trẻ tuổi rất thành thạo trong lĩnh vực nghiên cứu hạt nhân do
Igor V. Kurchatov (ảnh) đứng đầu. Họ công tác ở Viện Vật lý Kỹ thuật
Leningrad. Không những vậy, Liên Xô còn có nhiều nhà lý thuyết hạt nhân
tầm cỡ thế giới. Iulii B. Khariton và Iakov B. Zel'dovich (người đã cùng
với Andrei Sakharov chỉ huy chương trình bom khinh khí của Xô Viết sau
chiến tranh) đã thực hiện và xuất bản những nghiên cứu mang tính tiên
phong về phản ứng phân hạch dây chuyền của urani tự nhiên. Năm 1941,
Khariton và Zel'dovich đã tính toán được một cách chính xác khối lượng
tới hạn của urani 235. Các nhà vật lý Xô Viết cũng khiến chính phủ quan
tâm đến tiềm năng quân sự của hiện tượng phân hạch. Nhưng khi đó, Liên
Xô phải tập trung chống lại sự xâm lược của Đức Quốc xã, nên không thể
dành những nguồn lực mạnh nhất của mình cho một mục tiêu vẫn còn chưa
chắc chắn như bom hạt nhân. Sau khi có được những tin tức tình báo chính
xác về việc người Mỹ bí mật nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, Joseph
Stalin đã nhanh chóng thực hiện chính sách thúc đẩy chương trình chế tạo
vũ khí hạt nhân ở Liên Xô. Stalin cũng đã bổ nhiệm Lavrentiy P. Beria,
một cảnh sát mật khét tiếng làm nhiệm vụ theo dõi chương trình này.
Igor V. Kurchatov
2. Tìm kiếm tin tức liên quan thông qua mạng lưới điệp viên
Vào
thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ 2 và sau khi quan hệ giữa Mátxcơva
và Oasinhtơn trở nên căng thẳng, Liên Xô đã triển khai không chỉ một
lưới tình báo ở Mỹ. Ngoài việc thu thập tin tức trên các lĩnh vực chính
trị, quốc phòng, an ninh của Mỹ, nhiều nhân viên KGB cài cắm trên đất Mỹ
còn có nhiệm vụ đánh cắp những thông tin liên quan đến Dự án Manhattan.
Trong cuốn "Cơ quan tình báo và Điện Cremli",
trung tướng Pavel Sudoplatov, ông trùm tình báo Liên Xô lúc bấy giờ
khẳng định, điệp viên Margarita Konenkova (mật danh Lukas) đã lấy được
từ Albert Einstein (tác giả Thuyết tương đối, người đưa ra nguyên lý chế
tạo bom nguyên tử) không ít tài liệu liên quan đến công nghệ mũi nhọn
của Mỹ như chế tạo tên lửa đạn đạo và bom nguyên tử. Bởi tuy Einstein
không trực tiếp tham gia Dự án Manhattan, nhưng ông lại có quan hệ mật
thiết với cả hai nhà khoa học chỉ đạo việc nghiên cứu chế tạo bom nguyên
tử của Đức (Werner Heisenberg) và của Mỹ (Robert Oppenhimer) cũng như
nhiều nhà khoa học tham gia Dự án Manhattan.
Ở
trường hợp khác, cuối năm 2007, Tổng thống Nga khi đó là V. Putin đã
truy tặng nhà tình báo Liên Xô George Koval (ảnh), tức Delmar danh hiệu
Anh hùng vì những đóng góp cho việc chế tạo bom nguyên tử. Tại buổi lễ,
Tổng thống Putin đã ca ngợi Koval là nhà tình báo Xô viết duy nhất thâm
nhập được vào các nhà máy bí mật của Dự án Manhattan. Đây không phải là
những lời đánh giá hoa mĩ bởi những gì Koval cống hiến còn hơn thế.
George Koval
Được
tuyển mộ ngay sau khi tốt nghiệp, lại được cơ quan tình báo quân sự
Liên Xô (GRU) huấn luyện nghiệp vụ và đánh sang Mỹ làm nhiệm vụ tình báo
khoa học, bằng thực tài, Koval đã nhanh chóng có mặt trong danh sách
những nhà khoa học tham gia Dự án Manhattan. Do được giao nhiệm vụ kiểm
tra mức độ phóng xạ an toàn hạt nhân đối với công nhân, nên Koval có
điều kiện đi lại hầu hết các nhà máy sản xuất các chi tiết, linh kiện
của bom hạt nhân, đặc biệt là các thanh nhiên liệu hạt nhân. Những báo
cáo tình báo của Koval đã giúp Liên Xô rút ngắn đáng kể thời gian chế
tạo quả bom nguyên tử đầu tiên của mình bởi trong công nghệ chế tạo bom
nguyên tử, các bí mật về chế tạo còn quan trọng hơn cả những bí mật về
thiết kế bom. Minh Thành (Tổng hợp)
Tranh giành 1 xe tăng, Nga -Trung suýt gây thế chiến 3
Trung Quốc và Liên Xô (cũ) đã từng ở bờ vực của một cuộc chiến tranh
sau sự kiện tranh giành chiếc xe tăng T-62 ở biên giới. (Ảnh minh họa)
Trong những ấn phẩm của mình, cả National Interest và War History đều
nhắc lại sự kiện quân đội Trung Quốc và Liên Xô tranh giành nhau xác một
chiếc xe tăng T-62 tạo nên căng thẳng trong một thời gian dài.
Vụ việc này đã khiến xung đột giữa hai cường quốc quân sự này dâng cao
tới mức có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Cụ thể, ở thời điểm năm 1964, căng thẳng trong tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô gia tăng và lực lượng quân sự hai nước bắt đầu được tăng cường ở khu vực giáp ranh.
Bản đồ khu vực xảy ra tranh chấp giữa Nga và Trung Quốc.
Mâu thuẫn giữa hai nước bắt đầu tăng cao khi Trung Quốc cáo buộc rằng
lính Liên Xô đã tấn công dân thường của họ ở khu vực biên giới. Trong
khi đó, Liên Xô nói rằng chính các binh lính Trung Quốc mới là những kẻ
có hành vi khiêu khích.
Để giải quyết vấn đề, biên phòng Liên Xô được lệnh dùng gậy xua đuổi dân Trung Quốc vượt qua biên giới. Ngay lập tức, Trung Quốc đã
có động thái đáp trả bằng sử dụng gậy dài hơn, khiến tranh chấp hai bên
trở thành một cuộc đấu gậy.Thậm chí, hai bên còn cử võ sĩ và đô vật ra
biên giới để thi tài, dằn mặt lẫn nhau.
Ngày 2/3/1969, Trung Quốc phát động tấn công vào các đồn biên phòng của
Liên Xô trên đảo Zhenbao nằm giữa sông biên giới Ussuri, khiến 59 người
thiệt mạng và 94 người khác bị thương. Lý do mà Trung Quốc đưa ra là
nhằm trả thù cho những dân thường đã thiệt mạng trước đó.
Binh sĩ Liên Xô được trang bị gậy để xua đuổi dân Trung Quốc.
Ngày 15/3, Liên Xô điều 4 xe tăng chủ lực T-62, loại vũ khí vẫn được
nước này giữ bí mật ra mặt trận với mục tiêu chiếm lại đảo Zhenbao. Tuy
nhiên khi vượt qua khúc sông hẹp bị đóng băng, một chiếc xe tăng của
Liên Xô đã vướng mìn, đứt xích và đứng lại. Ba chiếc tăng còn lại vội vã
rút về phía Liên Xô.
Phát hiện vụ việc trên, bính sĩ Trung Quốc đã ném lựu đạn vào trong xe,
khiến tổ của lái Liên Xô thiệt mạng. Đồng thời, phía Trung Quốc còn
muốn kéo chiếc xe tăng tối tân này về phòng tuyến của mình. Tuy nhiên,
âm mưu này đã vấp phải hỏa lực bắn tỉa mạnh mẽ của Liên Xô.
Sau một vài động thái qua lại, Liên Xô được Trung Quốc cho phép đến nơi
giao tranh trước đó để mang xác đồng đội về.Tuy nhiên, khi lính Liên Xô
cố gắng cứu kéo chiếc xe tăng, quân Trung Quốc đã nổ súng buộc họ phải
rút lui.
Ngày 21/3, Liên Xô điều đội công binh đến để phá hủy chiếc xe tăng,
ngăn nó rơi vào tay Trung Quốc nhưng họ tiếp tục bị đẩy lùi. Lực lượng
hải quân Trung Quốc đến địa điểm chiếc xe tăng bị nạn vào ngày 28/3 để
mang chiếc T-62 về nhưng cũng bị Liên Xô nã pháo và buộc phải rút lui.
Quân Trung Quốc bắt đầu thay đổi chiến thuật, điều lính bắn tỉa cảnh
giới đồng thời ra lệnh cho công binh ẩn nấp sau chiếc T-62 bắt đầu tháo
dỡ từng bộ phận của chiếc xe tăng này.
Đến ngày 2/4, khi khối băng trên mặt sông bắt đầu tan chảy, Liên Xô mới
phát hiện vụ việc và liên tục bắn vào khối băng xung quanh xe tăng cho
đến khi nó bị chìm xuống sông mới rút quân.
Tuy nhiên hải quân Trung Quốc vẫn không bỏ cuộc và tìm mọi cách trục
vớt chiếc xe tăng bằng các thiết bị thô sơ, khiến nhiều binh sĩ thiệt
mạng do hạ thân nhiệt. Đến ngày 29/4, họ lấy được các bộ phận còn lại
của chiếc T-62 và chuyển tới nhà máy chế tạo xe tăng ở Lyshuen.
Lính Trung Quốc đã chiếm được chiếc xe tăng T-62 của Liên Xô.
Tuy nhiên, Liên Xô vẫn chưa từ bỏ chiếc xe này. Giữa tháng 5, một người
Trung Quốc bị bắt gần nhà máy ở Lyshuen với chiếc túi chứa đầy thuốc
nổ. Người này thừa nhận làm việc cho Liên Xô với ý định phá hủy nhà máy
cùng chiếc xe tăng T-62.
Naitonal Interest dẫn lời chuyên gia quân sự Robert Farley cho rằng sự
cố trên đảo Zhenbao năm 1969 đã đẩy Liên Xô và Trung Quốc đến bờ
vực chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân.
Ở thời điểm đó, Trung Quốc đã đạt những tiến bộ không hề nhỏ về phát
triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, năng lực vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh
khi đó chưa đủ sức đánh bại hoàn toàn Liên Xô với một hệ thống phòng
không tối tân.
Một chiếc xe tăng T-62 được lưu giữ ở Ukraine.
Ngược lại, Liên Xô dù đã đạt khả năng hạt nhân tương đương với Mỹ, sở
hữu kho vũ khí hạt nhân chiến thuật và chiến lược mạnh có thể xóa sổ khả
năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc nhưng lại không khai chiến do sợ
phải trả giá đắt.
Kết lại vụ việc trên, tờ National cho rằng sau vụ việc giành giật chiếc xe tăng T-62trên đảo Zhenbao, chiếc xe tăng bị đánh cắp không thể giúp cán cân sức mạnh nghiêng về phía Trung Quốc.
Tuy nhiên, vụ việc này đã giúp lãnh đạo Bắc Kinh nhận ra việc không thể
đối đầu với phương Tây và Liên Xô cùng lúc. Điều đó thúc đẩy Bắc Kinh
cải thiện quan hệ với Washington sau đó.
Năm 1991, đảo Zhenbao được trao trả cho Trung Quốc. Tới tận năm 2003,
Nga và Trung Quốc mới hoàn thành việc phân định biên giới.
Chiến tranh hạt nhân suýt bùng nổ năm 1983
05/11/2013 08:01
Chỉ vì hiểu lầm một cuộc tập trận rầm rộ của khối NATO năm 1983 mà Liên Xô đã chuẩn bị tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân.
Tên lửa SS-20 của Liên Xô tại Đông Đức đã trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu năm 1983 - Ảnh: Bild
NATO đang tiến hành cuộc tập trận mang tên Steadfast Jazz ở Ba Lan và
Latvia từ ngày 2 - 9.11 với sự tham gia của hơn 7.000 binh sĩ cùng hàng
loạt xe thiết giáp, chiến đấu cơ và tàu chiến. Theo AFP, NATO tuyên bố
mục đích tập trận là đảm bảo khả năng phối hợp triển khai lực lượng ở
mọi mặt trận.
Tuy nhiên, giới quan sát đánh giá việc Steadfast Jazz diễn ra ở gần
Nga cho thấy NATO muốn “dằn mặt” chiến lược tăng cường vũ trang hiện nay
của Moscow.
Vì thế, tuy Nga đã gửi quan sát viên đến theo dõi cuộc tập trận theo
lời mời của NATO, nhưng Bộ Quốc phòng nước này cảnh báo cuộc tập trận
“gợi nhớ đến Chiến tranh lạnh” và có thể đẩy quan hệ 2 phía vào vòng
căng thẳng mới.
Cảnh báo trên không hẳn là “nói chơi”, bởi đúng 30 năm trước, một
cuộc tập trận của NATO đã đẩy thế giới đến bờ vực một cuộc chiến tranh
hạt nhân hủy diệt. Theo các tài liệu vừa được giải mật tại Anh và Mỹ,
cuộc tập trận Able Archer 83 từ ngày 2 đến 11.11.1983 thật đến mức khiến
người Liên Xô tin rằng họ sắp hứng chịu tấn công hạt nhân.
Diễn tập như thật
Theo tài liệu do sử gia Nate Jones thuộc ĐH George Washington (Mỹ) thu thập và đăng trên tạp chí Foreign Policy, Able Archer 83 quy tụ 40.000 binh sĩ xoay quanh kịch bản Quân Xanh (NATO) đối đầu với Quân Cam (Khối Warsaw).
Kịch bản dựng nên tình huống bất ổn ở Đông và Trung Âu dẫn đến khủng
hoảng chính trị tại Nam Tư, buộc nước này phải cầu cứu phương Tây. Lập
tức, Quân Cam tràn vào Nam Tư rồi tiến hành xâm lược Na Uy, Hy Lạp và có
thể vươn tới tận Tây Đức. Quân Xanh nhanh chóng đáp trả bằng không quân
cùng bộ binh rồi cuộc chiến leo thang với vũ khí hóa học lẫn vũ khí hạt
nhân.
Theo các hồ sơ, Able Archer 83 diễn ra rầm rộ với một loạt căn cứ
không quân của Anh, bao gồm Greenham Comnmon, Brize Norton và Mildenhall
được sử dụng. Xe tăng, chiến đấu cơ và bộ binh mang mặt nạ phòng độc
xuất hiện liên tục tại các khu vực gần biên giới các nước Đông Âu.
Chưa hết, NATO “diễn xuất như thật” khi báo động hạt nhân được nâng
lên mức nghiêm trọng nhất, những lãnh đạo cao cấp như Thủ tướng Anh
Margaret Thatcher và Thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl đều tham gia diễn tập
trú ẩn, chỉ huy.
Bên cạnh đó, Anh và Mỹ liên tục gửi liên lạc mã hóa cho nhau về tình hình chiến sự.
Đáng chú ý, năm 1983 được đánh giá là đỉnh điểm căng thẳng của Chiến
tranh lạnh, xuất phát từ chính sách chống Liên Xô quyết liệt của Tổng
thống Mỹ Ronald Reagan và thái độ cứng rắn của Tổng bí thư Đảng Cộng sản
Liên Xô Yuri Andropov.
Ngày 1.9.1983, một máy bay của hãng Korean Airlines đi từ New York
đến Seoul bị bắn hạ gần bán đảo Sakhalin, làm toàn bộ 269 người trên
khoang, gồm cả một hạ nghị sĩ Mỹ thiệt mạng, theo hãng tin AAP. Moscow
cáo buộc chiếc Boeing 747 là máy bay do thám và xâm phạm vùng trời Liên
Xô.
Đến ngày 26.9 cùng năm, ban lãnh đạo Liên Xô rúng động khi một vệ
tinh do thám báo động việc tên lửa liên lục địa được phóng từ phía Mỹ.
Tuy nhiên, sĩ quan trực chiến là Stanislav Petrov phát hiện đây chỉ là
nhầm lẫn do trục trặc kỹ thuật.
Xe tăng NATO trong cuộc tập trận Able Archer 83 - Ảnh: Air Man
Tiến sát chiến tranh hạt nhân
Trong bối cảnh đó, cộng với tính chất “như thật” của Able Archer 83,
nhiều lãnh đạo cao cấp ở Moscow tin rằng cuộc tập trận là bước chuẩn bị
để NATO tiến hành tấn công.
Hành động ứng phó nhanh chóng được triển khai: lực lượng tại Đông Đức
và Ba Lan nhận lệnh gắn vũ khí hạt nhân lên hơn một chục máy bay,
khoảng 70 tên lửa SS-20 được đặt trong tình trạng báo động cao trong khi
các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân nằm sẵn tại Bắc cực.
“Không khí cực kỳ căng thẳng và thậm chí các lãnh đạo cấp cao liên
tục thảo luận về việc có nên ra tay trước hay không”, hồ sơ của Lầu Năm
Góc dẫn lời một cựu sĩ quan Liên Xô giấu tên tiết lộ hồi cuối thập niên
1980. Ngược lại, các điệp viên của KGB và những thành viên khác thuộc
Khối Warsaw đang hoạt động ngầm ở phương Tây lại khẳng định rằng không
có mối đe dọa tức thời nào hết. Tuy nhiên, các báo cáo của họ gửi về
nước hầu như đều bị cấp trên gạt bỏ.
May mắn cho nhân loại là đã không có đầu đạn nào được phóng đi và
Liên Xô cũng “dỡ súng” sau khi Able Archer 83 kết thúc vào ngày
11.11.1983. Do các hồ sơ vẫn chưa được giải mật đầy đủ nên các chuyên
gia vẫn còn tranh cãi lý do Moscow không quyết định ra tay trước.
Trước khi qua đời năm 2011, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Nga Vitaly
Shlykov khẳng định “đạn đã lên nòng” và chỉ vì trục trặc kỹ thuật nên
thế giới mới tránh được thảm họa. Ngược lại, nhiều sử gia phương Tây cho
rằng Bộ Chính trị Liên Xô kịp thời được báo động về sự nhẫm lẫn tai hại
nói trên.
Về phía phương Tây, ban đầu NATO cho rằng các hành động của Liên Xô
chỉ nhằm tập trận phản ứng. Tuy nhiên, tờ The Guardian dẫn tài liệu vừa
giải mật của chính phủ Anh cho thấy Thủ tướng Thatcher và Tổng thống
Reagan đã “hết hồn” khi được giới tình báo cho biết Liên Xô thật sự hiểu
nhầm mục đích của Able Archer 83 và đã chuẩn bị cho chiến tranh.
Sau đó, London đề xuất NATO thường xuyên thông báo cho Moscow về các
hoạt động tập trận liên quan đến vũ khí hạt nhân, còn ông Reagan bắt
đầu thúc đẩy quan hệ hòa dịu hơn với Liên Xô.
Theo giới quan sát, tuy ít người biết đến nhưng giai đoạn tháng
11.1983 là thời điểm căng thẳng nhất của Chiến tranh lạnh kể từ sau
Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. “Nhiều người thường mô tả Chiến tranh
lạnh là một sự cân bằng thế lực ổn định giữa Đông và Tây, nhưng vụ Able
Archer 83 cho thấy đây là giai đoạn vô cùng nguy hiểm”, The Guardian dẫn lời chuyên gia Peter Burt nói.
Còn ông Nate Jones kết luận: “Bài học rút ra là không thể có được
chính sách vũ khí hạt nhân an toàn tuyệt đối vì nguy cơ hiểu nhầm và
tính toán sai luôn hiển hiện”.
Trùng Quang
Chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Nga liệu có xảy ra?
VOV.VN - Cả Mỹ và Nga đều sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân trong những tình huống nhất định.
Khái niệm “bộ ba
hạt nhân” được hiểu là, khi một quốc gia sở hữu các phương tiện hạt nhân
gồm các căn cứ mặt đất, trên không và tàu ngầm, thì sẽ cho phép quốc
gia đó tăng cơ hội tấn công đáp trả sau khi bị tấn công hạt nhân.
Đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử ném xuống Nagasaki, Nhật Bản năm 1945. (ảnh: AP, U.S.Signal Corps).
Chẳng hạn, đối
với Mỹ và Liên Xô trong thời kỳ “Chiến tranh Lạnh”, trong trường hợp một
trong hai bên tấn công trước làm phá hủy các hệ thống căn cứ mặt đất và
trên không của đối phương, thì họ sẽ còn lại lực lượng tàu ngầm có thể
tấn công hủy diệt sau đó.
Lúc đó, khả năng
xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân nguy hiểm đến mức, thời gian kéo
dài của nó được coi là nỗi kinh hoàng tột độ và làm cho xung đột vũ
trang giữa NATO và Khối hiệp ước Varsava trở nên không thể tưởng tượng
được.
Mỹ tìm cách tăng cường quốc phòng
Sau khi kết thúc
“Chiến tranh Lạnh” vào năm 1991, dường như khả năng xảy ra xung đột hạt
nhân ngày càng giảm xuống, mặc dù việc phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn tiếp
diễn. Tuy nhiên, chẳng ai muốn thù địch với Nga ở cấp độ rõ ràng như
hiện nay.
Ngày nay, mọi
cuộc nói chuyện tại Lầu Năm Góc đều đề cập việc làm cách nào để đánh bại
một nước Nga đang tăng cường sức mạnh rõ rệt. Trong khi đó, mới đây
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rút khỏi Hiệp ước an ninh hạt
nhân, xuất phát từ “các hành động thù địch” của Mỹ.
Đương nhiên, thái
độ thù địch của Lầu Năm Góc đối với Moscow đa phần được giải thích là
do vấn đề ngân sách quốc phòng. Các tướng lĩnh quân đội cần có một kẻ
thù hùng mạnh và nguy hiểm hơn “khủng bố quốc tế” để biện minh cho việc
tăng cường vai trò Lực lượng vũ trang của mình. Những khẳng định mới đây
của các sỹ quan tham mưu về việc quân đội Nga vượt trội hơn hẳn quân
đội Mỹ chỉ đúng trong trường hợp chỉ tính số lượng xe tăng, mà không
tính số máy bay của hai nước.
VOV.VN - Thế chiến thứ 2 vừa kết thúc, Mỹ và Anh đã lập tức chuẩn bị phương án ném hàng trăm quả bom hạt nhân để xóa sổ Liên Xô.
Mối lo ngại mà
cựu Tướng Wesley Clark (người mới tham gia chính trường và khẳng định
rằng, Nga đã chế tạo thành công xe tăng “bất khả xâm phạm”) đã gặp phải
những lời chế nhạo. Nhiều tuyên bố liên quan đến các hệ thống vũ khí
hiện đại của Nga cũng được đưa ra từ phía chính quyền Ukraine, bởi nước
này rất cần có lý do để đề nghị Mỹ cung cấp vũ khí tấn công hiện đại và
hỗ trợ quân sự.
Sự thực là, nếu không có vũ khí hạt nhân thì Nga rất khó để có thể “lớn
tiếng”. Nền kinh tế đang gặp khó khăn của nước này hiện GDP chỉ bằng của
Italy, trong khi ngân sách quốc phòng lại thấp hơn Mỹ đến 7 lần. Nga
chỉ có một tàu sân bay duy nhất, trong khi Mỹ có đến 10 chiếc, số trực
thăng cũng ít hơn đến 6 lần, máy bay tiêm kích ít hơn ba lần, còn quân
số chính quy thấp hơn hai lần. Nga không có liên minh quân sự hoạt động
hiệu quả, trong khi các đồng minh của Mỹ hầu hết là các nước Đông Âu và
Tây Âu trong khối NATO.
Chính sách kiềm chế hạt nhân
Chính sách của Mỹ
là, NATO đảm bảo kiềm chế phi hạt nhân ở một cấp độ đủ để Nga không
muốn lao vào một cuộc xung đột với các thành viên Liên minh quân sự này.
Tuy nhiên, Nga sẽ có những lợi thế nhất định nếu nước này bất ngờ tấn
công, khi chỉ dựa vào truyền thông trong nước và triển khai các lực
lượng vượt trội theo một số hướng.
Trong khi khả
năng phối hợp đáp trả của NATO vẫn còn bị nghi ngờ, bởi lý do để tổ chức
này tồn tại ngày càng giảm xuống, dù Liên minh này vẫn đang mở rộng
biên giới của mình, cụ thể mới đây đã kết nạp thêm Montenegro.
Vấn đề tổ chức
phòng thủ phi hạt nhân hiệu quả được nói đến thông qua sự tồn tại cấp độ
hai về kiềm chế, đó là chiếc ô hạt nhân được Mỹ, Anh và Pháp giương ra
bảo vệ châu Âu. Giới lãnh đạo Mỹ trước đây đã từng dự tính rằng, trong
trường hợp xảy ra xung đột thì Washington và NATO sẽ không sử dụng vũ
khí hạt nhân trước, nhưng việc này chưa bao giờ được cho là chính sách
thực sự.
Trong khi đó,
tháng 9 vừa qua có thông tin cho rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn
phê chuẩn cam kết về việc không sử dụng trước vũ khí hạt nhân, tuy nhiên
nội các của ông đã bác bỏ đề xuất này, còn Bộ trưởng Quốc phòng Ashton
Carter gọi đây là “dấu hiệu của sự yếu đuối”. Sau đó, hai nghị sỹ tự do
đã đề nghị xem xét dự luật cấm Mỹ tấn công hạt nhân trước, tuy nhiên dự
luật đã không nhận được sự ủng hộ.
Mỹ vẫn coi Nga là mối đe dọa
Bộ trưởng Ashton
Carter, người gọi vũ khí hạt nhân là “cơ sở chắc chắn” và “sự đảm bảo”
cho an ninh nước Mỹ, mới đây đã có bài phát biểu tại một số căn cứ quân
sự, nơi triển khai hệ thống tên lửa “Minuteman” của nước này.
Ông tuyên bố, Mỹ
và các đồng minh châu Âu hiện đang “làm mới” chiến lược của Mỹ, bằng
cách tích hợp các hệ thống vũ khí thông thường và hạt nhân để “ngăn chặn
Nga có suy nghĩ rằng, nếu xảy ra xung đột với NATO thì Nga sẽ có ưu thế
vượt trội khi sử dụng vũ khí hạt nhân”. Người đứng đầu Lầu Năm Góc lý
giải rằng, Moscow không muốn tuân thủ “các hiệp ước lâu năm về việc sử
dụng vũ khí hạt nhân”, điều này đang gây ra mối nghi ngờ lớn về việc Nga
“rất cẩn trọng trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân như giới lãnh đạo
thời Chiến tranh Lạnh”.
Công tác chuẩn bị trước khi phá hủy tên lửa đạn đạo tầm trung di động RSD-10. (ảnh: RIA Novosti).
Bộ trưởng Ashton
Carter không đề cập việc Mỹ sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trước,
nhưng nêu rõ, vũ khí đó gia nhập kho vũ khí là để đáp trả mối đe dọa
đang gia tăng mà ông cho là từ phía Nga.
Về mặt đường lối,
ông Carter là người thuộc phái “diều hâu” chống Nga. Còn về học vấn,
ông là nhà vật lý và cũng là chuyên gia về các vấn đề sử dụng vũ khí hạt
nhân. Một số thay đổi được ông đưa vào chính sách kiềm chế hạt nhân của
Mỹ mới đây đã được đề cập trong chương trình “60 phút” của kênh CBS,
khi phát sóng bộ phim nhiều tập về thực trạng kho hạt nhân nước Mỹ.
Các sỹ quan trên
tàu ngầm nguyên tử “Ohio” đã công khai nói rằng, kể từ khi Nga đưa quân
vào bán đảo Crimea, mức sẵn sàng chiến đấu đã được nâng lên ngang bằng
với thời “Chiến tranh Lạnh”. Trong phim cũng đề cập đến thủ pháp chiến
thuật tương đối mới mang tên “leo thang để giảm nhiệt”.
Thủ pháp chiến
thuật này đưa ra nhằm làm thất bại cuộc tấn công có sử dụng vũ khí thông
thường bằng cách tấn công hạt nhân để tỏ thái độ. Một cuộc tấn công như
vậy cần phải trở thành lời cảnh báo rằng, tiếp sau đó sẽ là những đòn
tấn công đáp trả mới nếu còn tiếp tục gây hấn.
Cảnh báo tấn công hạt nhân
Vũ khí hạt nhân
chiến thuật mới, như phiên bản mới nhất bom B61 của Mỹ, có kích thước
không lớn và dễ dàng vận chuyển. Đầu đạn hạt nhân có thể ném từ máy bay
trúng mục tiêu bằng tên lửa hành trình, thậm chí là từ căn cứ mặt đất
hoặc phương tiện vận chuyển.
Tiếp đó, người
điều khiển có thể kích hoạt sức nổ của đầu đạn khi gắn nó vào quả bom.
Điều đó có nghĩa là, tấn công hạt nhân để tỏ thái độ về bản chất có thể
vẫn là một cuộc tấn công hạt nhân, nhưng với tác động hạn chế nhằm giảm
thiểu tổn thất cho binh sỹ và dân thường.
Theo một số tướng
lĩnh và chính trị gia, khả năng chọn lọc có thể biến quả bom thành
phương tiện cảnh báo hiệu quả, mà không phải là phương tiện làm leo
thang các hành động quân sự, và kết quả là loại vũ khí này đang trở nên
được chấp nhận và thích hợp sử dụng hơn nhiều.
Sử dụng vũ khí hạt nhân trong những tình huống nhất định
Đương nhiên,
người Nga cũng có vũ khí tương tự như vậy. Một số nguồn tin cho biết,
kho vũ khí của họ ngày nay hiện đại hơn của người Mỹ. Nguyên tắc về học
thuyết quân sự của Nga mới đây đã được Tổng thống Vladimir Putin giải
thích rõ.
Theo ông Putin,
Moscow hiện vẫn đang duy trì cho mình quyền sử dụng vũ khí hạt nhân
trong trường hợp nước Nga bị đe dọa. Điều này có thể được lý giải qua
việc Putin công nhận rằng, lực lượng phi quân sự của Nga sẽ không trụ
vững trong một cuộc đối đầu trực tiếp với Mỹ, cũng như cảnh báo rằng,
Nga có thể đối mặt với sự cần thiết phải ra đòn tấn công hạt nhân ngay
từ giai đoạn đầu cuộc xung đột để tự vệ.
Vì vậy, có thể
kết luận rằng, cả hai bên hiện đang đối đầu tại Đông Âu, có thể sẽ sử
dụng vũ khí hạt nhân trong những tình huống nhất định. Khi đó không ai
đi hỏi người Ba Lan và Slav rằng, lãnh thổ của ai có thể trở thành mục
tiêu để “trình diễn” vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, chính phủ các nước này
đã chính thức đồng ý với chiến lược kiềm chế Nga của NATO. Trong khi đó,
Đức tỏ ra mất bình tĩnh với vấn đề vũ khí, bởi lẽ nước này vẫn chưa
nguôi ngoai với ký ức về Hồng quân Liên Xô.
Liệu có tồn tại
những dấu hiệu nguy hiểm do các sỹ quan quân đội cấp cao nào đó có thể
gây rắc rối khi tin rằng, họ sẽ chiến thắng trong một cuộc chiến với
Nga? Nguồn gốc cho mối nguy hiểm gia tăng đó có thể kể đến cựu tướng
Wesley Clark, được biết đến là người đã ra sức cổ xúy đối đầu với Lực
lượng gìn giữ hòa bình của Nga tại Kosovo năm 1999.
Thêm một người
khinh suất hơn nữa là Tướng Philip Breedlove, cựu Tổng tư lệnh lực lượng
NATO tại châu Âu (đã nghỉ hưu trong năm nay). Ông này kiên quyết đẩy
Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương và Mỹ đến một cuộc chiến tranh ủy
nhiệm vì Ukraine. Trong số các nguồn thông tin rò rỉ, tác giả một thông
tin trên tờ điện tử đề nghị Tướng Breedlove cùng với Tổng thư ký Liên
Hợp Quốc soạn thảo “Chiến lược NATO để thuyết phục hoặc ép buộc Mỹ phản
ứng lại mối đe dọa từ Nga”.
VOV.VN - Cuộc tập trận hạt nhân
rầm rộ của Mỹ năm 1983 khiến tình báo và lãnh đạo Liên Xô xác định Mỹ
chuẩn bị mở chiến tranh phủ đầu nhằm vào Liên Xô.
Tướng Breedlove
cho rằng, ý tưởng này là “đầy hứa hẹn”. Vị tướng chuyên phóng đại quy mô
hiện diện của Nga tại Ukraine này đã gọi Moscow là “mối đe dọa lâu dài
đối với sự tồn vong của nước Mỹ và các đồng minh châu Âu”. Tướng
Breedlove cũng duy trì mối quan hệ với phó Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các
vấn đề châu Âu và Á-Âu Victoria Nuland, người đã hỗ trợ tổ chức cuộc
chính biến nhằm lật đổ Chính phủ Ukraine năm 2014.
Nga sẵn sàng cho một cuộc chiến với phương Tây
Trong khi đó, ứng
viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ Hillary Clinton lại gọi ông Putin
là “Hitler mới”, còn tờ “New York Times” đăng các bài xã luận viết về
“nhà nước bất hợp pháp của Vladimir Putin”. Ở đây, mối đe dọa thực tế là
việc người Nga đang theo dõi tiến trình này với tâm trạng lo âu, và đến
một lúc nào đó họ có thể xác định rằng, kẻ thù không khoan nhượng đang
cố gắng dồn họ vào chân tường.
Tổng thống Putin
đã nhiều lần cảnh báo, nước Nga thực sự có cảm giác bị bao vây và đang
nằm trong vòng nguy hiểm cao độ do NATO không ngừng mở rộng sang phía
Đông, cũng như do các mối đe dọa nhằm vào nước Nga liên quan đến hoạt
động của nước này tại Syria. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, người
Nga hiện đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh chống lại phương Tây.
Những tuyên bố
cứng rắn của nhiều quan chức phương Tây cho rằng, cần phải chống lại
Putin, nếu cần thiết có thể dùng vũ lực, là những tuyên bố dựa trên sự
phóng đại mức độ đe dọa từ Moscow. Vũ khí hạt nhân hiện nay được đưa vào
trong các kế hoạch kiềm chế do NATO soạn thảo, cũng như trong các kế
hoạch phòng thủ của Nga sẽ là lời cảnh báo khủng khiếp đối với tất cả
những ai không nhìn nhận được chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo./.
CTV Quốc Khánh/VOV.VNTheo The American Conservative
5 sự cố suýt dẫn đến Đại chiến Thế giới thứ ba
21:16 07/08/2015
Máy tính của Bộ tư lệnh Bắc Mỹ báo động nhầm cuộc tấn công của Liên Xô,
vệ tinh của Moscow nhầm ánh sáng với tên lửa là sự cố khiến Thế chiến
III suýt xảy ra.
Sự cố máy bay do thám U-2
Phi cơ do thám U-2 của Mỹ. Ảnh: History
Theo History.com, ngày 27/10/1962, một máy bay do thám U-2
của Mỹ cất cánh từ bang Alaska để tuần tra gần Bắc Cực. Charles
Maultsby, phi công điều khiển máy bay, vô tình lóa mắt do ánh sáng cực
quang nên xác định nhầm vị trí trên bản đồ. Phi cơ U-2 lạc vào không
phận Liên Xô thay vì hạ cánh xuống sân bay Eilson, Alaska.
Dư âm từ cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1961 vẫn còn rất mạnh nên
Không quân Liên Xô cho rằng U-2 có thể là máy bay ném bom hạt nhân của
Mỹ. Moscow lập tức điều động phi đội tiêm kích MiG nhằm tiêu diệt phi cơ
xâm nhập. Phía Mỹ cũng nhận thấy tình hình nguy hiểm nên cử hai máy bay
F-102 mang theo tên lửa hạt nhân xuất kích.
Một cuộc chạm trán giữa phi đội hai bên có thể dẫn đến cuộc chiến
tranh tổng lực. Tuy nhiên, Maultsby sớm nhận ra máy bay của ông đang lạc
vào không phận Liên Xô. Ông đã nỗ lực đưa phi cơ thoát ra ngoài trước
khi phi đội tiêm kích của Liên Xô tới gần.
Sau khi tránh được thảm họa hạt nhân, Tổng thống John F. Kennedy và
Nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev cam kết tìm kiếm giải pháp hòa
bình cho cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba. Khủng hoảng tàu ngầm B-59
Tàu ngầm B-59 lớp Foxtrot của Liên Xô. Ảnh: History
Ngày 27/10/1962 (cùng ngày với sự cố U-2), tàu ngầm B-59 của Liên Xô
suýt phóng ngư lôi hạt nhân về phía Mỹ. Hôm đó, tàu khu trục USS Beale
phát hiện B-59 gần đường phong tỏa của Mỹ trên vùng biển ngoài khơi
Cuba.
Chiến hạm Mỹ thả mìn sâu không gây chết người nhằm buộc tàu ngầm nổi
lên mặt nước. Tuy nhiên, thủy thủ đoàn Liên Xô tin rằng phía Mỹ đang bắn
loạt đạn mở màn Chiến tranh Thế giới thứ ba. Thuyền trưởng Valentin
Savitsky ra lệnh phóng ngư lôi hạt nhân nhằm đáp trả cuộc tấn công của
Mỹ. Quy trình khai hỏa vũ khí hạt nhân trên tàu chiến Liên Xô cần sự
đồng ý của bộ ba gồm thuyền trưởng, chính trị viên và sĩ quan chỉ huy.
Trong giây phút mong manh của chiến tranh hạt nhân, sĩ quan chỉ huy
Vasili Arkhipov đã phản đối kế hoạch và đề nghị cho tàu nổi lên mặt
nước. Tàu ngầm Liên Xô trở về nước an toàn mà không gặp sự cố. Sự bình
tĩnh của sĩ quan Arkhipov đã giúp nhân loại thoát khỏi cuộc chiến tranh
hạt nhân với hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Sự cố máy tính NORDA 1979
Phòng điều khiển trung tâm của NORDA. Ảnh: History
Cuối những năm 70, Mỹ và Liên Xô đều sử dụng các hệ thống máy tính
nhằm phát hiện sớm các cuộc tấn công hạt nhân. Công nghệ mới tinh vi hơn
giúp con người quản lý công việc hiệu quả hơn, nhưng nó cũng dẫn tới
những rủi ro không nhỏ.
Ngày 9/11/1979, kỹ thuật viên tại trung tâm điều khiển của Bộ tư lệnh
Không gian vũ trụ Bắc Mỹ (NORDA) nhận cảnh báo khẩn cấp về cuộc tấn
công hạt nhân của Liên Xô nhắm vào Mỹ. Không quân lập tức điều động 10
máy bay xuất kích đánh chặn, đồng thời ra lệnh cho phi cơ Không lực 1
của tổng thống cất cánh. Hệ thống tên lửa đạn đạo sẵn sàng nhận lệnh tấn
công đáp trả.
Tuy nhiên, sự hoảng loạn ở NORDA nhanh chóng giảm sau khi người ta
phát hiện đó là báo động giả. Cuộc điều tra sau đó cho thấy một kỹ thuật
viên vô tình chạy chương trình đào tạo mô phỏng cuộc tấn công của Liên
Xô. Vệ tinh nhầm áng sáng với tên lửa
Trung tá Stanislav Petrov người hùng trong nỗ lực ngăn chặn thảm họa hạt nhân. Ảnh: History
Ngày 26/9/1983, trung tâm phòng thủ không gian vũ trụ Serpukhov-15
tại vùng Viễn Đông của Liên Xô nhận tin Mỹ bắn 5 tên lửa liên lục địa về
phía họ. Nhiệm vụ của trung tâm là báo cáo mọi dấu hiệu về vụ phóng tên
lửa liên lục địa tới cấp chỉ huy.
Lúc đó, trung tá Stanislav Petrov, sĩ quan chỉ huy trung tâm, linh
cảm rằng báo động có thể sai. Ông nhận định rằng, một cuộc tấn công tổng
lực của Mỹ về phía Liên Xô sẽ bao gồm hàng chục, thậm chí hàng trăm,
tên lửa, chứ không chỉ 5. Vị chỉ huy bình tĩnh chờ thêm vài phút để xem
xét tình hình và không gửi cảnh báo lên cấp trên.
Cuộc điều tra sau đó cho thấy, vệ tinh đã nhầm những tia sáng mặt
trời thoát khỏi đám mây gần Montana, Mỹ giống như vệt sáng khi phóng tên
lửa liên lục địa. Sự bình tĩnh của Petrov giúp nhân loại thoát khỏi
nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Petrov đã nhận nhiều giải thưởng do hành
động bình tĩnh và khôn ngoan trong lúc làm nhiệm vụ. Tập trận Archer 83
Tập trận Archer 83 đẩy nhân loại đến rất gần cuộc đại chiến thế giới thứ 3. Ảnh: History
Đầu tháng 11/1983, khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiến hành
cuộc tập trận mô phỏng cuộc tấn công thông thường của Liên Xô vào châu
Âu và Mỹ đáp trả bằng vũ khí hạt nhân. Những cuộc tập trận kiểu này
thường xuyên diễn ra trong những năm Chiến tranh Lạnh, nhưng Archer 83
thể hiện nhiều dấu hiệu bất thường.
Để chuẩn bị cho cuộc diễn tập, Mỹ điều động 19.000 binh lính đến châu
Âu, đổi mã báo động thành DEFCON 1, thay đổi các địa điểm chỉ huy
trước đây. Những hoạt động như thế thường chỉ xảy ra trong thời chiến.
Liên Xô nhìn nhận rất tiêu cực về đợt tập trận của NATO. Moscow cho
rằng họ đang che giấu mưu đồ tiến hành Chiến tranh Thế giới thứ ba. Liên
Xô âm thầm chuyển quân đội sang tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao mà
phía NATO không biết. Lực lượng hạt nhân chiến lược nhận lệnh chuẩn bị
cho cuộc tấn công đáp trả. Thậm chí một số đơn vị ở Đông Đức và Ba Lan
cho máy bay chiến đấu vào vị trí xuất kích.
Tuy nhiên, Moscow vẫn bình tĩnh theo dõi sát các hoạt động của NATO
cho đến khi cuộc tập trận kết thúc vào ngày 11/11. Nhân loại đã gặp may
khi không sự cố đáng tiếc nào xảy ra. Các tài liệu giải mật sau đó cho
thấy, Mỹ và NATO đã sửng sốt khi biết rằng, cuộc tập trận mô phỏng của
họ suýt dẫn đến Đại chiến Thế giới thứ ba.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét