Xin giới thiệu bài báo của Andrey Sidorchik về
tướng A.Vlasov trên “Luận chứng và Sự kiện” (Nga) ngày 24/9/2015–trong
tiếng Nga, họ “Vlasov” đồng nghĩa với từ “phản bội”.
Người chiến sỹ đấu tranh vì một nước Nga mới”
Vào cuối những năm 1980- đầu những năm 1990, trong thời kỳ diễn ra những
nỗ lực điên cuồng nhằm viết lại lịch sử Cuộc chiến tranh vệ quốc, tướng
Andrey Vlasov trở thành nhân vật nổi bật đối với những kẻ ủng hộ “cách
nhìn mới” đối với giai đoạn lịch sử này.
Những kẻ lên án chủ nghĩa Stalin và hệ thống Xô Viết nói chung đều có
cùng một quan điểm – đó là “phong” Vlasov là “anh hùng”, là “chiến sỹ
đấu tranh vì một nước Nga mới “ và là “một con người yêu nước chân
chính”
Đã có nhiều nỗ lực đòi (chính quyền) phục hồi danh dự (đúng hơn là minh oan) cho viên tướng này, nhưng tất cả đều thất bại.
Các mưu đồ làm thay đổi thái độ trong dư luận xã hội Nga đối với Vlasov
cũng chịu số phận tương tự – trong tiếng Nga hiện nay, họ của ông ta
(người Nga gọi theo họ) vẫn được coi là từ đồng nghĩa với từ “phản bội
“.
Vào thời Xô Viết, quan điểm (chính thống) là nói càng ít về A. Vlasov
càng tốt, nếu có viết thì tiểu sử của ông ta hoàn toàn là một màu đen –
quả thực đấy cũng không phải là cách xử sự đúng – sau này chính nó đã là
cái cớ (mà rất có cơ sở) để cáo buộc các sử gia Xô Viết xuyên tạc thực
tế.
Sự thật, trước khi đầu hàng Quân Đức, đường đời của viên tướng này là
một điển hình của xã hội Xô Viết thời bấy giờ – xuất thân từ một gia
đình nông dân nghèo trở thành tướng lĩnh – đứng trong hàng ngũ giới tinh
hoa chỉ huy của Quân đội Xô Viết. Lẽ ra đã là cha cố
Andrey Andreyevich Vlasov (tên họ đầy đủ -ND) sinh ngày 14/9/1901 tại
làng Lomakino tỉnh Nhizegorod trong một gia đình nông dân nghèo đông
con. Andrey là con trai út trong số các anh em trai (gia đình có 13
người con). Ông bố mong muốn các con mình được học hành tử tế, nhưng do
gia đình quá nghèo nên không thể thực hiện được mong ước ấy. Người anh
cả của Andrey là Ivan đã bỏ học đi làm và nuôi Andrey ăn học.
Andrey được đào tạo để trở thành cha cố - sau khi tốt nghiệp trường
dòng, anh vào học tại Chủng viện Nhizegorod. Ngay từ nhỏ cậu bé Andrey
đã thể hiện mình có một trí thông minh sắc sảo và khả năng nhanh chóng
hòa nhập với thế giới xung quanh.
Nhưng khi hiểu rằng, chính quyền Xô Viết mới thành lập sẽ không thương
xót gì các cha cố, Andrey bỏ ngay chủng viện và đến học tại trường nông
nghiệp để trở thành kỹ sư canh nông.
Năm 1919, Vlasov được gọi nhập ngũ (Hồng quân Liên Xô). Chàng trai sáng
dạ Andrey đã học qua chùng viện được cử đi học khóa đào tạo chỉ huy 4
tháng và sau khi tốt nghiệp được phân về đơn vị. Viên trung đội trưởng
trẻ này đã chiến đấu dũng cảm trong giai đoạn kết thúc nội chiến và tiếp
tục thăng tiến trên con đường binh nghiệp sau khi chiến tranh (nội
chiến –ND) kết thúc.
A.A. Vlasov (ngoài cùng bên trái phía dưới) trong số những sỹ quan chỉ
huy Hồng quân xuất sắc trong trận đánh tại Matxcova cuối năm 1941. Báo
Izvestia ngày 13/12/1941: Ảnh :Commons.wikimedia.org
Cố vấn quân sự của Tưởng Giới Thạch
Saunội chiến, A. Vlasov đi học và đã tốt nghiệp các
khóa học chỉ huy cao cấp “Vystrel”, Học viện quân sự Frunze, gia nhập
Đảng Bolshevich (Đảng cộng sản Liên Xô –ND). Ở bất kỳ nơi nào cũng được
đánh giá tốt, trong tất cả các mục nhận xét cán bộ không hề có một tỳ
vết nào.
Có thể vì có một lý lịch “đẹp” như vậy nên trong cuộc thanh trừng những
năm 1937-1938, Vlasov không hề bị đụng đến, không những thế, còn được đề
bạt rất nhanh. Đến tháng 4/1938, A. Vlasov đã là trợ lý tư lệnh Sư đoàn
bộ binh số 72.
Mùa thu năm 1938, A.Vlasov được cử đi công tác tại Trung Quốc với nhiệm
vụ làm cố vấn quân sự Liên Xô cho Chính quyền Tưởng Giới Thạch. Không
nhiều người có được sự tin tưởng cao như vậy từ cấp trên.
Sau khi trở về Liên Xô vào tháng 1/1940, Vlasov được bổ nhiệm làm sư
đoàn trưởng sư đoàn bộ binh số 99. Sau đó không lâu, sư đoàn 99 đã trở
thành sư đoàn xuất sắc nhất của Quân khu Kiev và tư lệnh sư đoàn
A.Vlasov đã thành một “điển hình” lúc bấy giờ. “ Luôn trung thành với đường lối của Đảng”
Trong bản lý lịch tự khai do A.Vlasov viết tháng 4/1940 có đoạn: “Tôi
được kết nạp Đảng năm 1930 tại tổ chức (chi bộ) Đảng sư đoàn bộ sư đoàn
bộ binh Donski số 9.Thẻ đảng № 0471565. Thực hiện công tác tuyên truyền
vận động quần chúng, nhiều lần được bầu vào cấp ủy của trường và của
trung đoàn. Là tổng biên tập của tạp chí nhà trường. Thường xuyên tham
gia tích cực các công tác xã hội. Được bầu là ủy viên tòa án quân sự
quân khu, ..
Chưa từng bị kỷ luật Đảng, chưa từng bao giờ tham gia vào các đảng phái
khác. Chưa bao giờ dao động. Luôn luôn trung thành với đường lối của
Đảng và kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường lối của Đảng …”.
Tặng thưởng tướng Vlasov năm 1942 . Ảnh : Commons.wikimedia.org
Tháng 1/1941, viên tướng mẫu mực này được bổ nhiệm làm tư lệnh quân đoàn
cơ giới số 4 của Quân khu đặc biệt Kiev, sau đó một tháng được tặng
thưởng huân chương Lenin.
Các nhà sử học về sau (như đã nói ở phần đầu –ND) bắt đầu cố tìm các vết
đen trong tiểu sử trước chiến tranh của A. Vlasov và có nói về sự “đổ
đốn” trong cuộc sống riêng tư, ham rượu chè và v.v . Quả thực là
A.Vlasov dính cả thứ này lẫn thứ kia, nhưng chưa bao giờ đi quá giới
hạn, nếu không thì con đường quan lộ của ông ta đã không được thênh
thang như vậy.
Xứng đáng với lòng tin
Trong giai đoạn đầu Chiến tranh vệ quốc, A.Vlasov cũng đã lập được nhiều
công trạng. Quân đoàn cơ giới số 40 của ông đã đứng vững trước các cuộc
tấn công của Quân Đức và A.Vlasov đã được Bộ tư lệnh tối cao biểu
dương.
Trong thời gian phòng thủ Kiev, A.Vlasov chỉ huy Tập đoàn quân số 37 và
đã cùng một số đơn vị thoát ra khỏi vòng vây- trong chiến dịch này hàng
trăm nghìn chiến sỹ Xô Viết hy sinh và bị bắt làm tù binh.
Trong trận đánh bảo vệ Matxcova (cuối năm 1941), A. Vlasov chỉ huy các
đơn vị của Tập đoàn quân số 20 – tập đoàn quân này đã lập những chiến
tích xuất sắc trong các trận đánh với Tập đoàn quân xe tăng số 4 của
Đức. Vì những thành tích xuất sắc trong các trận đánh ở ngoại ô Matxcova
, Andrey Vlasov được tặng huân chương Cờ đỏ và được phong quân hàm
trung tướng (khi tròn 40 tuổi).
Đến mùa xuân năm 1942, A. Vlasov đã trở thành một trong những tướng lĩnh được Bộ tổng tư lệnh tối cao rất tin tưởng.
Chính vì thế mà không có gì đáng ngạc nhiên khi vào tháng 3/1942,
A.Vlasov đã được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh Phương diện quân Volkhov có
nhiệm vụ đánh bại cụm quân Đức tại khu vực Leningard và giải vây cho
thành phố này.
A.Valsov là một trong những anh hùng của trận chiến Matxcova . Ảnh: Commons.wikimedia.org
Tư lệnh Tập đoàn quân tấn công số 2
Cuối tháng 3/1942, Vlasov được cử đến Tập đoàn quân tấn công số 2 đang chuẩn bị tấn công Quân Đức.
Các đơn vị của Tập đoàn quân chọc thủng tuyến phòng ngự của đối phương ở
làng Miasnoi Bor và xâm nhập sâu vào đội hình phía sau của Quân Đức,
triển khai tấn công về hướng thành phố Liuban. Tuy nhiên, Tập đoàn quân
bị phản kích dữ dội, không thể tiếp tục triển khai tấn công và có nguy
cơ bị đối phương bao vây.
Trong những điều kiện khó khăn như vậy, A. Vlasov, lúc này là Phó tư
lệnh Phương diện quân đã nhận bàn giao chức tư lệnh Tập đoàn quân từ
tướng Klykov đang bị ốm nặng.
Những người bênh vực A. Valsov thường hay nói rằng, tướng A. Vlasov được
bổ nhiệm làm tư lệnh một tập đoàn quân đã không còn khả năng chiến đấu
và khi Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã quyết định “hy sinh” tập đoàn quân
này.
Nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Mặc dù tình hình rất khó khăn, nhưng
đến thời điểm bổ nhiệm Vlasov làm tư lệnh Tập đoàn quân tấn công số 2
vẫn đang chiến đấu rất ác liệt chống lại các đợt tấn công của Quân Đức.
Vẫn còn hy vọng đánh bật các đợt phản công của Quân Đức và tiếp tục
triển khai tấn công.
Vấn đề là ở chỗ phải giải vây cho Leningrad, nơi đang có hàng trăm nghìn
người chết vì đói, vì thế Bộ Tổng tư lệnh tối cao mới không ra mệnh
lệnh rút Tập đoàn quân tấn công số 2 ra khỏi cái “túi” ven Miasnoi Bor,
dù tập đoàn quân này có thể bị bao vây hoàn toàn.
“ Hàng lang” cuối cùng
Cuối tháng 4/1942, Bộ Tổng tư lệnh tối cao ra lệnh cho Tập đoàn quân sô 2
tổ chức ngay các hoạt động tác chiến để chọc thủng vòng vây và rút quân
theo từng nhóm nhỏ, nhưng Tư lệnh Phương diện quân Leningrad và Volkhov
là tướng Khozin đã chậm trễ trong việc thực hiện mệnh lệnh và kết quả
là Tập đoàn quân của A. Vlasov bị bao vây chặt. Ngày 6/6. Khozin bị cách
chức nhưng lúc này tất cả đều đã muộn.
Vlasov trong trại tù binh . Ảnh: Commons.wikimedia.org
Những khẳng định cho rằng kể từ thời điểm bị bao vây thì Tập đoàn quân
số 2 đã bị “bỏ rơi” là không chính xác. Trong suốt tháng 6/1942, Bổ Tổng
tư lệnh tối cao đã tổ chức nhiều đợt tấn công để tạo hành lang cho bộ
đội Tập đoàn quân này rút lui. Trong khi đó, về phần mình, A. Vlasov tuy
có nhiều kinh nghiệm và tài năng chỉ huy và được Bộ Tổng tư lệnh tin
tưởng, chỉ liên tục gọi trên tăng viện, mất liên lạc với các đơn vị còn
năm trong vòng vây.
Từ 21/6/1942, Bộ Tư lệnh Xô Viết mất toàn bộ mọi liên lạc với tướng
A.Vlasov. Chỉ biết một điều rằng, sau khi ra lệnh chọc thủng vòng vây
theo từng nhóm nhỏ, ông này bị lạc trong rừng.
Lần cuối cùng một số đơn vị có thể chọc thủng vòng vây theo “hành lang”
là ngày 25/6. Sau đó mấy tiếng đồng hồ, “hành lang” bị khóa chặt . Bên
trong vòng vây còn hơn 27.000 sỹ quan và binh sỹ Xô Viết. Tất cả họ hoặc
hy sinh hoặc bị bắt làm tù binh.
Bí mật Miasnoi Bor
Vào thời gian đó, một số nhóm biệt kích được giao nhiệm vụ đột nhập vào
khu vực bị bao vây để tìm A.Vlasov và đưa ông này về khu vực các đơn vị
Xô Viết đang kiểm soát. Phần lớn các nhóm này đều hy sinh khi thực hiện
nhiệm vụ nhưng không một ai biết là đến thời điểm này thì tướng Vlasov
đã không còn ý định quay về với người của mình nữa.
Có đến gần một chục giả thuyết khác nhau liên quan đến việc A.Vlasov bị
bắt làm tù binh (hoặc đầu hàng) như thế nào. Tuy nhiên, tất cả các giả
thuyết, kể cả của Đức, kể cả của Xô Viết đều có chung một điểm – đã
không có một trận đánh nào, cũng như không có một nỗ lực chống cự nào.
Ngược lại, trước mặt người Đức, A. Vlasov có vẻ như bằng lòng với kết
cục như vậy.
Các tướng Vlasov và Zilenkov tại cuộc gặp Gebbels , tháng 2/ 1945 . Ảnh: Commons.wikimedia.org
Cái gì đã xảy ra tại khu rừng ngoại ô Miasnoi Bor với viên tướng có một quá khứ oai hùng đến thời điểm đó?
Chúng ta hãy bỏ qua một bên các câu chuyện sau này cho rằng nhà cầm quân
A.Vlasov đột nhiên xem xét lại thái độ của mình đối với chế độ Xô Viết
và “nhận thức được rằng là chế độ này sẽ bị diệt vong”. Cho đến mùa xuân
năm 1942, Vlasov hoàn toàn hài lòng với chế độ và đã nhận được nhiều sự
ưu ái, ưu đãi mà chế độ đó đem lại tương xứng với địa vị của mình.
Thế thì cái gì đã làm cho Vlasov phản bội ?
Vlasov và Himmler . Ảnh : Commons.wikimedia.org
Trong các năm Chiến tranh vệ quốc, đã có mấy chục tướng lĩnh Xô Viết bị
bắt làm tù binh và tuyệt đại đa số họ đều xử sự một cách dũng cảm. Tướng
Dmitri Karbyshev chấp nhận cái chết đau đớn trong tại tập trung chứ
nhất định không chịu phản bội tổ quốc, không chịu hợp tác với quân Đức
và còn nhiều người khác nữa.
Tư lệnh Phương diện quân Tây – Nam Mikhail Kirponos, khi bị bao vây ở
Kiev trong trận đánh cuối cùng của đời mình đã cầm súng trực tiếp chiến
đấu như một người lính và đã hy sinh anh dũng.
Andrey Vlasov đã chọn con đường khác. Như đã nói ở phần đầu, ngay từ nhỏ
Vlasov đã biết nhanh chóng thích ứng với thế giới xung quanh. Rất có
thể, trong những cánh rừng ở ngoại ô Miasmoi Bor ông ta cho rằng đã đến
lúc cần phải theo bên mạnh hơn, để có thể không chỉ giữ được mạng sống
mà còn địa vị cao của mình.
Dù thế này hay thế khác, nhưng trung tướng Andrey Vlasov đã đầu hàng quân Đức.
Món quà qúy dành cho bộ máy tuyên truyền
Đối với bộ máy tuyên truyền của Đế chế thứ ba thì A.Vlasov quả là một
món quà trời cho. Nếu như các tướng lĩnh Xô Viết bị bắt khác dù bị tra
tấn tàn khốc nhưng kiên quyết không chịu hợp tác với quân Đức thì
A.Vlasov lại rất vui lòng ký tất cả các tờ truyền đơn và lời kêu gọi
đứng tên ông ta.
Tại trại tù bình gần Vinnhitsa, nơi giam giữ các sỹ quan chỉ huy quân
đội Xô Viết, Vlasov không bị đánh đập và ngược đãi như các tù binh khác –
Quân Đức không cần thiết phải làm như vậy. Các sỹ quan coi tù Đức lâu
nay luôn đối mặt với sự gan dạ và ý chí bất khuất của các sỹ quan chỉ
huy Xô Viết đã phải ngạc nhiên khi thấy A.Vlasov “nhiệt tình” cộng tác
như vậy.
Trong thời gian đầu, người Đức chỉ sử dụng A.Vlasov vào mục đích tuyên
truyền, nhưng sau đó xuất hiện ý tưởng thành lập các đơn vị chiến đấu từ
các tù binh Xô Viết. Tình hình đối với Quân Đức trên các mặt trận càng
xấu thì cơ hội dành cho Vlasov càng nhiều.
ROA
Đầu năm 1943, Đức bắt tay thành lập Quân đội giải phóng nước Nga (ROA –
viết tắt tiếng Nga) – được tuyên bố là một tổ chức quân sự chiến đấu vì
một “nước Nga không Bolshevich”. Bộ Tổng tư lệnh Đức bắt đầu sát nhập
tất cả các đơn vị quân Nga tay sai của Đức vào cơ cấu này mặc dù vấp
phải sự phản đối mạnh của các tướng Bạch vệ lưu vong không muốn dây dưa
với A.Vlasov.
Vlasov với các binh lính ROA . Ảnh : Commons.wikimedia.org
A.Vlasov được đưa đến các trại tập trung, phát biểu tuyên truyền kêu gọi
tù binh Liên Xô gia nhập ROA. Những tù binh gia nhập ROA vì nhiều lý do
khác nhau – ai đó quả thực căm ghét chính quyền Xô Viết, ai đó đã quá
mệt mỏi vì bị đánh đập và bỏ đói, ai đó hy vọng bằng cách này có thể
trốn thoát.
Nhưng người Đức chỉ thực sự đặt hy vọng vào A. Vlasov và những kẻ hợp
tác với Quân Đức vào tháng 11/1944, khi một tổ chức được gọi là Ủy ban
giải phóng các dân tộc Nga được thành lập do Vlasov đứng đầu tại Praha
(Tiệp Khắc). Ủy ban này, trên thực chất sẽ trở thành Chính phủ Nga lưu
vong với lực lượng quân sự là ROA.
Trước khi thành lập sư đoàn đủ quân, các đơn vị ROA đã được Quân Đức sử
dụng nhiều trong nhiều chiến dịch quân sự- cảnh sát. “Lính Vlasov” đã
nhanh chóng thể hiện được mình trong các công việc “ bẩn”. Chúng tàn sát
rất dã man du kích và dân thường.
Sư đoàn bộ binh số 1 ROA được thành lập tháng 11/1944. Đến cuối chiến
tranh, người Đức gần như đã thành lập thêm được một sư đoàn nữa. Các đơn
vị của sư đoàn ROA số 1 đã trực tiếp chiến đấu chống lại Hồng quân
trong giai đoạn kết thúc chiến tranh.
Tướng Andrey Vlasov cùng các sỹ quan Đức tại cuộc duyệt binh của các đơn
vị ROA . Chụp từ ảnh lưu trữ của FSB ( Cơ quan anh ninh quốc gia ) Nga .
Ảnh : RIA Novosti / Xergey Piatakov
Các cựu chiến binh Xô Viết đã trực tiếp chiến đấu với các phân đội ROA
trên lãnh thổ Đức vào đầu năm 1945 nhận xét rằng “lính Vlasov” chiến đấu
rất hung hãn và đến người cuối cùng, vừa bắn vừa chủi rủa thậm tệ. Cũng
dễ hiểu, binh lính ROA chiến đấu trong tuyệt vọng bởi vì hiểu rằng
không thể trông chờ vào bất kỳ sự tha thứ nào.
Còn bản thân A.Vlasov ? vốn là một viên tướng có đầu óc tính toán tỉnh
táo, đầu năm 1945 ông ta đã không còn hy vọng vào một bước ngoặt nào nữa
trong chiến tranh. A.Vlasov tính lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước đồng
minh chống Phát xít và cho rằng có thể đầu hàng Mỹ và Anh mà không phải
quay về Liên Xô.
Đầu tháng 5/1945, một bộ phận ROA ủng hộ cuộc khởi nghĩai ở Praha, tuy
nhiên Vlasov phản đối. Ông này đang quan tâm đến các cuộc đàm phán với
các đơn vị của đồng minh về chuyện đầu hàng. Tuy nhiên, vấn đề với
A.Vlasov là ở chỗ ông này đã là một nhân vật quá nổi tiếng và có giá,-
khó có thể đảm bảo chắc chắn là sẽ không bị trao trả cho Liên Xô.
Kết thúc
Ngày 12/5/1945, trên lãnh thổ Tiệp Khắc, cách thành phố Plzen không xa,
tướng A.Vlasov đã bị cách binh sỹ của Quân đoàn xe tăng số25, Tập đoàn
quân số 13 Phương diện quân Ucraine 1 bắt giữ trong khi đang tìm cách
thỏa thuận với người Mỹ về việc đầu hàng. Sau cuộc thẩm vấn sơ bộ tại Bộ
tham mưu của Nguyên soái Konhev, A.Vlasov được đưa ngay về Matxcova.
Tại Liên Xô, A.Vlasov tự giác hợp tác với cơ quan điều tra, thừa nhận
tội lỗi của minh, mặc dù cũng hiểu rằng không thể trông chờ gì vào sự
khoan dung.
Phiên toà xử tướng A. Vlasov . Ảnh: Commons.wikimedia.org
Phiên toà xét xử tướng Vlasov và các lãnh đạo khác của ROA đã diễn ra từ
ngày 30 đến ngày 31/7/1946 tại Matxcova. Tòa án quân sự tối cao Liên Xô
đã tuyên tước quân hàm của tất cả các bị cáo và kết án tử hình bằng
hình thức treo cổ.
Ngày 1/8/1946 (tức ngay ngày hôm sau-ND), Andrey Vlasov cùng các cộng sự đã bị hành hình tại sân trong của nhà tù Butyrsk.
Vlasov tự chọn số phận cho mình
Andrey Andreyevich Vlasov tự mình lựa chọn số phận cho mình. Không có
bất cứ “con đường thứ ba” nào như những người bênh vực A. Vlasov thường
hay rêu rao, - trong cuộc Chiến tranh khủng khiếp này – bằng cách này
hay cách khác, mỗi người phải chọn cho mình một bên.
Vị tướng Xô Viết lừng danh A. Vlasov, khi phải chọn giữa cái chết và sự
phản bội đã lựa chọn sự phản bội. Bằng sự lựa chọn của mình, ông đã vĩnh
viễn bôi nhọ thanh danh của các chiến sỹ và sỹ quan, chỉ huy Tập đoàn
quân tấn công số 2 – họ đã chiến đấu đến người cuối cùng. Tướng A.
Vlasov cũng bôi nhọ thanh danh của các sỹ quan Xô Viết đã không chịu đầu
hàng dù bị tra tấn dã man trong các trại tù binh Đức và không gia nhập
hàng ngũ của kẻ thù.
Tướng A. Vlasov đã phản bội nhân dân mình – nhân dân Liên Xô dù phải
chịu những tổn thất khủng khiếp nhưng cuối cùng đã đánh bại kẻ thù Phát
xít
Đội quân lính đánh thuê của Hitler trong Thế chiến II
Minh Anh |
9
Thế chiến II đã lùi sâu vào dĩ vãng nhưng còn một điều ít
được dư luận nhắc đến đó là đội quân đánh thuê nước ngoài cho
Đức Quốc xã.
Vào ngày 29/4/1945, tướng SS Wilhelm Mohnke đã
đến tận chiến hào gắn mề đay Hiệp sĩ dòng Đền (Knight’s Cross)
cho ngoại binh Henri Joseph Fenet, chiến binh 25 tuổi tại Mặt trận
phía Đông, vì đã có công chỉ huy đơn vị tiêu diệt hơn 50 xe tăng
Hồng quân Liên Xô trong vòng năm ngày.
Đây là hành động cùng đường của sư đoàn Charlemagne SS do Fenet đứng đầu trước khi đầu hàng quân đồng minh.
Charlemagne
được thành lập năm 1943 bởi lực lượng quân bán phát xít, với các
ngoại binh được quy tụ khắp nước Pháp, có lúc lên tới 7.000 người
nhưng đến cuối tháng 4/1945 chỉ còn không quá 400.
Trớ trêu
thay, những kẻ phản bội này lại điên cuồng chống trả Đồng Minh
cho đến tận ngày chiến tranh kết thúc. Số phận các "tình nguyện
viên" người Pháp may mắn thoát chết nhờ chính sách khoan hồng
của phía Liên Xô, họ được trả về cho chính quốc.
Riêng
Fenet thoát tội bị xử bắn, năm 1949 bị kết án tù lao động khổ sai
20 năm, và được trả tự do vào năm 1959, trở thành một doanh nhân nhỏ,
trước khi qua đời tại Paris năm 2002 ở tuổi 83.
Lính đánh thuê trên mặt trận Atlantic Wall - Pháp năm 1944
Lính đánh thuê người Pháp tại một đơn vị SS
1. Binh đoàn Viking
Quân
số của Viking phần lớn là người thuộc các quốc gia
Scandinavia, Baltic và Hà Lan, được bổ xung vào Sư đoàn Viking thứ 5
SS Panzer năm 1940, được mệnh danh là "siêu nhân" Bắc Âu.
Đây
là binh đoàn với mục tiêu giúp Đức xâm lược thành công Liên Xô.
Đội quân đánh thuê này rất tàn ác, đã giết hại hàng loạt thường
dân Ukraine, du kích quân và người gốc Do Thái.
Trong số những
người hùng của Viking, có Dr. Josef Mengele, hay vác sĩ tử thần,
thực hiện các thí nghiệm y học khủng khiếp trên tù nhân Đồng Minh tại
trại Auschwitz.
Những thí nghiệm của Josef Mengele tập trung vào các cặp sinh đôi, không hề quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn nạn nhân.
Mengele
cũng là thành viên của nhóm các bác sĩ có nhiệm vụ tuyển chọn những
người mới, nếu đủ sức khoẻ làm việc sẽ được nhận vào trại, không sẽ
bị hành quyết ngay lập tức trong các phòng hơi ngạt. Mengele rời
Auschwitz ngày 17/1/1945, chỉ một thời gian ngắn trước khi Hồng quân
Liên Xô giải phóng trại tử thần này.
Sau nhiều năm lẩn trốn,
cuối cùng Josef Mengele đã bị chết đuối trong khi bơi tại bãi biển ở
Brazil năm 1979, được chôn cất dưới tên giả. Sau đó, lại bị được
khai quật, nhận diện bằng giám định pháp y 1985.
Bác sĩ tử thần Josef Mengele đang 'thử nghiệm cứu người'
2. Binh đoàn Walloons
Được
tạo thành từ hơn 8.000 người Bỉ nói tiếng Pháp, được bổ xung cho sư
đoàn tình nguyện Grenadier 28 của SS, hay còn gọi là Wallonien.
Phần lớn có nguồn gốc từ đảng Rexist, được phân công chiến đấu
ở mặt trận phía Đông, chống lại du kích quân Ukraina, sau đó được
điều chuyển tới mặt trận Carpathian để ngăn chặn sự tấn công của
Hồng quân Liên Xô.
Đến tháng, 5/1945, Wallonien được sáp nhập với
SS Flemish, tạo ra sư đoàn SS SturmbrigadeLangemarck thứ 27, có
nhiệm vụ bảo vệ Berlin.
Nhận thức được sự vô ích của tổ chức
này, chỉ huy người Bỉ của Walloons, Léon Degrelle đã cho phép binh
lính tuỳ nghi di tản. Kết quả hàng trăm chiến binh đã đào ngũ,
chỉ còn lại số ít tử thủ. Khi Liên Xô chọc thủng phòng tuyến,
đội quân ô hợp này đã chạy dạt về phía tây để đầu hàng người Anh.
Lính đánh thuê thuộc Sư đoàn Wiking SS tại mặt trận Nga
Khoảng
40.000 lính đánh thuê Tây Ban Nha đã thamchiến tại Barbarossa, nhằm
giúp Đức xâm lược Liên Xô nhưng cuối cùng đã thất bại.
3. Sư đoàn Blue Division
Blue
Division (Sư đoàn Xanh) là sản phẩm liên quân của Đức quốc xã với
độc tài Tây Ban Nha Francisco Franco nhằm lật đổ chế độ trong nước
lẫn tham chiến giúp quân đội Đức chống Liên Xô.
Hơn 40.000
người Tây Ban Nha, và một số ít từ Bồ Đào Nha đã gia nhập đơn vị
này thông qua các điểm tuyển dụng đặt tại Madrid, Valencia và
Seville vào năm 1941.
Thành phần gồm chủ yếu các cựu binh từ
cuộc nội chiến Tây Ban Nha hay còn gọi là sư đoàn bộ binh Wehrmacht
250, tham chiến chủ yếu tại mặt trận Leningrad.
Theo số
liệu còn lưu, chỉ trong một ngày đầu năm 1943, Blue Division đã bị
thương gần 70 % quân số sau khi Hồng quân Liên Xô chọc thủng tuyến
phòng thủ Krasny Bor. 10 ngày tiếp sau đó được xem là "thứ tư đen
tối" của độc tài Francisco Francoranco trước khi sụp đổ hoàn toàn
vào cuối năm 1943.
Sau khi chiến tranh kết thúc, phải mất
nhiều năm các tình nguyện viên người Tây Ban Nha mới hồi hương được,
hàng trăm người bị bắt tại Krasny Bor và bị Hồng quân Liên Xô giam
giữ đến tận năm 1954.
Lính đánh thuê Turkmenistan trong đội hình "Binh đoàn phía Đông
4. Đội quân "Giải phóng quân Nga"
Trong
Thế chiến thứ II vẫn có nhiều coogn dân Liên Xô công khai hỗ trợ
phát xít Đức. Rất đa dạng, từ lực lượng bán quân sự người Ukrainian
cho đến các đơn vị chuyên nghiệp như Cossack hay Hilfswilliger.
Trong
số này có cả sĩ quan cao cấp của Liên Xô, Andrey Vlasov, người
được mệnh danh là "vị tướng phản bội". Andrey Vlasov từng mang
hàm trung tướng, chỉ huy cánh quân thứ 2 của Stalin, bị bắt gần
Leningrad năm 1942.
Chỉ 10 ngày sau khi bị giam cầm, Andrey Vlasov đã đầu hàng Đức quốc xã và xuất hiện trên đài lên án Stalin.
Sau
khi "vận động hành lang" tại Berlin một năm, cựu trung tướng 43 tuổi
này đã trở thành người đứng đầu đội quân "Giải phóng nước
Nga" (RLA), một quân đoàn độc lập với 130.000 tù binh Liên Xô và những
người Nga lưu vong, hay còn gọi là Bạch Nga (White Russian), đây là
nhóm người tha phương ngay sau khi những người Bolshevik tiếp quản
Nga năm 1917.
Đội quân này được trang bị vũ khí Wehrmacht và
quân phục Đức, mang mật danh mới POA, chính thức hoạt động từ
đầu năm 1945.
Do thấy trước nguy cơ thất bại của Phát xít
Đức và sợ bị liên luỵ, Vlasov đã cử xứ giả tới các nước Đồng
Minh phương tây với hy vọng đàm phán các điều khoản thuận lợi.
Một số chỉ huy của POA thậm chí tham gia vào cuộc nổi loạn chống Đức quốc xã ở Pra-ha với niềm tin vớt vát thanh danh.
Mọi
nỗ lực đều không thành, cuối cùng, các chóp bu của POA chạy trốn
về phía Tây mong được quân Anh hay Mỹ tha thứ. Hầu hết đã bị sa lưới
khi vượt tuyến Red Armyen.
Vlasov đã bị bắt và đưa trở về
Moscow với một tá sĩ quan cao cấp khác và bị xét xử về tội phản quốc,
tất cả đã bị treo cổ ngày 1/8/1946.
13.000 binh lính chống Nga của POA đang được sĩ quan Đức đào tạo
6. Đội quân phát xít Hồi giáo
Hồi
giáo Bosnia chiếm phần lớn quân số của Sư đoàn Waffen SS Mountain 13,
được thành lập năm 1943 cùng với một số tình nguyên viên người
Croatia, có nhiệm vụ mở rộng chiến tranh chống lại Nam Tư.
Sư
đoàn này tham gia nhiều mặt trận, đặc biệt là 8 chiến dịch khác
nhau tại khu vực Balkan, với mục tiêu chính là tìm và diệt du kích
quân của đối phương. Sư Waffen SS Mountain 13 đã tiến hành hàng
loạt vụ tấn công dân thường Serbia và Do Thái địa phương.
Đến
năm 1945, Waffen SS Mountain 13 buộc phải rút khỏi khu vực và điều
chuyển sang Mặt trận phía Đông. Từ đây, do chiến tranh ngày càng ác
liệt, nhiều binh sĩ của sư đoàn này đã đào ngũ, bằng cách
mặc thường phục để dễ lẩn trốn vào dân thường.
Sau chiến
tranh, 38 chóp bu của Waffen SS Mountain 13 bị chính quyền Nam Tư bắt
giữ và đưa ra xét sử tại toà án tội ác chiến tranh, 10 trong số
này đã bị xử bắn tại chỗ.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét