Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

TỰ PHẢN CÁCH MẠNG 10

-Những thằng điên, ngu muội, rỗi hơi mới làm như vậy!
-Người ta chê Cộng Sản là lũ người vô cảm, một phần là do những quyết định tào lao của chúng mày!
-Quần chúng bao giờ cũng sáng suốt. Cấm bài hát quần chúng yêu thích để bảo vệ chế độ là hành động phản cảm, phản cách mạng vì mục đích của cách mạng là giải phóng, là tự do!
-Nếu quần chúng thực sự chán ghét, không còn niềm tin chế độ, thì muốn lấy lại niềm tin ấy, phải coi lại bản thân chế độ chứ không phải cấm bài hát!
-Bài hát "Nối vòng tay lớn":

                                                      Khánh Ly - Nối vòng tay lớn

                                    Nối Vòng Tay Lớn - Drum Cover By Nguyễn Trọng Nhân
-Bài hát "Con đường xưa em đi":
 

                                        Con Đường Xưa Em Đi - Như Quỳnh,Trường Vũ
-Bài hát "Màu hoa đỏ":

                                                            Màu hoa đỏ - Thanh Lam

-Bài hát "Ly rượu mừng":

                                                Ly Rượu Mừng - Ca sỹ Ánh Tuyết

 


----------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

                                         Đây! Cái lý để cấm video karaoke ‘Màu hoa đỏ’

Bài hát ‘Nối vòng tay lớn’ nằm trong danh sách cấm hát

12:49 11/04/2017

(Giải trí) - Dù bài hát "Nối vòng tay lớn" đã được biểu diễn khắp từ Nam chí Bắc trong nhiều năm qua, mới đây nhất là vào 1/4/2017 tại Đường sách TP.HCM, nhưng Cục Nghệ thuật-Biểu diễn cho biết bài hát này chưa được cấp phép phổ biến.

    Đêm nhạc Nối vòng tay lớn do Trường đại học Y dược Huế và gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức vào đêm 21/4 tới đây đang gặp khó khăn do có một số ca khúc sáng tác trước năm 1975 gồm: Nối vòng tay lớn, Huế - Sài Gòn - Hà Nội, Ca dao mẹĐêm thấy ta là thác đổ.
    Theo đó, đây là những bài hát đang nằm trong danh sách cấm. Theo ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, ca khúc này sáng tác trước năm 1975 nên phải xin phép nếu muốn được hát, nhưng trước nay chưa đơn vị nào thực hiện.
    Thông tin này khiến khán giả, dư luận bất ngờ bởi lâu nay Nối vòng tay lớn được hát rất phổ biến. Mới đây nhất, vào 1/4 vừa qua (cũng là ngày cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời) ca khúc này được hát tại đêm nhạc 20 năm nhớ Trịnh Công Sơn ở Đường sách TP.HCM.
    Bai hat ‘Noi vong tay lon’ nam trong danh sach cam hat
    Giấy phép Sở VH-TT TP.HCM cấp cho chương trình 1/4/2017 tại Đường sách
    Ngoài Nối vòng tay lớn, trong hơn 20 ca khúc được cấp phép trong đêm nhạc, còn có Đêm thấy ta là thác đổ. Đêm nhạc này được Sở VH-TT TP.HCM cấp phép.
    Trong các năm qua, cùng Huế - Sài Gòn - Hà Nội, Ca dao mẹ và Đêm thấy ta là thác đổ đã được cấp phép biểu diễn khắp các chương trình từ Bắc tới Nam, nhiều lần diễn ra tại Hà Nội.
    Bai hat ‘Noi vong tay lon’ nam trong danh sach cam hat
    Ca khúc Nối vòng tay lớn vẫn chưa được cấp phép phổ biến - theo Cục NT-BD
    Trước những bức xúc của dư luận trong vài ngày qua, sáng nay 11/4, ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã có hồi đáp chính thức.
    Ông Chương cho biết: “Theo Nghị định 79/2012 và Nghị định 15/2016, khi phổ biến bài hát sáng tác trước năm 1975, các đơn vị tổ chức, cá nhân nào muốn biểu diễn các tác phẩm này phải làm hồ sơ”, nhưng “Từ xưa đến nay chưa có đơn vị nào đứng ra xin cấp phép phổ biến bài hát Nối vòng tay lớn. Vì vậy chúng tôi không thể cấp phép được vì cần phải có đối tượng xin cấp phép. Đó là theo quy định của pháp luật”.
    Bai hat ‘Noi vong tay lon’ nam trong danh sach cam hat
    Trước nay, ca khúc này được sử dụng rất phổ biến
    Nói về ca khúc Nối vòng tay lớn, ông Chương cho biết quan điểm của ông như sau: “Ở góc độ chuyên môn, tôi đánh giá bài hát Nối vòng tay lớn là một tác phẩm tốt”. Ông Chương cũng hoàn toàn ủng hộ cho đêm nhạc Trịnh diễn ra vào ngày 21/4 tới đây tại Trường đại học Y dược Huế nhưng mọi việc phải được thực hiện theo đúng trình tự quy định của Nhà nước.
    Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã hướng dẫn trường đại học Y dược Huế phải xin được xác nhận của chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu tác phẩm, “Còn chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm mà Cục cấp phép thì Cục sai”.
    Tuy nhiên, ông Chương không trả lời vì sao bài hát này lại được các cơ quan chức năng cấp phép biểu diễn khắp đất nước trong thời gian qua.
    Đại diện gia đình cố nhạc sĩ, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - em gái cố nhạc sĩ - cho biết bà rất bất ngờ trước thông tin từ Cục Nghệ thuật Biểu diễn. "Từ trước đến nay chúng tôi chưa bao giờ nhận được thắc mắc hay câu hỏi nào về vấn đề nhân thân bài hát. Nếu bài hát nằm trong danh sách chưa được cấp phép thì vì sao được cấp phép biểu diễn trong thời gian qua?", bà nói.
    Thanh Hà


    Tiết lộ vì sao ca khúc ‘Ly rượu mừng’ bị cấm hát 40 năm


    Bảo Trâm hát Ly rượu mừng /// Ảnh BTC cung cấp
    Bảo Trâm hát Ly rượu mừng
    Giai điệu tự hào Xuân và tuổi trẻ cho biết chỉ vì chữ “đời lính” mà ca khúc Ly rượu mừng đã bị cấm hát 40 năm.
    Ca khúc được chọn kết thúc chương trình giai điệu tự hào tối 31.12.2016 đã khiến nhiều thành viên hội đồng bình luận xúc động. “Ly rượu mừng là ly rượu quá xứng đáng để tiễn một năm cũ đi”, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái nói.
    Một trong những lý do để ly rượu đó gây xúc động đến thế chính là nó đã từng bị cấm hát trong suốt 40 năm. Trong khi, trước lệnh cấm, theo nhà báo Nguyên Minh, đó là bài hát cực kỳ phổ biến ở miền Nam. Ca khúc phổ biến đến mức, cứ có xuân là phải có Ly rượu mừng. “Bài hát có những câu như bài vè. Nó nhắc và quy tụ hầu hết tầng lớp dân cư. Có anh nông phu lúa thơm hơi, người thương gia lợi tích, người công nhân ấm no, người binh sĩ lên đàng”, nhà báo chuyên mảng âm nhạc này nói.
    Cũng theo nhà báo Nguyên Minh, chính việc nhắc tới người lính, tới từ “đời lính”, “binh sĩ” mà bài hát này đã không được hát suốt 40 năm. “Chính yếu tố người lính làm bài hát không được hát trở lại. Người lính là người lính nào?”, ông chia sẻ.
    Tiết lộ vì sao ca khúc ‘Ly rượu mừng’ bị cấm hát 40 năm - ảnh 1
    Hội đồng bình luận đều xúc động trước Ly rượu mừng Ảnh BTC cung cấp
    Ông Nguyên Minh cũng cho biết, sau này khi Phương Nam phim muốn ghi bài hát này, họ đã phải cùng gia đình tìm lại tất cả các tư liệu cũ liên quan đến bài ca. Rất may, trong những tư liệu đã quá cũ, gia đình tìm và thấy bản ghi chép, tư liệu cũ của ca khúc này. Qua đó, có thể xác định bài hát được sáng tác khoảng thời gian 1951-1953. Tư liệu cũng cho thấy đó là bài hát mà ông Phạm Đình Chương viết về người lính chống Pháp. Trên cơ sở đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã cấp phép cho bài hát được hát hồi đầu năm 2016. “Đó là bài hát về người lính chống Pháp. Bài hát cuối cùng đã được giải oan”, ông Minh nói.
    Ly rượu mừng cũng đánh dấu một mốc về biểu diễn trong lịch sử âm nhạc nước ta. Nói đến Ly rượu mừng là nói đến ban hợp ca Thăng Long, ban hợp ca nổi tiếng nhất Sài Gòn. Ban hợp ca gồm 5 người: nhạc sĩ Phạm Đình Chương, bà Khánh Ngọc vợ ông, bà Thái Hằng vợ nhạc sĩ Phạm Duy, bà Thái Thanh và ông Phạm Đình Viêm. “Đây là một ban hát tiên phong những năm 1950. Với Ly rượu mừng lần đầu tiên có hát hợp ca, còn trước đó không hề có”, ông Nguyên Minh nói.


    Trên sân khấu của Giai điệu tự hào tháng 12.2016, bài ca cũng được tái hiện với sự thể hiện của hai nữ ca sĩ Bảo Trâm, Ngọc Khuê và nhóm Dòng thời gian trên nền nhạc valse rộn ràng. Nó một lần nữa lại gợi lại Ly rượu mừng của Hợp ca Thăng Long thủa nào. Phần biểu diễn Ly rượu mừng sau đó nhận được 4/10 bình chọn của Hội đồng bình luận để trở thành bài hát hay nhất chương trình.
    Bài hát có số phiếu của hội đồng giám khảo ngang với Ly rượu mừng chính là Mơ hoa của nam sĩ Erik với âm hưởng điệu bosanova. Lý do được những người bầu chọn đưa ra là bầu cho cái mới. Bài hát chủ đề chương trình Xuân và tuổi trẻ nhận được 2 phiếu của hội đồng.
    Giai điệu tự hào Xuân và tuổi trẻ với những bài hát dòng tân nhạc đã rộn ràng, lả lướt gần như từ đầu đến cuối trong những điệu nhảy. Nếu bài hát Xuân và tuổi trẻ rộn ràng với Rumba thì Sơn nữ ca lại mang nền nhạc Tango, Mơ hoa say lòng với bosanova. Cũng có cả kỹ thuật nối bài hát mà nhạc sĩ Thanh Phương đã thực hiện khi phối hai ca khúc Bóng chiều xưaChiều cạnh nhau. Vẻ đẹp của tân nhạc hiện ra, dù mới chỉ qua chưa đến 10 ca khúc, đã khiến người ta muốn được nghe nó nhiều hơn.
    Đúng như MC Diễm Quỳnh chia sẻ, đó là “những vùng giai điệu tự hào mà chúng ta chưa chạm tới dù chúng rất lóng lánh”.
    Tiết lộ vì sao ca khúc ‘Ly rượu mừng’ bị cấm hát 40 năm - ảnh 3
    Erik nhận được nhiều phiếu bình chọn với Mơ hoa Ảnh BTC cung cấp
    Tiết lộ vì sao ca khúc ‘Ly rượu mừng’ bị cấm hát 40 năm - ảnh 4
    Hoàng Hải hát Em đến thăm anh một chiều mưa Ảnh BTC cung cấp
    Tiết lộ vì sao ca khúc ‘Ly rượu mừng’ bị cấm hát 40 năm - ảnh 5
    Hà Anh Tuấn hơi rườm rà với Dư âm Ảnh BTC cung cấp
    Tiết lộ vì sao ca khúc ‘Ly rượu mừng’ bị cấm hát 40 năm - ảnh 6
    Nhật Thủy và Lê Anh Dũng song ca liên khúc Bóng chiều xưa và Chiều Ảnh BTC cung cấp

    Ngữ Yên

    ‘Dạ cổ hoài lang’ có nguy cơ bị cấm vĩnh viễn?

    Sau hàng loạt những ca khúc bất hủ đã bị Cục Nghệ thuật biểu diễn cấm sử dụng, nhiều khán giả lo lắng bản tình ca “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng mang số phận như vậy.
    Nhiều ngày qua, câu chuyện về 5 ca khúc nổi tiếng (Cánh thiệp đầu xuân, Con đường xưa em đi, Chuyện buồn ngày xuân, Đừng gọi anh bằng chú, Rừng xưa) bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấm lưu hành vĩnh viễn với lý do vi phạm bản quyền, bị sửa lời so với tác phẩm gốc. Theo báo PNO đưa tin, phía Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) Nguyễn Đăng Chương đưa ra lý do những ca khúc sáng tác trước 1975 này bị cấm vì những ca khúc được lưu hành là dị bản, không phải bản gốc theo nguyên tác ban đầu.
    da co hoai lang co nguy co bi cam vinh vien Bản gốc của ca khúc 'Con đường xưa em đi' có gì khác dị bản? Cố nhạc sĩ Châu Kỳ cũng như đại diện gia đình ông đã ký hợp đồng đăng ký bảo vệ quyền tác giả với Trung ...
    Trước vấn đề này, câu hỏi được đặt ra ngược lại từ phía dư luận rằng, làm sao xác định được một tác phẩm là “bản gốc”? Quan trọng hơn, Cục NTBD đã kiểm chứng bằng cách nào, so sánh nguồn chính xác ở đâu để lấy lý do các tác phẩm trên sai phạm về nội dung để bị cấm lưu hành?
    Hiện tại, phía Cục NTBD vẫn chưa có trả lời cho điều này, nhưng dựa trên lý do được nêu ra, nhiều khán giả lo lắng một ca khúc có thể sẽ mang “án tử” như 5 bài hát trên: Dạ cổ hoài lang.
    Theo báo PNO đặt vấn đề, ca khúc “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu hiện tại về thời điểm sáng tác vẫn chưa xác định rõ ràng (năm 1917, 1918 hay 1919). Ngoài ra, ca khúc này được lưu hành trên thị trường với nhiều dị bản khác nhau và khán giả vẫn không biết đâu là câu từ thật sự trong bản gốc. Chẳng hạn, “Bảo kiếm sắc phán lên đàng” hay “Báu kiếm”, “Báo kiếm”, “sắc phong”? “Luống trông tin nhạn” hay “tin bạn”, “tin chàng”? “Đường dầu xa, ong bướm” hay như cố nhạc sĩ Trần Văn Khê chỉnh lý là “dầu say ong bướm”? “Gan vàng lợt phai” hay “lạt phai”, “nhạt phai”?... đều không rõ ràng gốc tích.
    da co hoai lang co nguy co bi cam vinh vien
    Đến nay vẫn chưa ai dám xác định đâu là bản gốc thật sự của ca khúc "Dạ cổ hoài lang"
    Được biết, so với bản được lưu giữ tại khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử và nhạc sĩ Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu được cho là chuẩn và được UBND tỉnh Bạc Liêu công bố ngày 17/9/2010 theo quyết định số 2257/QĐ-UBND.
    Nếu vậy, bài hát này đang được lưu hành trên thị trường đều là dị bản. Và căn cứ theo lý do mà Cục NTBD đưa ra, “Dạ cổ hoài lang” phải chăng sớm muộn cũng bị “xoá sổ” khi ca khúc này đã trở thành một “đặc sản” của nhạc Việt?
    Theo VNM - PL.XH

    Nhạc sĩ Trần Tiến: Cấm đoán là điều đáng tiếc


    VOV.VN - Nhạc sĩ Trần Tiến cho rằng, cấm đoán một ca khúc đã đi vào tiềm thức của người nghe là điều đáng tiếc.


    Sự việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấm lưu hành vĩnh viễn đối với 5 ca khúc sáng tác trước 1975 bị sửa lời đã nhận được những phản ứng trái chiều, đặc biệt là của các nhạc sĩ, chuyên gia âm nhạc. 

    Trả lời PV VOV.VN, nhạc sĩ Trần Tiến cho biết, việc cấm một bài hát đã có đời sống gắn bó với người nghe sẽ tạo nên những bức xúc. 

    "Khi công chúng đến với những ca khúc như thế, họ đến không phải vì ý thức chính trị mà là ý thức vì nghệ thuật, vì sự đồng điệu và yêu thích. Bài hát đó còn là kỷ niệm, là hình ảnh gắn liền với người thân của họ.

    Tôi cho rằng, việc cấm đoán như hiện nay đang thể hiện sự “bới lông tìm vết”.

    Những ca khúc hay, đi vào tâm thức nhân dân giống như là lời ru vậy. Làm sao có thể dám mang đi để phê bình được. Chúng đã có một đời sống riêng và phải hay thì mới sống lâu được đến vậy.
    nhac si tran tien cam doan la dieu dang tiec hinh 1
    Nhạc sĩ Trần Tiến cho biết, 80% bài hát của ông đã từng bị cấm biểu diễn trước khi được cấp phép lưu hành.
    Ngày xưa, nhiều bài hát của tôi cũng bị cấm đoán lắm. 80% các ca khúc hiện nay (trong tổng số mấy trăm bài hát đã công bố) của tôi thực chất là đã từng bị cấm. Ca khúc "Vết chân tròn trên cát" trong một lần biểu diễn đã bị một nhà quản lý văn hóa nhảy lên tận sân khấu và giật micro khỏi tay ca sĩ. Hay những bài hát như "Giai điệu tổ quốc, Mùa xuân gọi, Chiếc vòng cầu hôn, Điệp khúc tình yêu, Thành phố trẻ" ... đều từng bị cấm trước khi được công bố rộng rãi.

    Sau những năm tháng khổ nhọc ấy, sau này cũng chính những ca khúc ấy lại được tôn vinh, tác giả ca khúc thì được trao tặng huy chương. Mọi thứ đều tự nhiên bị cấm và tự nhiên được hát lại một cách bất ngờ.

    Tôi cho rằng, sự cấm đoán trong âm nhạc hiện nay của các cơ quan chức năng đang mang nặng cảm tính. Ở góc độ của một nhạc sĩ, tôi nghĩ mọi sự cấm đoán trong nghệ thuật đều vớ vẩn", nhạc sĩ Trần Tiến nêu quan điểm.

    Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho rằng, cần mở rộng không gian và thời gian về âm nhạc, không chỉ có trong nước mà còn có cả những tác giả ở nước ngoài, chúng ta cần tạo cơ hội để những tác phẩm đó được phổ biến ở Việt Nam.
    nhac si tran tien cam doan la dieu dang tiec hinh 2
    Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
    Chiến tranh đã lùi xa, sự phát triển của âm nhạc cần hướng đến tinh thần hòa hợp dân tộc. Khi cấm bài hát nào cần phải có những hội thảo, tọa đàm khoa học với sự tham gia của các nhà khoa học, nhạc sĩ, nghệ sĩ... để bàn bạc cho kỹ lưỡng.

    Các cơ quan quản lý nhà nước khi đưa ra quyết định cấm hay không cấm bản nhạc nào đó cần phải có chứng cớ, cơ sở và tham khảo ý kiến công luận.

    Còn tinh thần chung, tôi thấu hiểu rằng phải có cách ứng xử với các ca khúc trước năm 1975 theo tinh thần hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước.

    Theo Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Cục NTBD cần công bố bản gốc của 5 ca khúc này và lấy ý kiến của các nhà chuyên môn để có những đánh giá sâu sắc, khách quan nhất về tính nghệ thuật, tính lịch sử.

    Một tác phẩm có giá trị về nội dung, nghệ thuật, trước khi đưa ra một quyết định nào đó cần cân nhắc nhiều chiều.

    Dĩ nhiên, mọi sự phát triển của xã hội, trong đó có âm nhạc đều phải căn cứ và xoay quanh sự nghiệp cách mạng dân tộc. Âm nhạc không có giới hạn, không có biên giới nhưng vẫn phải lấy sự nghiệp cách mạng dân tộc làm trọng tâm./.


    Đào Bích/VOV.VN

    Vietnam: Five Pre-1975 Songs banned

    Chuyện năm ca khúc sáng tác trước năm 1975 đang dược lưu hành bỗng nhiên bị cấm gây nhiều xôn xao trong dư luận. Và tình hình trở nên nóng hơn khi mới đây ông Nguyễn Thụy Kha, nhà nghiên cứu phê bình âm nhạc ở Hà Nội phát biểu rằng "lệnh cấm là đúng vì đó là những ca khúc ca ngợi người lính trong chế độ trước năm 1975 - chế độ đã không còn hiện diện.
    By
    Mai Hoa
    Published on
    Friday, March 24, 2017 - 16:28
    File size
    7.1 MB
    Duration
    15 min 35 sec
    0
    Theo nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thuỵ Kha thì việc công chúng tranh cãi về năm ca khúc bị cấm là điều phi lý, vì còn có "hàng nghìn hợp xướng, ca khúc cách mạng vĩ đại" để hát, thì sao không nhắc đến cũng như không được quan tâm.
    Từ Sài Gòn, nhà báo Nguyễn Viện cho rằng việc cấm hát hay dè bỉu sự thụ hưởng của công chúng đối với năm bài hát bị cấm chẳng qua là một sự ganh tị không hơn không kém, và việc người dân phản ứng mạnh mẽ đối với việc cấm này là bởi vì nó đã động chạm đến sự yêu thích của công chúng.

    Thực hư việc cấm vĩnh viễn bài "Con đường xưa em đi"

    Cập nhật: 04/04/2017 18:18

    Thông tin cấm vĩnh viễn 'Con đường xưa em đi' khiến nhiều người yêu nhạc hoang mang.

    Thực hư việc cấm vĩnh viễn bài "Con đường xưa em đi"
    Sáng nay (4/4) cộng đồng mạng xôn xao trước thông tin 5 ca khúc ra đời trước 1975, bao gồm: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú(Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương) sẽ vĩnh viễn không được lưu hành. Điều này khiến nhiều người hoang mang.
    Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) khẳng định không có chuyện cấm vĩnh viễn 5 bài hát kể trên. "Đó là một sự hiểu sai lệch không đáng có. Cấm vĩnh viễn 5 bài hát kể trên là cấm những tên bài hát như vậy nhưng nội dung lời bị sai lệch, không đúng bản gốc, vi phạm bản quyền", ông Nguyễn Đăng Chương cho hay.
    Trước đó, trả lời báo chí, ông Nguyễn Đăng Chương đã giải thích lý do ra quyết định tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975.
    "Cục quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc này bởi hai lý do như sau. Trước đây, 5 ca khúc này được các Sở cấp phép phát hành, tuy nhiên sau khi rà soát lại thì thấy lời ca khúc không đúng, tên tác giả cũng chưa chính xác và xuất hiện nhiều dị bản khác nhau. Cục quyết định tạm dừng lưu hành để tiến hành xác minh cho chuẩn ca từ và tên tác giả", ông Nguyễn Đăng Chương nói.
    Theo ông Nguyễn Đăng Chương, các ca khúc bị tạm dừng lưu hành vì hai lý do trên còn tư tưởng, nội dung không có vướng mắc gì. Sau khi xác định được đúng ca từ gốc và đúng tên tác giả thì các ca khúc sẽ được phép lưu hành trở lại. 
    Theo T.Lê/VNN

    Con đường xưa em đi sẽ được hát lại nếu sửa lời

    "Khi chủ sở hữu tác phẩm và đại diện chủ sở hữu tác phẩm đồng ý với việc sửa lại lời cho đúng thì chúng tôi sẽ cấp phép lại" ông Nguyễn Đăng Chương,...

    Con đường xưa em đi sẽ được hát lại nếu sửa lời - ảnh 1
    Bản nhạc con đường xưa em đi do Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cung cấp - Ảnh: V.V.TUÂN
    Sau khi thân nhân gia đình các nhạc sĩ lên tiếng về việc cấm 5 bài hát trước năm 1975, ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) lên tiếng giải đáp rõ hơn về câu chuyện này.
    Các ca khúc bị tạm dừng lưu hành bao gồm:  Cánh thiệp đầu xuân, Rừng xưa, Chuyện buồn ngày xuân, Đừng gọi anh bằng chú, Con đường xưa em đi.
    * vợ nhạc sĩ châu kỳ đã lên tiếng xác nhận bản nhạc Con đường xưa em đi từ thời nhạc sĩ còn sống. Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN cũng đã cung cấp bản nhạc mà khi còn sống nhạc sĩ Châu Kỳ cung cấp cho đơn vị này. Đây có được coi là “bản gốc” của ca khúc hay không?
    - Vợ nhạc sĩ Châu Kỳ đã nói hai vợ chồng từng có ý định sửa hai lời bài hát Con đường xưa em đi . Vậy nên với bài hát Con đường xưa em đi của nhạc sĩ Châu Kỳ - Hồ Đình Phương, không nhất thiết vợ nhạc sĩ Châu Kỳ phải đứng ra xin phép.
    Chỉ cần một cá nhân, tổ chức nào đó xin phép phổ biến theo bản nhạc đã sửa có ý kiến xác nhận của gia đình hoặc người sở hữu tác phẩm đó thì Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ xem xét cấp phép lưu hành trở lại.
    Quan trọng bây giờ là không có sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm. Vợ nhạc sĩ Châu Kỳ nói với báo chí như thế, nhưng chúng tôi phải làm theo quy định của pháp luật.
    * Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ động tạm dừng lưu hành các ca khúc trên với lý do bị sửa lời so với bài gốc thì sau đó Cục phải chủ động tiếp tục cho bài hát lưu hành trở lại chứ?
    - Bản nhạc chúng tôi tạm dừng lưu hành vì đã sửa lời, vi phạm quyền tác giả. Nhưng khi chủ sở hữu tác phẩm và đại diện chủ sở hữu tác phẩm đồng ý với việc sửa lại lời cho đúng thì chúng tôi sẽ cấp phép lại.
    Nhưng hiện tại chúng tôi chưa có cơ sở và hồ sơ để làm việc đó. Chúng tôi cần phải có cơ sở pháp lý chứ chúng tôi không gây khó khăn trong việc cấp phép.
    * Cục Nghệ thuật biểu diễn đưa ra lý do tạm dừng lưu hành 5 ca khúc trước năm 1975 với lý do những bài hát này đã bị sửa lời so với bản gốc. Vậy Cục có đang lưu trữ bản gốc các ca khúc này hay không?
    - Bản gốc của các ca khúc bao giờ cũng do chủ sở hữu tác phẩm giữ. Đó là điều đương nhiên. Cơ quan nhà nước chỉ bằng các nguồn thông tin, nguồn tư liệu, nguồn lưu trữ để xác minh và đối chiếu rằng là bản sửa không đúng với bản gốc.
    Chứ cơ quan quản lý nhà nước làm sao có bản gốc được. Bởi vì tác giả không nộp về đây.
    * Vậy Cục Nghệ thuật biểu diễn lấy căn cứ nào để đối chiếu đâu là bản gốc và dị bản để cấm các ca khúc đó?
    - Chúng tôi có tư liệu để xác minh và đối chiếu rằng lời những bài hát đó đã sửa so với bản gốc. Ví dụ, bài hát Con đường xưa em đi của nhạc sĩ Châu Kỳ - Hồ Đình Phương đã đăng ký bảo vệ quyền tác giả bên Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam.
    Chúng tôi xác minh ở bên đó thì phần lời bài hát nhạc sĩ đăng ký đã bị sửa khác đi.
    * Nhưng nhà báo Phan Phương, trưởng ban hội viên Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã khẳng định, khi còn sống, nhạc sĩ Châu Kỳ đã cung cấp cho đơn vị này bản nhạc Con đường xưa em đi được phổ biến từ năm 1969?
    - Chúng tôi cũng có bản chụp của ca khúc đó. Vấn đề hết sức đơn giản là bây giờ nên làm thế nào cho đúng. Cơ quan quản lý nhà nước cũng mệt mỏi và vất vả với câu chuyện này.
    Chúng tôi làm để bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan, để chấn chỉnh những cái sai trong hoạt động này và làm đúng theo các quy định của pháp luật. Chúng tôi rất thiện chí trong câu chuyện này chứ không có ý gì khác.
    VŨ VIẾT TUÂN thực hiện

     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét