Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

KÝ ỨC CHÓI LỌI 66

(ĐC sưu tầm trên NET)

 

                       Đây là cách Việt Nam biến hàng rào điện tử 2 tỷ USD của Mỹ thành đống sắt vụn 

                                          Chiến Tranh Việt Nam | Cuộc Vây Hãm Khe Sanh 

Những đòn 'lửa thiêu' khủng khiếp của quân Đại Việt

THỨ SÁU, 11/11/2016 07:30:00 | TIN 24H CHỦ ĐỀ: Vũ khí, khí tài, lịch sử quân sự
Vntinnhanh.vn - Thế hệ hậu sinh không thể tưởng tượng nổi những chiến thuật hỏa công sáng tạo mà cha ông đã sử dụng trong các cuộc chiến với kẻ thù từ nhiều thế kỷ trước.

Trong nghệ thuật quân sự thời xưa, phép hỏa công (dùng lửa tiêu diệt quân địch) là một chiến thuật kinh điển, cho phép sử dụng tối thiểu sức người, hạn chế thương vong nhưng vẫn đạt uy lực hủy diệt tối đa đối với quân địch khi tận dụng sức mạnh càn quét ghê hồn của ngọn lửa.
Tuy vậy, việc vận dụng thành công chiến thuật này không hề đơn giản. Đó là sự quy tụ của nhiều yếu tố như thời tiết (hướng gió, độ ẩm), trình độ chế tạo, sử dụng chất cháy và quan trọng hơn cả là cách bày mưu bố trận của nhà quân sự. Các sách binh pháp của người Việt từ nhiều thế kỷ trước cho thấy, cha ông ta đã sử những chiến thuật hỏa công rất sáng tạo trong cuộc chiến với quân địch.
   
Lửa “bay” xuống từ trên trời
Chiến thuật hỏa công thông thường phụ thuộc rất nhiều vào hướng gió. Nếu trại địch nằm ngược hướng gió với quân ta thì chiến thuật này sẽ hoàn toàn vô dụng. Ngoài ra, hỏa công cũng khó có thể đạt mục đích khi địch bố phòng kỹ lưỡng, cảnh giới nghiêm ngặt.
Tuy vậy, có một lối đánh hỏa công có thể hóa giải cả hai trở ngại trên, đó là đốt giặc bằng diều lửa.
Những chiếc diều dùng để đánh hỏa công cũng được làm bằng vải, giấy và nan tre như diều thường. Khác biệt lớn nhất là chúng sẽ được ngâm tẩm các loại hóa chất cháy. Lòng diều thường được làm bằng giấy mỏng tẩm dầu trám. Da diều làm bằng vải tẩm lưu hoàng, diêm tiêu. Cũng những hóa chất ấy được tẩm vào cỏ bấc đèn làm đuôi diều.
Dây diều là dây gai dài từ 100 đến 300 bước, được buộc vào lưng diều. Chiếc diều lửa sẽ có thêm một ngòi thuốc làm bằng dây giấy buộc vào sau đuôi diều.
Diều được thả từ vị trí thích hợp thùy hướng gió, khi bay đến gần trại địch đốt vào đầu dây ngòi thuốc, lửa sẽ bén lên cháy diều, đồng thời cháy đứt dây khiến diều rơi xuống trại địch. Nếu dây diều chưa đứt thì lấy dao cắt dây.
Chiến thuật “lửa trời” này đòi hỏi người sự điêu luyện của cả người chế tạo và người thả diều. Một khi địch đã bị tấn công bằng diều lửa thì hầu như không có cách gì để chống đỡ.
Mặt đất trở thành “biển lửa”
Một cách đánh lấy ít địch nhiều khác là dùng trận địa hỏa thương (ống tre nhồi thuốc nổ, có thể nhét thêm mũi tên, mảnh kim loại sắc) chôn trong lòng đất.
Để tạo trận địa này, cần đến 100 - 200 thân cây tre núi to để làm hỏa thương, mỗi thân dài hơn 5 thước, miệng rộng 2 tấc. Đoạn đầu thân tre đục thủng lỗ to, đoạn dưới nhồi đầy thuốc phun và thuốc súng.
Sau đó dùng ống tre nhỏ dài 3 tấc, cắm vào đầu hỏa thương làm miệng. Trên miệng lấy giấy cắt ra thành mảnh nhỏ rồi lấy hồ dán kín miệng ấy. Bên đầu hỏa thương lại dùi một lỗ nhỏ để làm chỗ dẫn lửa.
Khi được chuẩn bị xong xuôi, các ống hỏa thương sẽ được chôn xuống những rãnh hào hình chũ bát, mỗi ống cách nhau hơn 3 thước. Miệng hỏa thương để lòi ra 1 tấc, phần còn lại thì chôn sâu dưới đất.
Tại chỗ giáp rãnh chữ bát đào một hốc sâu 4, 5 thước để đặt đá lửa và dao sắt, để làm máy đánh lửa. Sau đó đặt ngòi dẫn lửa từ máy đánh lửa đến lỗ ngòi của các hỏa thương. Cuối cùng lại lấy cát, cỏ phủ lên ngụy trang trận địa, không để địch biết.
Khi lâm trận, quân ta sẽ khiêu chiến rồi giả thua và cứ nhắm vào trận địa hỏa thương mà chạy. Khi giặc chạy xéo vào máy đánh lửa thì dao và đá cọ xát nhau mà tóe lửa, lửa cháy vào ngòi thông đến hàng trăm ống hỏa thương, các chất cháy bùng nổ trên một diện tích rộng tạo nên một biển lửa khủng khiếp thiêu cháy quân địch.
Trận địa hỏa tiễn chứa thuốc độc
Khiếp đảm không kém trận địa hỏa thương ngầm là trận địa hỏa tiễn chứa thuốc độc. Để tạo trận địa này, quân lính sẽ đào hai rãnh ở hai bên đường, mỗi rãnh sâu 4 thước, rộng 5 tấc, dài từ 50 - 200 bước. Giữa đường đào thêm một rãnh ngang để thông hai trên lại với nhau.
Tùy theo quy mô trận địa mà thợ sắt sẽ đúc từ 100 đến 1.000 cái cái bầu sắt, mỗi bầu có đường kính đáy 2 thước, đường kính miệng 2 tấc 3 phân. Mỗi bầu sẽ được nạp đầy thuốc độc
Sau đó, cắm ống sắt vào trong bầu từ miệng đến đáy. Trong lòng ống sắt nạp đầy thuốc súng. Phía trên thuốc súng lại lấy bánh thuốc độc nạp vào.
Từ 10 - 100 mũi tên sắt có hình dáng như ngọn mác được buộc làm một bó nạp lên trên thuốc súng. Trên bó mũi tên lại nhét thêm thuốc súng. Trên thuốc súng lại nhét thuốc độc và bó mũi tên... Nạp như thế 3, 4 lần đến khi đầy ống sắt thì thôi.
Khi đã chuẩn bị xong, các bầu sắt được để vào trong hai rãnh ven đường, miệng bầu hơi nghiêng trở lên, các ống đều cách nhau chừng một bước. Sau đó đặt máy đánh lửa ở rãnh ngang, trên có ngòi thuốc chạy vào các miệng cái ống. Cuối cùng ngụy trang các rảnh bằng phên tre phủ cát, cỏ.
Tương tự như trận địa hỏa thương ngầm, quân ta sẽ khiêu chiến và giả thua để dụ địch. Địch xéo vào máy đánh lửa ở rãnh ngang sẽ làm ngòi lửa cháy đến các ống sắt. Thuốc súng nổ tung với ngọn lửa ghê hồn cùng hàng nghìn mũi tên độc hủy diệt hoàn toàn quân địch.
Theo ĐẤT VIỆT ONLINE

Vua Quang Trung sử dụng vũ khí huyền thoại nào trong "Tây Sơn thập thần vũ khí"?

THỨ SÁU, 14/10/2016 07:30:00 | TIN 24H CHỦ ĐỀ: Khám phá những bí ẩn lịch sử
Vntinnhanh.vn - Triều đại Tây Sơn có nhiều danh tướng đã làm vang danh các vũ khí được sử dụng trong sự nghiệp dựng nước. Nổi danh nhất là Tây Sơn thập thần vũ khí. Đó là mười món binh khí có những đặc điểm phi thường: một thanh thần kiếm, hai cây thần côn, ba thanh thần đao và bốn cây thần cung của các danh tướng Tây Sơn.
Hình vẽ ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.
Hình vẽ ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.
1. Độc thần kiếm
Là thanh cổ kiếm của Nguyễn Nhạc, tình cờ mua được lúc đi buôn trầu trên thượng nguồn sông Côn. Nguyễn Nhạc đem về tặng cho thầy Trương Văn Hiến. Trương Công biết là một báu kiếm nên đem cất thật kỹ. Khi Nguyễn Nhạc đã xây dựng xong cơ sở chiến đấu, xuống An Thái thăm thầy và vấn kế, Trương Công bèn trao lại thanh gươm để dùng cho đại sự.
Gươm dài hơn sải tay, chém sắt như chém chuối; lưỡi gươm ra khỏi vỏ, ánh hào quang tỏa ra loa mắt. Người dân tộc vùng Tây Sơn thượng đạo theo Hỏa thần, tin là thanh kiếm của thần ban cho nhà vua nên gọi là kiếm thần và gọi ông Nhạc là Vua Trời.
Để làm cho lòng người thêm tin tưởng, ông Nhạc bèn bày ra một cảnh tượng kiếm trời cho. Nguyên một hôm, Nguyễn Nhạc cùng bộ hạ ở An Khê về đến Hoành Sơn thì ngựa Nguyễn Nhạc lồng lên, rồi thẳng cổ phi nước đại. Đến chân núi phía trong gò Sặt, cương ngựa bị đứt Nguyễn Nhạc té nhào xuống ngựa, trật chân không đứng dậy được.
Đám tùy tùng chạy đến xoa bóp hồi lâu mới bớt. Khi đứng dậy để lên ngựa thì Nguyễn Nhạc chợt thấy chuôi kiếm ló ra nơi vách đá trên sườn núi. Sai người lên xem thì là một thanh cổ kiếm, lưỡi sáng như nước. Ai nấy đều mừng là kiếm trời ban. Do tích được kiếm của Nguyễn Nhạc tại đây nên núi mang tên là hòn Kiếm Sơn.
Tượng Nguyễn Nhạc trong bảo tàng Quang Trung. (Ảnh: Wikimedia)
Tượng Nguyễn Nhạc trong bảo tàng Quang Trung. (Ảnh: Wikimedia)
Trong ngày khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc lập đàn cáo trời đất tại nghẹo Cây Khế nơi đèo An Khê, dưới bóng 2 cây đại thọ: Cây Ké, Cây Cầy. Khi đại quân đến gần tế đàn thì từ trên cây Ké một con rắn bò xuống, thân lớn bằng cột nhà, sắc đen nhánh như hạt huyền, người đương thời gọi là Ô Long nằm cuộn nơi đường đi. Quân không dám tiến. Nguyễn Nhạc bèn xuống ngựa tuốt gươm, vái cùng trời đất rồi chém bay đầu rắn. Nhờ vậy gươm linh lại thêm lừng lẫy.
2. Song thần côn
Là hai cây côn của hai tướng Võ Đình Tú và Đặng Xuân Phong.
a. Ngân côn
Cây ngân côn của tướng quân Võ Đình Tú màu trắng được rèn bằng bạch thiết, rất chắc và khá nặng, phải đến hai người khiêng.
b. Thiết côn
Cây thiết côn của tướng quân Đặng Xuân Phong màu đen, cũng nặng như cây ngân côn. Ngân côn và thiết côn chỉ lớn bằng cổ tay, dài quá đầu, song lại rất nặng. Khi lâm trận côn múa lên, ngân côn tạo thành một đạo bạch quang, thiết côn tạo nên một luồng hắc quang.
Đường côn đi đến đâu, vũ khí của đối phương văng lên tứ phía, thây người ngã rạp như rạ gặp bão. Vì danh vang khắp nơi nên đích thân nữ tướng Bùi Thị Xuân đã thêu hai lá cờ để tặng "Ngân Côn Tướng Quân" cho Võ Đình Tú và "Thiết Côn Tướng Quân" cho Đặng Xuân Phong.
3. Tam thần đao
Kiểm cổ trong bảo tàng Quang Trung ở Tây Sơn, Bình Định. (Ảnh: Phạm Ngọc Dương/VTC)
Kiểm cổ trong bảo tàng Quang Trung ở Tây Sơn, Bình Định. (Ảnh: Phạm Ngọc Dương/VTC)
Là ba cây đại đao của Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu và Lê Sĩ Hoàng, có tên Ô Long đao, Huỳnh Long đao và Xích Long đao.
a. Ô Long đao
Là tên đao của Nguyễn Huệ. Truyền rằng một hôm Nguyễn Huệ đi tuần nơi đèo An Khê, khi cùng anh là Nguyễn Nhạc lo xây dựng cơ đồ khởi nghĩa. Để tạo nên một không khí thần linh, Nguyễn Huệ đã loan tin là trong dịp đi tuần này có hai con rắn mun to lớn đón đường dâng đao rồi từ tạ vào rừng. Tại nơi rắn dâng đao, Nguyễn Huệ cho lập miếu thờ gọi là Miếu xà.
Thanh Ô Long đao, cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi đao cũng bằng một loại kim khí màu đen. Khi đao ra khỏi vỏ thì khí lạnh tỏa ra một vùng khá rộng. Thanh đao không có hào quang mà chỉ có khí lạnh, đồng thời sắc bén vô cùng. Trọng lượng rất nặng, phải một người vác mới nổi.
Trong trận Rạch Gầm, Xoài Mút năm Giáp Thìn (1785) Nguyễn Huệ đã sử dụng thanh Ô Long đao chém tướng quân Xiêm lên đến hàng trăm người. Đao loan đến đâu vũ khí và đầu người rụng đến đó. Rồi đến năm Kỷ Dậu (1789) lại một lần nữa thanh Ô Long đao lại đẫm máu quân Thanh xâm lược.
b. Huỳnh Long Đao
Là thanh đao thần của tướng quân Trần Quang Diệu. Đao thần do sư phụ Trần Quang Diệu là võ sư Diệp Đình Tòng truyền tặng. Sở dĩ có tên Huỳnh Long là vì tại đầu con cù nơi ngậm lưỡi đao được thép vàng.
Cặp song đao Ô Long và Huỳnh Long phối hợp tung hoành trong trận đánh quân Xiêm tại Rạch Gầm, Xoài Mút. Các chiến công của Trần Quang Diệu đều do thanh Huỳnh Long góp phần tạo nên.
Đao pháp trong võ cổ truyền Bình Định. (Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Bình Định)
Biểu diễn đao pháp trong võ cổ truyền Bình Định. (Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Bình Định)
c. Xích Long Đao
Là thanh đao của tướng Lê Sĩ Hoàng. Sở dĩ có tên là Xích Long đao vì tại đầu con cù ngậm lưỡi đao sơn màu đỏ. Nguyên sau khi dẹp xong quân Mãn Thanh, vua Quang Trung mở hội thi võ để chọn thêm nhân tài giữ nước. Lê Sĩ Hoàng, người quê Quảng Nam ra kinh ứng thí.
Hoàng dũng sĩ, lúc nhỏ nhà nghèo, chăn trâu cho một Phú ông trong thôn. Nhà gần núi nên một hôm trâu bị cọp bắt. Hoàng sợ chủ bắt đền. Chạy trốn vào núi sâu. Lạc đường không tìm được lối ra, gặp được dị nhân truyền thụ võ nghệ. Lê có sức mạnh hơn người, võ nghệ tuyệt luân, chuyên sử dụng cây đao Xích Long của sư phụ truyền cho.
Năm Quang Trung thứ hai (1789) khoa thi võ đầu tiên tại kinh đô Phú Xuân, Lê Sĩ Hoàng ra ứng thí. Thấy tài năng vượt trội, lại chuyên sử dụng đại đao nên vua Quang Trung sai Trần Quang Diệu ra tỉ thí. Hai thanh đao Huỳnh Long và Xích Long như đôi rồng hợp nhau múa lượn, người xem vỗ tay hoan hô vang dậy.
Hai bên bất phân thắng bại. Vua Quang Trung cao hứng, truyền đem Ô Long Đao ra để tỷ đấu cùng Lê võ sinh. Lê Sĩ Hoàng cung kính quỳ tâu:
- Với Trần tướng quân, hạ thần còn chưa địch nổi, huống chi bệ hạ.
Nhà vua đắc ý, vỗ vai họ Lê, cười nói:
- Khanh là Hứa Chữ (PV: tức Hứa Chử, dũng tướng khai quốc công thần nhà Tào Ngụy, được mệnh danh là "Hổ hầu" trong Tam Quốc Diễn Nghĩa) của ta đó!
Rồi cởi chiếc cẩm bào đương mặc, ban cho Lê Sĩ Hoàng.
4. Tứ Thần cung
Thiết Thai Cung của tướng Nguyễn Quang Huy. (Ảnh minh họa)
Thiết Thai Cung của tướng Nguyễn Quang Huy. (Ảnh minh họa)
Là bốn cây cung nổi danh thời Tây Sơn: Thiết Thai cung, Vỹ Mao cung, Kỳ Nam Cung, Liên Phát cung.
a. Thiết Thai cung
Là cung của tướng Nguyễn Quang Huy, người Phú Yên, thiện dụng cây ngân câu (móc câu bạc) ưa cưỡi bạch mã. Huy có sức mạnh lại giỏi võ nghệ, tinh thông binh pháp. Vua Thái Đức (tức Nguyễn Nhạc - PV) rất ái trọng, phong làm Phòng ngự sứ vào trấn Bình Thuận. Cây Thiết Thai cung có cánh cung làm bằng thép, có nòng bằng sắt, nên trọng lượng rất nặng, sức bắn xa gấp ba, bốn lần cung thường.
Nguyễn Quang Huy trước trấn Bình Thuận, sau bị Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm nên phải lui về thủ Phú Yên. Năm Kỷ Mùi (1799) thành Quy Nhơn bị Nguyễn Phúc Ánh (tức Nguyễn Ánh - Gia Long) vây hãm, Nguyễn Quang Huy kéo quân ra cứu Quy Nhơn. Nguyễn Quang Huy đánh rất hăng. Một ngày đánh bại 25 viên tướng của Nguyễn Phúc Ánh.
Phúc Ánh lấy làm lạ lên thành đứng xem. Quang Huy tả xung hữu đột giữa muôn quân như Triệu Tử Long ở trận Đương Dương Trường Bản, ngó thấy Nguyễn Phúc Ánh đứng trên thành, bèn dùng Thiết Thai cung bắn trúng cánh tay trái. Phúc Ánh té nhào bất tỉnh. Vì vết thương này mà Nguyễn Phúc Ánh phải rút về Gia Định để dưỡng thương.
b. Vĩ Mao cung:
Là cung của văn thần La Xuân Kiều, người huyện Phù Cát, văn thơ Nôm, Hán đều thông suốt. Lại giỏi cưỡi ngựa, bắn cung hay. Họ La có một cây cung đặc biệt làm bằng gỗ quý, dây cung bện bằng lông đuôi ngựa. Khi dây cung bật, một âm thanh trong trẻo du dương phát ra, tên phóng ra rất mạnh. Âm thanh vừa dứt thì đích đã trúng hồng tâm. Nhờ cây Vĩ Mao cung mà La Xuân Kiều nổi danh là một xạ thủ đương thời.
Tương truyền Vĩ Mao Cung có dây bện bằng lông đuôi ngựa.
Tương truyền Vĩ Mao Cung có dây bện bằng lông đuôi ngựa.
c. Kỳ Nam cung:
Là cung của tướng quân Lý Văn Bưu. Cung có một cấu trúc đặc biệt. Giữa nơi cánh cung, chỗ tay cầm có tháp gỗ quý Kỳ Nam. Bởi vậy cho nên khi treo cung nơi phòng thì hương trầm thơm ngát khắp nhà. Lúc dùng nơi trận địa, hương trầm làm tăng nội lực nên Lý Văn Bưu bắn trăm phát trăm trúng. Càng bắn nội lực càng tăng, tên càng trúng đích.
Lúc còn đang xây dựng cơ sở cho nhà Tây Sơn, tại dãy núi Ninh Thuận, huyện Tây Sơn bây giờ, có một con cọp tàu cau, to lớn như con trâu mộng, rất hung dữ và lại tinh khôn, thường hay xuống bắt bò heo và luôn cả người nữa. Lúc đầu thì hổ đi săn bắt ban đêm, sau lại phá phách luôn cả ban ngày. Chẳng những có sức mạnh mà da hổ lại quá dày, cứng đến độ giáo mác dâm không lủng.
Dân làng thuê đám thợ săn cọp và các võ sĩ có danh để trừ hổ, song tất cả đều thất bại. Lớp chết lớp trọng thương. Lý Văn Bửu được tin, mang cung Kỳ Nam tìm vào rừng sâu để diệt trừ hổ dữ. Gặp được hổ, họ Lý trương Kỳ Nam cung bắn một phát vào đầu cọp. Tên xuyên từ mắt phải ra đến sau ót.
Cọp còn hăng sức xông đến. Lý Văn Bưu tiếp liền hai phát. Tuy da hổ cứng rắn song tên vẫn xuyên ngang cuống họng và yết hầu. Cọp giãy giụa một hồi lâu mới chết. Trong các trận Nam chiến, đánh nhau với quân Xiêm và Bắc chiến với quân Mãn Thanh, cây Kỳ Nam cung cũng đã ra sức giúp Lý Văn Bưu lập được nhiều chiến công.
d. Liên Phát cung:
Là cung thần của Đặng Xuân Phong. Cánh cung làm bằng thép có độ cứng và đàn hồi cao nên sức bật rất mạnh. Nhờ ở sức mạnh và tài luyện tập, Đặng Xuân Phong có thể bắn một lần 5 mũi tên và bắn liên tiếp.
Một hôm, Bùi Thị Xuân đứng ở trường trầu Kiên Mỹ, trông thấy một tráng sĩ trẻ tuổi cầm côn đồng, mang cung sắt, cưỡi ngựa ô, từ hướng làng Thuận Nghĩa chạy lên Phú Lạc, thái độ hiên ngang nhưng tướng mạo trung hậu. Đến hòn Trưng Sơn, tráng sĩ phi ngựa lên núi. Đường sá gập ghềnh nhưng ngựa chạy như trên bình địa.
Một bầy quạ bay ngang qua, tráng sĩ gương cung bắn hai phát: hai con quạ rơi xuống. Tiếp theo 5 phát nữa: lại 5 con rơi như lá rụng. Biết là người có tài, bà Bùi Thị Xuân sau khi thăm dò gốc tích, đã cùng với Võ Đình Tú đến tận làng Dõng Hòa kết bạn và mời tham gia đại sứ, xây dựng nhà Tây Sơn.
Ngoài Tây Sơn thập thần vũ khí, Bình Định còn có thanh đại đao của tướng Lê Đại Cang. Cây đao nổi tiếng đã từng giúp cho Lê tướng công dẹp yên giặc Miên bình định Trấn Tây Thành.
Theo Võ nhân Bình Định

Bí ẩn Ô Long Đao huyền thoại từng giúp hoàng đế Quang Trung đại phá oanh liệt 20 vạn quân Thanh
nguyen-hue
Võ tướng kiệt xuất bất bại trong suốt cuộc đời
Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, bên cạnh Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.
Sinh ra trong một gia đình khá giả được ăn học đầy đủ, Nguyễn Huệ cùng hai người anh là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ đều được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến (một người văn võ song toàn). Chính Văn Hiến là người đã phát hiện ra tài năng của Nguyễn Huệ, khuyến khích 3 anh em nhà Nguyễn phất cờ khởi nghĩa, xây dựng đại nghiệp.
Cả 3 anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ đều rất giỏi võ nghệ và là những người khai sáng ra một số võ phái Bình Định. Nguyễn Huệ khai sáng Yến phi quyền, Nguyễn Lữ sáng tạo Hùng kê quyền, rồi cả ba anh em Tây Sơn cùng sáng tạo Độc lư thương. Tây Sơn tam kiệt có vai trò rất lớn cho sự hình thành, phát triển võ phái Tây Sơn Bình Định.
Vào thời đầu của cuộc khởi nghĩa, Nguyễn Huệ được anh trai là Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc giao cho phụ trách, huấn luyện binh lính. Nhờ vào tài năng võ học cũng như am hiểu binh pháp của mình mà đội quân được ông huấn luyện biết sử dụng rất nhiều binh khí từ đao, kiếm, côn, cung, cưỡi ngựa… cũng như nắm rõ các chiến thuật đánh.
Chính vì thế, quân của Quang Trung đánh đâu là thắng đó. Điển hình là lần đại phá quân Thanh năm 1789, trận Rạch Gầm, Xoài Mút năm Giáp Thìn (1785). Trong đó, trận Rạch Gầm – Xoài Mút là chiến thắng nhanh gọn, vĩ đại và có ý nghĩa nhất của nghĩa quân từ khi khởi nghĩa. Chỉ trong vòng 1 ngày đêm, đội quân nhà Nguyễn đã đại phá hơn 300 chiến thuyền cùng 2 vạn quân Xiêm. Bên cạnh Lý Thường Kiệt, người dẫn 10 vạn quân đánh sang đất Tống (Trung Quốc) cảnh báo ý đồ xâm lược thì Quang Trung cũng là người được người phương Bắc nể vì. Chính vua Càn Long cũng sẵn sàng cắt đất nếu ông đồng ý làm con rể.
nguyen-hue-len-ngoi-hoang-de-xuat-quan-danh-ngoai-xam
Thanh Ô Long Đao huyền thoại
Khi nói về ‘Tây Sơn thập thần vũ khí’ (tức mười vũ khí lợi hại của Tây Sơn) không thể không nhắc đến thanh Ô Long Đao của Nguyễn Huệ. Thanh đao ấy đã gắn liền với võ tướng trong suốt sự nghiệp chiến trận, binh chinh thiên hạ của ông.
Truyền thuyết kể rằng, Nguyễn Huệ có được thanh đạo một cách khá kỳ lạ, một hôm trong lúc đi qua đèo An Khê (đèo nằm trên đường từ Quy Nhơn, Bình Định đi Pleiku, Gia Lai), bỗng trong rừng xuất hiện hai con rắn mun to lớn, mắt bằng quả dừa có màu xanh ngọc trườn ra đón đường dâng lên thanh đao quý, sau đó cúi đầu từ tạ trở lại rừng.
Thanh Ô Long Đao có cán màu gỗ mun đen nhánh, lưỡi được rèn bằng kỳ kim, cũng mang 1 màu đen tuyền, khi đao rời vỏ, khí lạnh tỏa ra 1 vùng, lưỡi đao sắc lẹm đến lạnh người. Đao có trọng lượng rất nặng, đối với một người bình thường thì không thể nào có thể sử dụng được.
nguyen-hue
Đây cũng là thanh đao gắn liền với những chiến công hiển hách của anh hùng áo vải. Trong trận Rạch Gầm, Xoài Mút năm Giáp Thìn (1785) Nguyễn Huệ đã sử dụng thanh Ô long đao chém tướng quân Xiêm lên đến hàng trăm người. Đao đến đâu là quân địch ngã rạp đến đó. Đặc biệt trong trận đánh này, có sự kết hợp giữa Ô Long Đao và Huỳnh long đao tả xung hữu đột khiến quân địch kinh hồn bạt vía. Tới năm Kỷ Dậu (1789), Ô Long đao lại một lần nữa cùng Quang Trung – Nguyễn Huệ triệt hạ vô số quân Thanh xâm lược…
Đáng tiếc là tất cả các sử sách về cuộc đời vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đều không hề nói đến các chiêu thức cụ thể và cách thức sử dụng Ô Long đao. Hầu hết tài liệu về các vị hoàng đế sử dụng Ô Long đao đều chỉ được mô tả một cách ước lệ, chung chung đầy huyền bí chứ rất ít những chi tiết cụ thể, rõ ràng. Và cho tới thời điểm hiện tại thì cũng chưa có một thông tin nào về cách sử dụng đao của vị anh hùng này được truyện lại cho hậu nhân.
Sánh ngang với thanh Ô Long đao của vua Quang Trung, thanh Đại Long Đao của vua Mạc Đăng Dung là hai trong những thanh đại đao huyền thoại nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam.
Thanh Long đao này dài tới 2,55m với cán đao bằng sắt rỗng dài 1,60m, lưỡi dài 0,95m. Mặc dù đã bị han rỉ và sứt mẻ sau 500 năm lịch sử nhưng thanh đại đao này vẫn còn khá nguyên vẹn và có trọng lượng khoảng 25kg. Ước tính khi chưa bị han gỉ nó có thể nặng tới hơn 30kg, sánh ngang với Thanh Long đao của Quan Vân Trường.
Trong binh khí của võ học cổ truyền, Đại đao được suy tôn là “bách quân chi nguyên soái”, có nghĩa là nguyên soái của trăm quân. Đao pháp chủ yếu có chém, bổ, miết, khều, xoay, gác, kéo, đẩy… Các loại đao pháp đều vận dụng rõ ràng ở lưỡi đao nên gọi là “đại đao xem lưỡi”. Khi thi triển đại đao, một chiêu, một thức bổ mạnh, chém rộng, một động, một tĩnh uy vũ đường đường.
nguyen-hue
Bí ẩn về thanh Ô long đao của anh hùng áo vải Quang Trung
Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu 1753 nhỏ hơn Nguyễn Nhạc 10 tuổi. Nhờ gia đình khá giả và có chí lớn nên ba anh em Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ – Nguyễn Lữ sau khi thọ giáo một thầy đồ ở xã Bàng Châu (huyện Tuy Viễn, tỉnh Bình Định) thì đến theo học thầy Trương Văn Hiến, một thầy đồ giỏi cả văn lẫn võ. Nhờ thân vóc mạnh mẽ, nên Nguyễn Huệ chuyên về môn sử dụng đao ngoài những môn võ khác. Môn đao phát huy được sức mạnh trời cho của Nguyễn Huệ.
Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn chú trọng nghiên cứu binh thư, nhất là đọc rất kỹ 2 bộ binh pháp của Tôn Tử và Trần Hưng Đạo. Thời gian theo thầy học tập của Nguyễn Huệ lâu hơn cả. Sau khi cha mất, Nguyễn Nhạc phải trở về xã Kiên Mỹ (huyện Tuy Viễn) nối nghiệp cha, Nguyễn Lữ thì xuất gia tu hành. Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nhạc được tôn làm Tây Sơn vương. Đất Tây Sơn (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) trở thành một tiểu quốc.
Nguyễn Huệ được giao trọng trách tổ chức và huấn luyện quân sự cho nghĩa binh. Phụ tá có các ông Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú, Võ Văn Dũng. Hằng ngày lo luyện tập cho binh sĩ các môn: côn, quyền, đao, kiếm, bắn cung, cỡi ngựa, ghép thành đội ngũ. Ngoài ra, còn kết hợp với sản xuất làm ruộng, phá rừng, trồng hoa màu… Trong các môn võ đó thì vua Quang Trung tinh thông sử dụng đại đao hơn cả.
nguyen-hue8
Sách Võ nhân Bình Định của Quách Tấn – Quách Giao ghi lại thời Tây Sơn có “Tam đại thần đao” đó là: Ô long đao của Nguyễn Huệ, Huỳnh long đao của Trần Quang Diệu và Lôi long đao của Võ Văn Dũng. Ô Long đao là tên đao của Nguyễn Huệ.
Truyền rằng một hôm Nguyễn Huệ đi tuần nơi đèo An Khê (giáp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), khi cùng anh là Nguyễn Nhạc lo xây dựng cơ đồ khởi nghĩa. Để tạo nên một không khí thần linh, Nguyễn Huệ đã loan tin là trong dịp đi tuần này có hai con rắn mun to lớn đón đường dâng đao rồi từ tạ vào rừng. Tại nơi rắn dâng đao, Nguyễn Huệ cho lập miếu thờ gọi là Miếu xà.
Về truyền thuyết Xà thần dâng Ô long đao cho Nguyễn Huệ có một số tài liệu sử ghi lại rằng: Khi Nguyễn Huệ đưa một đoàn quân mới đến đoạn đèo An Khê, một buổi sáng còn mờ sương, trên đường hành quân, có hai con rắn cực kỳ to, nước da đen tuyền (sách gọi là ô long – rắn đen như mun, to lớn như rồng) chắn ngang đường, nghĩa quân ùn lại, rối hàng ngũ vì không dám tiến tới.
Nguyễn Huệ đến xem sự thể, ông bước xuống ngựa chắp tay khấn rắn: “Nếu Sơn thần, Xà thần phù trợ cho việc làm chính nghĩa của anh em nhà Tây Sơn, biết trước sự thành công thì xin Xà thần mở đường cho quân đi, còn sự nghiệp không thành, thì xin Xà thần hãy trị tội mình tôi, để nghĩa sĩ trở về với gia đình, đồng ruộng”.
Lời khấn của Nguyễn Huệ vừa xong, cả hai con rắn to kia quay đầu, tiến lên phía trước mở đường. Đi một quãng, một con lao vào bụi rậm, lúc trở ra miệng ngậm một Ô thanh long đao sáng như nước, vươn cổ trao cho Nguyễn Huệ. Ông kính cẩn nhận thanh Ô long đao và thề với Xà thần sẽ vì đại nghĩa cứu dân, vì ân huệ của Xà thần mà đi đến đích cuối cùng.
nguyen-hue7
Tạo nhiều chiến công hiển hách
Trong các cuốn cổ thư từ xưa đã nhận định rằng, binh khí đại đao được suy tôn là “bách quân chi nguyên soái”, có nghĩa là nguyên soái của trăm quân. Kỹ thuật sử dụng đao phần lớn hai tay phải cầm chắc lấy đao mà tấn công, phòng thủ. Đao pháp chủ yếu có chém, bổ, miết, khều, xoay, gác, kéo, đẩy… Các loại đao pháp đều vận dụng rõ ràng ở lưỡi đao nên gọi là “đại đao xem lưỡi”.
Khi thi triển đại đao, một chiêu, một thức bổ mạnh, chém rộng, một động, một tĩnh đều có uy vũ hơn người. Trong chiến tranh xưa, đại đao thường dùng cho chiến tướng làm vũ khí giao đấu ở trên lưng ngựa, uy lực rất lớn. Cả cây đao do thân đao, cán đao, đĩa đao và vòng kêu là bốn bộ phận lớn cấu tạo nên. Sử chép rằng Lý Thường Kiệt (1019 – 1105), danh tướng triều Lý, oai phong lẫm liệt trên lưng ngựa, bằng những võ công kỳ vĩ, với thanh đại đao tung hoành chiến trận Bắc đánh Tống, Nam bình Chiêm bách chiến bách thắng, đã làm rạng rỡ một thời cho Tổ quốc.
Thanh Ô long đao, cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi đao cũng bằng một loại kim khí màu đen. Khi đao ra khỏi vỏ thì khí lạnh tỏa ra một vùng khá rộng. Thanh đao không có hào quang mà chỉ có khí lạnh, đồng thời sắc bén vô cùng. Trọng lượng rất nặng, phải một người vác mới nổi. Nguyễn Huệ là một trong số những tướng lĩnh đầu tiên và ông đã cầm quân xông pha trận mạc như thế cho đến tận phút cuối của cuộc đời mình. Ông thường cầm Ô long đao xông lên phía trước trận tuyền.
Và thanh Ô long đao này cũng gắn liền với những chiến công hiển hách, làm rạng rỡ non sông của vị anh hùng áo vải, cờ đào này. Trong trận Rạch Gầm, Xoài Mút năm Giáp Thìn (1785) Nguyễn Huệ đã sử dụng thanh Ô long đao chém tướng quân Xiêm lên đến hàng trăm người. Đao loan đến đâu vũ khí và đầu người rụng đến đó. Đặc biệt, trong trận đánh này sự kết hợp giữa “cặp đao song sát” Ô long đao và Huỳnh long đao, cả 2 tả xung hữu đột đã khiến quân thù khiếp vía. Rồi đến năm Kỷ Dậu (1789) lại một lần nữa thanh Ô long đao lại đẫm máu quân Thanh xâm lược.
Trong một số cuốn sách ghi chép về cuộc đời vua Quang Trung – Nguyễn Huệ cũng như về nhà Tây Sơn đều không có ghi chép cụ thể về các chiêu thức võ thuật khi sử dụng Ô long đao. Các chiêu thức cụ thể ra sao, vận dụng như thế nào, đều chưa thấy có một ghi chép nào chính xác về vấn đề này. Hầu hết, các thông tin liên quan đến các vị hoàng đế sử dụng Ô long đao đều được mô tả một cách ước lệ, khuôn mẫu và mang đậm tính huyền bí chứ ít có những chi tiết cụ thể, rõ ràng. Và hiện nay cũng chưa có một thông tin nào về cách sử dụng đại đao của vị anh hùng này được truyền lại cho hậu thế.
nguyen-hue
Còn 2 thanh thần đao khác của thời Tây Sơn là Huỳnh long đao của Trần Quang Diệu, Lôi long đao của Võ Văn Dũng đã cùng với Ô long đao tung hoành nhiều trận mạc. Huỳnh long đao là thanh thần đao của sư phụ Diệp Đình Tòng truyền tặng cho tướng quân Trần Quang Diệu. Sở dĩ có tên Huỳnh long vì tại nơi đầu con cù ngậm lưỡi đao được thếp vàng. Các chiến công của Trần Quang Diệu đều do thanh Huỳnh long góp phần tạo nên.
Còn Lôi long đao là do đô đốc Võ Văn Dũng nghiên cứu chiêu pháp rồi soạn ra vào mùa thu năm 1768 tại huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định). Sau này, khi dẹp xong quân Mãn Thanh, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ mở hội thi võ để chọn thêm nhân tài giữ nước. Lê Sĩ Hoàng, người quê Quảng Nam, được một dị nhân trên núi truyền thụ cho võ nghệ. Lê Sĩ Hoàng có sức mạnh hơn người, võ nghệ tuyệt luân, chuyên sử dụng cây Xích long đao của sư phụ truyền cho. Xích long đao là của tướng Lê Sĩ Hoàng. Sở dĩ có tên Xích long vì tại nơi đầu con cù ngậm lưỡi đao được sơn màu đỏ. Cây đao này cùng với Lê Sĩ Hoàng đã gây dựng được nhiều chiến công hiển hách.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét