Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

KÝ ỨC CHÓI LỌI 65

(ĐC sưu tầm trên NET)

                              Đặc công Việt Nam xé xác tiểu đoàn Rồng Xanh của Hàn Quốc

Những tội ác của “Mãnh Hổ”, “Rồng Xanh” Đại Hàn ở VN

 

(Kiến Thức) - Trên 43 vụ thảm sát đẫm máu do binh lính Hàn Quốc thực hiện tại Việt Nam được ghi nhận, trong đó có ít nhất 13 vụ giết trên 100 người.

    Giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày nay có một mối quan hệ nồng ấm trên các lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Thật sự khó có thể hình dung được điều này nếu quay trở về thời điểm cách đây 4 thập niên – khoảng thời gian đen tối nhất trong lịch sử quan hệ giữa hai nước. 

    Đó là giai đoạn mà các lực lượng quân sự Hàn Quốc đã tham gia và gây nhiều tội ác trong cuộc chiến do Mỹ tiến hành tại Việt Nam. Các tội ác này gắn với cái tên rất kêu của các đơn vị chiến đấu Hàn Quốc như Sư đoàn bộ binh "Mãnh Hổ", Bạch Mã", Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến "Rồng Xanh"…

    Theo giáo sư người Hàn Quốc Heonik Kwon, tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam, đã có trên 43 vụ thảm sát đẫm máu do binh lính Hàn Quốc thực hiện tại Việt Nam được ghi nhận, trong đó có ít nhất 13 vụ giết trên 100 người.

    Giờ đây, chương lịch sử u ám đó đã được khép lại, nhưng không có nghĩa là nó sẽ bị lãng quên vĩnh viễn. Các thế hệ sau cần ghi nhớ khoảng tối lịch sử này như một bài học đắt giá để biết trân trọng mối quan hệ mình đang có, cũng như để những câu chuyện đau buồn không còn có cơ hội xảy ra trong tương lai.

    Vụ thảm sát Thái Bình

    Vào một buổi sáng sớm của tháng 2/1966, một toán quân thuộc Sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ của Hàn Quốc đã tiến vào làng Thái Bình (tỉnh Quảng Nam) trong một cuộc càn quét các du kích Giải phóng.

    Tuy vậy, chúng chỉ tìm thấy trong ngôi làng 68 người, hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em. Những con người vô tội và không có khả năng kháng cự này đã trở thành đối tượng để “Mãnh Hổ” trút giận. Bằng hàng loạt phát súng và cả một quả lựu đạn, lính Hàn Quốc đã giết hại dã man 65 người.

    Ba người may mắn sống sót trong vụ thảm sát sau đó đã trở thành nhân chứng tố cáo tội ác của Sự đoàn Mãnh Hổ. Để ghi nhớ sự kiện tang tóc này, một đài tưởng niệm khắc tên của 65 nạn nhân đã được dựng lên tại làng Thái Bình. 

    Vụ thảm sát Diên Niên – Phước Bình

    Vào sáng ngày 9/10/1966, một trung đội lính Hàn Quốc thuộc Tiểu đoàn 3 - Lữ đoàn Rồng Xanh bắt đầu tập kích từ căn cứ đồi tranh Quang Thạnh (xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) vào thôn Phước Bình. Sau đó, chúng đổ quân càn quét, lùng sục tất cả nhà dân và hầm chống phi pháo, cưỡng bức nhân dân xóm Bình Trung (thôn Phước Bình) tập trung về sân trường học của thôn.

    Sau khi tập trung dân, chúng bắt đầu xả súng và ném lựu đạn vào nhóm dân thường. Vụ giết chóc này làm 68 người dân thôn vô tội ngã xuống, trong đó có 21 cụ già, 47 phụ nữ và trẻ em.

     Bia tưởng niệm vụ thảm sát Diên Niên. Ảnh: Dân Trí.

    Ngày 13/10, quân “Rồng Xanh” tiếp tục càn quét và hại thêm 112 người dân vô tội ở thôn Diên Niên gần đó.

    Tổng cộng, trong hai ngày 9/10 và 13/10/1966, lính Hàn Quốc đã tàn sát 280 phụ nữ và trẻ em ở hai thôn Diên Niên, Phước Bình. Ngày nay, di tích vụ thảm sát Diên Niên - Phước Bình đã được xếp hạng và cấp bằng di tích quốc gia.

    Vụ thảm sát Bình Hòa

    Ngày 3/12/1966,  nhằm trả đũa các hoạt động du kích của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, lính Hàn Quốc đã thực hiện một cuộc càn quét tại xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

    Trong vòng ba ngày, tại 5 địa điểm: buồng đất nhà ông Trắp, hố bom Truông Đình, Dốc Rừng, Đồng Chồi Giữa, đám ruộng giếng xóm Cầu, lính Hàn Quốc đã giết hại hàng trăm dân thường một cách dã man.

    Cao điểm là vào chiều ngày 6/12, người dân đã bị cưỡng bức tập trung lại rồi bị lính Hàn Quốc đồng loạt xả đạn, khiến 267 người thiệt mạng.

    Tổng cộng, trong thảm sát Bình Hoà, lính Hàn Quốc đã giết hại 430 người, trong đó có 269 phụ nữ (12 phụ nữ bị cưỡng hiếp đến chết), 104 người già, 174 trẻ em. 3 gia đình bị giết sạch không còn một ai.

    Năm 1990, chính quyền và nhân dân địa phương đã xây dựng một tấm bia căm thù tại hố bom Truông Đình ghi lại tội ác này. Tháng 5/1991, di tích vụ thảm sát Bình Hòa được xếp hạng và cấp bằng di tích quốc gia.

    Vụ thảm sát Bình An

    Ngày 23/1/1966, quân Hàn Quốc bất ngờ tổ chức một cuộc tấn công vào Bình An (Nay là xã Tây Vinh - Huyện Tây Sơn - Tỉnh Bình Định). Chúng bao vây từ 4 phía với quyết tâm tiêu diệt toàn bộ lực lượng của ta, nhưng đã bị đánh trả quyết liệt.

    Tức tối vì không đạt được mục đích, ngày 7/2/1966, các đơn vị lính Hàn Quốc bắt đầu tiến hành một chiến dịch tấn công tàn bạo bằng vũ khí hạng nặng. Từ sáng sớm, các đơn vị pháo binh của địch đều nã đạn cấp tập vào Bình An. Khi pháo ngừng, lính Hàn Quốc lập tức ập đến.

    Chúng tìm kiếm các hầm trú ẩn của dân ven làng, thả lựu đạn cay bắt mọi người phải trồi lên rồi thả sức tàn sát. Ngay trong ngày đầu chiến dịch, 58 người dân đã bị giết hại.

    Những ngày sau đó, cuộc giết chóc, đốt phá ngày càng mở rộng qui mô và sự dã man. Trong ngày 12/2, 109 người đã bị giết hại. Ngày 23/2, tại khu vườn nhà ông Trương Niên ở thôn An Vinh, lính Hàn đã dồn 90 người dân tới, dùng súng trung liên hạ sát toàn bộ.

    26/2 là ngày đẫm máu nhất, khi lính Hàn Quốc dồn tất cả những người chúng bắt được ở các nơi về Gò Dài (thôn An Vinh). Chúng đã giết hại 380 người bằng những hành động man rợ như hãm hiếp rồi dùng lưỡi lê đâm vào cửa mình phụ nữ, chất rơm đốt lửa thiêu sống trẻ em…

    Chiến dịch thảm sát của địch đã khiến trên 1.000 dân lành bị giết hại, trong đó phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em. Sự sống ở Bình An gần như bị hủy diệt hoàn toàn.

    Vụ thảm sát Cây đa Dù

    Sáng mùng 4 tháng Giêng năm Mậu Thân (12/2/1968), người dân các làng Phong Nhất, Phong Nhị ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã bị đánh thức bởi tiếng đạn pháo và súng máy. Sau đó, lính Hàn Quốc xuất hiện và áp giải rất nhiều phụ nữ, người già, trẻ em đến cây đa Dù ven quốc lộ 1A. Tất cả những người này sau đó đã bị hành quyết một cách dã man.

    Theo các báo của của Mỹ, từ 70 – 80 người dân không có vũ khí đã thiệt mạng. Đơn vị gây ra tội ác chiến tranh này là Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến số 2 của Hàn Quốc.

     Hình ảnh vụ thảm sát Cây đa Dù trên mạng Hàn Quốc.

    Mâu thuẫn giữa Mỹ và Hàn Quốc đã xảy ra trong việc điều tra về vụ thảm sát.  Phía Hàn Quốc đã ngụy biện rằng thủ phạm của vụ thảm sát là những “binh sĩ Việt Cộng mặc đồng phục lính Hàn Quốc”.

    Tuy vậy, Đại tá Robert Morehead Cook, tổng thanh tra của Lục quân Hoa Kỳ đã bác bỏ luận điệu này và khẳng định chính các binh sĩ Hàn Quốc đã tiến hành vụ thảm sát.

    Vụ thảm sát Hà My

    Tờ mờ sáng 26 tháng Giêng năm Mậu Thân (25/2/1968), nhằm cưỡng bức người dân vùng bám trụ vào ấp chiến lược, hai đại đội lính của Lữ đoàn Rồng Xanh đã kéo đến bao vây làng Hà My (xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam),

    Chúng gom người già, phụ nữ, trẻ em về xóm Tây ở ba điểm: Trước nhà ông Nguyễn Điểu (42 người); hầm nhà bà Lê Thị Thoại (16 người) và nhà ông Nguyễn Bính (74 người). Sau đó, chúng dùng súng tiểu liên, cối, lựu đạn, bắn và ném xối xả về phía người dân.

    Man rợ hơn, sau khi tàn sát, chúng phóng hỏa đốt thiêu, thịt cháy khét, chỉ còn xương chất thành đống, chẳng ai còn gương mặt để nhận dạng.

    Vụ thảm sát đã khiến 135 người bị sát hại, trong đó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em.

    Vụ thảm sát Duy Trinh

    Sáng 14/8//1968, lính Hàn Quốc đóng tại Hòn Bằng, cách làng Duy Trinh (Quảng Nam) chừng 400 m bắt đầu càn vào làng. Vừa đi chúng vừa bắn. Phần lớn người ở lại là người già, trẻ con và phụ nữ chạy xuống hầm trú ẩn.

    Quân địch phát hiện ra căn hầm nhà bà Thiệu tại xóm Mỹ An, liền ra lệnh mọi người ra khỏi nơi ẩn nấp, đứng xếp hàng trên miệng hầm. Một lát sau, chúng bắt tất cả trở lại hầm rồi bắt đầu cuộc giết chóc.

    Rất lạnh lùng, lính Hàn Quốc thay nhau cứ bắn một phát lại ném một quả lựu đạn xuống hầm. Có tất thảy 14 người toàn bà già, phụ nữ, trẻ em vô tội bị sát hại thảm thương. Tất cả đều vùi trong căn hầm mà sau này trở thành ngôi mộ chung của họ.

    Toán lính Hàn Quốc tiếp tục kéo qua xóm Vĩnh An cách đó chỉ chừng trăm mét. Vẫn hành vi man rợ như cũ, chúng lùa mọi người xuống hầm, lạnh lùng bắn một phát súng lại ném một quả lựu đạn. 18 thường dân vô tội khác đã thiệt mạng.
    Tổng cộng, 32 đồng bào đã bị giặc giết trong vụ thảm sát ở làng Duy Trinh.

    Nỗ lực hàn gắn nỗi đau lịch sử của người dân Hàn Quốc

    Nếu như sự tàn bạo của lính Mỹ với thường dân Việt Nam đã hứng chịu sự trừng phạt của dư luận Mỹ và quốc tế chỉ sau một thời gian ngắn, thì những vụ việc tương tự do lính Hàn Quốc gây ra đã không được nhắc tới sau một thời kỳ dài.

    Trong vài thập kỷ sau chiến tranh, do chính sách của các nhà cầm quyền, người dân Hàn Quốc hầu như không có thông tin gì về các hoạt động trong quá khứ của binh lính Hàn Quốc tại Việt Nam. Phải tới đầu những năm 2000, những bằng chứng về tội ác mới bắt đầu được truyền thông Hàn Quốc đưa ra qua tiết lộ của các cựu quân nhân Hàn Quốc ở Việt Nam.

    Những tiết lộ này đã phơi bày chi tiết sự tàn nhẫn trên một mức độ khó tưởng tượng của binh lính Hàn Quốc đối với dân thường Việt Nam, gây ra một cú sốc trong dư luận về vai trò của người Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

    Nhận thức được những tội ác trong quá khứ của các binh lính Hàn Quốc, kể từ đó đến nay, một số cựu binh và những người yêu chuộng hòa bình ở Hàn Quốc đã tham gia các cuộc vận động về vấn đề các vụ thảm sát ở Việt Nam, gửi lời xin lỗi đến nhân dân Việt Nam và quyên góp tiền để xây dựng các trường học và bệnh viện tại những nơi chịu tổn hại nặng nề nhất. Thông qua các hoạt động đó, họ mong muốn nhận được sự tha thứ từ người Việt Nam.

    Trong một cuộc thăm dò dư luận do Uỷ ban Hoà Bình của Tổ chức đoàn kết quốc tế của Hàn Quốc (KHIS) tiến hành, 77,9% người tham gia cho rằng, chính phủ Hàn Quốc cần xin lỗi công khai và bồi thường cho các nạn nhân Việt Nam vì những tội ác mà các đội quân “Mãnh Hổ”, “Rồng Xanh” đã gây ra.

    Trận đặc công Việt Nam 'xé xác' Rồng Xanh Hàn Quốc năm 1967

    11/04/2016 20:12
    Hạ Nam
    Sau trận đánh hủy diệt khiến 420 binh lính Hàn Quốc thiệt mạng, 6 tên còn sống sót ở một đơn vị Rồng Xanh đã rút chốt lựu đạn tự tử tập thể, một số tự bắn vào chân để phản đối lệnh đi càn của chỉ huy.
    slide-koreansoldier2

    Trước năm 1965 chính phủ Đại Hàn Dân Quốc đã gửi các đơn vị quân y và các võ sư sang tham gia vào các hoạt động giao lưu với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nhằm dọn đường cho việc tham gia chính thức vào chiến trường Việt Nam sau này. Từ năm 1965 trở đi lần lượt các đơn vị chiến đấu của Đại Hàn lần lượt cập bến quân cảng Đà Nẵng và chính thức tham chiến. Đó là Sư đoàn bộ binh Capital có cái tên rất kêu “Mãnh hổ” đóng quân ở Qui Nhơn, tiếp theo là sư đoàn bộ binh “Bạch Mã” đóng ở Phú Yên, Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến “Rồng Xanh” đóng quân tại Quảng Ngãi, Hội An.
    So với lực lượng giải phóng quân của ta thì quân Hàn Quốc được huấn luyện rất bài bản và được chọn lựa kỹ càng. Chúng rất thành thạo về các chiến thuật “phản” du kích, kỹ chiến thuật điêu luyện. Được huấn luyện đào tạo theo các giáo trình huấn luyện biệt kích của Mỹ, chúng rất gan lỳ và được đầu độc nặng nề về lòng căm thù chế độ Cộng sản. Ngoài ra ngay cả người Mỹ cũng phải kính nể về trình độ võ thuật của lính Hàn Quốc. Tiêu chuẩn của binh lính tham gia vào các đơn vị kể trên là phải có trình độ cao đăng môn Teakwon-do hoặc Happkido truyền thống của Đại Hàn.
    Lính Hàn Quốc có thể độc lập tác chiến và tự tìm cách duy trì sự sống trong rừng sâu khi bị lạc đơn vị trong chiến đấu một thời gian tương đối lâu. Chúng nghiên cứu quy luật chiến đấu và hoạt động của du kích ta rất kỹ lưỡng và đối phó khá hiệu quả trong thời gian đầu. Chúng tổ chức các đợt càn quét lớn và rộng, đêm đêm chia quân đi phục kích các vị trí nghi ngờ với sự kiên trì và tính kỷ luật cao độ. Khi đi càn chúng luôn luôn đi đầu, trực thăng Mỹ và pháo binh yểm trợ trên đầu và bộ binh Mỹ ủng hộ vòng ngoài.
    Quân Hàn Quốc hoạt động gần như là độc lập với quân VNCH và không tin tưởng vào đồng minh trong vấn đề tác chiến. Chúng sẵn sàng nổ súng tiêu diệt mà không cần bắn cảnh cáo khi có một dân vệ VNCH đi lạc đường vào khu vực mà chúng chiếm giữ.
    Quân ta gặp khá nhiều khó khăn và tổn thất khi đối đầu với lính Hàn Quốc. Chúng rất lỳ lợm trong việc phục kích và khủng bố dân trong các vùng chiếm đóng với cách thức hết sức dã man.
    Quân đội Hàn Quốc gây ra rất nhiều tội ác man rợ, trời không dung đất không tha như giết hại cùng một lúc 500 dân làng ở Tịnh Sơn Sơn Tịnh Quảng Ngãi với thành phần chủ yếu là người già trẻ em và phụ nữ để khủng bố răn đe mọi người không được ủng hộ du kích và trả thù cho những tên bị quân ta tiêu diệt…
    Tư lệnh miền đã nhận được rất nhiều thư tố cáo và yêu cầu trừng trị lũ giặc đánh thuê man rợ của chi hội phụ nữ và dân trong vùng bị chúng chiếm đóng. Quân ta đã tập trung lại và thề tiêt diệt bọn Đại Hàn để trả thù cho các chiến sĩ và đồng bào hy sinh vơi khẩu hiệu viết bằng máu: “Xé xác Rồng Xanh, Phanh thây Mãnh Hổ! Máu phải trả bằng máu, quyết trả thù cho đồng bào Bình Sơn, Sơn Tịnh bị Nam Triều Tiên sát hại”.
    Các chiến sĩ ta và trận với quyết tâm cao cùng với vành khăn tang trắng quấn trên đầu để tưởng nhớ những đồng bào bị giặc sát hại. Và các hoạt động “Khai tử Rồng Xanh ” liên tục diễn ra.
    Vào một ngày giữa năm 1966, như thường lệ lính Hàn Quốc lên trực thăng đi càn khá đông, chúng đổ bộ xuống một cánh đồng mà không biết đã có tiểu đoàn 48 quân giải phóng bố trí trận địa bao vây phục sẵn. Đợi bọn giặc vào thật gần cả tiểu đoàn đồng loạt nổ súng, địch bị bất ngờ chống cự yếu ớt và tháo chạy tìm đường thoát thân. Quyết không để kẻ thù chạy thoát quân ta nhất loạt xung phong truy kích tiêu diệt địch. Cuối trận đánh địch hầu như bị tiêu diệt toàn bộ, bỏ lại hơn 200 xác chết, chỉ có một số ít tháo chạy được.
    Sau đó, nhiều đại đội Hàn Quốc bị tiêu diệt gọn trong các trận bao vây và phục kích của ta. Địch bắt đầu hoang mang và chùn tay hơn khi đi càn quét.
    Tuy nhiên, tinh thần của chúng chỉ gục ngã hẳn sau một trận đánh lớn, trận đánh giáng một đòn mạnh vào quân đội Hàn Quốc rung động đến cả Seoul và làm Tổng thống Park Chung Hee phải điên đầu. Đó là trận tấn công một tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ của Lữ đoàn “Rồng Xanh” nổi tiếng tàn ác khát máu đóng đóng tại đồi tranh Quang Thạnh tỉnh Quảng Ngãi vào năm 1967.
    Trận đánh này có ý nghĩa rất lớn, nó củng cố tinh thần cho quân giải phóng, làm hả lòng hả dạ đồng bào Quảng Ngãi nơi quân giặc đã gây ra nhiều tội ác tày trời. Làm tan rã ý chí chiến đấu và sự hung hăng của quân Hàn Quốc đánh thuê. Đặc biệt, trận này không phải là ta phục kích đánh lẻ tẻ mà đánh tiêu diệt xoá xổ một lực lượng cỡ tiểu đoàn trong một căn cứ phòng ngự vững chắc được kết cấu bởi một hệ thống các công sự phòng ngự kèm các lô-cốt cố thủ bao quanh bởi một hệ thống dây kẽm gai gài mìn nhiều tầng được giám sát bảo vệ bởi các tốp lính đi tuần và canh gác cẩn mật.
    Diễn biến trận Quang Thạnh ngày 15/2/1967
    Tư lệnh miền đã cân nhắc rất kỹ các kế hoạch tấn công vào cứ điểm đồi tranh Quang Thạnh. Mục tiêu của ta đề ra là phối hợp các tiểu đoàn chiến đấu vận động bí mật tiếp cận mục tiêu theo hình thức đặc công. Đến nơi tạo 4 cửa mở ở bốn góc bằng cách gài bộc phá để phá đồng loạt các hàng rào dây kẽm gai sau đó đồng loạt xung phong tiến vào tiêu diệt quân địch trong cứ điểm bằng AK, lựu đạn và súng phun lửa kết hợp với DKZ và B-40 ở bên ngoài. Yếu tố bất ngờ đóng vai trò chủ đạo và trận đánh phải sẽ diễn ra vào khoảng 10 giờ tối và phải kết thúc trước càng nhanh càng tốt trước khi trời sáng để đề phòng quân địch ở các căn cứ khác kéo đến tiếp viện và hạn chế hoả lực của phi pháo bắn tiếp cứu
    Trận đánh bắt đầu đúng như kế hoạch, ta dùng 4 mũi tấn công bí mật tiếp cận từ các hướng, giữa các mũi tấn công luôn luôn đảm bảo liên lạc thông suốt với nhau và với ban chỉ huy trận đánh. Tuy nhiên do rải lộ tiêu không tốt mà một mũi tấn công bị lạc đường mất liên lạc và không đến vị trí tập kết được. Mặc dù chỉ còn ba mũi nhưng ta vẫn quyết định tấn công cứ điểm. Ta đã thành công trong việc bịt mắt bọn đi tuần và bọn gác bên ngoài. 3 mũi bí mật tiếp cận các cửa mở và đã đặt bộc phá xong, chỉ huy trận đánh ra lệnh đồng loạt phát hoả để mở các cửa.
    Tran-Quang-Thanh
    Sau những tiếng nổ của bộc phá và DKZ, B-40 cùng lựu đạn. Quân ta nhất loạt xung phong đột phá qua các cửa mở dùng AK bắn xối xả vào các giao thông hào, các ụ phòng ngự có đặt trung liên, và các khu dã chiến cho lính ngủ nửa chìm nửa nổi. Bọn địch bị hoàn toàn bất ngờ , vòng ngoài nhanh chóng bị hoả lực của ta tiêu diệt. Số còn lại lùi vào bên trong vừa phản kích dữ dội vừa tìm cách tập trung lực lượng dựa vào các lô cốt phòng ngự. Nắm được ý đồ của địch, ta vừa tăng cường sức tiến công vừa bao vây chia cắt địch theo từng khu vực để tiêu diệt và gọi hàng.
    Mặc dù sức tấn công của ta mạnh ở 3 mũi nhưng do thiếu một mũi tấn công thứ tư cho nên việc chia cắt cô lập địch thành các khu nhỏ để bao vây tiêu diệt triệt để trở nên khó khăn. Quân Hàn Quốc dựa vào các lô-cốt hầm ngầm điên cuồng chống cự bằng trung liên, nhất quyết không đầu hàng. Ta dùng súng phun lửa và lựu đạn tiêu diệt các ụ phòng ngự ngoan cố này.
    Đến gần sáng, ta làm chủ phần lớn cứ điểm, căn cứ ngổn ngang xác địch. Do sơ hở, ta để một đại đội thuộc sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ từ bên ngoài đánh vào tiếp cứu và chúng co cụm vào 2 lô-cốt kiên cố nhất ở trên cao, dùng hoả lực chống cự quyết liệt…
    Lúc này phi pháo ở bên ngoài bắn vào dữ dội hơn. Do bên trong căn cứ lúc này chủ yếu là quân ta cho nên chỉ huy trận đánh ra lệnh giải quyết số thương binh tử sĩ và rút lui dần vì nếu kéo dài đến sáng sẽ không có lợi.
    4 giờ sáng quân ta rút lui an toàn ra khỏi căn cứ đồi tranh Quang Thạnh.
    Mặc dù không tiêu diệt được 100% quân số địch, không bắt được tù binh nhưng số mà ta tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu đủ để xoá sổ tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ của Lữ đoàn Rồng Xanh đóng tại đây. Trận này ta tiêu diệt tại chỗ 420 lính Hàn Quốc (chúng có khoảng 500 tên trong căn cứ).
    Đây là một trận đánh lớn, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đánh qụy Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến Rồng Xanh, giáng một đòn chí tử vào đội quân đánh thuê tàn ác, củng cố tinh thần cho bộ đội khu Năm về khả năng đánh địch trong cứ điểm phòng ngự kiên cố. Âm vang của trận đánh lớn đến nỗi làm lình Hàn Quốc sống sót mất hết tinh thần. Sau trận đánh, sáu tên lính Park Chung Hee ở một đơn vị Rồng Xanh đã rút chốt lựu đạn tự tử tập thể, một số tự bắn vào chân để phản đối lệnh đi càn của chỉ huy.
    Ở các nơi có bọn Đại Hàn đóng quân, một số đem súng tìm du kích để đầu hàng. Một số thông qua dân nhắn bộ đội giải phóng đừng có bắn chúng, đổi lại chúng sẽ chỉ đi càn lấy lệ
    Sau chiến thắng này bà con ta hả lòng hả dạ và yên tâm bám đất ủng hộ du kích kiên quyết không vào các ấp chiến lược do địch cưỡng chế.

    Hồi Ký của Kim Jin Sun
    Langtu Collectibles
    29 tháng 7, 2010
     1  2   3   4   5   6
    Langtu Collectibles giới thiệu:
    Đây là cuốn hồi ký của Kim Jin Sun, một cựu chiến binh Hàn quốc đã tham chiến ở VN trong biên chế sư đoàn Mãnh Hổ. Ông này đã về hưu với quân hàm Đại tướng. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, tướng Kim giữ chức Đại uý, Đại đội trưởng Đại đội 11 trong sư đoàn Mãnh hổ. Tướng Kim khá được trọng dụng vì "chỉ biết truy tìm và diệt Việt Cộng (VC)" với biệt danh "tướng cướp rừng xanh". Tuy nhiên qua hồi ký này người đọc sẽ thấy những gì diễn ra trong cuộc chiến ở Việt Nam đã làm tướng về hưu Kim Jin Sun phải suy nghĩ và ân hận trong giai đoạn cuối đời. Ông đã từng quay lại thăm Việt Nam.
    Lời nói đầu
    Mặc dù mới lập gia đình được 10 tháng, tôi đã phải tạm biệt vợ, quên đi hai chữ tình yêu để sang Việt Nam. Ở đó tôi đã lùng sục khắp các hang núi như một con thú, tìm mọi cách để tiêu diệt hoặc bắt toàn bộ đối phương. Đã có rất nhiều người bị chết bởi những kế hoạch của tôi.
    Tại nơi chiến trường chỉ có giết và giết đó, các giá trị đạo đức đối với chúng tôi cũng bị tan vỡ chẳng khác nào những mảnh đạn pháo. Và dần dần tôi cũng trở thành một con người không biết gì khác ngoài bắn giết. Sự điên dại trên chiến trường là điều không thể tưởng tượng được bằng lý trí lúc bình thường.
    Tôi không hề cảm thấy bận lòng khi thấy đứa trẻ chăn trâu hay một dân thường bị chết. Tôi đã truy lùng với một khoái cảm còn hơn cả cảm giác đi săn thú. Tôi đã ăn uống và chụp ảnh không hề vướng bận ngay bên cạnh những xác chết. Tôi đã xông vào hầm của đối phương không một phút chần chừ và bóp cò súng không hề run sợ. Chiến tranh đã qua lâu mà tôi vẫn không thể hiểu nổi tại sao mình lại có thể hành động như vậy. Tôi đã bắn giết mà không hề quan tâm và cũng không thể hiểu được bản chất của chiến tranh VN. Tôi không được phép suy nghĩ gì khác ngoài việc phải giết thật nhiều VC để tồn tại và ngăn chặn CS.
    Tôi đã chiến đấu liên tục với một chiếc mũ cao bồi trên đầu. Trong bộ não của tôi được nhồi đầy những ý nghĩ rằng miền Bắc là nơi những kẻ ác tụ tập. Sau khi kết thúc cuộc đời binh nghiệp với quân hàm đại tướng, tôi đã có dịp sang thăm Hà nội. Cái đập vào mắt tôi lúc đó là một sân bay nhỏ bé. Tiếng súng đã tắt 20 năm rồi..., tại sao một VN như vậy lại có thể thắng được siêu cường số một là nước Mỹ. Tôi cũng muốn đi tìm lời giải cho những hành động của những người lính giải phóng mà tôi đã từng gặp và giao chiến. Những người sống và chiến đấu trong hoàn cảnh mà con người bình thường khó có thể sống nổi, những người lính giải phóng đã lao thẳng vào căn cứ địch, chỉ với trái lựu đạn; người chiến sĩ giải phóng đã chống cự gần 8 giờ đồng hồ với một thân hình gần như cụt cả tay chân, không chịu đầu hàng... lúc đó tôi đã viết vào nhật ký như sau:
    Thật đáng thương cho chiến dịch Tết Mậu Thân của VC. Lúc đó tôi chẳng hiểu vì cái gì mà họ lại lao vào đội quân hùng mạnh của Mỹ và Hàn quốc như vậy. Thật đáng thương. Không thể hiểu nổi những người lính VC gầy guộc như một đứa bé, trên tay chỉ có một khẩu súng cổ lỗ và một trái lựu đạn vì cái gì mà chiến đấu như vậy”.
    Quang cảnh trận Điện Biên Phủ mà tôi được xem ở một bảo tàng Hà nội thật là cảm động. Và tôi đã hiểu rằng Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại, một con người vĩ đại. Người đã dẫn dắt cả dân tộc VN đi theo chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. ông là một người có nhân cách lớn. Tôi đã bị sốc và vô cùng cảm động khi thăm địa đạo Củ chi, nơi tượng trưng cho trí tuệ, sự kiên trì và ý chí đấu tranh của VN. Tôi đã cảm thấy đã tìm được lời giải cho câu hỏi vì sao họ lại chiến đấu, vì sao họ lại chiến thắng.
    Tôi thấy đã đến lúc đưa ra những kết luận cho riêng mình về chiến tranh và lịch sử của VN. Tôi muốn viết ra đây về bản thân tôi và cuộc chiến tranh mà tôi đã tham gia. Nếu không, cuốn sách này sẽ không thể hiện được sự ân hận của tôi, cũng như không đem lại một chút ý nghĩa nào.
    Tôi mong các độc giả sẽ đọc cuốn sách này để hiểu thêm về chiến tranh. Mong các bạn hiểu hơn về đất nước VN nhỏ bé mà kiên cường, hiểu thêm về sự ngạo mạn của các cường quốc, hiểu cho những ân hận về những tội ác mà tôi và các chiến hữu đã gây ra ở VN.
    Khám thi thể người chiến sĩ giải phóng (tựa SH)
    Hồi ký Kim Jin Sun (phần 1)
    Ngày 3 tháng 4 năm 1970, đại đội của chúng tôi lùng sục xung quanh con sông Lư Diên thuộc huyện Phù Cát tỉnh Bình Định. Trách nhiệm của tôi với tư cách là Đại đội trưởng là không được phép để cho bất cứ một VC nào xuất hiện thuộc khu vực trách nhiệm chiến thuật của mình. Đại đội đang vượt sông và đi qua khu vực rừng tre, bỗng có tiếng súng bắn ra từ phía khu rừng vốn rất yên tĩnh. Đó là khu vực đã có bắn nhau đêm qua, ba VC đã bị chết bởi mìn Clâymo của tổ phục kích của chúng tôi. Thế mà giờ lại có tiếng súng.
    Ngay lập tức đại đội vừa tiếp cận, vừa bắn tập trung vào khu vực phát ra tiếng súng. Nhưng tiếng súng vẫn tiếp tục, và hai lính tôi đã bị thương. Sau khi thấy không thể tiếp cận được, chúng tôi đã cho xe chở cối đến. Ngay lập tức một cơn mưa đạn cối xối xả và các súng phóng lựu được tuôn ra xối xả. Chúng tôi lại thử tiếp cận, nhưng tiếng súng quái ác vẫn dai dẳng bắn ra từ phía khu rừng. Cứ liên tục như vậy, chẳng mấy chốc 7 giờ đồng hồ đã trôi qua. Chuyện gì thế này? Một đại đội mà phải giao chiến với một nhóm quân địch.
    Nếu để đến khi mặt trời lặn, quân giải phóng từ căn cứ 226 có thể tấn công. Nghĩ vậy, tôi đã phải dùng thủ đoạn cuối cùng. Tôi ra lệnh đặt chắc chắn hai khẩu súng máy ở phía bờ đê và bắn sao cho đối phương không thể ngóc đầu lên được, trong lúc hai lính của tôi sẽ bò lên tiếp cận vị trí của đối phương. Ngay sau khi súng ngừng bắn, hai người đó sẽ nhanh chóng xông liên tiêu diệt. Và chúng tôi đã thành công. Thắng lợi cuối cùng thuộc về chúng tôi.
    Trận chiến đã diễn ra suốt 8 tiếng đồng hồ. Trong thời gian đó, không biết bao nhiêu đạn dược đã bị tiêu tốn. Hình ảnh của địch đã bị tiêu diệt sau khi đã kháng cự suốt 8 giờ liền đã làm tôi bị sốc thực sự. Chỉ có một người. Người lính giải phóng đó gần như bị tiện đứt một bên cổ chân, một bên cánh tay cũng bị thương nặng. Anh ta đã dùng bông và mảnh áo tự băng bó cho mình và chiến đấu với đại đội của tôi trong suốt 8 tiếng liền. Trong khi khám thi thể người chiến sĩ giải phóng, tôi đã phát hiện ở ngực anh ta có một cuốn sổ, trong đó có ảnh một thiếu nữ xinh đẹp với mái tóc dài buộc sang hai bên. Phía sau tấm ảnh là dòng chữ: “Em luôn yêu anh, dù anh ở bất cứ nơi đâu” bằng tiếng Việt.
    Chắc chắn hai người là vợ chồng hoặc là người yêu. Đây là bằng chứng tình yêu của người thiếu nữ gửi cho người lính miền Bắc. Trong bầu không khí còn sặc sụa khói đạn, thoảng qua trong đầu tôi suy nghĩ, hoá ra anh ta cũng là người bình thường, cũng có người yêu.
    Tám giờ đồng hồ quả là một quãng thời gian dài dằng dặc, có đủ thời gian cho việc đầu hàng. Đây là một việc hoàn toàn khác với việc lính đặc công của Nhật bản cảm tử ôm bộc phá lao vào mục tiêu. Đó là một cái chết tức thì. Còn ở đây, anh ta chờ đợi cái chết trong 8 giờ liền. Trong thời gian đó, anh ta đã nghĩ gì, trong khi nếu không đầu hàng thì không còn cách nào khác là phải chết. Những ngưòi lính Hàn quốc bị thương bắt đầu báo thù lên thi thể của ngưòi lính giải phóng. Chúng tôi đem theo mảnh thi thể không còn hình thù, hành quân về căn cứ như một đoàn quân thắng trận. Mọi người nói rằng đây là truyền thống của đơn vị. Tôi vui vẻ dẫn lính về doanh trại, trong lòng không có cảm giác tội lỗi nào.
    Hai mươi năm sau sự kiện đó, tôi đã là thiếu tướng, sư đoàn trưởng đóng ở Hwachon, tỉnh Kangwon. Một hôm trong lúc đang đi dạo một mình qua một hang núi tuyệt đẹp, nhũng hình ảnh 20 năm trước đã làm tôi trào nước mắt. Tôi vừa khóc vừa hồi tưởng lại những sự việc của ngày hôm đó. Mặc dù lúc đó đối với tôi, người chiến sĩ giải phóng đó là địch, nhưng đó là một chiến sĩ dũng cảm,... Trong cơn điên loạn của chiến tranh, tôi đã làm tổn hại thi thể của người chiến sĩ ấy trong cơn say máu cuồng loạn. Sự hối hận đã vò xé lòng tôi.
    Tôi đau lòng hơn khi nghĩ về người thiếu nữ trong ảnh, ngưòi mà bây giờ còn sống chắc đã 40 tuổi. Hẳn người thiếu nữ đó không biết về những giây phút dũng cảm cuối cùng của người yêu. Có thể người thiếu nữ đó đến giờ vẫn chờ đợi hoặc đi tìm tung tích người yêu cũ. Nếu tôi có thể giữ lại được dấu tích của người chiến sĩ ấy, có lẽ sẽ an ủi được phần nào trái tim của người thiếu nữ đó.
    Chính cái chết của người chiến sĩ giải phóng và hình ảnh của người thiếu nữ ấy đã đưa tôi đi đến quyết định viết cuốn sách này. Mong rằng cuốn sách được viết tự đáy lòng của tôi sẽ khiến tôi vợi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt vì ân hận. Vàtôi cũng mong rằng sẽ có thêm nhiêù người nữa hiểu về sự thật của lịch sử VN qua những gì tôi đã hiểu trên chiến trường. Cái chết của người chiến sĩ giải phóng đó đã góp phần viết nên trang sử hào hùng của VN.
    Tôi đã từng tham gia trận đánh quy mô sư đoàn với tên gọi "Chiến dịch M ãnh hổ". Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi được tham gia một trận có quy mô lớn như vậy. Lúc đó để ngăn chặn việc báo cáo sai sự thật, tren sư đoàn ra lệnh mỗi khi tiêu diệt VC phải cắt tai trái đem về. Có thể hiểu được một phần tại sao các viên chỉ huy lại ra một mệnh lệnh dã man như vậy. Điều đó cũng có nghĩa là đã có quá nhiều báo cáo sai sự thật.
    Trước ngày toàn sư đoàn tham gia vào chiến dịch “Mãnh hổ”, tôi đã tập hợp toàn đơn vị lại sau khi đã hoàn thành việc chuẩn bị chiến đấu để huấn thị. Tôi cũng đã tổ chức liên hoan và khích lệ tinh thần binh sĩ. Tôi tràn đầy quyết tâm là sau trận đánh này quân VC ở khu vự xung quanh sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt. Nhưng ngay từ ngày đầu của chiến dịch, tôi và chỉ huy sư đoàn đều hiểu rằng đó chỉ là giấc mơ viễn vông.
    Tại điểm đổ quân, đối phương đã đặt rất nhiều mìn, chỉ cần vướng vào dây là mìn nổ.Có rất nhiều trường hợp trực thăng bay đến không đổ quân được phải bay về. Dường như quân giải phóng đã biết rất rõ về thời gian, hình thức tác chiến của quân Hàn quốc. Trong thời gian pháo bắn dọn đường và trực thăng bay đến đổ quân thì quân VC đã rút êm ra ngoài qua những con đường bí mật. Chỉ còn lại trong căn cứ trống rỗng của họ những dây mìn được gài lại như mạng nhện. Họ chỉ để lại một vài người trong tổ cảnh giới ở lại sâu trong rừng, những nơi không thể nào phát hiện ra được, và quân Hàn quốc đã thương vong bởi những quả mìn do họ gài lại.
    Nhưng mệnh lệnh từ trên vẫn tiếp tục được đưa xuống và lùng sục vẫn được tiến hành. Đó đúng là một mệnh lệnh ngớ ngẩn. Rừng ở VN đầy rẫy những cây lớn nhỉ, ngay giữa ban ngày cũng tối như mực. Nếu tiến vào trong đó thì không nhìn thấy trời mà cũng không thể xác định được phương hướng. Binh lính phải mất tới 4 giờ để tiến lên một quãng 400m. Nếu phải tiến quân theo đường rừng dày đặc thì những cây nhỏ và dây leo theo đúng nguyên tắc thì chưa cần đến 1 giờ là sẽ bị xuống sức nghiêm trọng. Hơn nữa, khi leo núi, cứ tiến 10 m thì lại phải dừng lại nghỉ 20 phút. Trên lưng đeo 8 quả đạn cối nên nhiều lúc tôi cứ leo được 2m thì lại bị tụt xuống tới 3m.
    Binh lính được đưa vào cuộc lùng sục bất đắc dĩ này, không còn cách nào khác là phải đi hàng một, theo những con đường có sẵn. Nhưng quân giải phóng đã gài lại đầy mìn trên con đường này trong khi rút lui. Một hôm trung đội đi đầu bị vướng mìn và thương vong 11 người. Điều này làm cho toàn đại đội phải dừng lại trong hẻm núi 1 giờ liền với đội hình kéo dài 4km. Nếu quân giải phóng tấn công bất ngờ thì chắc chắncó một thảm kịch xảy ra bất ngờ.
    Hỡi những sĩ quan chỉ biết ngồi ở bộ tư lệnh và chờ đợi những thắng lợi tốt đẹp, các ông có biết tâm trạng của những người lính phải ngồi lại phờ phạc nhưđoàn quân thất trận trên những con đường trong rừng sâu không... Tôi thật nghi ngờ về cái kết quả của chiến dịch "Nguyệt quế" lại có thể tiêu diệt được 330 VC.
    Trung đội1 của đại đội trong khi lùng sục đã bị vướng mìn, 9 người gồm cả trung đội trưởng đã phải đưa về hậu phương. Cũng may quyền chỉ huy đã được giao cho hạ sĩ Moon. Trong khi lùng sục, do bất cẩn tôi cũng đã vướng phải dây mìn 60mm do đối phương gài lại. Chốt an toàn đã bị tung ra, nhưng thật may mắn là mìn đã không nổ.
    Khu vực mà chúng tôi được lệnh lùng sục trong ngày đầu tiên là một ngọn núi mà lên tới đỉnh khoảng 400m. Sau 10 giờ leo trèo,lên tới đỉnh, lính của tôi gần nhưđã kiệt sức. Bộ quần áo chiến đấu của tôi loang lổ những vết muối do mồ hôi đọng lại. Đây là kết quả của việc phục tùng lệnh cấp trên.Sau những cố gắng có khi phải trả bằng máu ấy, cái mà chúng tôi phát hiện được chỉ là những chiếc xẻng dùng rồi, được bỏ lại trong hang núi. Tôi trông thấy cảm giác thất vọng tràn trề trên khuôn mặt binh lính.
    Phải làm thế này trong một tháng liền ư. Tôi muốn được ngẩng lên trời mà chửi thật to. Đây là cáitrò hề gì vậy. Bây giờ chúng tôi mới hiểu được sức mạnh của thiên nhiên. Thời tiết thì nóng bức mà nước uống thì không đủ. Trên người, kể cả chỗ kín bắt đầu sinh bệnh ngoài da. Có những lúc sấm chớp rồi mưa sầm sập trên đầu. Những cơn mưa trong rừng nhiệt đới ở VN cứ như dùng nước dội lên đầu vậy. Có căng bạt lên cũng chẳng ăn thua gì. Binh lính không còn cách nào khác là phải dừng mọi việc lại chờ cho tới khi mưa tạnh. Và ngồi cầu nguyện sao cho sét đừng đánh vào mình. Có một lần xảy ra cháy và có lệnh sơ tán, những binh lính chỉ có biết ngồi run rẩy sợ hãi trong cánh rừng tối om, không thể biết được có cái gì phía trước.
    Cả tuần rồi mà đại đội tôi không làm nên trò trống gì, ngay cả bóng của VC cũng không phát hiện ra được. Ngược lại bệnh viện 106 đã đầy chặt lính bị thương và tử sĩ Hàn quốc vấp phải mìn. Bệnh viện đã phải căng thêm lán nhưng vẫn không đủ chỗ. Lính bị thương của đại đội tôi cũng chỉ được cấp cứu xong là phải đưa về đội cứu thương của tiểu đoàn. Trong thời gian đó đại đội tôi đã phát hiện và lùng sục được 40 hang núi. Chúng tôi cũng đã phát hiện khoảng 2 xe tải quần áo và đem đốt hết. Và chúng tôi cũng phát hiện những dụng cụ cắt tóc nữa. Nhưng điều mà chúng tôi thực sự mong đợi là VC thì lại không phát hiện được một người nào. Rõ ràng là đối phương đã thoát ra khỏi khu vực lùng sục và ở xa đâu đó, đang xem vở kịch do quân Hàn quốc diễn.
    Sau khi giai đoạn một của chiến dịch kết thúc, sư đoàn bước vào giai đoạn hai. Tại đây sư đoàn đã ra lệnh không cần phải cắt tai đem về nữa. Thế là đã đến nước phải chấp nhận báo cáo láo rồi đây. Mệnh lệnh này một lần nữa làm tôi vô cùng tức giận. Thế là kết quả tay trắng của giai đoạn một đã được dịp thay đổi.
    Theo lời kể của binh lính thì một nhân viên của đội an ninh đã mua súng ở chợ với giá 20 đô la và bán lại cho họ với giá 40 đô la. Sau khi mua, họ tháo rời súng ra và bí mật đem vào trận đánh. Sau đó sẽ báo cáo là tiêu diệt 3 địch và thu được một khẩu M16.

    (xem tiếp phần 2)
    Xin mời đọc thêm bài của một sĩ quan Đại Hàn khác: tướng về hưu Kim Ki Tae
     

     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét