KÝ ỨC CHÓI LỌI 64
(ĐC sưu tầm trên NET)
Qua
một năm chiến đấu ác liệt, chống kế hoạch bình định tát gom dân vào ấp
chiến lược của địch, Nguyễn Chí Trai tỏ ra gương mẫu về quan điểm, đạo
đức tốt, sống đoàn kết chan hòa với đồng đội, dũng cảm, táo bạo trong
chiến đấu, chấp hành tốt Chỉ thị, Nghị quyết của Chi bộ, được cấp trên
đề bạt Tiểu đội phó rồi Tiểu đội trưởng. Mỗi khi Út Trai xây dựng phương
án tác chiến, đánh là chắc thắng, nên được cấp trên tin tưởng, quần
chúng yêu mến. Đầu tháng 8/1963, Nguyễn Chí Trai được kết nạp vào Đảng
Lao động Việt Nam. Đồng chí phấn đấu phát huy mọi sáng kiến, mưu mẹo,
dũng cảm và táo bạo trong đánh địch. Lúc này, Trai được bổ nhiệm kiêm Tổ
trưởng công binh đặc công xã, vừa đánh địch bằng bộ binh, vừa đánh địch
bằng chất nổ. Đường lộ chiến lược Liên tỉnh lộ 70 (nay là Quốc lộ 53),
đoạn cắt ngang qua Trung Ngãi dài 5 km, địch đóng 5 đồn, canh tuần rất
nghiêm ngặt. Đặc biệt, trong năm 1963, quân địc đã lấn chiếm đóng đồn
hầu hết các vùng nông thôn sâu trong xã. Chúng gom dân lập ấp chiến lược
3/8 ấp, gây biết bao khó khăn cho cán bộ và nhân dân, nhưng Út Trai
cũng tìm ra kẽ hở để thọc sâu vào ấp chiến lược, đồn bót, tiêu hao sinh
lực địch… Với phương châm “Bám sát địch đánh địch, thu vũ khí trang bị
cho ta để xây dựng lực lượng võ trang mạnh”.
8
năm 7 tháng chiến đấu kiên cường, lập công xuất sắc, Nguyễn Chí Trai đã
tham gia đánh địch trên 418 trận, diệt 367 tên (có 5 Mỹ), phá hủy 78 xe
quân sự, đánh chìm một tàu và hư nặng 3 tàu xuống chiến đấu của địch,
đánh sập 13 lần cầu đúc kiên cố trên tuyến Liên tỉnh lộ 70, đánh 167 lần
giao thông, phá đứt 450 mét lộ đá, thu 163 súng các loại, bẻ gãy hàng
chục cuộc càn quét của địch, bảo vệ tài sản đồng bào.
Những trận đánh táo bạo của đặc công Hải quân khiến Mỹ kinh sợ
'Yết Kiêu' trên chiến trường B: Mỹ treo thưởng 100.000 USD để lấy đầu Quách Sanh
Là lực lượng tinh nhuệ, được ví như người anh hùng thời Trần - Yết Kiêu
có biệt tài thủy chiến, bộ đội đặc công hải quân với phiên hiệu Đoàn 126
đã lập nhiều chiến công lẫy lừng.
Ông Phạm Xuân Sanh, nguyên đội trưởng đội đặc công nước 170 - Ảnh: V.N.K
Từ
năm 1967 - 1975, ông Phạm Xuân Sanh, nguyên đội trưởng đội đặc công
nước 170 đã chỉ huy đánh thắng nhiều trận trên mặt trận B4 Quảng Đà,
khiến đối phương phải treo thưởng 100.000 USD để lấy đầu ông.
Dù
thời gian đã lâu nhưng ông Sanh (76 tuổi, trú ở đường Trưng Nữ Vương,
TP.Đà Nẵng) vẫn nhớ như in những chiến công lẫy lừng trong suốt 9 năm
chỉ huy đội đặc công hải quân 170 trên chiến trường Quảng Đà.
Tốt
nghiệp khóa huấn luyện đặc công hải quân vào tháng 10.1966, ông Sanh
cùng 59 chiến sĩ khác và tổ đài 15W xuất quân bằng xe đạp từ Quảng Yên
(Quảng Ninh) vào tới Quảng Bình. Sau hơn 2 tháng đi đêm, nghỉ ngày, đoàn
đến A Vương (Quảng Nam) và chọn núi Hòn Tàu, huyện Quế Sơn làm căn cứ,
để cơ động tác chiến quanh các vùng địch tạm chiếm như Điện Bàn, Hội An,
Đại Lộc, Duy Xuyên...
Nhiệm vụ của đội 170 là
đánh sập các cầu, cống chiến lược trên đường 1A, đường tỉnh chiến lược
từ Huế vào Tam Kỳ, không cho địch vận chuyển người, vũ khí, lương thực
chi viện cho các chiến dịch đánh phá ta... Đội này còn có nhiệm vụ phá
hủy các kho tàng, bến cảng ven sông; tiêu diệt các sĩ quan cấp cao của
địch.
Ông
Sanh (ngồi thứ 2 từ phải sang) cùng đồng đội dự hội nghị chỉnh huấn của
lực lượng tại núi Hòn Tàu, Quảng Nam - Ảnh: Nguyễn Tú chụp lại ảnh tư
liệu của ông Sanh
Lực lượng đặc công trên xe tải tiến về giải phóng Hội An - Ảnh: Nguyễn Tú chụp lại ảnh tư liệu của
ông Sanh
ông Sanh
Đội
170 mà ông Sanh chỉ huy đã đánh thắng nhiều trận, khiến quân Mỹ - ngụy
tuyên bố sẽ thưởng 100.000 USD cho người bắt được hoặc giết chết Quách
Sanh (biệt danh của ông Sanh). Chỉ tính riêng từ năm 1966 - 1970, đội
170 do ông Sanh chỉ huy đã 5 lần đánh sập cầu, trong đó cầu Giao Thủy
nối huyện Đại Lộc qua miền tây Duy Xuyên, nơi có 2 sư đoàn lính thủy
đánh bộ Mỹ đóng quân, bị đánh sập 3 lần.
Để đáp
trả lời tuyên bố, đội 170 do ông Sanh chỉ huy đã ra quyết định hết sức
táo bạo: đúng ngày sinh nhật Bác Hồ 19.5.1972 sẽ đánh bồi một trận bất
ngờ giữa lúc địch đang xây mới cầu Giao Thủy. Thời điểm đánh được lựa
chọn là lúc 5 - 7 giờ sáng, khi tổ canh gác tuần tra bảo vệ cầu lơ là và
chuẩn bị cho ngày lao động của lính công binh. Một tổ chiến đấu gồm 2
chiến sĩ Hồ Phi Thiện và Giang Hồng Mão mang theo 60 kg thuốc nổ C4 và
tiếp cận mục tiêu thành công. Khoảng 8 giờ, cả công trường thi công cầu
Giao Thủy nổ tung, trụ cầu gãy và thợ cầu, máy móc rơi xuống sông.
“Lúc
này, nông dân trên cánh đồng Quảng Huế phía Đại Lộc và nhiều bà con đi
làm, đi chợ Mỹ Lược bên Duy Xuyên kéo ra xem và kháo nhau: Bọn địch cứ
rêu rao Việt cộng chỉ là thổ phỉ trên núi đói khát, bệnh tật, gầy ốm đến
nỗi 7 Việt cộng mà đu không gãy nổi một cọng đu đủ. Thế mà hàng trăm
tên lính Mỹ - ngụy bị Việt cộng đánh nhăn răng, sợ mất mặt như gà sợ
quạ”, ông Sanh kể và cho biết, cùng ngày đánh sập cầu Giao Thủy, một tổ
chiến đấu khác đã đánh sập cầu Thanh Quýt trên quốc lộ 1A.
Ông
Sanh đứng thứ 3 từ trái sang cùng đồng đội tham gia giải phóng Cù Lao
Chàm - Ảnh: Nguyễn Tú chụp lại ảnh tư liệu của ông Sanh
Tham
luận tại buổi hội thảo khoa học “Đặc công hải quân - Hành trình 50 năm
(1966 - 2016) diễn ra vào ngày 25.3 vừa qua, ông Sanh đã nhắc lại trận
đánh đầu tiên của đội đặc công hải quân 170 Quảng Đà, đó là làm sập cầu
Thủy Tú, mạch máu giao thông chi viện của địch trên hai chiến trường
Quảng Nam - Đà Nẵng, Trị - Thiên - Huế. “Lính Mỹ từng tuyên bố rằng: Nếu
Việt cộng đánh sập cầu Thủy Tú thì tất cả các sông Quảng Nam - Đà Nẵng
đi Thừa Thiên - Huế sẽ chảy ngược”, ông Sanh cho biết.
Vì
cầu Thủy Tú có vị trí chiến lược quan trọng như vậy nên địch phòng bị
kiên cố . Tổ trinh sát mất 4 đêm liền bí mật đến Cồn Dâu, cách cầu Thủy
Tú gần 300 m nắm tình hình, rồi 2 ngày vùi mình trong cát nằm lại quan
sát mục tiêu ban ngày. Ban chỉ huy kết luận cầu Thủy Tú dài 720 m, cấu
tạo xi măng cốt thép có 12 trụ cầu bê tông đúc đặc, hình hột xoài (một
loại trụ cầu rất khó đánh của đặc công nước). Cách đầu cầu 100 m về phía
thượng nguồn có một lớp rào dây thép gai qua sông, cứ 2 giờ có 2 chiếc
bo bo đi tuần tra dọc hàng rào.
Tối ngày
2.4.1967, một tổ 3 người đã vượt sông, cắt hàng rào, đặt khối thuốc nổ
vào trụ cầu và hẹn giờ 30 phút. Đội vừa rút về nơi an toàn cũng là lúc
ánh sáng chói lòa kèm theo tiếng nổ lớn vang lên trên cầu Thủy Tú. Cầu
bị sập, hai nhịp cầu gãy gục xuống sông thành hình chữ V. Quân địch nhốn
nháo, la hét om sòm, pha đèn loạn xạ, xe cộ ùn tắc lại hai đầu cầu, bấm
còi inh ỏi tìm cách tháo lui.
Ông Sanh hồi
tưởng: “Còi báo động rú lên từng hồi dài, pháo sáng các loại trong căn
cứ Mỹ gần đó thi nhau bắn lên. Rạng sáng hôm sau, đoàn xe chở viên trung
tá chỉ huy liên đoàn 10 công binh ngụy đến kiểm tra. Hắn đứng ngắm
nghía hồi lâu rồi dò dẫm leo lên leo xuống, sau đó bất ngờ nhảy xuống
sông tự tử, chết chìm theo số phận chiếc cầu”.
Một chiếc tàu địch tại Cửa Đại, Hội An bị đặc công hải quân đánh chìm - Ảnh: Nguyễn Tú chụp lại ảnh tư liệu của ông Sanh
Tối
28.2.1969, những “kình ngư” của đội đặc công 170 từ cửa sông Thủy Tú
vượt biển hướng về kho xăng Liên Chiểu (Đà Nẵng). Gần một giờ bò trong
cống thoát nước, tổ chiến đấu do Quách Sanh chỉ huy đã đánh nổ 4 bồn
xăng, thiêu hủy 10 triệu lít xăng. Ngoài ra, tối 30.10.1969, 3 chiến sĩ
đội 170 còn diệt pháo hạm thuộc hạm đội 7 của Mỹ neo ở phía trong hòn
Sơn Trà Nhỏ, khiến cho cả vùng biển Đà Nẵng “dậy sóng”.
Vũ Ngọc Khánh
Nguyễn Chí Trai, kiện tướng đánh giặc (1)
10-11-2010
Nguyễn Chí
Trai, tên thường dùng là Út Trai, sinh ngày 10/1/1946 tại ấp Phú Ân (ấp
5), xã Trung Ngãi, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Cha là
Nguyễn Văn Đê, đi kháng chiến chống Pháp, vào Tự vệ chiến đấu tỉnh Trà
Vinh, bị Pháp bắt và mất tích năm 1953. Mẹ là Châu Thị Cúc, trong một
gia đình nghèo ở nông thôn, không có ruộng. Mẹ và các chị lớn đi làm
mướn và buôn gánh bán bưng để kiếm sống. Hàng năm đến mùa, bà Cúc phải
đi gặt mướn ở tận Ba Xuyên, Cà Mau. Vì nhà rất nghèo nên Út Trai sống
rất cực khổ trong những ngày thơ ấu. Năm lên 10 tuổi, Nguyễn Chí Trai
phải đi coi trâu, giữ vịt để có tiền phụ giúp gia đình.
Quê hương
Út Trai có truyền thống về phong trào chống Pháp dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản bắt đầu từ năm 1930 và Khởi nghĩa Nam kỳ 1940. Nhiều người
bị bắt, tù đày, bị bắn chết trong các cuộc biểu tình và trong các cuộc
ruồng bố của giặc.
Nguyễn Chí
Trai là một cậu bé thông minh và ham học, nhưng vì nhà nghèo nên đến năm
15 tuổi mới học hết lớp 5 trường làng, rồi phải bỏ học vì chiến tranh
diễn ra ngày càng quyết liệt. Càng lớn lên, Út Trai càng được ảnh hưởng
của cha, anh và của quê hương cách mạng. Út Trai có lòng yêu quê hương
xứ sở tha thiết, lòng căm thù sâu sắc bọn áp bức bóc lột, bọn bán nước
và bọn cướp dã man. Trong chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ – Diệm,
người anh con của cậu bị giặc bắt, đánh đập và bắn chết. Chúng đẩy quê
hương mình chìm ngập trong máu lửa và u tối. Nguyễn Chí Trai ngậm ngùi,
xúc động xin mẹ thoát ly cùng các chú, các anh cầm súng đánh giặc. Lúc
bấy giờ, phong trào “Đồng khởi” ở quê hương thật là sôi sục. Ở trong
xóm, một số bạn bè, người thì lên thị trấn, thị xã hoặc đi học để tiến
thân, một số khác lại vào giao liên, vào du kích đánh giặc.
Tháng
1/1962, Nguyễn Chí Trai vừa tròn 17 tuổi. Ý chí căm thù giặc đã thúc đẩy
Út Trai từ giã mẹ già vào du kích. Mặc dù có người bảo : “Trai còn nhỏ
dại, đợi vài năm nữa khôn lớn rồi hãy ra đi cho khỏi thua anh kém chị”,
nhưng Út Trai vẫn kiên quyết ra đi. Vào du kích xã, Nguyễn Chí Trai đã
cố gắng, miệt mài học tập, chịu khó rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm của
những người đi trước nên đã mau chóng xây dựng được bản lĩnh chiến đấu
tốt. Trong nửa năm 1962, Út Trai chống càn 4 lần, diệt 5 tên địch, thu 5
khẩu súng, 6 lần đột nhập vào ấp chiến lược, 5 lần bắn tỉa vào đồn diệt
4 tên địch… Tổng kết cuối năm, Út Trai cùng Tiểu đội du kích xã đã đánh
48 trận lớn nhỏ, diệt 57 tên, thu 25 khẩu súng (riêng Út Trai diệt 19
tên, thu 5 khẩu súng).
Do đó, lực
lượng du kích xã do Út Trai chỉ huy, vũ khí được trang bị ngày càng mạnh
hơn. Trong vòng 14 tháng (từ tháng 3/1963 đến tháng 5/1964), Nguyễn Chí
Trai trực tiếp chỉ huy Tổ công binh đặc công đánh 96 trận bằng chất nổ,
làm chết và bị thương 153 tên (trong đó chết 1 Thiếu tá, 2 Đại úy và 9
Thiếu úy), diệt 12 xe quân sự, sập 5 lần cầu, phá đứt 200 mét lộ giao
thông Liên tỉnh lộ 70 (1), góp phần cùng quân dân trong xã liên tiếp nổi
dậy, tiêu diệt, bức hàng, bức rút hàng loạt đồn bót ở nông thôn, phá
hầu hết các ấp chiến lược trong xã.
Tháng
6/1964, nhận quyết định đi học lớp công binh đặc công tỉnh Trà Vinh, địa
điểm tận vùng Cầu Ngang – Duyên Hải. Lần đầu tiên Út Trai xa mẹ, xa quê
hương, lòng thương mẹ già phải chịu bao khó nhọc. Trai là đứa con trai
độc nhất, nay phải đi xa, giờ đây không còn điều kiện để giúp đỡ mẹ. Vì
trách nhiệm chung, gia đình tạm gác lại, khăn gói lên đường vượt bao
hiểm nguy vì đồn bót địch giăng kín, biệt kích chặn đường, phải luồn
lách vượt qua hàng tháng trời mới tới địa điểm học tập.
Sau 4 tháng
học tập lý thuyết và thực hành, phải chịu bao khó khăn ác liệt, thiếu
cơm, nước mặn, B.52, pháo bầy dội vào căn cứ, sống – chết tính từng giờ,
nhưng Út Trai vẫn học tập tốt, khi kiểm tra đều đạt loại xuất sắc. Đặc
biệt có hai lần thực tập đánh đồn Cái Giá (Ngũ Lạc) và Cây Da (Long
Khánh), Út Trai ôm mìn tiếp cận mục tiêu đúng điểm và đúng thời gian quy
định, san bằng đồn, giành thắng lợi trọn vẹn, được Tỉnh đội Trà Vinh
khen thưởng. Sau đó, Út Trai được điều về D.513 của Tỉnh đội, được bổ
nhiệm Trợ lý công binh đặc công. Đồng chí bắt tay ngay vào chiến đấu,
góp phần cho đơn vị mũi nhọn tỉnh phục vụ bộ binh chiến đấu thắng lợi.
Tháng
11/1964, Tiểu đoàn 513 được lệnh chuyển địa bàn về hoạt động tuyến giáp
Vĩnh Long – Trà Vinh, mở mũi cho bộ binh chuyển vùng mở rộng địa bàn.
Trong khi chờ đợi xây dựng phương án tác chiến, Út Trai nghe tin mẹ đau
nặng và người chị ruột ở chung với mẹ bị giặc càn bắn chết, để lại hai
đứa con còn bú. Út Trai xin phép về thăm mẹ. Trước tình cảnh khó khăn
của gia đình, Út Trai không còn cách nào khác là ở lại sắp xếp việc nhà
và đã trễ phép, chấp nhận kỷ luật khai trừ khỏi Đảng. Nhưng sau đó, Út
Trai xin vào đơn vị công binh đặc công huyện Vũng Liêm hoạt động để có
điều kiện chăm sóc mẹ già.
Tháng
1/1965, Nguyễn Chí Trai phụ trách Trung đội công binh đặc công huyện.
Huyện đội giao nhiệm vụ xây dựng phương án tác chiến cản – kềm địch trên
tuyến Liên tỉnh lộ 70 nhằm tích cực đánh phá giao thông, ngăn chặn và
kềm chân địch tại chỗ, chận đường vận chuyển lực lượng, hậu cần của
địch, yểm trợ cho bộ binh đánh mạnh ở phía Tây sông Tiền và sông Hậu.
Tính từ
tháng 9/1964 – 11/1965, Nguyễn Chí Trai trực tiếp chỉ huy đánh phối hợp
và độc lập đánh bằng chất nổ với 416 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến
đấu 237 tên (chết 193 tên, có 4 tên Mỹ) gồm 5 Thiếu tá, 15 Đại úy, 21
Trung úy, thu 36 súng, diệt 25 xe quân sự, đánh sập 6 lần cầu cống, phá
hỏng 350 mét giao thông, góp phần ngăn chặn được nhiều cuộc hành quân
càn quét lớn của địch ở khu vực Trà Vinh. Đoạn đường từ Cầu Mới đến cầu
Mây Tức (23 km), chúng gọi tuyến đường này là “con đường tử địa”, không
có tên lính ngụy nào dám thề là “mìn Út Trai ăn”. Kỹ thuật đánh mìn rất
độc đáo của Út Trai đã được nhân dân ca ngợi : “Ra đi là chiến thắng,
điểm hỏa là chính xác!”, bởi cách đánh luôn luôn gây cho địch bất ngờ,
dù tình huống khó khăn nào cũng đánh được, hễ đánh là chắc thắng.
Với
những thành tích đó, cuối năm 1965, Nguyễn Chí Trai được bầu Chiến sĩ
thi đua, đi dự Đại hội Chiến sĩ thi đua Khu Tây Nam bộ, trong Đại hội
được Quân khu và Bộ Chỉ huy phong tặng “Kiện tướng đánh giặc” và tặng 4
danh hiệu dũng sĩ (Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ diệt ngụy, Dũng sĩ diệt cơ
giới, Dũng sĩ đánh giao thông). Ngày 16/12/1965, Đảng bộ huyện Vũng Liêm
phục hồi đảng viên cho Nguyễn Chí Trai.
TRẦN HỮU VỊ – Theo sách Những người con trung hiếu
————————————-
(1) Địch gọi đoạn đường từ cầu Giồng Ké đến cầu Mây Tức là con đường “máu và nước mắt”.
Nguyễn Chí Trai, kiện tướng đánh giặc (2)
12-11-2010
Trong hai
năm 1965 – 1966, từ chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ chuyển thành
“chiến tranh cục bộ”, ở Vĩnh Long – Trà Vinh nói chung đã diễn ra vô
cùng ác liệt. Đặc biệt trong hai cuộc phản kích mùa khô 1965 – 1966,
1966 – 1967, Đảng ta chủ trương kiên quyết chuyển hướng đánh địch với
phương châm : “Hai chân, ba mũi, phối hợp ba thứ quân”. Bằng ba mũi giáp
công, ta liên tục bao vây lấn địch. Huyện đội giao nhiệm vụ Nguyễn Chí
Trai chỉ huy Trung đội công binh đặc công huyện, vừa đánh công đồn, vừa
đánh phá giao thông ngăn chận, kềm chân địch để ta mở chiến dịch trong
hai mùa khô tới.
Đầu năm
1966, đồng chí Nguyễn Chí Trai cùng hai chiến sĩ đặc công có trình độ kỹ
thuật tốt đã tiến công đánh sập hai lần Cầu Mới bắc qua sông Măng Thít,
nơi địch canh phòng nghiêm ngặt và là hậu cứ Ban chỉ huy Vùng 4 chiến
thuật ngụy đóng giữ. Ta diệt 12 tên, bị thương 13 tên canh giữ cầu.
Trong tháng 3/1966, Út Trai chỉ huy đánh thiệt hại nặng hai chiếc tàu
đang làm nhiệm vụ canh tuần trên sông Măng Thít, bảo vệ lính sửa cầu để
giữ thông suốt đường giao thông thủy – bộ Sài Gòn và Tây Nam bộ.
Nổi bật
trong tháng 7/1966, Tiểu đoàn 505 tỉnh về kết hợp địa phương quân và du
kích bám trụ vùng ven đánh địch đang co cụm trên tuyến lộ giao thông và
trong các ấp chiến lược. Chỉ trong vòng 16 ngày đêm, ta đã đánh 3 trận
vào các ấp chiến lược Phú Tiên, Giồng Ké, làm chết và bị thương 56 tên
(chết 37 bảo an, có một Đại úy, 2 Thiếu úy). Riêng Út Trai đánh mìn làm
hư nặng cầu Giồng Ké và Mây Tức, làm gián đoạn tuyến đường này 3 ngày
đêm. Từ tháng 8/1966 – 10/1966, kết hợp ba thứ quân, các tiểu đoàn 509,
306 tỉnh, địa phương quân và du kích Trung Ngãi đã tiêu diệt gọn đơn vị
bảo an số 391, diệt 58 tên (có Quận trưởng và 2 cố vấn Mỹ). Diệt gọn
Tiểu đoàn 1 – Trung đoàn 14 – Sư đoàn 9 (D1 – E14 – F9) ngụy gồm 280
tên. Riêng Nguyễn Chí Trai dẫn mũi tổ đặc công thọc sâu vào giữa cụm
đóng quân địch, diệt 18 tên.
Năm 1967, ở
Vũng Liêm, bọn chỉ huy Vùng 4 chiến thuật đã đưa pháo, máy bay, tàu
chiến và xe M.113 yểm trợ Sư đoàn 9 đánh phá rất ác liệt, nhưng chúng đã
vấp phải sự chống trả quyết liện của quân dân ta, gây cho quân địch
thất bại nặng nề, tạo điều kiện để nhân dân ta thực hiện quyết tâm của
Đảng “Thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” và “Tất cả cho tiền tuyến,
tất cả để chiến thắng”. Một lần nữa, Nguyễn Chí Trai được quyết định về
Đại đội đặc công tỉnh (6/1967), được bổ nhiệm làm Đại đội trưởng, khu
vực hoạt động là tuyến Liên tỉnh lộ 70 từ Trà Vinh đến Vũng Liêm. Trước
khi bước vào Xuân 1968, đồng chí Trai cùng Hồ Nghinh (trợ lý kỹ thuật
Quân khu tăng cường) đã mở liền 3 đợt tập huấn kỹ thuật đánh công binh
đặc công cho các xã – huyện trong tỉnh, gồm 6 lớp với hơn 80 đồng chí,
đáp ứng kịp thời kế hoạch Tỉnh đội đề ra. Đồng thời sau đó, Út Trai tham
gia Tổng tiến công và nổi dậy vào thị xã Trà Vinh.
Đầu năm
1969, Nguyễn Chí Trai cùng đơn vị đặc nhiệm huấn luyện các huyện thị
củng cố lực lượng để bước vào cuộc chiến đấu với mùa mưa năm 1969. Trong
tháng 6/1969, đơn vị đặc nhiệm đã chia từng tổ ở từng địa bàn thích hợp
đánh độc lập vì lúc này quân địch chủ trương tăng cường quân chủ lực
càn quét liên tục vào vùng giải phóng để hỗ trợ tái chiếm toàn bộ vùng
nông thôn đã mất. Lúc bấy giờ, Nguyễn Chí Trai trực tiếp chỉ huy một tổ
bám sát lộ giao thông Liên tỉnh lộ 70 và các hậu cứ tìm cơ sở để đánh
những trận có tính thối động. Mặc dầu đồn bót địch dày đặc, đường lộ bị
phát quang rộng 500 mét và lính thường xuyên tuần đường rà mìn, dùng cù
móc kéo cặp lộ phát hiện dây điện của đặc công, nhưng chúng không tài
nào phát hiện được.
Ngày
18/7/1969, Nguyễn Chí Trai cùng hai đồng chí dùng hai trái mìn 12 kg
đánh song hành làm tan xác hai xe GMC chở lính đi càn, diệt 37 tên. Ngày
19/8, đánh bọn mở đường, diệt 3 tên. Ngày 22/8/1969, điện mật báo của
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cho biết, ngày mai, địch đi càn quét ở khu vực
Càng Long. Đêm ấy, Út Trai không ngủ được vì phải nghiên cứu phương án
tác chiến và dự kiến các tình huống có thể xảy ra. Đến 3 giờ khuya, Út
Trai cùng hai đồng chí vác trái mìn 12 kg, một cuộn dây điện 300 mét và
hai lố pin, tiến nhập sát trận địa. Vì đường xa, tới mục tiêu thì trời
đã mờ mờ sáng. Đặt mìn xong, chưa kịp xả hết đoạn dây điện 300 mét thì
đoàn xe 8 chiếc GMC của Bảo an 404 chở đầy lính từ Vĩnh Long xuống Trà
Vinh đã tới. Không để lỡ cơ hội, Út Trai điểm hỏa, mìn nổ tung. Những
chiếc xe còn lại xả súng bắn đạn như mưa. Út Trai bị thương vào ổ bụng,
ruột lòi ngoài da. Út Trai bình tĩnh dồn ruột vào, lấy băng cá nhân cột
chặt vết thương rồi trườn ra một đoạn gặp đồng đội cõng về Quân y. Được y
– bác sĩ hết lòng cứu chữa, nhưng vì vết thương quá nặng nên Nguyễn Chí
Trai đã hy sinh ngày 25/8/1969, để lại vợ và hai con nhỏ.
Ngoài ra,
Út Trai còn hỗ trợ phá ấp chiến lược 55 lần, tuyên truyền giác ngộ 60
gia đình binh sĩ địch, vận động 20 thanh niên vào du kích, phát triển 7
đảng viên, 20 đoàn viên. Đồng chí 5 lần được bầu Chiến sĩ thi đau cấp
huyện, 5 lần cấp tỉnh, được tặng danh hiệu “Kiện tướng đánh giao thông,
lập công diệt cơ giới”, một lần cấp Miền, được cấp Quân khu và Miền tặng
“Kiện tướng đánh giặc” và đạt 4 danh hiệu dũng sĩ : Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ diệt ngụy, Dũng sĩ diệt cơ giới, Dũng sĩ đánh giao thông.
Nguyễn Chí Trai được Chính phủ tặng thưởng :
- Huân chương Quân công hạng Nhì
- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất
- Huân chương Quyết thắng hạng Nhất
- Huân chương Giải phóng hạng Nhì
- Huân chương Chiến công hạng Nhì
và trên 50
bằng và giấy khen của huyện – tỉnh và Quân khu. Đồng chí được Chủ tịch
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ
tranh nhân dân” theo QĐ số 573/KT-CTN ngày 30/8/1995.
TRẦN HỮU VỊ – Theo sách Những người con trung hiếu
Nhận xét
Đăng nhận xét