Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
BÍ ẨN LỊCH SỬ 59
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC su6u tầm trên NET)
Vũ khí "đạn Uranium nghèo" tại chiến tranh Iraq
Uranium nghèo nằm lại Iraq có nguy hiểm hay không?
Liên Hợp Quốc và các nhà khoa học thế giới đang lập kế hoạch khảo sát chiến trường ở Iraq
để tìm hiểu tác động của tàn dư vũ khí Mỹ đối với sức khoẻ và môi
trường. Hàng nghìn tấn bom đạn chứa uranium nghèo đã đổ xuống đất nước
vùng Vịnh này trong hơn 4 tuần qua.
Nhiều thành phố, làng mạc của Iraq đã bị bom đạn phá hủy.
Mảnh
vỡ của đạn xuyên phá hiện nằm rải rác ở lưu vực và vùng phụ cận giữa 2
con sông Tigris và Euphrates - nơi phần lớn dân Iraq sinh sống. Mảnh đạn
uranium nghèo cũng có thể ẩn trong mình các binh sĩ và thường dân bị
thương.
Uranium nghèo là một sản phẩm phụ của quá trình làm
giàu quặng phóng xạ để chế tạo các đầu đạn và thanh nhiên liệu hạt nhân.
Nó chính là chất thải kim loại nặng gấp đôi chì và có độ phóng xạ bằng
60% so với uranium ở trạng thái tự nhiên.
Các loại đạn làm từ uranium nghèo có thể xuyên phá xe
tăng và các công trình kiến trúc kiên cố mà loại đạn thường không làm
được. Mảnh vỡ của chúng nóng chảy, khiến mục tiêu bùng cháy. Xe tăng,
chiến xa Bradley và máy bay phản lực A-10 của Mỹ đều được trang bị đạn
uranium nghèo. Một số tên lửa cũng chứa loại vật liệu này.
Các nghiên cứu y học chưa làm sáng tỏ mối liên quan
trực tiếp giữa việc tiếp xúc với uranium nghèo và bệnh tật ở con người.
"Con người chỉ bị ảnh hưởng khi thực sự tiếp xúc với một lượng lớn
uranium nghèo. Nếu tiếp xúc với một lượng nhỏ thì không sao", tiến sĩ
Michael Kilpatrick, quan chức y tế cao cấp của Lầu Năm Góc, nói. Tuy
nhiên, các chuyên gia không thống nhất được thế nào là "một lượng nhỏ".
Viện Nghiên cứu Phóng xạ Quân đội ở bang Maryland (Mỹ)
và một số phòng nghiên cứu khác cho biết, mảnh uranium nghèo gắn trong
cơ của chuột có thể gây ra các khối u. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên
người của Tổ chức Y tế Thế giới không phát hiện mối liên quan trực tiếp
giữa uranium nghèo với căn bệnh này.
Kết quả nghiên cứu mà Hiệp hội hoàng gia Anh tiến hành
trong năm 2002 cho thấy, phần lớn người lính trên chiến trường không bị
ảnh hưởng bởi uranium nghèo. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là các hạt nhỏ
li ti bay trong không khí có thể nằm lại trong xương và thận khi họ thở
hoặc ăn uống. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi có khả năng cao
hơn bình thường.
Trung tâm y tế cựu binh ở thành phố Baltimore (Mỹ) đã
lấy hơn 500 mẫu nước tiểu của các quân nhân từng tham chiến ở vùng Vịnh
năm 1991 để các chuyên gia về chất độc kiểm nghiệm. Kết quả là 20 mẫu có
nồng độ uranium cao hơn bình thường, nhưng nguyên nhân có thể là do
uranium tự nhiên có trong thức ăn và nước uống. Tuy nhiên, một số cựu
binh Mỹ đổ lỗi một số biểu hiện lạ của hội chứng chiến tranh vùng Vịnh
cho uranium nghèo. Hàng chục nghìn quân nhân mắc hội chứng này sau khi
trở về Mỹ .
Trong khi một số nghiên cứu được tiến hành không triệt để và cho ra các kết quả mập mờ, nhiều chuyên gia lo ngại rằng uranium nghèo có thể ảnh hưởng đến người dân,
đặc biệt là trẻ em nếu kim loại này nằm trong nguồn nước ngầm phục vụ
sinh hoạt và tưới tiêu. Brian Spratt, Chủ tịch Ủy ban uranium nghèo của
Hiệp hội Hoàng gia Anh, nói: "Đất ở vùng chịu tác động của uranium nghèo
có khả năng bị ô nhiễm nặng nề. Chúng ta nên loại bỏ mảnh đạn ra khỏi
đất".
McDermott - nhà vật lý, nghị sĩ bang Washington - nhận
định rằng: "Uranium nghèo độc hại và gây ung thư. Nó có thể liên quan
đến tỷ lệ dị tật cao ở trẻ sơ sinh tại những vùng xuất hiện loại vật
liệu này".
Trước khi chiến tranh Iraq nổ ra, các bác sĩ nước này
cho rằng tỷ lệ người mắc bệnh ung thư và trẻ sơ sinh bị dị tật rất cao ở
Basra và các thành phố phía nam là do bom đạn Mỹ từ 12 năm trước. Quan
chức Iraq khẳng định rằng số bệnh nhân ung thư tăng 50% trong vòng 10
năm, dù họ không tiến hành khảo sát tỉ mỉ.
"Thực tế rằng hầu hết các trận đánh ở Iraq diễn ra ở
khu vực đông dân cư khiến tôi thực sự lo lắng", Vala Ragnarsdottir, nhà
địa hoá học công tác tại trường Đại học Bristol (Anh), nói. Ông là 1
trong 17 nhà khoa học thuộc 5 nước châu Âu lần đầu tiên tiến hành đánh
giá tác động của uranium nghèo ở khu vực Balkans trong năm 2000 theo đề nghị của Liên Hợp Quốc.
Kết quả điều tra cho thấy không có mối liên hệ trực
tiếp giữa đạn dược chứa uranium nghèo và tỷ lệ mắc bệnh hiện nay ở
Serbia, Kosovo và Montenegro. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ giới hạn ở 11
khu vực diễn ra chiến sự. Khoảng 12 tấn đạn uranium nghèo đổ xuống
Balkans, so với 300 tấn được sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh năm
1991. Con số trong cuộc chiến Iraq vừa qua còn lớn hơn rất nhiều.
Ragnarsdottir nói: "Ở Iraq, nhiều mục tiêu khó diệt bị
đánh trúng và vì thế bụi uranium nghèo xuất hiện. Chúng có thể vẫn bay
lung tung trong không khí. Tôi nghĩ nguồn nước có thể bị ô nhiễm bởi
uranium nghèo tại một thời điểm nào đó".
Lần này, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc sẽ lấy mẫu
dư lượng uranium nghèo trong đất, nước, không khí và thực vật ở các khu
chiến sự. Họ sẽ cần đến thông tin của Lầu Năm Góc để tính toán số đạn
dược chứa uranium nghèo đã được sử dụng và toạ độ các mục tiêu cụ thể ở
Iraq.
Đối với nhiều người, uranium nghèo có thể trở thành
chủ đề tranh cãi kịch liệt kiểu như chất độc màu da cam mà Mỹ rải xuống
Việt Nam. Loại thuốc diệt cỏ này gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, ảnh hưởng cả những thế hệ sinh ra sau chiến tranh.
Minh Long (theo CNN)
Thừa nhận dùng vũ khí cấm
Tạp chí Foreign Policy ngày 14/2 dẫn lời người phát ngôn của
Trung tâm Chỉ huy Mỹ tại Syria Josh Jacques thừa nhận, loại đạn uranium
nghèo đã được Mỹ sử dụng trong các cuộc không kích nhằm vào các xe tải
chở dầu tại khu vực do IS kiểm soát.
Vị phát ngôn viên này cho biết, Không quân Mỹ đã dùng khoảng hơn 5.200
viên đạn cỡ 30mm tựa như "những mũi tên thép sắc nhọn" từ đội máy bay
A-10 Thunderbolt trong khoảng thời gian từ 16/11 tới 22/11/2015. Xấp xỉ
250 phương tiện của phiến quân đã bị triệt hạ trong đợt tấn công trên.
Trước khi đưa ra thừa nhận này, Quân đội Mỹ đã cam kết không sử dụng đạn
uranium nghèo sau khi bị cộng đồng phản đối mạnh mẽ về việc họ dùng
loại đạn nguy hiểm này trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2003.
Việc Mỹ tiếp tục dùng loại đạn cấm này làm dấy lên mối lo ngại
lây lan các phân tử phóng xạ độc hại ra không khí và gây ra thương tổn
sức khỏe nghiêm trọng như ngộ độc kim loại hay nhiễm phóng xạ đối với
những người hít hoặc nuốt phải. Chất độc mà đạn uranium để lại trong môi
trường sẽ tồn tại gần như mãi mãi.
Tác hại của loại đạn này và việc Mỹ dùng chúng khiến người dân bất bình. Theo tờ Chicago Tribune,
người dân Iraq đã vô cùng bất bình sau khi quân đội Mỹ sử dụng hàng
trăm ngàn viên đạn uranium nghèo khi tham chiến tại đây năm 2003. Độc tố
của loại đạn này đã gây bệnh ung thư và dị tật bào thai cho người dân
Iraq.
Ngay trước khi tiếp tục sử dụng đạn uranium, Mỹ đã để lộ hình ảnh
dùng vũ khí cấm tại Iraq. Theo Sputnik, trong đoạn video ghi lại cảnh ăn
mừng chiến thắng của liên quân Mỹ - Iraq sau khi giải phóng thành phố
Qayyarah hồi tháng 9/2016 đã để lộ việc không quân nước này và Mỹ đã sử
dụng bom cháy - loại vũ khí bị Liên hợp quốc (LHQ) cấm sử dụng.
Theo chia sẻ của phóng viên tự do Aldin Abazovic, bom cháy được sử dụng cùng với chất phốt-pho trắng, điều hoàn toàn bị cấm theo luật pháp quốc tế.
Công ước LHQ về vũ khí thông thường quy định vũ khí cháy là tất cả các
loại có khả năng gây cháy cho vật thể nhờ phản ứng hóa học gây ra bởi
các chất hợp thành.
Trước đó, nhiều phóng viên tự do tại Iraq từng ghi nhận sự xuất hiện
của bom cháy, tuy nhiên đến khi đoạn video được chính quân đội Iraq
đăng tải đã chính thức xác thực nghi vấn này. Được biết, thị trấn
Qayyarah cách thành phố Mosul 35km, nơi đây từng là thủ phủ của IS trong
thời gian dài trước khi nó được liên quân Mỹ - Iraq giải phóng.
Khủng bố ngang bằng
Cùng với việc Mỹ dùng vũ khí cấm, các báo cáo của Tổ chức Cấm vũ khí hóa
học (OPCW) cho thấy, hồi tháng 8/2015, lần đầu tiên khí mù tạt đã được
IS sử dụng trong tác chiến tại Syria.
OPCW cho biết, chất khí chết người này đã được sử dụng tại thị trấn
Marea thuộc phía Bắc tỉnh Aleppo hôm 21/8. Tuy nhiên, nguồn tin không
cho biết bên nào phải chịu trách nhiệm về hành động này.
Trong một bản báo cáo mật đã được gửi tới các quốc gia thành viên của
OPCW, và tổ chức này dự kiến sẽ có cuộc họp thường niên vào cuối tháng
11/2015 tới tại La Haye, Hà Lan.
Được biết, trước khi phát hiện ra chất độc chết người này, phiến quân
Syria và các nhóm cứu trợ cho hay vào cuối tháng Tám, đã có hàng chục
người bị ảnh hưởng bởi một vụ tấn công bằng chất hóa học ở Marea, nơi
các phiến quân đối lập và chiến binh IS đối đầu với nhau.
Khí mù tạt, hay còn gọi mù tạt lưu huỳnh, gây ra những vết bỏng hóa học
trên da, mắt và phổi. Nó có thể gây chết người, khiến nạn nhân tàn tật,
gây ung thư hoặc mù vĩnh viễn.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch Mỹ, khí mù tạt có thể
tồn tại trong môi trường nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần. Việc sử dụng
khí mù tạt trong tác chiến khiến quân đối phương phải sử dụng thiết bị
phòng độc. Tuy nhiên, các thiết bị này không phát huy hiệu quả trong mọi
trường hợp.
Trong chiến tranh Iran-Iraq, khí mù tạt đã thấm qua miếng che mặt mà
người Iran thường đeo (vì lý do tôn giáo) và gây tổn thương cho họ. Khí
độc mù tạt cũng có thể dễ dàng thấm qua quần áo, giày dép và các nguyên
liệu khác.
Nhận xét: Trong khi Mỹ rêu rao không bằng chứng
về việc quân đội chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học, chính họ đang dùng
vũ khí uranium nghèo, thứ gây nên những tác hại thảm khốc về sức khỏe
cho người dân. Bất chấp lời hứa của họ, chính phủ Mỹ có nhiều khả năng
vẫn tiếp tục dùng thứ vũ khí độc hại này, trong khi leo lẻo buộc tội mọi
người khác. Đó là thực tiễn của thế giới đang bị thống trị bởi Đế chế
Hoa Kỳ hiện nay.
5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất sau Thế chiến 2
VOV.VN - Các chiến dịch đắt đỏ, tốn kém nhất thế giới sau Thế chiến 2 này đều liên quan đến quân đội Mỹ.
Hồi
tháng 3/2016 Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ chi phí của chiến
dịch không kích IS ở Syria nằm ở mức 33 tỷ rouble (tương đương khoảng
464 triệu USD).
Tiêm kích Mỹ bay trên các mỏ dầu Kuwait trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc. Ảnh: Wikipedia.
Nhân sự kiện này,
hãng tin RIA Novosti của Nga đã xem xét lại một số chiến dịch quân sự
“đắt đỏ nhất” thế giới kể từ sau Thế chiến thứ 2.
Theo công bố của Tổng thống Putin, chiến dịch không kích IS của Nga từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2016 tiêu tốn khoảng 3 triệu USD mỗi ngày.
Ông Putin khi đó
nói rằng phần lớn chi phí cho chiến dịch này lấy từ ngân sách của Bộ
Quốc phòng trong năm 2015 dành cho hoạt động tập trận và huấn luyện.
“Chúng tôi chỉ đơn giản là dùng số tiền này để chống IS ở Syria”.
5. Chiến dịch NATO không kích Nam Tư: 43 tỷ USD
Chiến tranh
Kosovo kết thúc bằng cuộc không kích của NATO kéo dài trong 78 ngày.
Chiến dịch này, NATO sử dụng máy bay tấn công các mục tiêu quân sự và cơ
sở hạ tầng dân sự trong Cộng hòa Liên bang Nam Tư.
Theo ước tính của các nhà báo BBC và chuyên gia của tạp chí quân sự Anh Janes, chi phí của chiến dịch này ở mức 43 tỷ USD.
Hình ảnh Serbia bị bom NATO tàn phá trong cuộc chiến Kosovo 1999. Ảnh: Serbia TV.
Trong chiến dịch
này, liên quân của NATO ném hơn 23.000 trái bom, phá hủy một nửa năng
lực sản xuất kinh tế của Nam Tư. Serbia ước tính mình chịu thiệt hại tới
29,6 tỷ USD. Theo giới chức Nam Tư, cuộc không kích của NATO khiến hơn
1.700 dân thường thiệt mạng và khoảng 10.000 bị thương nặng.
Tổng cộng NATO đã
tiến hành 35.000 phi vụ và phóng khoảng 550 tên lửa hành trình. Trong
số 23.000 trái bom, có 35% là bom được dẫn đường chính xác.
Các chuyên gia
ước tính người ta đã bắn khoảng 35.000 viên đạn uranium nghèo vào các
mục tiêu ở Serbia và Kosovo, chủ yếu bằng oanh tạc cơ A-10. Người ta tin
rằng việc dùng loại vũ khí uranium này đã làm tăng đáng kể tỷ lệ ung
thư trong khu vực.
Kết quả chiến dịch này là làm Kosovo ly khai khỏi Serbia và tuyên bố độc lập vào năm 2008.
4. Chiến tranh Bão táp Sa mạc trong chiến tranh vùng Vịnh: 102 tỷ USD
Chiến tranh vùng
Vịnh 1990-1991 được coi là một trong các cuộc chiến chóng vánh nhất
trong lịch sử Mỹ. Chiến dịch của liên quân do Mỹ đứng đầu mang mật danh
Bão táp Sa mạc, kéo dài 42 ngày, kết thúc bằng việc giải phóng Kuwait
khỏi quân đội Iraq.
Chiến dịch Bão
táp Sa mạc là ví dụ đầu tiên về các phương pháp chiến tranh công nghệ
cao thế hệ mới. Trong chiến dịch này, liên quân tiến hành không kích
bằng việc sử dụng ở mức độ cao các vũ khí “thông minh” được dẫn đường
chính xác, cũng như các hình thức tác chiến điện tử.
Mỹ tốn kém 102 tỷ USD và mất 298 quân nhân.
Về phần Iraq, nước này thiệt hại 20.000-30.000 quân nhân và có hơn 75.000 người bị thương.
Ngoài ra, việc
đối phương sử dụng đạn uranium nghèo được cho là đã làm tăng đáng kể tỷ
lệ mắc ung thư trong cả binh sĩ và dân thường Iraq. Cụ thể, tỷ lệ ung
thư tăng từ 40 trên 100.000 dân trước chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 lên
800 trên 100.000 dân năm 1995, và hơn 1.600 trên 100.000 dân vào năm
2005.
3. Chiến tranh Triều Tiên: 341 tỷ USD
Vào ngày 25/6/1959, quân đội Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên và mở cuộc tấn công quy mô lớn trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Binh lính Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên tháng 11/1950. Ảnh: Wikipedia.
Nhân việc Liên Xô
tẩy chay Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tổ chức này đã thông qua một
nghị quyết ủng hộ hỗ trợ quân sự cho Hàn Quốc. Quân Liên Hợp Quốc, chủ
yếu là lính Mỹ, đã được gửi tới đây để đánh nhau với quân Triều Tiên và
đồng minh Trung Quốc.
Một trong những trận đánh lớn nhất trên chiến trường này là trận Taegu trong đó liên quân Liên Hợp Quốc đã tiến hành trận đổ bộ đường biển lớn nhất sau trận Normandy. Hàng trăm máy bay B-29 đã thả hàng ngàn quả bom loại lớn.
Các đợt ném bom
rải thảm của liên quân đã phá hủy 3/4 các trung tâm dân cư của Triều
Tiên. Tổng cộng trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ đã thả 635.000 tấn bom, bao
gồm 32.000 tấn bom napalm, nhiều hơn cả tổng số bom mà Mỹ thả trong toàn
bộ chiến dịch Thái Bình Dương trong Thế chiến 2.
Chiến tranh Triều Tiên khiến Mỹ tiêu tốn 341 tỷ USD (theo giá trị đồng đô la năm 2011) và mất 34.000 sinh mạng.
2. Chiến tranh Việt Nam: 738 tỷ USD
Năm 1965, Mỹ mở chiến dịch Sấm Rền – chiến dịch ném bom lâu nhất của Mỹ kể từ Thế chiến 2.
Các cuộc ném bom miền Bắc Việt Nam đã khiến Washington tiêu tốn khoảng 900 triệu USD. Còn trong toàn bộ cuộc Chiến tranh Việt Nam (Mỹ tham gia trực tiếp trong 8 năm), Mỹ mất 738 tỷ USD (theo giá trị đồng đô la năm 2011) và mất hơn 58.000 quân nhân.
Trực
thăng lục quân Mỹ dùng súng máy bắn xối xả vào một căn cứ của các chiến
sĩ quân giải phóng miền Nam Việt Nam gần Tây Ninh, tháng 3/1965. Ảnh: AP.
Cuộc
chiến Việt Nam có lẽ là cuộc chiến tranh được viết đến nhiều nhất trong
văn chương Mỹ. Trên 500 bộ phim và loạt phim đã được sản xuất cho riêng
chủ đề chiến tranh này, tạo dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí người Mỹ.
Từ năm 1965 đến 1975, Không quân Mỹ đã thả khoảng 7,6 triệu tấn bom lên lãnh thổ Việt Nam, Lào và Campuchia, gần gấp 3 lần tổng số bom thả trong Thế chiến thứ 2.
Đã vậy Mỹ còn rải
chất diệt cỏ lên 20% diện tích miền Nam Việt Nam, phá hủy đất nông
nghiệp và tàn phá sức khỏe người dân địa phương trong nhiều thế hệ.
1. Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Iraq và Afghanistan: Từ 1.000-6.000 tỷ USD
Sau loạt khủng bố
11/9/2001, Tổng thống Mỹ George W. Bush mở chiến dịch Tự do Vĩnh cửu –
đây là một chuỗi chiến dịch mà Mỹ nói là để chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu ở nhiều nước trên thế giới, từ Afghanistan và Iraq tới Philippines, Somalia, Pakistan, Yemen và Indonesia.
Ước tính tổng chi phí của cuộc chiến này (từ năm 2001 đến 2010) vọt lên mức 1.147 tỷ USD (đã quy đổi theo mức độ trượt giá).
Theo một ước tính
năm 2013 của Giáo sư Linda Bilmes thuộc trường quản lý nhà nước John F.
Kennedy, nếu tính cả chi phí y tế và đền bù thương tật dài hạn cùng các
chi phí kinh tế-xã hội khác nữa thì tổng chi phí của cuộc chiến này nằm
từ 4.000-6.000 tỷ USD.
VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử.
Như vậy, cuộc
chiến “Chống khủng bố” của Mỹ là tốn kém nhất trong lịch sử Mỹ. Trong
Thế chiến 2, Mỹ chỉ phải chi 3.000 tỷ USD (đã tính đến mức lạm phát hiện
nay).
Ngoài tiền bạc,
cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ còn khiến liên minh do họ dẫn đầu mất
hàng ngàn sinh mạng binh lính và làm hàng chục ngàn quân nhân khác bị
thương.
Đã vậy cuộc chiến
của Mỹ ở Iraq và Afghanistan khó có thể kết luận là thành công mỹ mãn
được. Hiện nay Iraq đang khổ sở vì bạo lực giáo phái và sự hoành hành
của tổ chức khủng bố IS. Còn ở Afghanistan, lực lượng phiến quân Taliban đang chiếm ưu thế trở lại sau khi NATO rút đi./.
Đạn uranium nghèo
Uranium 235 và Uranium 238 là hai đồng vị chính của Uranium. Uranium
235 là nguyên liệu chủ yếu để chế tạo bom nguyên tử và tạo ra các phản
ứng hạt nhân, khi người ta sản xuất ra Uranium 235 thì đồng thời cũng
tạo ra Uranium 238. Trước đây, người ta cho rằng Uranium 238 không có
công dụng gì nên mới gọi là Uranium nghèo. Để đề phòng khả năng xảy ra ô
nhiễm phóng xạ, Uranium nghèo được xử lý như những phế liệu của quá
trình điều chế. Sau này, người Mỹ đã căn cứ vào các đặc điểm của
Uranium nghèo như mật độ cao, cường độ cao và dẻo dai… để chế tạo ra các
đầu đạn có khả năng xuyên qua áo giáp, loại đạn có sức công phá rất lớn
này được gọi là đạn Uranium nghèo. Uy lực của đạn Uranium nghèo rất
lớn, khi nó va chạm với xe tăng hoặc các loại xe bọc thép khác, do sự
va chạm sẽ sinh ra nhiệt độ dẫn đến đốt cháy Uranium làm nhịêt độ ngày
càng cao thêm, nung chảy thép ở nơi va chạm khiến đầu đạn có thể xuyên
qua dễ dàng. Ngoài ra, lượng khói rất lớn do việc cháy Uranium sinh ra
sẽ làm quân địch bị nhiễm phóng xạ và tạo ra thương vong rất lớn.
p/s: AD khá là mê vũ khí.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét