Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

VÕ THUẬT TINH HOA 56 (Võ sư Huỳnh Tiền)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                            Bí mật không thể tin nổi con cáo già khiến làng võ Việt Khiếp sợ

Kỳ nhân làng võ - Kỳ 8: Đại võ sư Huỳnh Tiền

0 Ngọc Thiện
Kỳ nhân làng võ - Kỳ 8: Đại võ sư Huỳnh Tiền

Trong làng quyền anh, Huỳnh Tiền là một trong những cây đại thụ đào tạo ra nhiều thế hệ võ sĩ nổi tiếng. Ông được ví như một đại lão võ sư và là cột trụ sừng sững của làng đấm bốc miền Nam.

Kỳ nhân làng võ - Kỳ 8: Đại võ sư Huỳnh Tiền - ảnh 1
Võ sư Huỳnh Tiền năm 1953 - Ảnh: tư liệu gia đình cung cấp
Võ sư Huỳnh Tiền sinh năm 1916, nhỏ hơn người anh cùng cha khác mẹ là huyền thoại boxing Kid Dempsey 3 tuổi. Thuở thiếu thời, chỉ vì một sự hiểu lầm với người em Huỳnh Tiền mà có lần “ông vua” quyền anh đã lạnh lùng tuyên bố: “Có Huỳnh Tiền thì không có Kid Dempsey!”. Cũng vì hiềm khích nên sau này lớn lên, Kid Dempsey quyết định mang họ mẹ Nguyễn Văn Phát.
Huỳnh Tiền vốn mang dòng máu chuộng võ từ cha (võ sư Huỳnh Văn Hinh) nên từ nhỏ rất say mê võ thuật, luôn mơ trở thành “dũng sĩ trừ gian diệt bạo”. Đến năm 15 tuổi, mặc dù gia đình cản ngăn nhưng Huỳnh Tiền vẫn cương quyết tầm sư học đạo. Ông lén gia đình học quyền anh với võ sư người Pháp Lepudeur, sau đó trau dồi kỹ năng cùng võ sư Cantérat. Sau 3 năm chuyên cần khổ luyện, năm 18 tuổi, Huỳnh Tiền lần đầu đặt chân lên võ đài và nhanh chóng trở thành một cánh chim lạ trên bầu trời võ thuật. Điểm khác biệt so với hai tay đấm đàn anh Kid Dempsey và Minh Cảnh chỉ biết đấu quyền anh thì Huỳnh Tiền còn giỏi cả quyền tự do. Năm 28 tuổi, Huỳnh Tiền chuyển sang thi đấu quyền ta (còn gọi là quyền tự do), từ đó tài năng của ông càng thăng tiến vượt bậc, với sự kết hợp quyền anh và quyền tự do, Huỳnh Tiền là người đầu tiên mở ra một hướng mới trong việc đào tạo võ sĩ thượng đài.
Trong quá trình thượng đài, Huỳnh Tiền từng hạ nhiều tay đấm sừng sỏ như Võ Châu Long, Hồ Thanh Xuân (Bình Định), Trần Văn Ngọ (tức Kim Sang - Quảng Ngãi), Phan Thành Sự (Bến Tre), Lý Soul, Văn Thọ (Campuchia), Văn Hoán (vô địch Bắc kỳ), Trịnh Thiếu Anh (Khánh Hòa), Trần Cơ (Hải Phòng), Lê Hữu Vĩnh (Rạch Giá), Thái Học Kỳ (Cần Thơ), Lữ Hồng Cơ (Cà Mau), Nguyễn Son (vô địch miền Tây)... Trong số các võ sĩ đương thời, chỉ có mỗi “Võ Vương” Minh Cảnh (vô địch Đông Dương) là thắng được Huỳnh Tiền một trận, còn lại cũng phải chịu 2 trận thua và một trận hòa trong tất cả 4 lần so găng.
Tuy vóc người thấp bé nhưng bù lại Huỳnh Tiền được thiên phú cho bước di chuyển linh hoạt uyển chuyển như… múa ba lê, dựa trên một nền tảng thể lực cùng sự dẻo dai đáng kinh ngạc, đặc biệt là lối thi đấu khôn ngoan, điềm tĩnh, luôn hạ knock-out đối phương ở những thời khắc ít ai ngờ tới. Chính lối thi đấu “ranh mãnh” đã đưa Huỳnh Tiền đoạt chức vô địch VN (quyền anh và quyền tự do) năm 1948, 1949, 1953, 1965, được báo chí Sài Gòn tôn vinh biệt danh “Con cáo già”, “Đệ nhất anh hùng miền Đông”, là “Cây trụ đồng sừng sững của làng đấm miền Nam” (chữ dùng của ký giả Thiệu Võ trên tuần san Thao Trường).
Sự nghiệp võ đài lừng lẫy của “con cáo già” Huỳnh Tiền tưởng chừng như một bản giao hưởng toàn những nốt thăng. Thế nhưng cũng đã có không ít “dấu lặng” khó quên đối với ông. Đó là lần thua điểm tay đấm Nguyễn Nhị trong một độ quyền tự do tại võ đài Hội An (Quảng Nam). Sau trận này, Huỳnh Tiền tuyên bố không bao giờ ra miền Trung thi đấu nữa. Tiếp nữa là vào năm 1970, ông bị Tổng cuộc quyền thuật VN phạt “cấm dạy võ và thi đấu trong một năm” do “tổ chức võ sĩ đánh cuội”, rồi lần ông bị võ sư Hồ Văn Lành (Từ Thiện) làm đơn tố cáo đã “dụ dỗ mua chuộc” nữ võ sĩ Hồ Bạch Yến về đầu quân võ đường Huỳnh Tiền (nữ võ sĩ này sau đổi võ danh là Lý Huỳnh Yến, tay đấm “độc cô cầu bại” - người sáng lập Huỳnh Võ Đạo).
Huỳnh Tiền có công phát hiện và đào tạo nhiều tay đấm sừng sỏ như Dương Văn Me, Rémy Huỳnh, Vũ Huỳnh, Đức Huỳnh, Michael Huỳnh, Hiệp Huỳnh, Vũ Bảo, Huỳnh Sơn, Lý Huỳnh… Những năm tháng cuối đời, Huỳnh Tiền sống trong bệnh tật (huyết áp cao, tim mạch), cặp mắt không còn thấy được ánh sáng và đôi tai nghễnh ngãng - di chứng từ những trận đấu năm xưa. “Con cáo già” Huỳnh Tiền đã lặng lẽ qua đời vào năm 1996 nhưng “bộ lông” (thành tích thi đấu) thì mãi mãi được vinh danh trong kho tàng lịch sử võ học nước nhà.

Đại lão võ sư được mệnh danh là “đệ nhất võ sĩ”

11:10 25/12/2015

(Hồ sơ cuộc sống) - Tuy có vóc dáng nhỏ con nhưng Huỳnh Tiền đã giành được những trận thắng vang dội

“Tay đấm” con nhà nòi
Võ sư Huỳnh Tiền sinh năm 1916 trong một gia đình võ thuật (cha là võ sư Huỳnh Văn Hinh) tại Sài Gòn – Chợ Lớn. Do đó, ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Tiền đã có niềm say mê võ thuật cuồng nhiệt và luôn ước mơ sau này được trở thành võ sĩ thành danh để “hành hiệp trượng nghĩa”.
Dai lao vo su duoc menh danh la “de nhat vo si”
Đại lão võ sư Huỳnh Tiền chụp năm 1953.
18 tuổi, Huỳnh Tiền lần đầu đặt chân lên võ đài và nhanh chóng trở thành một trong những “tay đấm” cự phách nhất trên bầu trời võ thuật miền Nam. Thời gian đầu thượng đài, Huỳnh Tiền thi đấu môn quyền anh khắp các sàn đấu tại miền Nam với rất nhiều những chiến thắng lừng lẫy trước những tay đấm đã vang danh trong môn quyền anh tại miền Nam thời bấy giờ.
Nhờ từng được thọ giáo qua nhiều tinh hoa võ thuật từ những trường phái võ thuật như Thiếu Lâm nam phái, võ cổ truyền dân tộc và quyền anh đã tạo cho Huỳnh Tiền một cách đánh cực kỳ biến hóa. So với các võ sĩ đương thời thì Huỳnh Tiền được xem là một trong số ít ỏi những võ sĩ có sự đa dạng trong phong cách chiến đấu trên võ đài, bắt nguồn từ nền tảng của nhiều môn võ khác nhau. Cùng với đó, chính sự kết hợp hoàn hảo giữa quyền anh và quyền tự do, Huỳnh Tiền được xem là người đầu tiên mở ra một hướng mới trong việc đào tạo võ sĩ thượng đài.
 “Con cáo già” với lối đánh biến hóa khôn lường
Tuy là một võ sĩ lừng danh, nhưng ít ai biết rằng, Huỳnh Tiền lại sở hữu một vóc người thấp bé (khoảng 50kg). Tuy mang điểm yếu về thể chất, thể hình so với nhiều đối thủ của mình, nhưng bù lại Huỳnh Tiền lại sở hữu những bước di chuyển linh hoạt, dựa trên một nền tảng thể lực cùng sự dẻo dai đáng kinh ngạc. Đặc biệt là lối thi đấu khôn ngoan, điềm tĩnh, luôn hạ knock-out đối phương ở những thời khắc ít ai ngờ tới. Chính lối thi đấu “ranh mãnh” này đã đưa Huỳnh Tiền đoạt chức vô địch VN (quyền anh và quyền tự do) năm 1948, 1949, 1953, 1965, và được báo chí Sài Gòn tôn vinh biệt danh “Con cáo già”, “Đệ nhất anh hùng miền Đông”,…
Từ những kinh nghiệm đúc kết sau những tháng ngày “chinh chiến” khắp các võ đài trong làng võ thuật miền Nam, sau khi rời nghiệp võ đài, võ sư Huỳnh Tiền đã sáng lập võ phái Huỳnh võ đạo, với lối đánh tổng hợp theo phong cách hiện đại. Đại lão võ sư Huỳnh Tiền có công phát hiện và đào tạo nhiều tay đấm sừng sỏ như Dương Văn Me, Rémy Huỳnh, Vũ Huỳnh, Đức Huỳnh, Michael Huỳnh, Hiệp Huỳnh, Vũ Bảo, Huỳnh Sơn, Lý Huỳnh… và trở thành một trong những tượng đài lớn nhất trong làng võ Việt Nam thế kỷ XX.  Nói về đại lão võ sư Huỳnh Tiền – người sư phụ đáng kính của mình, võ sư – nghệ sĩ ưu tú Lý Huỳnh từng chia sẻ: “Sư phụ tôi rất kén chọn học trò. Chính vì thế, những người được ông chọn làm học trò đều thành danh và đều lấy họ của ông đặt làm một phần tên, chẳng hạn tôi (Lý Huỳnh), Rémy Huỳnh, Vũ Huỳnh, Đức Huỳnh,… Thú vị là thầy tôi chưa bao giờ lấy học phí của bất kỳ môn sinh nào”.
Dai lao vo su duoc menh danh la “de nhat vo si”
Huỳnh Tiền trong một thế võ đặc trưng của Thiếu Lâm nam phái.
Tuy sở hữu sự nghiệp võ đài, đào tạo võ sĩ lừng lẫy với rất nhiều những nốt thăng, nhưng cũng đã có không ít “dấu lặng” khó quên trong sự nghiệp đối với “con cáo già” Huỳnh Tiền. Trong đó, “dấu lặng” được người hâm mộ và bản thân “con cáo già” này nhắc tới nhiều nhất là lần thua điểm tay đấm Nguyễn Nhị trong một độ quyền tự do tại võ đài Hội An (Quảng Nam).
Sau trận này, Huỳnh Tiền tuyên bố không bao giờ ra miền Trung thi đấu nữa. Vào năm 1970, ông tiếp tục nhận thêm một “dấu lặng” nữa khi bị Tổng cuộc quyền thuật VN phạt “cấm dạy võ và thi đấu trong một năm” do “tổ chức võ sĩ đánh cuội”. Tiếp đến là lần ông bị võ sư Hồ Văn Lành (Từ Thiện) làm đơn tố cáo đã “dụ dỗ mua chuộc” nữ võ sĩ Hồ Bạch Yến về đầu quân võ đường Huỳnh Tiền (nữ võ sĩ này sau đổi võ danh là Lý Huỳnh Yến, tay đấm “độc cô cầu bại” - người sáng lập Huỳnh Võ Đạo).
Những năm tháng cuối đời, Huỳnh Tiền sống trong bệnh tật (di chứng từ những trận đấu năm xưa) trong sự chăm sóc của người thân trong gia đình. Năm 1996 “Con cáo già” Huỳnh Tiền đã lặng lẽ qua đời nhưng tên tuổi của ông mãi mãi được vinh danh trong kho tàng lịch sử võ học nước nhà.
LINH LINH

Ba tay đấm danh trấn giang hồ

17/11/2005 07:01 GMT+7
    TT - Những ai yêu võ thuật ở miền Nam trước năm 1975 đều biết đến tên tuổi của bộ ba Minh Cảnh (quyền anh), Huỳnh Tiền và Minh Sang (võ tự do) vào những thập niên 1940, 1950 và 1960. Minh Cảnh bất bại trong nhiều năm trước khi giành chức vô địch quyền anh Đông Dương.
    Ba tay đấm danh trấn giang hồ Phóng to
    Cựu võ sĩ Minh Cảnh - vô địch Đông Dương 1946
    TT - Những ai yêu võ thuật ở miền Nam trước năm 1975 đều biết đến tên tuổi của bộ ba Minh Cảnh (quyền anh), Huỳnh Tiền và Minh Sang (võ tự do) vào những thập niên 1940, 1950 và 1960. Minh Cảnh bất bại trong nhiều năm trước khi giành chức vô địch quyền anh Đông Dương.
    Còn Huỳnh Tiền đã gần như không có đối thủ ở môn võ tự do trong suốt những năm cuối 1940 và đầu thập niên 1950. Minh Sang tuy thượng đài muộn hơn nhưng sự nghiệp còn lẫy lừng hơn Huỳnh Tiền với chuỗi 64 trận bất bại trong sự nghiệp...
    Minh Cảnh - võ vương của quyền anh miền Nam
    Nhắc đến tay đấm Minh Cảnh, những người yêu võ thuật của miền Nam VN trước năm 1975 đều nhớ ngay đến biệt danh “võ vương” (vua võ) mà báo chí Sài Gòn lúc bấy giờ phong tặng cho ông.
    Trên tờ thể thao Trắng Đen ra ngày 13-4-1964 có đoạn: “Trận then chốt giữa Minh Cảnh và Jean Leon (Phi Luật Tân) diễn ra khá sôi nổi, Jean Leon ở hai hiệp đầu đã luôn tìm cách tấn công bằng những quả đấm thẳng, còn Minh Cảnh cố thủ hơn công vì cựu vô địch đã luống tuổi muốn dành sức vào những hiệp sau. Hiệp thứ ba, Minh Cảnh phản công và gần cuối hiệp, anh đã đấm trúng những quả móc nặng, khiến Jean Leon bị đo ván”...
    Lão võ sư Minh Cảnh sinh năm 1922 ở Cai Lậy, Tiền Giang. Năm 10 tuổi, ông theo mẹ qua Cao Miên sinh sống. Đến năm 15 tuổi về Sài Gòn - Gia Định lập nghiệp và thọ giáo võ sư Bảy Muôn học võ. Trong sự nghiệp gần 50 năm thượng đài, thành tích cao nhất của ông là đoạt đai vô địch Đông Dương vào năm 1946. Có thể nói với quãng thời gian gần 50 năm theo nghề này, lão võ sư Minh Cảnh là người giàu thành tích nhất của làng đấm bốc VN.
    Bắt đầu thượng đài từ những năm đầu thập niên 1940, ông từng chiến thắng nhiều võ sĩ người Việt, Khơme, Lào, Pháp, Ấn Độ... Mãi đến năm 1972 khi đã bước vào tuổi 51, ông vẫn còn đủ sức hạ đo ván một võ sĩ người Úc (nặng hơn ông trên chục ký tại TP Vũng Tàu và chính thức trở thành ông “vua” của môn thể thao này).
    Hiện nay, ở tuổi 84, lão võ sư Minh Cảnh không thể nhớ hết bại tướng của mình gồm những ai. Tuy nhiên có một điều ông không thể nào quên đó là chuyện tay trắng vì ham vui. Khi còn thượng đài, cuộc sống của ông lúc ấy rất sung túc. Nhưng sau này khi không còn thi đấu, ông nổi máu “ham vui” khi thành lập đoàn môtô bay mang tên Minh Cảnh đi biểu diễn ở khắp nơi và cuối cùng lỗ vốn phải rã gánh và quay về nhà “ăn bám” vợ.
    Lý Huỳnh “đệ tử ruột” của Huỳnh Tiền
    Ba tay đấm danh trấn giang hồ Phóng to
    Võ sư Minh Sang (trái) và võ sư - nghệ sĩ ưu tú Lý Huỳnh
    Võ sư - nghệ sĩ ưu tú Lý Huỳnh được xem là “đệ tử ruột” của lão võ sư Huỳnh Tiền. Trò chuyện với chúng tôi, Lý Huỳnh cho biết: “Sư phụ tôi rất kén chọn học trò. Chính vì thế, những người được ông chọn làm học trò đều thành danh và đều lấy họ của ông đặt làm một phần tên, chẳng hạn như tôi (Lý Huỳnh), võ sư Rờmi Huỳnh, Hiệp Huỳnh, Huỳnh Nga, Lý Huỳnh Yến... Thú vị là thầy tôi chưa bao giờ lấy học phí của bất kỳ môn sinh nào”.
    Ham vui đến thế, nhưng ông rất chung tình. Con trai ông, võ sư Minh Hoàng, xác nhận: “Ai cũng thừa nhận lúc còn trẻ ba tôi rất phong độ và đẹp trai. Đã có không ít kiều nữ nổi tiếng lúc đó để ý, thậm chí họ còn tự nguyện chu cấp để được chung sống với ông, nhưng ba tôi đã bỏ ngoài tai tất cả để sống chung thủy với mẹ tôi cho đến cuối đời. Mỗi khi nhắc lại điều này, anh em tôi ai nấy cũng tự hào...”.
    Huỳnh Tiền - Minh Sang: “không có cơ duyên”
    Huỳnh Tiền lớn hơn Minh Sang khoảng một con giáp. Một lão võ sư kể rằng khi tên tuổi Huỳnh Tiền vang danh khắp miền Nam thì Trương Văn Lâm (tên thật của Minh Sang) rời đất Bạc Liêu lên Sài Gòn theo đuổi nghề võ. Chỉ trong một thời gian ngắn, tên tuổi Trương Văn Lâm đã nổi như cồn khi đánh gục các đối thủ nổi tiếng như Nguyễn Đạt, Nguyễn Thôi, Nguyễn Hưng, Phạm Trung Thành... Trở thành nhà vô địch miền Nam, Trương Văn Lâm tự đặt cho mình một nghệ danh mới là Minh Sang.
    Những năm cuối thập niên 1940 và đầu 1950, tên tuổi Huỳnh Tiền và Minh Sang nổi tiếng khắp miền Nam. Nhưng lạ là hai tay đấm này lại chưa bao giờ gặp nhau trong sự nghiệp. Chính vì thế, những người yêu thích võ thuật trước năm 1975 luôn chờ đợi trận tỉ thí của bộ đôi kỳ phùng địch thủ. Nhưng họ đã thất vọng. Tại sao vậy? Lão võ sư Minh Sang trả lời: “Chúng tôi không có cơ duyên”.
    Thực tế, theo lời kể của một số lão võ sư, Minh Sang đã có không dưới ba lần thách đấu, nhưng đều bị Huỳnh Tiền từ chối. Một lão võ sư kể lại: “Tôi còn nhớ lần thách đấu của Minh Sang trước Huỳnh Tiền trong trận Tiền gặp võ sĩ Thạch Sum ngay giữa khu hội chợ giải trí trường Thị Nghè cạnh Sở thú vào năm 1956. Trận đấu giữa Tiền và Sum hấp dẫn đến độ khán giả đã xô đẩy chen lấn làm sập cả chiếc cầu bêtông nhỏ bắc từ Sở thú sang khu hội chợ giải trí trường Thị Nghè.
    Trận đấu dự kiến kéo dài bốn hiệp (mỗi hiệp ba phút). Đến hiệp thứ ba sau khi tung cú đá bàn xa, chân Sum đã bị kẹt vào dây đài. Tiền khôn ngoan sử dụng thế dựa dây đài hất Sum văng ra. Trán Sum đập xuống sàn, máu chảy xối xả. Trọng tài buộc phải ngưng trận đấu và tuyên bố Tiền thắng cuộc. Ngay sau đó, Sang đã nhảy lên đài và trước đám đông hàng ngàn khán giả, Sang tuyên bố thách đấu với Tiền. Tiền nhận lời, nhưng sau đó không hiểu vì sao trận đấu đã không diễn ra”.
    Người ta cũng đồn rằng trận tỉ thí giữa Huỳnh Tiền và với võ sĩ Chà lai Mous Fai Fa của lò Long Hổ Hội diễn ra tại Phan Rí vào cuối thập niên 1950 đã được xếp đặt đưa ra kết quả hòa để tránh xảy ra cuộc đụng độ “một mất một còn” giữa Huỳnh Tiền và Minh Sang.
    Theo qui định, người thắng ở cặp Huỳnh Tiền - Mous Fai Fa sẽ đụng với Minh Sang để tranh ngôi vua võ tự do lúc bấy giờ. Đích thân Sang đã ra Phan Rí xem trận đấu này với hi vọng sẽ được đấu với Huỳnh Tiền. Nhưng Sang đã thất vọng bỏ về vì sau bốn hiệp đấu, trọng tài xử hòa để không ai phải đụng với Sang!
    Ba tay đấm danh trấn giang hồ Phóng to
    Võ sư Huỳnh Tiền
    Minh Sang và tuyệt chiêu “gối bay”
    Các lão võ sư nhận xét trong trường hợp có xảy ra trận chiến thì Tiền cũng khó hạ được Sang. Ưu điểm của Huỳnh Tiền là lanh lợi và khôn ngoan, nhưng ông ít có đòn hiểm hơn Sang.
    Với Sang, vũ khí số một của ông là đòn “gối bay”. Sang đã biết đến đòn này khi còn là học trò của ông Ba Sen - thầy dạy võ nổi tiếng miền Tây Nam bộ. Sau này khi đặt chân lên đất Sài Gòn năm 24 tuổi, Sang đã khổ luyện đòn này với sự hướng dẫn của thầy Tư - người nghiên cứu rất kỹ tuyệt chiêu này qua những lần xem võ sư Đông Phương Sóc thi đấu.
    Trong sự nghiệp 64 trận bất bại của mình, Sang đã nhiều lần sử dụng tuyệt chiêu này để hạ đối phương, trong đó khó quên nhất là lần hạ đại kình địch Nguyễn Giàu, người được xem là nhà vô địch đất miền Tây thập niên 1950 trong trận tỉ thí vào năm 1961.
    Sàn đấu được dựng lên ở một trường học thuộc tỉnh Bạc Liêu và người thắng cuộc nhận được khoảng 4.500 đồng (hơn ba cây vàng vào lúc bây giờ). Bên cạnh sàn đấu còn đặt... một cái hòm với dòng chữ: Người chết phải chịu trách nhiệm nếu xui xẻo bị thiệt mạng! Và cuối cùng Minh Sang đã chiến thắng.
    Thua trận, Giàu đã phải mất đến hai tháng để trị thương, nhưng gương mặt ông vẫn còn vết sẹo từ trên trán xuống dưới mí mắt vì tuyệt chiêu gối bay của Sang. Sau này, khi tái ngộ nhau trong một giải võ thuật tổ chức ở An Giang, cả hai lão võ sư đã có cái bắt tay đầy tình thân hữu.
    Minh Sang nói rằng ông thắng trận nhưng mãi mãi vẫn kính trọng Nguyễn Giàu bởi theo ông: “Võ là đạo. Tôi tự hào nhất không phải là những trận bất bại trên sàn mà là sau khi treo găng vẫn được nhiều người yêu mến, kính trọng...”.
    Ngọc Thiện

    Võ sư với biệt danh “Con cáo già” khiến làng võ Việt khiếp sợ

    Trong làng quyền anh Việt Nam, võ sư Huỳnh Tiền là một trong những cây đại thụ đào tạo ra nhiều thế hệ võ sĩ nổi tiếng. 
    Võ sư Huỳnh Tiền sinh năm 1916, vốn mang dòng máu chuộng võ từ người cha (võ sư Huỳnh Văn Hinh) nên ông rất say mê võ thuật từ khi còn nhỏ. Ước mơ cháy bỏng của Huỳnh Tiền là luôn muốn trở thành “dũng sĩ trừ gian diệt bạo”. Năm 15 tuổi, Huỳnh Tiền trốn gia đình học quyền Anh cùng võ sư Pháp Lepudeur. Đến năm 18 tuổi, Huỳnh Tiền lần đầu đặt chân lên võ đài và nhanh chóng trở thành cánh chim lạ trên bầu trời võ thuật.
    Vóc người thấp bé nhưng Huỳnh Tiền lại sở hữu những bước di chuyển linh hoạt, uyển chuyển, cùng với đó là nền tảng thể lực vô cùng dẻo dai, rất đáng kinh ngạc. Tuy học quyền Anh nhưng ở Huỳnh Tiền có sự pha trộn và kết hợp nhiều phong cách võ thuật khác nhau, điển hình là Thiếu Lâm. Trong mỗi lần giao đấu, ông rất khôn ngoan, điềm tĩnh, sẵn sàng hạ knock – out đối phương vào những thời khắc ít ai ngờ tới.
    2
    Trong lịch sử những lần thượng đài của mình, ông từng hạ gục nhiều tay đấm lừng danh của làng võ thời đó như Võ Châu Long, Hồ Thanh Xuân (Bình Định), Trần Văn Ngọ (tức Kim Sang – Quảng Ngãi), Phan Thành Sự (Bến Tre), Lý Soul, Văn Thọ (Campuchia), Văn Hoán (vô địch Bắc kỳ), Trịnh Thiếu Anh (Khánh Hòa), Trần Cơ (Hải Phòng), Lê Hữu Vĩnh (Rạch Giá), Thái Học Kỳ (Cần Thơ), Lữ Hồng Cơ (Cà Mau), Nguyễn Son (vô địch miền Tây)… Trong số các võ sĩ đương thời, chỉ có mỗi “Võ Vương” Minh Cảnh (vô địch Đông Dương) là thắng được Huỳnh Tiền một trận, còn lại cũng phải chịu 2 trận thua và một trận hòa trong tất cả 4 lần so găng.
    Theo một số tài liệu thì cũng có lần Huỳnh Tiền để thua người bạn của mình là “Hùm xám miền Trung”  – võ sĩ Hà Trọng Sơn. Tuy nhiên hai võ sĩ này đã trải qua nhiều cuộc tái đấu để học hỏi lẫn nhau và thành tích thắng bại là không chênh lệch nhiều.
    4
    Tên tuổi của Huỳnh Tiền nỗi như cồn khi ông liên tiếp đoạt chức vô địch VN ở hai nội dung quyền Anh và quyền tự do vào các năm 1948, 1949, 1953, 1965. Vì những thành tích bất bại và lối đánh khôn ngoan đó nên ông được báo chí Sài Gòn gọi là “Con cáo già” hay “Đệ nhất anh hùng miền Đông”.
    Giới võ lâm nhận định rằng Huỳnh Tiền rất cá tính và vô cùng bản lĩnh. Ông chưa bao giờ cảm thấy run sợ trước bất kỳ một đối thủ nào. Biệt danh “Con cáo già” thực chất để nói về sự khôn ngoan trong lối đánh của Huỳnh Tiền, biết tiến lùi đúng lúc, biết khi nào nên chọn thời điểm để tấn công…
    Võ sư Lý Huỳnh là một trong những đệ tử xuất sắc của Huỳnh Tiền.
    Võ sư Lý Huỳnh là một trong những đệ tử xuất sắc của Huỳnh Tiền.
    Sự nghiệp võ thuật của võ sư Huỳnh Tiền tưởng chừng như khá lừng lẫy nhưng cũng có những nốt trầm nhất định. Đó là trận thua điểm trước Nguyễn Nhị trong một cuộc độ quyền tự do tại võ đài Hội An. Hay việc ông bị Tổng cục quyền thuật Việt Nam phạt cấm dạy võ và thi đấu trong một năm do tổ chức võ sĩ đánh cuội vào năm 1970. Tuy nhiên không thể phủ nhận công lao lớn của vị võ sư lừng danh này khi có công phát hiện và đào tạo ra nhiều tay đấm sừng sỏ như Dương Văn Me, Remy Huỳnh, Vũ Huỳnh, Lý Huỳnh…
    “Con cáo già” Huỳnh Tiền qua đời vào năm 1996 sau khi chống chọi với bệnh tật. Dù cuộc đời và sự nghiệp của ông có nhiều biến cố nhưng võ sư Huỳnh Tiền vẫn là một cây đại thụ trong làng võ Việt Nam, tên tuổi của ông mãi mãi được vinh danh trong kho tàng lịch sử võ học nước nhà.
    V.Đ – Tổng hợp

    Huyền thoại võ đài Việt tinh thông cả Thiếu Lâm và quyền Anh

    Cập nhật lúc 20:09:28, 20/09/2015

    Đệ nhất anh hùng miền Đông
    Trong làng võ tự do, Huỳnh Tiền (1916-1996) là một trong những cây đại thụ, được ví như một đại lão võ sư và là cột trụ sừng sững của làng võ miền Nam.
    Nói về võ thuật, Huỳnh Tiền trở thành huyền thoại làng võ tự do nhờ 2 môn căn bản tưởng chừng rất đối nghịch với nhau, đó là Thiếu Lâm và quyền Anh, chưa kể tới cả võ cổ truyền.
    Điều này khiến chúng ta liên tưởng tới Yi Long (Nhất Long), một cao thủ Thiếu Lâm của Trung Quốc từng đấu với rất nhiều võ sĩ ở các môn phái khác nhau trên thế giới và giành chiến thắng vang dội.
    Tất nhiên giữa Huỳnh Tiền và Yi Long không có mối quan hệ nào bởi hai võ sĩ ở hai thế hệ hoàn toàn khác nhau nên sẽ không thể có chuyện hai võ sĩ đụng độ trên võ đài.
    Hơn nữa Huỳnh Tiền chỉ tập Thiếu Lâm nam phái chứ không phải là một nhà sư giống như Yi Long.
     

    Huỳnh Tiền từng làm mưa làm gió khắp các võ đài
    Nhưng cả hai đều có điểm chung là cùng thi đấu võ tự do nhưng có mang dáng dấp của võ thuật Thiếu Lâm kết hợp với các phái võ khác.
    Tuy vậy nếu dựa trên thành tích thi đấu để mà làm một cán cân so sánh thì Huỳnh Tiền xứng đáng cho để người hậu bối Yi Long phải kính nể.
    Huỳnh Tiền vốn mang dòng máu chuộng võ từ cha (võ sư Huỳnh Văn Hinh) nên từ nhỏ rất say mê võ thuật, lúc nào cũng chỉ mơ ước trở thành một 'dũng sĩ'.
    Đến năm 15 tuổi, mặc dù gia đình cản ngăn nhưng Huỳnh Tiền vẫn lén học Thiếu Lâm nam phái và võ cổ truyền. Đặc biệt ông dành rất nhiều thời gian lén học quyền Anh với võ sư người Pháp Lepudeur, sau đó trau dồi kỹ năng cùng võ sư Cantérat.
    Sau 3 năm chuyên cần khổ luyện, năm 18 tuổi, Huỳnh Tiền lần đầu đặt chân lên võ đài và nhanh chóng trở thành một thách thức thật sự với tất cả mọi võ sĩ thời đó.
    Điểm khác biệt so với hai tay đấm đàn anh từng là những nhà vô địch Đông Dương - Kid Dempsey và Minh Cảnh - những võ sĩ chỉ biết đấu quyền anh thì Huỳnh Tiền còn giỏi cả quyền tự do.
    Năm 28 tuổi, Huỳnh Tiền chuyển sang thi đấu quyền tự do, từ đó tài năng của ông càng thăng tiến vượt bậc.
    Với sự kết hợp quyền anh và quyền tự do, Huỳnh Tiền là người đầu tiên mở ra một hướng mới trong việc đào tạo võ sĩ thượng đài.
    Trong suốt sự nghiệp, Huỳnh Tiền từng hạ nhiều tay đấm sừng sỏ như Võ Châu Long, Hồ Thanh Xuân (Bình Định), Trần Văn Ngọ (tức Kim Sang - Quảng Ngãi), Phan Thành Sự (Bến Tre), Lý Soul, Văn Thọ (Campuchia).
    Hay nhiều tay đấm lừng danh khác như Văn Hoán (vô địch Bắc kỳ), Trịnh Thiếu Anh (Khánh Hòa), Trần Cơ (Hải Phòng), Lê Hữu Vĩnh (Kiên Giang), Nguyễn Son (vô địch miền Tây)... đều trở thành bại tướng dưới những nắm đấm của Huỳnh Tiền.
    Trong số các võ sĩ đương thời, chỉ có 'Võ vương' Minh Cảnh (vô địch Đông Dương) là thắng được Huỳnh Tiền 1 trận, còn lại cũng phải chịu 2 trận thua và 1 trận hòa trong tất cả 4 lần so găng.
    Theo một số tài liệu thì cũng có lần Huỳnh Tiền để thua người bạn của mình là 'Hùm xám miền Trung' - võ sĩ Hà Trọng Sơn.
    Tuy nhiên hai võ sĩ này đã trải qua nhiều cuộc tái đấu để học hỏi lẫn nhau và thành tích thắng bại là không chênh lệch nhiều.
    Giới võ lâm còn kể lại, lần thượng đài cuối cùng, trong khi võ sư Hà Trọng Sơn cao to, nặng trên 80 kg thì võ sư Huỳnh Tiền chỉ tầm trên 50 kg nhưng hai người thi đấu rất cân tài, cân sức.
    Cả hai đánh đến khi đều mệt nhừ mà vẫn không phân thắng bại nên trận đấu khép lại kết quả hòa.
    Trong sự nghiệp, Huỳnh Tiền đoạt rất nhiều thành tích lừng lẫy như các chức vô địch VN (quyền anh và quyền tự do) năm 1948, 1949, 1953, 1965.
    Những chiến thắng vang dội này khiến ông được báo chí Sài Gòn tôn vinh biệt danh 'Con cáo già', 'Đệ nhất anh hùng miền Đông', 'Cây trụ đồng sừng sững của làng đấm miền Nam'.
     
    Huỳnh Tiền với một thế đặc trưng của Thiếu Lâm nam phái
    'Con cáo già' với lối đánh siêu 'quái”
    So với các võ sĩ đương thời thì Huỳnh Tiền là một trong số ít ỏi có sự đa dạng trong phong cách chiến đấu trên võ đài, bắt nguồn từ nền tảng của nhiều môn võ khác nhau.
    Giới võ lâm cũng thừa nhận, Huỳnh Tiền là một võ sĩ không khi nào biết 'rét' trước một địch thủ dù cho có hung hãn đến mấy.
    Với việc tập luyện cả Thiếu Lâm nam phái, võ cổ truyền và quyền Anh khiến Huỳnh Tiền sở hữu lối đánh cực kỳ biến hóa.
    Lối đánh của huyền thoại này lúc cương lúc nhu, khi điềm tĩnh lúc lại mạnh mẽ như vũ bão, khiến nhiều đối thủ thua mà còn không biết mình thua vì sao.
    Tuy vóc người thấp bé nhưng đặc biệt là Huỳnh Tiền được thiên phú cho bước di chuyển linh hoạt uyển chuyển như… múa ba lê, dựa trên một nền tảng thể lực cùng sự dẻo dai đáng kinh ngạc.
    Đặc biệt hơn nữa, Huỳnh Tiền trở nên 'bá đạo' như vậy, ngoài các yếu tố kỹ thuật thì đó chính là lối thi đấu khôn ngoan, điềm tĩnh, luôn hạ knock-out đối phương ở những thời khắc ít ai ngờ tới.
    Chính lối thi đấu 'ranh mãnh' đã đưa Huỳnh Tiền đoạt chức vô địch VN (quyền anh và quyền tự do) năm 1948, 1949, 1953, 1965 và rất nhiều trận thách đấu khác để trở thành 'Con cáo già' trong làng đấm đất Việt.
    Có một võ sư từng nhận xét về Huỳnh Tiền: 'Cáo có nghĩa là không phải lúc nào cũng đâm đầu vào để cho địch thủ làm bao cát…
    Mà con cáo già này biết tiến lui tuỳ lúc, địch mạnh ta thủ, địch yếu ta tấn công, địch khiêu khích ta bình thản nhưng khi địch sơ hở là con cáo ra đòn hạ gục đối thủ. Đối phương mà leo lên sàn đài thách thức là chỉ có đường thân bại danh liệt'.

     
    Huỳnh Tiền từng khiến nhiều võ sĩ thua mà không hiểu vì sao
    Chính võ sĩ Huỳnh Tiền cũng từng đúc kết rằng: 'Đánh võ như đánh giặc, tại sao mình tốn sức với kẻ còn quá dũng mãnh, hãy chờ đến khi nó hết hơi thì mình tấn công, thắng đến 99%'.
    Về sau, Huỳnh Tiền sáng lập võ phái Huỳnh võ đạo, với lối đánh tổng hợp theo phong cách hiện đại.
    Ông cũng chính là người có công phát hiện và đào tạo nhiều tay đấm sừng sỏ như Dương Văn Me, Remy Huỳnh, Michael Huỳnh, Hiệp Huỳnh, Vũ Bảo, Huỳnh Sơn, Lý Huỳnh… và trở thành một trong những tượng đài lớn nhất trong làng võ VN thế kỷ XX.
    (Quốc tế) - Lần đầu tiên thượng đài, lại thi đấu với “Đệ nhất anh hùng miền Đông”, Nguyễn Nhị – với thân hình ốm yếu của một người tù sau nhiều trận đòn roi – chỉ trong ít phút đã quật ngã đối thủ…
    “Học võ là để cứu người, chớ không phải để đánh người!”
    Chuyện kể rằng, thời trước Cách mạng Tháng Tám, có địa chủ trên tận Tí, Sé, Dùi Chiêng (nay thuộc huyện Nông Sơn) cho người xuống rước dân võ làng Quảng Đại lên giúp giữ trật tự để thu hoạch mùa vụ. Ông Nguyễn Nhị cùng một số anh em giỏi võ kéo nhau “đem chuông đi đánh xứ người”. Hàng ngày, mọi người được trọng vọng, cơm bưng nước rót. Một hôm, nghe chủ nhà báo đã tới ngày thu hoạch, ông Nhị họp anh em lại và phân công nhau tối đến bí mật ra các nhà dân, chuyện trò to nhỏ, khuyên bà con địa phương nên tránh đối đầu với anh em võ sinh vì nếu rủi ai bị thương tật thì chẳng hay ho chi!
    Cơm sáng xong, chủ nhà đề nghị anh em khiêng bộ ván ra đặt ở góc sân, bên bờ tre và hàng cau tơ vừa làm chỗ ăn cơm, vừa có nơi nghỉ mát. Buổi trưa, mọi người đang ăn cơm thì nghe tiếng la hét của vài chục trai tráng trong làng. Ai nấy đều hằm hằm, tay dao, tay thước vây lấy anh em võ sinh, quyết ăn thua đủ. Ông Nhị bình tĩnh dặn nhỏ anh em: “Có gì thì anh em cứ rúc xuống phản tránh đòn. Nếu tình huống xấu nhất thì cứ bốn người khiêng một tấm phản làm mộc đỡ, chờ tôi và anh Chưởng tính”. Nói xong, ông và ông Chưởng cùng hét lên một tiếng, nhanh như cắt mỗi người cầm lấy một đoạn gốc tre đực (được  giấu kín ở bờ tre). Cả hai “loạn roi” rào rào giữa trưa hè nắng gắt. Đám trai làng kia hoảng hốt, bỏ cả dao, thước chạy mất mật.
    Võ sư Huỳnh Tiền năm 1953.
    Chủ nhà đứng trong nhà nhìn ra thấy mới chỉ có hai người ra tay, còn lại đều yên vị trên phản nên có ý khiếp. Ông ta bèn chạy tới, miệng hỏi: “Bọn mô làm loạn rứa?”, rồi giả lả: “Cũng may tụi hắn biết khôn bỏ chạy, chớ không mất vài ba mạng là ít. Mấy anh thấy đó, nếu không có mấy anh dễ chi bọn tôi thu hoạch mùa ni được an toàn. Giàu có chẳng sung sướng chi mô. Thôi, mời mấy anh tiếp tục ăn cơm kẻo nguội, mất ngon. Chắc từ ni tới già, tụi hắn không dám mò tới nữa đâu!”. Mọi người trở lại ăn cơm và đều ngầm hiểu chuyện dàn xếp với dân nghèo tối qua đã lọt tai chủ nhà. Chắc ông ta cho rằng đám võ sinh không có thực tài nên mới làm vậy. “Chiêu trò” vừa rồi là để kiểm tra thực hư.
    Người xóm Bàu, làng Quảng Đại, là học trò cưng của võ sư lừng danh Hồ Cưu, ông Nguyễn Nhị (Nguyễn Đăng Nhị) có tiếng trong làng võ đất Quảng và miền Trung. Trong Cách mạng Tháng Tám 1945, ông từng được Ban lãnh đạo khởi nghĩa tổng Quảng Hòa giao nhiệm vụ truy bắt bọn phản động thân Nhật. Liệt sĩ Nguyễn Nhị hy sinh năm 1968 khi đang giữ cương vị Bí thư chi bộ kiêm Chủ tịch UBND cách mạng xã Lộc Phước (Đại Cường ngày nay).
    Trên đường trở về làng Quảng Đại, vài anh em trẻ thắc mắc hỏi tại sao không đánh, bắt một, hai tên tra hỏi, vạch mặt tay địa chủ chơi đểu kia, ông Nguyễn Nhị ôn tồn bảo: “Các chú còn trẻ nên thường hí hố. Một sự nhịn là chín sự lành. Học võ là để cứu người, chớ không phải để đánh người. Mình giỏi ắt có người giỏi hơn!”.
    Hạ đo ván “Đệ nhất anh hùng miền Đông”
    Huỳnh Tiền là một đại võ sư và là cột trụ sừng sững của làng đấm bốc miền Nam. Trong quá trình thượng đài, Huỳnh Tiền từng hạ nhiều tay đấm sừng sỏ như Võ Châu Long, Hồ Thanh Xuân (Bình Định), Trần Văn Ngọ (tức Kim Sang – Quảng Ngãi), Phan Thành Sự (Bến Tre), Lý Soul, Văn Thọ (Campuchia), Văn Hoán (vô địch Bắc Kỳ), Trịnh Thiếu Anh (Khánh Hòa), Trần Cơ (Hải Phòng), Lê Hữu Vĩnh (Rạch Giá), Thái Học Kỳ (Cần Thơ), Lữ Hồng Cơ (Cà Mau), Nguyễn Son (vô địch miền Tây)… Trong số các võ sĩ đương thời, chỉ có mỗi “Võ Vương” Minh Cảnh (vô địch Đông Dương) là thắng được Huỳnh Tiền một trận, còn lại cũng phải chịu 2 trận thua và một trận hòa trong tất cả 4 lần so găng. Huỳnh Tiền giỏi cả đấu quyền Anh và quyền tự do. Chính điều đó làm tài năng của ông càng thăng tiến vượt bậc. Tuy vóc người thấp bé nhưng bù lại Huỳnh Tiền được thiên phú cho bước di chuyển linh hoạt uyển chuyển như… múa ba lê, dựa trên một nền tảng thể lực cùng sự dẻo dai đáng kinh ngạc, đặc biệt là lối thi đấu khôn ngoan, điềm tĩnh, luôn hạ knock-out đối phương ở những thời khắc ít ai ngờ tới. Lối thi đấu “ranh mãnh” đã đưa Huỳnh Tiền đoạt chức vô địch Việt Nam (quyền Anh và quyền tự do) năm 1948, 1949, 1953, 1965, được báo chí Sài Gòn tôn vinh biệt danh “Con cáo già”, “Đệ nhất anh hùng miền Đông”, là “Cây trụ đồng sừng sững của làng đấm miền Nam” (chữ dùng của ký giả Thiệu Võ trên tuần san Thao Trường). Sự nghiệp võ đài lừng lẫy của “Con cáo già” Huỳnh Tiền tưởng chừng như một bản giao hưởng toàn những nốt thăng. Thế nhưng, đã có một “dấu lặng” khó quên đối với ông. Đó là lần thua điểm tay đấm Nguyễn Nhị trong một độ quyền tự do tại võ đài Hội An (Quảng Nam).
    Chuyện là, những năm 50 của thế kỷ trước, võ sư Huỳnh Tiền từ miền Nam ra Hội An rung dây 7 đêm liền thách đấu nhưng không có đối thủ. Lúc này, ông Nguyễn Nhị đang bị Mỹ – Diệm bắt giam ở nhà lao Hội An cùng những người kháng chiến và yêu nước khác. Ông Trương Công Tùy (nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Đại Lộc, đã từ trần) có lần kể lại với thân nhân ông Nguyễn Nhị, rằng: “Thời ấy, tôi cùng bị ở tù với anh Nhị. Không biết nghe ai mách bảo mà đích thân Trưởng ty Cảnh sát quốc gia Quảng Nam vào nhà lao mời anh ra thượng đài và “treo giải”: nếu thắng được võ sư Huỳnh Tiền thì được về quê làm ăn, không ai làm khó dễ. Tôi biết, không phải vì tin lời hứa của đối phương mà chính vì sĩ diện và danh dự của làng võ đất Quảng, ở thế chẳng đặng đừng, anh  Nhị miễn cưỡng nhận lời”.
    Trận so tài vô tiền khoáng hậu được tổ chức với sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo khán giả, trong đó có cả những người tù yêu nước được quản tù cho dự khán. Nhìn thân hình ốm yếu của người tù sau những trận đòn roi, nhiều người lo sợ ông Nguyễn Nhị mất mạng trong trận quyết chiến với “Đệ nhất anh hùng miền Đông”. Huỳnh Tiền hùng dũng bước ra võ đài sau khi được ban tổ chức cuộc đấu giới thiệu thành tích rất kêu. Còn ông Nhị khiêm tốn chỉ xưng danh tính và thành thật cho biết chưa một lần thượng đài, vì thường ngày theo thầy học võ chỉ mong bảo vệ sức khỏe mà lo việc nông tang chứ không nghĩ đến ngày hôm nay. Khán giả vỗ tay rầm trời. Khi được lệnh của trọng tài, hai người bái tổ, chào nhau, rồi thủ thế, lựa miếng. Kỳ lạ thay, chưa đầy một hiệp đấu, người bị hạ đo ván lại chính là võ sư họ Huỳnh. Xe cứu thương hụ còi inh ỏi đưa ông Tiền vào nhà thương Hội An cấp cứu trong sự sững sờ của đám thủ hạ. Sau trận này, Huỳnh Tiền tuyên bố không bao giờ ra miền Trung thi đấu nữa!
    (Theo Infonet)

     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét