Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

ĐIÊN RỒ TRONG VÒNG DANH LỢI 37

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                             Ăn món phá lấu bẩn: Đường tắt đến nghĩa địa


Người nước ngoài chia sẻ 'bí kíp' đối phó thực phẩm bẩn ở Việt Nam


Thức ăn đường phố ở VN hấp dẫn du khách nhưng không nhiều người dám thử - Ảnh: D.Đ.Minh

Thức ăn đường phố ở VN hấp dẫn du khách nhưng không nhiều người dám thử - Ảnh: D.Đ.Minh
“Tôi là người Thái Lan. Ở quê tôi, thực phẩm đường phố rất phổ biến, còn ở Việt Nam, tôi tuyệt đối nói không với quán sá vỉa hè”, Susan Wu, một người Thái làm việc ở VN tâm sự.
Thực phẩm bẩn không chỉ là nỗi ám ảnh của các chuyên gia nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở VN, mà còn là nỗi lo của du khách mỗi khi du lịch tới đất nước này.
“Người ta tiêm chất gì vào quả táo?”
Nhiều người nước ngoài đang sinh sống ở VN có cách riêng để tránh mua phải thực phẩm bẩn.
Ông Harry Hodge, quốc tịch Canada, cho biết: “Nói một cách trung thực, cả nhà tôi tự làm đồ ăn ở nhà. Chúng tôi có xu hướng mua thực phẩm trực tiếp từ nông dân hay các chợ và ít mua đồ trong siêu thị, vì đơn giản là hàng hóa trong siêu thị không tươi bằng, thêm nữa có giá khá đắt. Do người nước ngoài như chúng tôi đa phần đều sinh sống trong các chung cư nên khó trồng rau, nuôi gà… trên sân thượng. Tôi biết nhiều người Việt đã tự cung tự cấp nguồn thực phẩm sạch bằng cách canh tác như vậy”, ông Hodge nói.
Trong khi đó, Susan Wu, một phụ nữ đến từ Thái Lan chia sẻ cô thường tìm mua thực phẩm sạch hữu cơ mặc dù rất khó để biết thực phẩm hữu cơ bán ở VN có đúng là hữu cơ hay không. “Tôi luôn hỏi mọi người xung quanh và bám theo các chuyên gia nước ngoài đang sống ở VN để nghe lời khuyên, kinh nghiệm của họ nên mua thực phẩm sạch, chất lượng ở đâu”, cô Susan Wu nói.
Người nước ngoài nói gì về thực phẩm bẩn? 2
Thức ăn đường phố ở VN hấp dẫn du khách nhưng không nhiều người dám thử
Còn Rafi Kot, người Israel, cho biết gia đình ông mua thực phẩm sạch nhập khẩu của các thương hiệu uy tín, hoặc trong các siêu thị. “Các quốc gia muốn hướng tới tiêu chuẩn cao cần phải tuân theo các tiêu chuẩn đó. Nếu tất cả người dân đều tuân theo tiêu chuẩn, đất nước ấy sẽ phát triển. Ở Israel, tiêu chuẩn là cực kỳ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, rất buồn khi ở VN mọi thứ đều tập trung về tiền bạc và vì thế người mua nhận được những thứ rất rẻ. Thông thường những thứ rẻ tiền này là những sản phẩm kém chất lượng, có khi được sản xuất trong nước, có khi là hàng nhập khẩu Trung Quốc”, ông Rafi Kot phát biểu.
Ông kể rằng, có lần ông mua một quả táo to, rất đẹp nhưng tới 4 tháng không bị hư. Mỗi ngày ông đều nhìn quả táo và tự hỏi “Người ta đã tiêm cái thứ gì vào quả táo mà để lâu được đến thế?”.

Theo Susan Wu, nhiều nước phát triển và đang phát triển có cùng nỗi lo về vấn đề thực phẩm bẩn. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ người tiêu dùng nhận thức được họ nên chọn những gì để ăn.
Thực phẩm bẩn không phải là vấn đề của các quốc gia thực thi luật nghiêm ngặt như ở Israel. “Chính phủ Israel rất cẩn trọng đối với vấn đề này. Chẳng hạn, gần đây, một nhãn hiệu thức ăn nhanh ở Israel phải chịu sự giám sát của chính phủ về thành phần thực phẩm để đảm bảo những quy định nghiêm ngặt của phụ gia, hóa chất. “Và người tiêu dùng phải thông minh. Đây là giải pháp thực tế có được từ sự giáo dục”, ông Rafi Kot nhấn mạnh.
Người nước ngoài nói gì về thực phẩm bẩn? 3
Ảnh minh họa
Những điều sợ nhất
Trả lời câu hỏi điều gì từng khiến anh/chị sợ nhất khi phải ăn uống ở nhà hàng, quán ăn tại Việt Nam, cô Susan Wu nói cô thường chọn ăn ở các nhà hàng có uy tín mỗi khi có dịp đi ra ngoài. “Tôi đến từ Thái Lan. Thái Lan nổi tiếng với những quán ăn đường phố, tôi thường xuyên ra đường ăn mỗi khi ở Thái Lan, còn ở VN, tôi tuyệt đối nói không với ăn uống vỉa hè”.
Nhưng Rafi Kot lại có kinh nghiệm khác. Ông cho biết: “Tôi không tin tưởng hệ thống đông lạnh ở đây. Thứ hai, ở nhà hàng, tôi thường tìm đến những nơi có nhiều khách và chọn những món ăn phổ biến nhất. Bằng kinh nghiệm này, tôi có thể tránh được những món ăn để quá lâu, bởi có nhiều khách đồng nghĩa với việc thực phẩm được thay đổi thường xuyên”, ông Kot chia sẻ.
Ông Harry Hodge thì cho rằng, thực phẩm bẩn không phải là những thứ quá đáng sợ bằng các hành động kỳ lạ của người Việt khi ăn uống ở nơi công cộng. “Tôi đã từng thấy những ông bố bà mẹ để mặc con cái của mình đi tiểu ngay trên sân của nhà hàng gần nơi mọi người đang ăn uống, mà không chịu vào nhà vệ sinh. Tôi cũng nhận thấy nhiều người Việt uống bia rượu nhiều ở nhà hàng, còn ở Bắc Mỹ người ta uống nhiều nước có cồn ở quán bar”, ông Kot phát biểu.
Để hạn chế thực phẩm bẩn, theo Harry Hodge, ở Canada, các nhà hàng muốn mở cửa phục vụ thực khách phải trải qua rất nhiều khâu kiểm tra và cấp phép của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, ông nghi ngờ những biện pháp này không có hiệu quả ở VN, nhất là việc có rất nhiều nhà hàng khai trương mỗi ngày. Quán ăn vỉa hè, hàng rong cũng là mối thách thức của các cơ quan quản lý ở VN, bởi mỗi khi có cơ quan quản lý đến kiểm tra, họ đều tìm cách né tránh.
“Tôi có đọc một bài báo ở đâu đó nói rằng, Chính phủ VN bắt đầu kiểm tra gắt gao việc sử dụng chất cấm trong thực phẩm, thậm chí nếu ai sử dụng chất cấm có thể bị phạt tù. Tôi hi vọng chính phủ sẽ thực hiện việc kiểm soát hóa chất độc hại trong thực phẩm ở VN trên diện rộng. Khi bệnh ung thư và bệnh tật ngày càng gia tăng do thực phẩm bẩn và chất lượng thực phẩm kém, VN cần đầu tư nhiều hơn cho những nghiên cứu và hỗ trợ tài chính để loại bỏ dần những tác hại khủng khiếp này”, Susan Wu nói.

Người nước ngoài chia sẻ 'bí kíp' đối phó thực phẩm bẩn ở Việt Nam  - ảnh 4
Có thể nhiều quán vỉa hè an toàn, nhưng cách trưng bày không hợp vệ sinh, khiến du khách nghi ngờ chất lượng không đảm bảo. VN cần có quy định về thức ăn đường phố, như Singapore, Thái Lan… tập trung các quán ăn thành khu ăn uống vỉa hè rất thu hút du khách”, ô
Người nước ngoài chia sẻ 'bí kíp' đối phó thực phẩm bẩn ở Việt Nam  - ảnh 5

ông Trần Vĩnh Lộc

Bằng kinh nghiệm thực tế ở đất nước mình, Rafi Kot, cho rằng VN cần phải tăng cường kiểm tra các nông trại để hạn chế thực phẩm bẩn bắt nguồn từ đây. Đó là thách thức lớn vì ở VN có rất nhiều trang trại nhỏ. Người nuôi trồng ở các trang trại có thể được nâng cao kiến thức, nhận thức nhưng thực thi pháp luật đôi khi có thể khiến cho họ phá sản. Ở Israel, Chính phủ vượt qua khó khăn này khi đối mặt với đợt bùng phát khuẩn salmonella trên trứng bằng cách đơn giản là hoàn trả tiền cho người nông dân nếu có trứng bị nhiễm độc. Từ đó, người dân ngày càng thận trọng hơn về vệ sinh thực phẩm.
“Triển khai luật là một chuyện, còn thực hiện luật là chuyện khác. Bên cạnh đó cần phải gia tăng kỹ hơn việc kiểm soát biên giới để triệt đường xâm nhập thực phẩm bẩn vào VN”, ông nói thêm.
Du khách khuyến cáo
Nhiều du khách nước ngoài thừa nhận thức ăn đường phố ở VN rất hấp dẫn nhưng lại lo lắng liệu có an toàn hay không nếu ăn ở vỉa hè? Vấn đề này vẫn còn tranh cãi, khi nhiều du khách khuyên là chẳng sao khi ăn ở quán vỉa hè. Nhưng nhiều du khách chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe, chẳng hạn món salad làm từ rau xanh không được rửa; rửa chén bát chỉ trong một cái thau nước được sử dụng nhiều lần... Có khách còn khuyên đá lạnh ở VN không an toàn, nên khi uống nước, có thể đề nghị không cần lấy đá.

Người nước ngoài chia sẻ 'bí kíp' đối phó thực phẩm bẩn ở Việt Nam  - ảnh 6 Đá lạnh là nguy hiểm lớn nhất ở VN. Mọi người dễ dàng thấy được những chiếc xe tải nhỏ chở đá lạnh và rồi bỏ từng bao tải xuống lề đường. Khi bạn mua một ly sinh tố, người bán lấy đá đập nát bằng một cái búa, đá đó chính là đá ở bao tải vỉa hè đấy. Người nước ngoài chia sẻ 'bí kíp' đối phó thực phẩm bẩn ở Việt Nam  - ảnh 7

Nick name Maurizio04

Một du khách đến từ Milan, Ý, có nick name Maurizio04 viết: “Đá lạnh là nguy hiểm lớn nhất ở VN. Mọi người dễ dàng thấy được những chiếc xe tải nhỏ chở đá lạnh và rồi bỏ từng bao tải xuống lề đường. Khi bạn mua một ly sinh tố, người bán lấy đá đập nát bằng một cái búa, đá đó chính là đá ở bao tải vỉa hè đấy”.
Một du khách đến từ Long Island, New York (Mỹ) kể trong chuyến du lịch ở VN con gái nhỏ của họ đã bị đau bụng và phải uống thuốc.
“Các bạn cần phải cẩn thận, phải trữ sẵn một số loại thuốc thông dụng. Chúng tôi hầu như không dám ăn thức ăn đường phố. Tôi không thể tưởng tượng được thịt gà, thịt bò sống để ngoài trời nóng hàng tiếng đồng hồ rồi mang đi chế biến sẽ như thế nào”, du khách này chia sẻ.
Ông Trần Vĩnh Lộc, Giám đốc Công ty du lịch Lạc Hồng Voyages, cho biết khách du lịch nước ngoài của công ty ông không có ai dám ăn thức ăn đường phố, lề đường khi tới VN. Hiện nay, thông tin trên mạng rất nhiều, nên trước khi tới VN họ thường tìm hiểu về thực phẩm sạch, về việc ăn uống ở đâu cho an toàn.
Khách châu Á có người muốn thử, nhưng khách Âu lại ngại, họ chấp nhận ăn fast food. “Có thể nhiều quán vỉa hè an toàn, nhưng cách trưng bày không hợp vệ sinh, khiến du khách nghi ngờ chất lượng không đảm bảo. VN cần có quy định về thức ăn đường phố, như Singapore, Thái Lan… tập trung các quán ăn thành khu ăn uống vỉa hè rất thu hút du khách”, ông Lộc đề xuất.
N.Trần Tâm

Đột kích lò mỡ bẩn cung cấp cho các quán ăn ở Đà Nẵng


Khu vực nấu mỡ

Khu vực nấu mỡ
Trưa 19.4, đoàn kiểm tra liên ngành TP.Đà Nẵng phát hiện một cơ sở chế biến mỡ bẩn ở tổ 57A, P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng.
Đại tá Trần Thanh Nhơn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường ( PC49), Công an TP.Đà Nẵng cho hay, đoàn liên ngành do PC49 chủ trì, phối hợp Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông TP.Đà Nẵng.
Qua kiểm tra cơ sở chế biến mỡ của ông Nguyễn Đăng Hoành (49 tuổi, ngụ đường Lê Ngô Cát, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) làm chủ, đoàn liên ngành phát hiện 12 bao mỡ nước (50kg/bao), 10 bánh mỡ (3kg/bánh) và 150kg mỡ tươi đang chờ chế biến. 
Tổng trọng lượng khoảng hơn 750 kg, tuy nhiên nhân viên cơ sở không xuất trình được giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng minh nguồn gốc xuất xứ mỡ động vật… Điều đáng nói, hàng trăm kg mỡ đều bốc mùi hôi thối.
Đột kích lò mỡ bẩn cung cấp cho các quán ăn ở Đà Nẵng - ảnh 1
Mỡ nguyên liệu được ép thành bánh chờ chế biến
Nhân viên cơ sở là ông Đào Trần Quang khai nhận, cơ sở này hoạt động hơn 3 năm qua, ông Quang được ông Hoành thuê với giá 3 triệu đồng/tháng để trông giữ và chế biến. 
Về nguồn gốc, ông Quang cho hay mỡ bẩn được thu gom từ nhiều chợ lớn trên địa bàn, sau khi được chế biến thành mỡ nước thì bán lại cho các chợ để bán cho các quán ăn dùng chiên xào, chế biến các bán cho thực khách.
Hiện PC49 đang lập biên bản tạm giữ tang vật và xử lý theo quy định.

8 thực phẩm bẩn kinh khủng mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày

Ngọc Anh |
8 thực phẩm bẩn kinh khủng mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày

Những món ăn dưới đây đều rất hút khách trong mùa hè nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ vệ sinh an toàn thực phẩm mà chúng ta không ngờ tới.



Nước đá
Cách đây vài năm, câu chuyện nước đá bẩn đã từng khiến dư luận rúng động.
Nhiều người hoang mang trước hàng loạt thông tin về các cơ sở sản xuất nước đá mất vệ sinh tuy nhiên đến nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng về chất lượng các loại nước đá trôi nổi trên thị trường.
Nhưng nhu cầu giải khát của người dân khi vào hè tăng cao, các chủ hàng giải khát, nước ngọt, trà đá vẫn dùng loại đá viên chỉ khoảng 6 - 8 nghìn đồng một bịch lớn để sử dụng, phục vụ thực khách.
BS. Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM thừa nhận việc sản xuất nước đá đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn nhiều cơ sở chưa thực hiện đúng.
Theo BS. Mai thì uống nước đá chỉ là đánh lừa cảm giác 'đã khát' nhưng thực tế không làm người ta hết khát mà còn gây hại rất nhiều như hỏng men răng, tăng nguy cơ viêm họng khi gặp lạnh, ảnh hưởng tiêu hóa, kích thích đường ruột gây ra đau bụng, tiêu chảy, tiểu gắt, bệnh đường ruột…

Nên chọn mua đá lạnh của những cơ sở sản xuất đá sạch (Ảnh minh họa: Internet)
Nên chọn mua đá lạnh của những cơ sở sản xuất đá sạch (Ảnh minh họa: Internet)
Nước mía
Nước mía là một trong những loại đồ uống được nhiều người ưa chuộng nhất trong mùa hè vì ngon, mát và giá thành rẻ.
Tuy nhiên đây cũng là món đồ uống có nguy cơ mất vệ sinh rất cao.
Những cốc nước mía mát lạnh, ngọt lịm chứa ẩn nhiều mối nguy hại từ chiếc máy ép có thể chứa cặn, vụn bã mía từ nhiều ngày dồn lại nếu không được chà rửa sạch sẽ; chưa kể đến ruồi, nhặng vẫn vo ve bên cạnh hoặc lẫn vào bên trong máy.
Ngoài ra việc các chủ hàng nước mía sử dụng nước đá viên để làm lạnh cũng phần nào đưa một lượng 'thực phẩm' không rõ sạch bẩn vào cơ thể khách hàng.
Thạch đen
Thạch đen hay còn gọi là thạch sương sáo được làm từ lá sương sáo phơi khô, là thứ rất phổ biến trong các loại chè hoặc nước giải khát mùa hè.
Thạch đen được bày bán rộng rãi ở bất cứ khu chợ nào, tuy nhiên việc chế biến loại thạch này được làm hoàn toàn thủ công với chất lượng rất khó kiểm soát.
Đã có không ít cơ sở sản xuất thạch bị 'vạch trần' công nghệ chế biến thạch siêu bẩn như lá phơi tại nơi không đảm bảo, công nhân đi giày ủng để xéo lá, nồi, xô chậu đựng thạch đều cáu bẩn và không đảm bảo vệ sinh.
Lương y Nguyễn Văn Hưng (thuộc Hội Đông y Hà Nội) cho biết: 'Thạch đen tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Đầu tiên, thạch có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ protein trong cơ thể.
Đối với trẻ em, thạch làm giảm khả năng thèm ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Nguy hại nhất là thạch đen được sản xuất, bày bán ở những nơi ô nhiễm, mất vệ sinh.
Đây được coi là ổ vi khuẩn mà khi đi vào cơ thể con người sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Tôi từng chứng kiến nhiều ca cấp cứu vì ăn phải thạch bẩn, thạch để lâu ngày'.
Cũng theo lương y Nguyễn Văn Hưng, nhiều loại thạch hiện nay còn được các cơ sở dùng hóa chất để khiến chúng dai và thơm hơn. Nếu ăn nhiều, lượng hóa chất sẽ tích tụ trong cơ thể và có thể sinh ra độc tố.

Thạch đen sủi bọt trắng ở chợ Đồng Xuân (Ảnh minh họa).
Thạch đen sủi bọt trắng ở chợ Đồng Xuân (Ảnh minh họa).
Nước dừa
Tương tự như nước mía, nước dừa cũng là một loại đồ uống được nhiều người ưa thích.
Tuy nhiên nếu tận mắt chứng kiến 'công nghệ' tẩy trắng dừa bằng hóa chất, chắc chắn nhiều người sẽ rùng mình và không dám uống thứ nước mát lành này nữa.
Nhiều người bán dừa thường gọt vỏ sẵn để bày bán cho đẹp mắt và tiện cho người tiêu dùng, tuy nhiên vỏ dừa gọt ra nhanh xỉn màu nên các chủ hàng thường ngâm quả dừa đã gọt vỏ vào hóa chất cho trắng, việc làm này khiến những quả dừa đã không còn an toàn nữa.
Không ai có thể khẳng định được rằng những dung dịch thuốc tẩy này không ngấm vào bên trong quả dừa qua lớp vỏ xơ.
Trà chanh
Một vài năm gần đây, trà chanh là thức uống yêu thích của nhiều đối tượng, chưa từng giảm độ 'hot' mà còn đặc biệt tăng nhiệt trong mùa hè.
Vì tính siêu lợi nhuận của loại hình kinh doanh này mà nhiều người bán hàng đã sẵn sàng dùng những nguyên liệu chè vụn, chè rẻ tiền thậm chí cả…
Chất hóa học để giảm giá thành của trà chanh mà không nghĩ tới mối nguy to lớn dành cho người uống.
Tại hội thảo 'Khỏe và an toàn' do Viện thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức ngày 23/7, cơ quan này đã công bố 9 mẫu trà chanh, trà xanh, trà đá, nhân trần, nước ngô, nước mía…
Được lấy ngẫu nhiên trên các con phố ở Hà Nội đều phát hiện chứa vi khuẩn E.coli, men mốc, các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmi vượt xa giới hạn cho phép.
Thực tế, chỉ cần vài loại phẩm màu, hóa chất là có thể 'hô biến' thành hàng trăm lít trà chanh 'thơm ngon'. 20.000 đồng/100 gram hương liệu tạo màu để pha… 500 lít trà chanh; 30.000 đến 40.000 đồng cho 100 ml hương liệu tạo vị.
Trân châu
Nhiều chủ quán tiết lộ, các loại trân châu trong trà sữa hoặc các loại chè chủ yếu được nhập từ nước ngoài (nhiều loại trân châu đen xuất xứ Trung Quốc) hoặc lấy mối từ các cơ sở gia công ở các khu vực ngoại ô Hà Nội.
Đầu năm 2012, một phóng sự tại Trung Quốc đã tiết lộ nguồn collagen làm thạch, trân châu được lấy từ… giày rách.

Trà sữa trân châu đang là một thứ đồ uống được ưa chuộng ở Trung Quốc (Ảnh minh họa).
Trà sữa trân châu đang là một thứ đồ uống được ưa chuộng ở Trung Quốc (Ảnh minh họa).
Tại Việt Nam, tuy chưa phát hiện cách làm tương tự nhưng việc chế biến thủ công các loại trân châu cũng được coi là kém sạch đồng thời sử dụng một vài nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Các cơ sở sản xuất trân châu thường sản xuất theo kiểu thủ công, nguyên liệu không được che đậy, trân châu thành phẩm phơi trên nền đất.
Do nhu cầu ngày một phong phú của giới trẻ, các chủ quán còn nhập thêm các hương liệu không rõ nhãn mác và thuê các chủ sản xuất trân châu thêm vào thành phần làm trân châu như hương sâm dứa, hương nho, hương dâu…
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hà, Khoa Giải phẫu bệnh tế bào, Bệnh viện K, những loại hóa chất trôi nổi bán trên thị trường chứa một hàm lượng lớn các hóa chất độc hại tạo màu, tạo mùi, saccharin và các chất bảo quản.
Những loại hóa chất và hương liệu này hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng, nếu tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ gây nhiều loại bệnh, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Nếu uống phải lượng nhỏ, người bệnh có thể bị dị ứng, tiêu chảy, ngộ độc thể nhẹ và thể nặng.
Sinh tố hoa quả, hoa quả dầm
Sinh tố hoa quả cũng là một món ăn được ưa chuộng trong mùa hè vì nhiều người nghĩ nó 'ngon - bổ - rẻ'. Ngon và rẻ thì đã khẳng định được rồi nhưng bổ hay không thì còn chưa thể nói chắc.
Bởi trên thực tế đã từng có nhiều quán hàng bán món ăn này bị phát hiện dùng hoa quả thối, hỏng rồi xay nhuyễn.
Chưa kể đến các loại hoa quả giá rẻ, không rõ nguồn gốc và chất lượng. Để che giấu mùi hoa quả hỏng, các chủ quán chỉ cần pha thêm nhiều sữa, siro vào thành phẩm.
Ngoài ra, thời gian gần đây giới trẻ còn ưa chuộng các cửa hàng 'buffet hoa quả dầm', chỉ với 20 - 25 nghìn đồng là thực khách đã có ngay một cốc hoa quả dầm với đủ loại hoa quả.
Chưa ai kiểm chứng được những loại hoa quả này có nguồn gốc từ đâu, có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.
Những khay hoa quả được bày lộ thiên với đủ loại ruồi nhặng lởn vởn xung quanh dưới tiết trời nóng bức nhưng vẫn thu hút rất nhiều thực khách.
Bún, phở, miến
Bún phở miến là những món ăn được nhiều người lựa chọn ăn thay cơm trong mùa hè. Tuy nhiên, những sợi bún trắng ngần, óng ả, đẹp mặt lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn chúng ta có thể tượng tưởng.
Nhiều cơ sở sản xuất đã bị phát hiện có sử dụng hàn the, chất làm trắng quang học trong quá trình làm bún để cho ra sợi bún thành phẩm mập, trắng...
Ngoài ra các loại bún, phở, miến luộc sẵn để qua đêm còn rất dễ bị ôi thiu trong tiết trời nóng bức của mùa hè.
Khi ăn phải những loại bún phở miến không đảm bảo vệ sinh này, thực khách có thể bị tổn thương màng nhầy của dạ dầy và thực quản, viêm loét dạ dày, suy gan thận, ung thư.


theo Đời sống & Pháp Luật
Tin, ảnh: Nguyễn Tú

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét