Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

Phút giây cảnh giác 16

(ĐC sưu tầm trên NET)

                   Điệu hổ ly sơn - Vật hoàn cố chủ - Khách mua hàng

Hãy cảnh giác với mánh khóe của bọn lừa đảo




Hay canh giac voi manh khoe cua bon lua dao
Thẻ nhân viên của bọn lừa đảo.
Một chút mất cảnh giác, một chút tham lam, một chút cả tin... của nạn nhân là điều kiện để bọn lừa đảo thực hiện trót lọt việc chiếm đoạt tài sản, tiền bạc của họ. Làm thế nào nhận diện được bọn lừa đảo để không phải mất tiền, đồng thời giúp cơ quan chức năng ngăn chặn hoạt động phạm pháp của chúng?
Những mẩu chuyện sau đây sẽ giúp mỗi người biết làm gì để nhận diện bọn chúng.
Một buổi sáng chủ nhật cách nay không lâu, hai thanh niên với trang phục công nhân, mang trên vai chiếc túi xách lầm lũi bước trên đường phố đông người. Đến một quán giải khát, họ rẽ vào, nhưng không phải để uống cà phê. Đến trước mặt người khách đang chờ cà phê nhỏ giọt, một trong hai người thanh niên này nói: "Tụi em là công nhân đang thi công cầu Nhơn Hội, cơ quan cấp cho mấy cái khoan điện - anh ta lấy ra cái khoan và tiếp tục, anh xem, hàng của Nhật chính cống nhé. Kẹt tiền quá, tụi em bán bớt vài cái kiếm ít nhiều chiều nay lai rai xả hơi". Giá một cái khoan điện "Made in Japan" còn mới bán rẻ cũng hơn 2 triệu, nhưng hai công nhân này ra giá chỉ hơn một triệu. Người khách cò kè một lúc đã đồng ý mua 2 cái và móc ví đưa cho hai công nhân kia một triệu đồng. Cả hai phía đều hớn hở, người mua vui vì tưởng vớ được hàng thứ thiệt giá bèo, còn kẻ bán thực chất là những tên lừa đảo khoác áo công nhân, chúng hí hửng vì chỉ tốn một ít nước bọt đã bán hai cái khoan điện Trung Quốc nhái hàng Nhật với giá cao hơn thị trường 3-4 trăm ngàn đồng một cái.
Còn vợ chồng ông Trần Ngọc Thuận ở tổ 4, KV7, phường Trần Quang Diệu trở thành nạn nhân của bọn lừa đảo vì một màn kịch được dàn dựng khéo léo đến không ngờ. Hôm đó, khoảng 11 giờ ngày 14-4-2005, hai ông bà đang ăn cơm thì có hai cô gái đi chiếc xe máy biển số 16K6-3774 chở theo một lô dầu gội đầu đựng trong bao tải dừng trước nhà. "Chúng cháu là nhân viên tiếp thị hàng mỹ phẩm, công ty chuẩn bị tham gia Hội chợ tại Quy Nhơn nên có đợt khuyến mại đặc biệt. Hai bác có bán hàng tạp hóa nên chúng cháu tặng số dầu gội đầu này thay vì đi phát từng nhà. Hai bác bán theo giá ghi trên nhãn, tiền đó bác hưởng". Vợ chồng ông Thuận còn đang bán tín bán nghi thì một trong hai cô gái đó nói tiếp: "À cháu quên, trong các chai dầu gội này có phiếu trúng thưởng. Giải thưởng từ bàn ủi đến bình nước nóng lạnh, máy vi tính và xe Wave Alpha". Vợ chồng ông Thuận tò mò bóc thử mấy chai và đã cầm được trong tay phiếu trúng thưởng chiếc xe Wave Alpha. Hai cô gái reo lên chúc mừng ông Thuận. Nhưng theo họ để nhận thưởng, ông Thuận phải đặt cọc 2,8 triệu đồng để họ làm thủ tục trả thưởng. Lúc đầu vợ chồng ông Thuận nghi ngờ, thấy vậy hai cô gái đưa thẻ nhân viên, có dán ảnh hẳn hoi cho ông Thuận xem, và còn đưa số điện thoại di động của sếp mình để ông Thuận gọi nói chuyện... Và, một lúc sau vợ chồng ông Thuận đã xiêu lòng đưa cho hai cô gái này cái lắc vàng trị giá khoảng 2 triệu đồng để họ làm thủ tục cho ông nhận thưởng chiếc xe. Hôm sau tìm đến địa chỉ hai cô gái để lại, ông Thuận mới hay rằng mình đã bị lừa. Điện đến số điện thoại di động của sếp hai cô gái thì chỉ nhận được những tiếng ò, í, e…
Cũng với vở diễn đó, bọn tội phạm đã lừa đảo chiếm đoạt của một số bà con ở xã Phước Lộc - huyện Tuy phước một số tiền và tài sản khá lớn. Trong số nạn nhân đó, nhiều người đã đến Công an tỉnh tố cáo hành vi phạm tội của bọn tội phạm và giao nộp những chai dầu gội đầu dỏm.
Dù rất tinh vi, nhưng bọn tội phạm vẫn không thể giấu được sơ hở, đó là sự tình cờ được tạo dựng, sự nôn nóng thúc giục nạn nhân giao tiền đặt cọc ngay..., nếu bình tĩnh thì không khó khăn gì không nhận ra điều đó. Mong mọi người không vì cái lợi trước mắt mà sập bẫy bọn tội phạm.
(Theo Báo Bình Định)
Việt Báo (Theo_24h

Mánh khóe lừa đảo bằng hình thức tuyển dụng lao động

(Baonghean.vn) - Từng làm việc ở một công ty xuất khẩu lao động, Dinh lợi dụng quen biết một số người nên giở các mánh khóe tuyển dụng lao động để chiếm đoạt tài sản. Nhiều nạn nhân đã phải vay tiền ngân hàng để đưa cho Dinh nhưng vẫn không được bố trí việc làm như đã hứa.
Có mặt tại tòa từ sớm, ông Trần Xuân Tùng, trú xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương không giấu được nét mặt buồn bã. Hơn 1 năm nay, gia đình ông đứng ngồi không yên khi số tiền hơn 100 triệu vay ngân hàng chưa biết đến khi nào mới trả được. Hôm nay (21/2) là ngày TAND tỉnh đưa ra xét xử vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà trong đó, ông là nguyên đơn. Đối tượng bị đưa ra xét xử là Nguyễn Văn Dinh, SN 1985, trú xóm 9, xã Nghi Phong (Nghi Lộc).
Theo các tài liệu, năm 2012, Nguyễn Văn Dinh làm ở một công ty xuất khẩu lao động ở TP Vinh. Lợi dụng sự quen biết của một số người và để có tiền tiêu xài vào mục đích cá nhân nên Dinh nảy sinh ý thức chiếm đoạt tiền bằng cách lập tài khoản “vieclamnghean123”, sau đó đăng tải nội dung cần thuyển người lao động nhằm mục đích để người lao động đến xin việc làm, xin đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Trong thời gian từ tháng 4/2014 – tháng 12/2015, Dinh đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 6 người với tổng số tiền 845 triệu đồng.
Bị cáo Nguyễn Văn Dinh tại tòa. Ảnh: Hoàng Lam
Bị cáo Nguyễn Văn Dinh tại tòa. Ảnh: Hoàng Lam
Trước đó, vào tháng 6/2015, qua một người quen, ông Tùng biết đến Nguyễn Văn Dinh (trú xóm 9, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc). Dinh tự nổ là có nhiều mối quen biết nên có thể xin việc cho con gái ông vừa tốt nghiệp Học viện Ngân hàng vào làm việc tại một bệnh viện tại TP Vinh. Như ‘chết đuối với được cọc’, ông Tùng điện thoại cho Dinh và được Dinh cho biết rằng, chi phí xin việc cho con ông Tùng hết 150 triệu đồng vào làm kế toán cho một bệnh viện.  Nếu đồng ý  thì đặt cọc 50 triệu đồng.
Chỉ ít ngày sau, tại nhà một người quen, ông Tùng đưa 50 triệu đồng và một bộ hồ sơ để đưa cho Dinh nhằm mục đích xin việc cho con ông Tùng. Với mục đích chiếm đoạt tiền của ông Tùng nên Dinh liên tiếp những lần sau đó lừa để lấy  thêm 100 triệu đồng từ ông Tùng. Tổng cộng, số tiền Dinh chiếm đoạt của ông Tùng là 150 triệu đồng.
Tuy nhiên, ông Tùng không phải là nạn nhân duy nhất bị Nguyễn Văn Dinh lừa đảo bằng những mánh khéo tinh vi. Bản thân Dinh vốn từng làm việc trong một công ty về xuất khẩu lao động. Lợi dụng có mối quan hệ với nhiều người, Dinh nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền bằng cách lập tài khoản “vieclamnghean123” và đăng tải nội dung cần tuyển lao động nhằm mục đích lừa người lao động đến xin việc làm. Dinh còn đăng tải số điện thoại của mình để dụ các “con mồi” sập bẫy.
Tháng 4/2014, tình cờ lên mạng, chị Phạm Thị Lê (trú huyện Tân Kỳ) đọc được thông tin trên trang “vieclamnghean123” với nội dung, có một suất vào làm việc tại Trạm y tế xã Nghĩa Phúc (Tân Kỳ). Gọi điện thoại theo số trên trang, Lê gặp Dinh và được cho biết chi phí xin vào làm việc tại Trạm y tế xã Nghĩa Phúc với số tiền 100 triệu đồng, đặt cọc trước 50 triệu đồng.
Nghe xong, chị Lê đồng ý và bắt đầu xoay mượn tiền bạc để đi xin việc. Chỉ ít ngày sau, chị Lê đến nhà Dinh tại xóm 9, xã Nghi Phong và đưa cho Dinh 50 triệu đồng cùng bộ hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền của chị Lê nhưng Dinh không thực hiện như lời hứa mà dùng số tiền đó để tiêu xài cá nhân. Do lo sợ chị Lê viết đơn tố đến công an nên Dinh đã trả cho chị Lê 20 triệu đồng.
Cùng với hình thức trên, Nguyễn Văn Dinh cũng đã lừa được anh Cao Doãn Hải, trú xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương với số tiền 250 triệu đồng.  Vào tháng 4/2015, Nguyễn Văn Dinh đi phô tô tài liệu ở một cửa hàng tại TP Vinh và có mua được một bộ hồ sơ tuyển sinh vào ngành Công an nhân dân. Tháng 5/2015, lợi dụng việc có hồ sơ tuyển sinh này, Dinh nảy sinh mục đích lừa đảo chiếm đoạt tiền của người khác. Dinh đã đăng lên tài khoản “vieclamnghean123” với nội dung “cần tuyển lái xe nhà nước” và đăng 2 số điện thoại trên trang web Chovinh.com.
Sau khi đăng, anh Cao Doãn Hải điện thoại cho Dinh. Qua điện thoại, biết anh Hải có nhu cầu xin việc lái xe cho một cơ quan nhà nước nên Dinh đã đồng ý và hẹn gặp anh Hải ở quán cà phê tại TP Vinh. Sau khi 2 bên gặp nhau ở TP Vinh, Dinh nói đang có một suất lái xe trong Công an tỉnh, chi phí 250 triệu đồng, nếu đồng ý thì đặt cọc trước 100 triệu đồng.
Ngày hôm sau, anh Hải cùng chị gái gặp Dinh ở một quán cà phê để nói chuyện trao đổi công việc. Tại đây, Dinh đã lừa nói với anh Hải là có quen biết với lãnh đạo Công an tỉnh và hứa hẹn sẽ xin được việc cho Hải và lái xe trong Công an tỉnh. Để anh Hải và chị gái tin tưởng, Dinh sau khi nhận tiền đã đi ra ngoài và nói đưa tiền cho lãnh đạo Công an tỉnh. Sau khi quay lại, Dinh nói với anh Hải là đã đưa tiền cho lãnh đạo và lừa nói họ đã nhận, việc anh Hải chắc chắn sẽ xin được. Trong những ngày sau đó, Dinh tiếp tục dùng các chiêu trò để lấy thêm tiền của anh Hải với tổng cộng 250 triệu đồng nhưng không thực hiện như đã hứa mà dùng để tiêu xài cá nhân.
Do các nạn nhân ráo riết đòi lại tiền nhưng không có khả năng để trả nên đã bỏ trốn khỏi địa phương. Đến ngày 10/8/2016, Nguyễn Văn Dinh nhận thức được hành vi phạm tội của mình nên đã về quê và đến Công an huyện Nghi Lộc đầu thú với mong muốn được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Mặc dù đã lừa nhiều người với hàng trăm triệu đồng nhưng Dinh cho rằng, nếu có cơ hội thì vẫn tiếp tục lừa người khác để có tiền tiêu xài. “Ban đầu lập tài khoản trên mạng xã hội để lừa lấy tiền nhưng không nghĩ sự việc lại dễ dàng như vậy. Khi thấy có nhiều người đòi tiền, sợ bị viết đơn tố cáo đến cơ quan công an nên đã trả lại một số tiền cho các nạn nhân. Số tiền còn lại đã tiêu xài hết nên không có khả năng trả nữa”, Dinh khai tại tòa.
Với những hành vi vi phạm pháp luật bằng hình thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, HĐXX tuyên phạt Nguyễn Văn Dinh 11 năm tù, buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các nạn nhân.
Nguyên Hưng


Ba mánh khóe lừa đảo khi mua bán phụ kiện máy ảnh, chú ý kẻo bị 'gài bẫy'

Tiin

Thời gian gần đây, ở các diễn đàn dành cho người đam mê nhiếp ảnh liên tiếp xuất hiện những chia sẻ về các chiêu thức lừa đảo khi giao dịch mua bán.
Giống như 'con sâu làm rầu nồi canh', những sự việc này hứng chịu những phản ứng vô cùng gay gắt từ cộng đồng đam mê ảnh chân chính. Không màng đến cái tâm của người nghệ sĩ, một vài cá nhân vì đồng tiền và lòng tham đã dàn dựng những chiêu trò lừa đảo kinh điển.
Đánh tráo sản phẩm ngay khi nhận hàng!
Sự việc gần đây nhất được nick Facebook Phu Tran (sinh sống ở Hải Phòng) chia sẻ trên một diễn đàn Mua bán - trao đổi lens là trải nghiệm của anh khi giao dịch với một khách hàng ở quận 4 (TP.HCM).
Theo những gì Trần Phú chia sẻ, khi chuyển hàng vào TP.HC cho một vị khách có tên là T.P, người khách này đã gửi trả lại chiếc lens máy ảnh và lấy lí do là chất lượng lens không đảm bảo. Thuận mua, vừa bán, mọi việc sẽ không có gì đáng nói nếu chiếc lens máy ảnh mà Trần Phú nhận về, lại là một chiếc lens hoàn toàn khác!
Ba manh khoe lua dao khi mua ban phu kien may anh, chu y keo bi 'gai bay' - Anh 1
Ảnh minh họa
Vụ tráo hàng mà Trần Phú chia sẻ ở cộng đồng nhiếp ảnh
Mặc dù đã rất cẩn thận khi chọn phương thức giao hàng và thanh toán thông qua dịch vụ 'Ship COD', nhưng không hiểu vì lí do gì, chủ nhân của món hàng vẫn bị dính một quả lừa ngoạn mục. Trần Phú cũng chia sẻ thêm: 'Số tiền lừa đảo không lớn, mình viết lên để cảnh báo toàn thể anh em chơi ảnh trong diễn đàn. Cũng không thể trách các bạn chuyển hàng dịch vụ vì khi gửi hàng, mình cũng mắc lỗi khi không ghi rõ thông tin về chiếc lens máy ảnh.'
Ba manh khoe lua dao khi mua ban phu kien may anh, chu y keo bi 'gai bay' - Anh 2
Chia sẻ của những người chơi ảnh khác về sự cố của Trần Phú
Một người bán hàng khác là anh Nguyễn Minh Tuấn (bán phụ kiện nhiếp ảnh tại Hà Nội) cũng thuật lại sự cố khi bán hàng của mình.
'Khi giao hàng là bộ sản phẩm chân đỡ cho khách, có đi kèm cả nút chụp màu xanh. Khách nhận hàng buổi sáng xong, mang về buổi tối thì yêu cầu đổi trả sản phẩm vì nút hỏng.
Mình chấp nhận cho đổi, nhưng khi nhận lại thì phát hiện nút chụp theo bộ lại là màu đỏ. Khách bù lu bù loa và nhất quyết 'chày cối' nên mình đành chấp nhận cho qua. Nhưng đấy là bài học nhớ đời để sau này mỗi lần chuyển hàng đều yêu cầu kiểm tra tại chỗ sản phẩm và lưu trữ thông tin!'
Những nghiệm của Trần Phú hay anh Minh Tuấn nhận lại rất nhiều cảm thông từ cộng đồng nhiếp ảnh. Bài học đúc rút là khi thực hiện bất cứ giao dịch mua bán nào, nên cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm giao dịch để thuận tiện cho đối chiếu thông tin khi xảy ra sự cố
Lừa bán phẩm chất lượng tồi, cam kết bảo hành nhưng khi xảy ra lỗi, người bán lặn mất tăm
Không chỉ người bán mới là nạn nhân của những chiêu trò bùng tiền hay tráo hàng từ khách. Mà đôi lúc, một vài kẻ lừa đảo cũng đóng vai người bán hàng để lừa bán sản phẩm tồi kiếm lời.
Một chiêu trò khác mà kha khá người bán hàng 'không có lương tâm' sử dụng đó là lừa đảo ngay khi xem hàng. Giao dịch thường diễn ra vào thời gian buổi tối, trong một không gian thiếu sáng, gây khó khăn cho việc kiểm tra chất lượng ống kính. Tất nhiên chiêu trò này chỉ thực hiện được với những người mua cả tin, và non kém về kinh nghiệm xem hàng.
Linh Chi (Một bạn chơi ảnh Hà Nội) cho biết: 'Mình cũng từng mua phải lens 'cùi', nhưng lúc nhận hàng ở quán cà phê rất tối nên không kiểm tra được kĩ. Chỉ khi về nhà xem lại, mới nhận ra lỗi của lens nhưng người bán không cho đổi trả dù trước đó có cam kết trả hàng!'
Ba manh khoe lua dao khi mua ban phu kien may anh, chu y keo bi 'gai bay' - Anh 3
Người bán hàng 'lật lọng' và không chấp nhận trao đổi sau khi người mua phát hiện lỗi sản phẩm
Theo Minh (Một người chơi ảnh Sài Gòn) chia sẻ: Khá nhiều kẻ lừa đảo chuyên nghiệp, để tạo niềm tin cho người mua đã dùng chiêu 'Mua bán và giao dịch tại nhà'. Trong trường hợp này, 'con mồi' thường sẽ được hẹn đến một địa chỉ rất rõ ràng và cụ thể, nhưng ở khâu cuối, khi gần tới thời gian diễn ra cuộc hẹn, người bán sẽ lấy lí do bận việc và hẹn gặp tại một địa điểm thay đổi. Lúc này, tâm lý người mua thường dễ dàng chấp nhận thay đổi địa điểm để việc mua bán diễn ra nhanh chóng.
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng sản phẩm, những hỏng hóc xuất hiện, khi yêu cầu hoàn trả và đền bù lại thiệt hại theo cam kết mua bán ban đầu thì người bán lại 'lặn mất tăm'. Tìm đến những địa chỉ cung cấp khi giao dịch, cũng chỉ là những địa chỉ giả mạo!
Chày cối trong thanh toán và tìm mọi cách chèn ép giá sản phẩm!
Bán một món đồ đã khó, nhiều người bán khi gặp phải những khách hàng 'thượng đế' liên tục dìm giá sản phẩm còn khổ hơn. Thậm chí nhiều người mua chấp nhận trao đổi ở mức giá đó, nhưng khi đến địa điểm giao dịch lại tìm cách 'bớt sén' giá tiền.
Tất nhiên 'Thuận mua, vừa bán', đôi khi vì tiếc công sức đi lại mà nhiều người bán đành tặc lưỡi, gật đầu để sản phẩm được bán nhanh!
Theo chia sẻ của Phạm Hưng (nhiếp ảnh Sài Gòn), anh từng phải chạy xe 50 km từ Biên Hòa đến Hàng Xanh để giao hàng cho khách. Dù ưng thuận với giá mua ban đầu, nhưng khi gặp gỡ, khách lại trả bớt đi 500 ngàn so với thỏa thuận ban đầu.
Ba manh khoe lua dao khi mua ban phu kien may anh, chu y keo bi 'gai bay' - Anh 4
Chia sẻ của Phạm Hưng khi khách ép giá lens lúc mua hàng
Theo Hưng nhấn mạnh: 'Đây không hẳn là lừa đảo , vì chấp nhận hay không là ở mình. Nhưng thật sự, khi khách hàng mua bớt xén như thế nay khiến những người bán hàng như anh cảm thấy rất buồn khi bị ép giá vì quãng đường di chuyển của anh rất xa so với địa điểm giao dịch! Vì nể khách và muốn tạo thêm quan hệ mua bán nên Hưng chấp nhận phục vụ tận tình, ai dè…'
Nhiếp ảnh Việt Nam càng phát triển thì hoạt động mua bán trao đổi sản phẩm giữa những người đam mê ảnh càng diễn ra nhộn nhịp. Đáng buồn là vì ham muốn trục lợi mà nhiều kẻ lừa đảo đã xuất hiện và làm xấu đi diễn đàn lành mạnh này.
Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều những người bán hàng có tâm, những người mua xuất phát từ niềm đam mê nhiếp ảnh thật sự đang dốc sức xây dựng một sân chơi lành mạnh và chất lượng. Những mánh khóe lừa đảo kể trên chỉ là những chiêu trò mà những kẻ xấu thực hiện hòng trục lợi. Hãy cứ tin ở lương tâm và trách nhiệm của những người nghệ sĩ chân chính nhé!
Theo Ngô Hoàng Anh/Baodatviet.vn

Cảnh báo các mánh khóe lừa đảo

(Congannghean.vn)- Mới sáng sớm mồng 4 Tết, gia đình bà Nguyễn Thị Minh, nhân vật trong bài “Ba học sinh giỏi tranh nhau bỏ học để nuôi mẹ” (Báo CANA số 1767 ra ngày 18/12/2013) được tiếp 2 vị khách đặc biệt. Đó là hai thanh niên một trai, một gái đi trên chiếc Airblade mới coóng, ăn mặc sang trọng tự giới thiệu: “Tổng giám đốc sau khi xem bài trên báo vô cùng cảm thương nên điều chúng tôi đến kiểm tra để xây cho gia đình một ngôi nhà”.
Rồi họ lấy thước dây, bút giấy, kẻ đo chiều ngang, chiều dọc, ghi ghi, chép chép có vẻ rất chi ly và tỉ mỉ. Sau khi đo đạc, họ ghé tai nói nhỏ với bà Minh: “Nhà này phải xây dựng hết khoảng 120 triệu đồng, chúng tôi sẽ đề nghị lên lãnh đạo công ty duyệt cho bà nhưng cần phải có 10 triệu đồng lót tay”. Bà Minh mừng đến rơi nước mắt vội nói: “Tôi chỉ mới được tài trợ 20 triệu đồng chi phí ăn học cho con, giờ còn 5 triệu đồng gửi ở ngân hàng”.
Hai vị khách bảo: “Năm triệu cũng được, bà ngồi lên xe tôi đưa đi rút luôn”. Bà Minh định đi nhưng sực nhớ lời tác giả liền rút điện thoại nhờ tư vấn. Khi nghe dặn: “Bọn lừa đảo đấy, bà báo Công an xã ngay”, bà quay lại thật thà: “Ông nhà báo nói, anh chị là bọn lừa đảo nên tôi phải đi báo Công an đây”. Chúng sừng sộ: “Bà không tin thì thôi, khỏi tài trợ luôn” rồi phóng xe chuồn thẳng.

Gia đình bà Minh suýt bị lừa đảo
Trước đó, bà Nguyễn Thị H. (xin không đăng tên) nhân vật trong bài “Lời khẩn cầu của nữ sinh lớp 6” đăng từ đầu năm 2013 và đã từng nhận được hơn 250 triệu đồng từ tấm lòng bạn đọc, nhận được điện thoại của một người tự xưng là cán bộ Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An: “Hiện nước ngoài gửi về 100 triệu đồng nhưng bà phải mang ngay 10 triệu đồng vào trụ sở hội làm lệ phí rồi nhận tiền luôn”. Do đã lâu ngày nên bà quên lời dặn của người viết, vội mang theo 10 triệu đồng bắt xe đi ngay.
Khi đến cổng Hội Chữ thập đỏ tỉnh, bà thấy một người từ trong vồn vã đi ra chào hỏi thân mật: “May quá, chị vào vừa kịp, đưa tiền để em làm thủ tục ngay”. Thấy đúng đây là trụ sở thật, bà mừng rỡ đưa tiền. Người này còn dặn: “Chị đợi em chút, em vào đăng ký với bảo vệ”. Hắn đi vào phía trong trụ sở rồi vượt tường biến mất tăm. Chờ mãi không thấy “ông cán bộ” ra, bà đánh bạo vào hội hỏi và được cán bộ hội giải thích: “Nếu có tài trợ, hội không bao giờ thu bất cứ một khoản chi phí nào” mới biết mình bị lừa. Thương cảm hoàn cảnh bà, hội tài trợ tiền xe cho bà quay về. Bà vừa xiêu vẹo, lẩy bẩy lên xe, vừa khóc cạn nước mắt tự trách bản thân mình đã quá tin người.
Mồng 7 Tết, gia đình CCB Lê Văn Hóa - Nhân vật trong bài “Tiếng kêu cứu từ gia đình một CCB” (Báo CANA số 1756 ra ngày 22/11/2013) được một vị tự xưng là “Giám đôc tổng công ty dầu khí VYB” khuôn mặt bệ vệ, đi xe 4 bánh, mang theo một cô thư ký đẹp như mơ. Họ thống kê trong nhà cần mua: Một ti vi, một tủ đựng quần ào, tủ lạnh, máy giặt… rồi nói như thật: “Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện gia đình đã được tài trợ 2,1 tỷ đồng nên bây giờ không tài trợ tiền mà chuyển qua mua đồ dùng trị giá khoảng 67 triệu đồng, nhưng gia đình phải bỏ ra 10 triệu đồng làm phí vận chuyển”. Rất may đúng lúc đó, em gái bà Tuyết (là cán bộ về hưu) vừa đến kịp, thấy nhiều biểu hiện nghi vấn, bà liền hỏi tên cơ quan, giấy tờ tùy thân. Sau một lúc bị chất vấn, “vị giám đốc” ú ớ rồi thoái thác: “Tôi ra làm việc với chủ tịch huyện rồi quay lại ngay” và biến không sủi tăm.
Hiện nay, các cảnh đời đăng trên mục “Tấm lòng nhân ái” của báo Công an Nghệ An ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều tấm lòng vàng khắp trong, ngoài nước. Vì vậy, kẻ gian cũng sử dụng các chiêu lừa đảo ngày càng tinh vi, xảo quyệt và được dàn dựng tỉ mỉ, công phu. Mọi người cần nâng cao tinh thần cảnh giác, không để “sập bẫy” những kẻ bất lương.
.
Nguyễn Đình Lộc

Những mánh khóe lừa đảo cũ rích nhưng vẫn khiến bao người Việt mắc bẫy

Nút Chuối  - Theo Trí Thức Trẻ | 23/02/2017 12:00 AM

Những mánh khóe lừa đảo đã và đang xuất hiện tại làng game Việt hiện nay nhưng không phải ai cũng biết để phòng tránh

Từ trước tới nay, làng game online Việt Nam là một xã hội thu nhỏ theo đúng nghĩa đen, với những người tốt, kẻ xấu. Chúng ta có những game thủ tham gia game với niềm vui, cũng có những kẻ chỉ chăm chăm đi PK những nhân vật yếu chỉ để cho "oai". Tệ hơn, tình trạng lừa đảo trong game online cũng đã xuất hiện từ lâu với không ít những biến tướng.
Đáng buồn thay, mặc dù chỉ sử dụng những chiêu trò đã cũ, thế nhưng vẫn có không ít những game thủ nhẹ dạ mắc lừa, từ đó bị đánh cắp công sức cày kéo cũng như tiền bạc không thương tiếc. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi điểm lại những mánh khóe lừa đảo đã và đang xuất hiện tại làng game Việt hiện nay:
Giả mạo GM để đi lừa đảo
Một chuyện không hiếm trong làng game Việt khi nhiều kẻ xấu đã đặt tên nhân vật của mình cho giống với tên các GM để tiến hành lừa đảo, mượn tài khoản người chơi sau đó hack đồ và nhân vật của họ. Còn nhớ, kể từ thời kỳ đầu làng game Việt, ở các MMO như Võ Lâm Truyền kỳ, MU Online, Gunbound… và một vài game online khác đều có những GM giả đi khắp nơi để lừa đảo như thế này. Nhiều người chơi vì quá cả tin mà không chú ý kỹ nên đã bị mắc lừa, thật thà trao tài khoản cho các GM giả đó để rồi vĩnh viễn chia tay nhân vật của mình trong tiếc nuối.
Những mánh khóe lừa đảo cũ rích nhưng vẫn khiến bao người Việt mắc bẫy
Điều đáng nói hơn cho đến nay, ở nhiều game online thì tình trạng này vẫn chưa được ngăn chặn dù NPH hoàn toàn có thể. Rất đơn giản, họ chỉ cần loại bỏ những tên “nhạy cảm” như trên, hay những tên liên quan đến GM hay Admin và đưa vào danh sách cấm không cho người chơi đặt được, như thế thì rõ ràng sẽ bảo đảm không có các trường hợp lừa đảo giả mạo GM diễn ra nữa.
Từ trước tới nay, GM vốn là những người nắm quyền "sinh sát" trong tay nên đa phần những game thủ trẻ tuổi hay non kinh nghiệm thường rất "sợ" những người quản lý này. Chính vì vậy, những kẻ xấu lại càng dễ lợi dụng điều này khi giả mạo GM để lừa đảo, đưa ra những yêu sách phi lý mà người chơi vẫn "bị lừa" mà chấp nhận.
Sử dụng danh tính Mod diễn đàn để trục lợi
Việc lừa đảo chiếm đoạt tài khoản game online từ lâu đã không còn xa lạ đối với những người thường xuyên tham gia mua bán, giao dịch trực tuyến những vật phẩm hoặc nhân vật cấp cao trong thế giới game. Mới đây tại Việt Nam đã xuất hiện chiêu trò rất tinh vi là sử dụng danh tính MOD trên diễn đàn game để tạo lòng tin, dụ dỗ người chơi giao tiền, thông tin về account để mua, bán, trao đổi nhưng mục đích thực sự là cướp trắng tiền hoặc tài khoản rồi biến mất.
Những mánh khóe lừa đảo cũ rích nhưng vẫn khiến bao người Việt mắc bẫy
Cách đây một thời gian, cộng đồng game thủ của một tựa game online được phát hành tại Việt Nam đã xôn xao khi có thông tin một moderator quản trị diễn đàn có hành vi lừa đảo game thủ. Sau điều tra sơ bộ từ phía ban quản trị diễn đàn, cũng như qua những bằng chứng game thủ cung cấp và yahoo, danh tính thực sự của tên lừa đảo đã được hé lộ, một moderator tập sự đã lộ bản chất của một kẻ lừa đảo. Ngay sau đó, điều hành viên diễn đàn cũng hứa sẽ nhanh chóng tước quyền của kẻ này.
Giả làm anh em, bằng hữu rồi mượn acc
Từ trước tới nay, những vụ lừa đảo trong thế giới ảo đã không còn quá xa lạ với game thủ Việt. Nếu như có câu nói: "Biết mặt nhưng không biết lòng" thì trong game online, việc gặp mặt cũng trở nên là gần như không thể và mối liên hệ giữa các thành viên trong một bang phái phần lớn đều được xây dựng dựa trên sự "tin tưởng" nhau là chính.
Bổn cũ soạn lại, nhắc đi nhắc lại mãi vẫn không biết chán. Vụ việc các bang chủ - những người đức cao vọng trọng, có quyền lực sinh sát và được tin tưởng nhất trong game quyết định "trở mặt", lừa đảo tất cả những người anh em của mình rồi ôm tiền chạy trốn đã không còn là quá cũ.
Những mánh khóe lừa đảo cũ rích nhưng vẫn khiến bao người Việt mắc bẫy

Trên thực tế, vẫn có rất nhiều người bị các "anh em" của mình lừa khi tin tưởng giao account cho họ. Lý do để mượn account thì có rất nhiều, và nếu như đây là một chiến hữu đã từng sát cánh với bạn hàng tháng trời trong game thì càng khó để từ chối.
Nếu bạn chú ý thì thỉnh thoảng, chúng ta lại bắt gặp những trường hợp dở khóc, dở cười khi một game thủ đột nhiên "kêu trời" vì bị chính bằng hữu của mình lừa đảo. Và lúc này, anh ta lại lên kêu gọi mọi người trong game cùng tẩy chay hay đòi NPH trả lại công bằng cho mình. Và mặc dù ngay cả chính NPH cũng đã khuyến cáo điều này tới game thủ nhưng vẫn có rất nhiều người mắc phải lỗi lầm có phần "ngớ ngẩn" này.
Lập Web đen để lừa đảo
Đây là một trong những cách thức cực kỳ thịnh hành trong làng game Việt trước đây và vẫn đang được các kẻ xấu sử dụng hiện nay, đó là việc lập các Website giả mạo NPH để lừa gạt. Cách lừa đảo này thường được áp dụng theo một bài nhất định như đột ngột, gamer bỗng nhận được một thư (ở cả trong game hay ở mail đăng ký tài khoản) với nội dung kiểu "bạn đã nhận được một phần quà, Gift Code... từ NPH, hãy vào link sau xác nhận tài khoản để nhận thưởng.
Những mánh khóe lừa đảo cũ rích nhưng vẫn khiến bao người Việt mắc bẫy

Sau khi game thủ vào trang Web được gửi tới (vốn được thiết kế gần giống như trang chủ game của NPH), bạn sẽ phải những thông tin về tài khoản như tên tài khoản (ID), mật khẩu, mã rương... để "nhận thưởng". Dễ thấy, đây vốn là một kiểu lừa đảo đã khá "cũ" nhưng nó vẫn qua mặt được rất nhiều người, khi bởi họ đa phần vì ngỡ ngàng và cũng vì "tham" món phần thưởng kia mà trót dại đăng ký. Hơn thế nữa, cũng chính bởi do trang Web này được thiết kế giống y chang trang game chính thức nên nhiều người cũng không cảnh giác.
Cần phải biết rằng, từ xưa đến nay, khi game thủ tham gia vào các event thì bất cứ NPH nào đều không bao giờ đòi phải khai pass và mật khẩu rương của game thủ.
Cài virus sẵn trong các công cụ hỗ trợ
Như đã nói ở trên, các Auto của NPH thường khá "cùi" trong khi những phần mềm ngoài luồng thì lại khá tiện ích. Do vậy, game thủ Việt vẫn chuộng những công cụ Auto được liên tục nâng cấp và cải tiến trên mạng nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng chính vì đây là một phần mềm download trên mạng nên nó ẩn chứa rất nhiều hiểm họa.
Hiểm họa đầu tiên mà nhiều người đã phải trả giá vì "thiếu kinh nghiệm" chính là dính phải những virus keylock, trojan... của hacker. Lúc này, cái giá họ phải trả chính là toàn bộ tiền bạc, trang bị và vật phẩm của họ trong game.
Những mánh khóe lừa đảo cũ rích nhưng vẫn khiến bao người Việt mắc bẫy
Đây là chuyện diễn ra khá phổ biến trong làng game Việt và ngay cả NPH cũng phải thường xuyên cảnh báo và khẳng định rằng họ sẽ không chịu trách nhiệm khi mà người chơi cứ thích sử dụng những mặt hàng ngoài luồng này. Cũng chính bởi điều này mà đa phần các đại gia, những người nạp nhiều tiền trong game thường không lựa chọn sử dụng những phần mềm loại này dù nó rất tiện ích.
Lừa đảo khi mua game bản quyền
Câu chuyện chẳng bao giờ cũ trong cộng đồng mua game bản quyền, thế nhưng vẫn có không ít người nhẹ dạ và ham rẻ bỏ tiền mua game để rồi nhận cái kết đắng khi Facebook thì bị block, key game không thấy đâu, tiền mất tật mang khổ sở đủ đường.
Một trong những điểm chung của những kẻ lừa đảo, đó là trên mạng internet, họ có rất ít thông tin cá nhân hoặc thông tin giả, và cộng đồng gần như không biết họ là ai. Một trong những quy luật đầu tiên khi mua game ở trên thị trường tự do là tìm đến những cửa hàng và trader có uy tín, được nhiều người tin tưởng để "trao gửi niềm tin".
Những mánh khóe lừa đảo cũ rích nhưng vẫn khiến bao người Việt mắc bẫy
Kinh nghiệm thứ hai chính là đừng ham rẻ. Những key game rẻ quá mức cần thiết luôn luôn là cái bẫy thu hút những người có túi tiền không mấy rủng rỉnh. Nhiều khả năng, những key game này được mua bằng thẻ tín dụng bị đánh cắp (hay nôm na là CC chùa), và chúng rất dễ bị các chương trình quản lý game như Steam hoặc Origin xóa sổ sau một đợt truy quét. Ấy là chưa kể, so sánh với những cửa hàng trực tuyến có uy tín, bạn có thể mua rẻ hơn vài chục đến cả trăm nghìn Đồng, nhưng rất có thể bạn sẽ rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo!

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét