XÃ HỘI SUY ĐỒI 51

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tại sao đạo đức tan hoang, tình người cạn kiệt?

Từ chuyện tiền bạc giữa cha con ông Bắc Son, nhớ lại tích xưa mà buồn

authorQuốc Phong Thứ Bảy, ngày 07/09/2019 11:42 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Lời khai bất nhất giữa ông Nguyễn Bắc Son và cô con gái, càng nghĩ càng thấy đau xót khi tình cha con trong xã hội hôm nay có phần nào đó thật đáng buồn và nghiệt ngã, cay đắng đến vậy!


   
Dân gian vẫn  thường nói, đời nào cũng vậy, đồng tiền bạc lắm! Có lẽ điều này cũng không sai khi vận vào vụ việc cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố kết luận đại án Mobifone mua  95% cổ phần của AVG đầy mưu mô, tham lam đến bất nhân. Theo đó, lời khai bất nhất giữa ông Nguyễn Bắc Son và cô con gái trong kết luận điều tra sao thấy rất kỳ quặc. Càng nghĩ càng thấy thật đau xót khi tình cha con trong xã hội hôm nay có phần nào đó thật đáng buồn và nghiệt ngã, cay đắng đến vậy!
Tất nhiên, cũng có thể là tôi đã suy đoán có phần vội vã nên không “khôn” bằng những đương sự của vụ án (?). Thời gian xảy ra vụ việc đã rất lâu, cho đến khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, rồi theo chỉ đạo chặt chẽ của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương, thấy cần phải chuyển sang cho cơ quan Công an tiếp tục điều tra làm rõ, là cả một thời gian rất dài rồi mới có lệnh bắt tạm giam cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son hồi tháng 2/2019. Không lẽ trong gia đình họ lại không lường trước tình huống xấu nhất để tính đường mà khai báo cho “nhất quán” sao?
 tu chuyen tien bac giua cha con ong bac son, nho lai tich xua ma buon hinh anh 1
Cựu Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ 3 triệu USD trong vụ AVG mua Mobifone.
Và, một khi ông Nguyễn Bắc Son, người từng giữ cương vị cao trong Đảng, Chính phủ, từng là Ủy viên Trung ương Đảng 2 khoá, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, với nhiều chứng cứ vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ông Bắc Son trong trại tại giam đã phải khai báo đã nhận 3 triệu USD từ Chủ tịch Công ty AVG Phạm Nhật Vũ tại nhà riêng khi công việc mua bán đã thành công.
Ngoài khoản tiền 3 triệu USD mà ông khai báo, ông Nguyễn Bắc Son còn bị thuộc cấp khai rằng, vào dịp lễ, tết đã nhận của ông Cao Duy Hải (lúc đó là Tổng giám đốc Mobifone) số tiền 200 triệu đồng; nhận 700 nghìn USD của Lê Nam Trà (lúc đó là Chủ tịch HĐTV Mobifone) trong đó có 500 nghìn USD  là từ tiền của AVG, 200 nghìn USD là cá nhân vào dịp Tết âm lịch 2016. Nhưng 2 khoản tiền này, do các bị can đưa tiền cho rằng đó là giao dịch cá nhân nên họ không thắc mắc và đề nghị gì...
Ông Bắc Son “thành khẩn” khai báo số tiền 3 triệu USD nhận từ ông Phạm Nhật Vũ, sau đó chuyển cho con gái trong khoảng chục lần cô này ra Bắc rồi mang vào TP.HCM. Thế nhưng khi đối chất, cô con gái ông Nguyễn Bắc Son khẳng định không nhận bất kỳ khoản tiền nào từ cha mình.
Phải chăng do không bàn bạc trước, khi người cha trong trại “tĩnh tâm khai báo”, ở bên ngoài bị động và việc phủ nhận sạch trơn như thế có lẽ hợp lý hơn tôi nghĩ. Bởi nó sẽ an toàn về sinh mệnh chính trị hơn cho cô con gái ấy rất nhiều, nếu không muốn liên đới trách nhiệm là đồng phạm do tẩu tán tài sản bất minh.
Cứ cho rằng cách phân tích của tôi chưa đủ thuyết phục đi nữa, thì vẫn có một thực tế, đó là chuyện vì muốn bảo vệ nguồn tiền bất minh, có nộp thì cũng khó thoát án nặng, cho nên người ta có thể “quên” luôn cả bậc sinh thành, tránh bị “chết chùm” chăng!?
Vậy có phải đây chính là ví dụ điển hình của chuyện “hy sinh đời bố củng cố đời con”?
Chuyện hôm nay, nghe sao mà thật đắng ngắt!
Nhớ lại ngày xưa, theo sách vở ghi lại thì có nhiều câu chuyện thật thấm thía trong việc dạy con, để lại tài sản cho con thế nào là nên và không nên.
Theo Sử ký Mạnh Thường Quân, chuyện ghi lại trong Cổ học tinh hoa do Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Từ An Trần Lê Nhân sưu tầm và viết lời bình, thì có tích truyện Lời con can cha thật chí lý.
Điền Vân là con Điền Anh. Tuy Điền Vân còn ít tuổi nhưng cực kỳ khôn ngoan.  Thấy cha mình làm quan lớn nhưng có tính vụ lợi riêng, Điền  Vân không bằng lòng. Một hôm, sau khi hỏi cha “Chút của đứa chút thì gọi là gì?” mà Điền Anh lúng túng không trả lời được, vì ông không biết, Điền Anh đã khuyên cha: “Cha làm tướng ở nước Tề. Tới nay đã trải ba đời vua. Cha dù có hàng ức, hàng vạn, sao môn hạ của cha con không thấy có một người nào là hiền tài? Nay con thấy cha thì mặc áo toàn là gấm vóc mà sao người giỏi trong nước vẫn rách rưới. Tôi tớ cha thì thừa ăn mà người giỏi trong nước vẫn đói khát. Cha quên hết cả việc công ích hiện thời của dân, của nước, chỉ chăm chăm tích cóp của cải muốn để dành cho những kẻ sau này mà chính cha cũng không biết mình gọi nó là gì. Con trộm nghĩ như thế mà thấy thật là kỳ lạ!
Người đời sau đã bình rằng: Người ta ai chẳng vì con, vì cháu mà cố sức làm ăn để tích cóp tiền của cho con, cho cháu.  Âu đó cũng là lẽ tự nhiên.  Tuy vậy, nên như thế nào là vừa phải vì lẽ ngoài người thân, con cháu mình thì còn nước non, còn người khác. “Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”, ta đem sức ta làm trâu ngựa để lo cho đến đứa cháu cả chục đời mà ta cũng không biết gọi chúng là gì thì có nên không? Chi bằng ta hãy lo cho muôn người, nếu như ta còn là công bộc của dân thì trước tiên phải có trách nhiệm lo cho muôn dân. Nếu như để nhiều của nả cho con, cháu, chắt, chút , chít... như thế, khác nào ta đổ xuống cái giếng không đáy!
Giá như ông bộ trưởng Bắc Son đừng tham tới mức như vậy, để “tạo dấu ấn” cho ngành trước ngày về hưu mà ông ủ mưu, đứng ra  đạo diễn rất tinh vi, khiến cho tiền nhà nước đã vì ông mà  thất thoát nghiêm trọng, thì thật tốt biết bao cho dân, cho đất nước nhỉ!
Một chuyện cổ khác có lẽ cũng nên nhắc lại nhân vụ cha con ông Bắc Son đang làm khó pháp luật. Đó là tích truyện Dâng thư cứu cha trong sử ký Hán Vân Đế.
Chuyện kể rằng, Thuần Vu Ý làm quan ở Tề Trung. Ông ta vướng phải tội nên sắp bị đem hành hình và đang bị giải đến Trường An.
Ông Thuần Vu Ý không có con trai, chỉ rặt 5 mụn con gái.  Lúc bị bắt, ông mắng oan mấy con gái rằng mình đẻ con rặt là gái nên khi có chuyện mệnh hệ thì chẳng có ai đỡ đần công việc cho gia đình.
Người con gái út của ông tên Đề Oanh thương khóc cha mà theo cha đi tới tận Trường An, dâng thư mình viết lên đức vua. Đại ý lá thư viết rằng: Cha tôi làm quan, cả miền Tề Trung ai cũng ca tụng là thanh liêm, công bằng. Nay cha tôi gặp bất hạnh phải tội, thật oan quá. Tôi trộm nghĩ, người đã chết thì không sống lại được. Mà đã chém đầu thì đầu không liền lại. Nên dù tôi có muốn đổi lỗi (tội) theo điều phải trở nên hay, nên tốt thì cũng không có cách nào. Tôi xin bán mình làm đứa ở nơi quan phủ để chuộc tội cho cha…
Thư được quan xét xử tâu tiếp lên vua. Vua xem xong thì tha cho Thuần Vu Ý khỏi tội nhục hình. Người đời sau mới có lời bình rằng: Người phương Đông ta xưa kia hay có tính trọng nam khinh nữ. Thế mà Thuần Vu Ý lại có cô con gái hơn người biết lo cho cha mình và cứu được tội hình cho cha một cách rất thông minh. Thế mới thấy, con trai hay con gái thì cũng tuỳ. Quý hồ là biết ăn ở cho hết đạo với cha mẹ, biết cách giúp ích cho xã hội nếu có thể. Cổ ngữ có câu: Gái mà chi, trai mà chi/Con nào có nghĩa, có nghì là hơn!
Đọc lại 2 tích truyện cũ này mà tôi thấy thật buồn cho gia cảnh ông Bắc Son. Tiền nhiều để mà làm gì nhỉ?

Xét xử công khai 5 bị can trong vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang

Dân trí Dự kiến, sáng 18/9 tới đây, TAND tỉnh Hà Giang sẽ xét xử công khai 5 bị can trong vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 ở địa phương này.
>>Công an Hà Giang đề xuất xử lý 210 phụ huynh có con được nâng điểm
>>Vụ gian lận thi cử Hà Giang: Tòa trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung chứng cứ
>>Gian lận thi cử Hà Giang: Một mình nữ Phó giám đốc Sở GD&ĐT chối tội

Ngày 9/9, TAND tỉnh Hà Giang cho biết đã có quyết định đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án gian lận thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại địa phương này.
Phiên tòa dự kiến được xét xử công khai vào sáng 18/9 tại trụ sở TAND tỉnh Hà Giang.



Xét xử công khai 5 bị can trong vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Trụ sở TAND tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Nguyễn Dương).
Bị can Nguyễn Thanh Hoài - cựu Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang) và  Vũ Trọng Lương -cựu Phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang) bị đưa ra xét xử về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Hai bị can Phạm Văn Khuông - cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang và Lê Thị Dung - cựu cán bộ Công an tỉnh Hà Giang) cùng bị đưa ra xét xử về tội "Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi".
Riêng Triệu Thị Chính (cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang) bị đưa ra xét xử về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".
Theo cáo trạng, trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Giang, bị can Nguyễn Thanh Hoài đã bàn bạc thống nhất với Vũ Trọng Lương thực hiện việc nâng điểm cho các thí sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 môn trắc nghiệm vi phạm quy chế thi.



Xét xử công khai 5 bị can trong vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Cơ quan điều tra đọc lệnh bắt đối với Nguyễn Thanh Hoài, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Sở GD&ĐT Hà Giang về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Mặc dù Hoài không trực tiếp thực hiện hành vi can thiệp sửa kết quả bài làm của các thí sinh để nâng điểm cho thí sinh, nhưng Hoài đưa danh sách 93 thí sinh cần được nâng điểm cho Lương và Lương trực tiếp nhận giúp nâng điểm 14 thí sinh.
Theo đó, một mình Lương thực hiện thao tác trên máy tính can thiệp sửa kết quả bài làm của các thí sinh. Kết quả Lương sửa kết quả bài làm 309 bài thi các môn trên 249 ảnh gốc bài thi (phiếu trả lời trắc nghiệm) của 107 thí sinh trong quá trình xử lý bài thi trắc nghiệm để nâng điểm cho 107 thí sinh.
Bị can Phạm Văn Khuông - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, phụ trách phòng Khảo thí và quản lý chất lượng (trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 không tham gia trong hội đồng thi) đã nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm cho con mình 13,3 điểm.
Bị can Lê Thị Dung do có mối quan hệ quen biết nên đã  nhờ bị can Hoài nâng điểm cho 20 thí sinh, kết quả 20 thí sinh đều được nâng điểm.
Đối với Triệu Thị Chính, bị can này đã không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của trưởng ban chấm thi, vi phạm quy chế thi đưa 1 danh sách 13 thí sinh nhờ bị can Hoài nâng điểm môn ngữ văn cho 12 thí sinh (1 thí sinh Triệu Thị Chính nhờ xem điểm) giữa 2 bị can đã thống nhất số điểm cần nâng đạt được nhưng vì lý do khách quan nên bị can Hoài chưa thực hiện can thiệp nâng điểm. 
Nguyễn Dương


Cán bộ bị kỷ luật hàng loạt, 'sếp' kiểm lâm ở Huế vẫn được đề bạt thăng chức


(VTC News) - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế được đề bạt làm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, mặc dù 15 thuộc cấp của ông bị kỷ luật vì sai phạm trong công tác.

Ngày 4/9, Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế  có tờ trình gửi Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Cơ quan này đề xuất bổ nhiệm ông Nguyễn Đại Anh Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm giữ chức Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), đồng thời vẫn kiêm nhiệm luôn chức vụ hiện hành.


Can bo bi ky luat hang loat, 'sep' kiem lam o Hue van duoc de bat thang chuc hinh anh 1
 Dù địa phương xảy ra hàng loạt vụ phá rừng quy mô lớn, nhiều cán bộ kiểm lâm bị kỷ luật, cách chức nhưng ông Nguyễn Đại Anh Tuấn (ảnh nhỏ) vẫn được đề bạt thăng chức, kiêm nhiệm. 

Theo tìm hiểu của phóng viên VTC News, từ cuối năm 2018 đến nay, có hơn 15 cán bộ Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế bị kỷ luật, điều chuyển công tác do sai phạm trong công tác bảo vệ, quản lý rừng ở Thừa Thiên - Huế.
Cụ thể, Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới đình chỉ công tác, luân chuyển 8 cán bộ vì để xảy ra phá rừng ở khu vực tiểu khu 297, 298 do Đội Bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ quản lý.
Công TNHH Nhà nước MTV Lâm Nghiệp Nam Hòa (tỉnh Thừa Thiên-Huế) đình chỉ công tác 2 cán bộ là Trạm trưởng Trạm Quản lý bảo vệ rừng Lộc Hòa và Trạm trưởng Trạm Quản lý bảo vệ rừng Xuân Lộc, liên quan đến việc rừng phòng hộ Phú Lộc bị tàn phá.
Chưa hết, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) cũng kỷ luật, cách chức 6 cán bộ, nhân viên vì để hàng chục gốc gỗ quý ở khoảnh 4 tiểu khu 187 của rừng đầu nguồn sông Tả Trạch bị đốn hạ. 
Trong thời điểm rừng phòng hộ A Lưới bị lâm tặc tàn phá, trả lời trước báo chí, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn từng tuyên bố: "Sẽ từ chức nếu rừng ở Thừa Thiên - Huế bị phá như Quảng Nam".
Mặt khác, tờ trình của Sở Nội vụ Thừa Thiên - Huế về việc bổ nhiệm ông Tuấn có dấu hiệu đi ngược với quy định của pháp luật về số lượng cấp phó. 
Cụ thể, công văn số 5470/BNV-TCCB của Bộ Nội vụ nêu: “Phó Thủ trưởng cơ quan cấp trên không kiêm Thủ trưởng cơ quan cấp dưới”.


Can bo bi ky luat hang loat, 'sep' kiem lam o Hue van duoc de bat thang chuc hinh anh 2
 Trong công văn số 5470/BNV-TCCB của Bộ Nội vụ nêu: “Phó Thủ trưởng cơ quan cấp trên không kiêm Thủ trương cơ quan cấp dưới”.

Thông tư liên tịch số 14/2015 của Bộ NN&PTNT – Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về NN&PTNT thuộc UBND tỉnh, cấp huyện cũng nói rõ: “Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở NN&PTNT không kiêm nhiệm Chi cục trưởng”.
Trước sự xôn xao của dư luận về thông tin này, một lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế thừa nhận Sở có tờ trình đề xuất bổ nhiệm chức vụ nêu trên với ông Nguyễn Đại Anh Tuấn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc này. 
Vị lãnh đạo Sở Nội vụ Thừa Thiên - Huế khẳng định, việc ông Tuấn được bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm phù hợp với Thông tư liên tịch số 14/2015 của Bộ NN&PTNT – Bộ Nội vụ.
"Tuy thông tư này nói Giám đốc và Phó giám đốc Sở NN&PTNT không kiêm nhiệm Chi cục trưởng nhưng cũng có nói "trường hợp phải kiêm nhiệm thì thời gian kiêm nhiệm không quá 12 tháng". Việc này ban cán sự họp bàn xem xét rồi. Trước mắt vì chưa có người nên cho kiêm nhiệm nhưng không quá 12 tháng”, lãnh đạo Sở Nội vụ khẳng định.
Mặc dù vậy, theo thông tin VTC News có được, trong quy hoạch các chức danh cán bộ quản lý thuộc diện Ban cán sự Đảng UBND tỉnh quản lý của Sở NN&PTNT giai đoạn 2018-2020 và 2020-2025 được phê duyệt thì có đến 4 nhân sự được quy hoạch chức danh Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin!
Phá rừng phòng hộ ở Huế: Điều chuyển 7 cán bộ bảo vệ rừng
Phá rừng phòng hộ ở Huế: Điều chuyển 7 cán bộ bảo vệ rừng
Lãnh đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới (Thừa Thiên - Huế) đã điều chuyển 7 cán bộ Đội Bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ do có liên quan đến việc để rừng bị lâm tặc "xẻ...
Dính án hình sự vẫn được bổ nhiệm làm Phó Chánh Văn phòng: TAND Thừa Thiên - Huế nói gì?
Dính án hình sự vẫn được bổ nhiệm làm Phó Chánh Văn phòng: TAND Thừa Thiên - Huế nói gì?
Chánh án TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định việc bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng TAND tỉnh này đối với ông Lê Hà Minh Hải là đúng quy định.




NGUYỄN VƯƠNG

Đang ăn tiệc, người đàn ông bị bạn của anh rể đâm chết

Thứ Ba, ngày 10/09/2019 15:30 PM (GMT+7)

Khi đang ăn cơm tối, giữa hai thành viên trong nhóm nhậu xảy ra mâu thuẫn dẫn tới án mạng.

Đang ăn tiệc, người đàn ông bị bạn của anh rể đâm chết - 1
Hiện trường nơi xảy ra sự việc.
Ngày 10/9, trao đổi với PV, Đại tá Lê Hồng Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.Hải Phòng cho biết, đơn vị đang phối hợp với Công an quận Lê Chân điều tra, làm rõ vụ án mạng xảy ra trên địa bàn quận Lê Chân.
Cụ thể, tối 9/9, ông V.Đ.M (SN 1976, trú tại ngõ 213 đường Thiên Lôi, quận Lê Chân) mở tiệc mời bạn bè đến nhà ăn tối. Trong số này có em rể ông M. là T.V.K. (SN 1986, trú phường Dư Hàng Kênh, Lê Chân) và Nguyễn Thanh Thư (SN 1980, trú Tôn Đức Thắng, quận Lê Chân).
Trong lúc ăn cơm, giữa anh K. và Thư xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cãi vã. Quá trình cự cãi, Thư đã dùng dao nhọn xông tới đâm anh K. tử vong.
Nhận tin báo, phòng PC02 phối hợp với Công an quận Lê Chân đã có mặt tại hiện trường, khám nghiệm tử thi, làm rõ vụ việc.
"Chúng tôi vẫn đang làm rõ nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong bữa tiệc", Đại tá Thắng thông tin.
Ngăn chồng đánh vợ, bảo vệ bệnh viện bị đâm chết
Một bảo vệ ở tỉnh Quảng Nam trong lúc ngăn cản người chồng đánh vợ và đã bị người này đâm chết.

Theo Đức Sơn (Dân Việt)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH