BỘ MẶT CHIẾN TRANH 48



 
Một Mai Giã Từ Vũ Khí - Trịnh Đình Quang

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
                                                  Goodbye my Sweetheart, Hello Vietnam
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
                                     
                                    Cuộc chiến đánh bom từ Guernica đến Hiroshima Phần 1
 
Cuộc chiến đánh bom từ Guernica đến Hiroshima (phần 2)

Không quân Đức quốc xã đáng sợ thế nào trong Thế chiến 2?

Không quân Đức Quốc xã là một trong những lực lượng không quân mạnh nhất trong Chiến tranh thế giới 2. Hitler tự hào vì lực lượng không quân có năng lực tác chiến tốt và sở hữu nhiều máy bay chiến đấu hiệu quả giúp Đức chiếm ưu thế trong trận chiến trên không.
Trong Chiến tranh thế giới 2, Không quân Đức Quốc xã (Luftwaffe) được đánh giá là một trong những lực lượng không quân mạnh nhất thế giới.
Được thành lập vào năm 1935, Không quân Đức Quốc xã đóng vai trò quan trọng trong các trận chiến trên không ở khu vực châu Âu khi Thế chiến 2 nổ ra.
Lực lượng
không quâncủa Hitler tập trung vào nhiệm vụ hỗ trợ lục quân tấn công xâm lược hầu hết các nước châu Âu như Ba Lan, Pháp, Anh...
Để tạo nên sức mạnh cho lực lượng không quân, phát xít Đức sản xuất nhiều loại máy bay với số lượng lớn.
Trong đó, phát xít Đức tự hào có một số máy bay ném bom hoạt động hiệu quả khiến đối phương phải kiêng dè như máy bay phản lực Messerschmitt Me-262 hay JU-87 Stuka.
Nhờ năng lực tác chiến tốt và sở hữu lượng lớn máy bay hiện đại, Không quân Đức đã khiến nhiều nước ở châu Âu khiếp sợ khi thực hiện các cuộc không kích dữ dội khiến nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy nghiêm trọng.
Điển hình là Blitz - cuộc oanh kích dữ dội của Luftwaffe nhắm vào các thành phố của Anh, đặc biệt là thủ đô London từ ngày 7/9/1940 - 10/5/1941 gây thiệt hại lớn cho xứ sở xương mù.
Thông qua các cuộc oanh kích trên, Đức quốc xã đã chiếm đóng được nhiều nước châu Âu chỉ trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, về sau, lực lượng đồng minh có những đột phá trong việc sản xuất vũ khí giúp sức mạnh không quân tăng lên nhiều so với Đức quốc xã, góp phần đẩy đế chế của Hitler đến gần với thất bại hơn.
Video: Tiếp tục truy tìm tội phạm chiến tranh thời phát xít Đức (nguồn: VTC14)
Tâm Anh (theo TTZ)

Trận không chiến dài nhất Thế chiến 2 diễn ra ở đâu?

2.090 máy bay đã tham gia vào trận đánh tại bán đảo Kuban. Đây là trận không chiến dài nhất Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Sau thắng lợi tại Stalingrad, Hồng quân bắt đầu mở rộng các chiến dịch phản công quy mô lớn nhằm chiếm ưu thế trên mặt trận phía Đông. “Phòng tuyến xanh” của Đức quốc xã trên khu vực bán đảo Kuban là một trở ngại rất lớn trong chiến dịch giành lại quyền kiểm soát khu vực dầu mỏ ở Bắc Caucasus trong chiến dịch cùng tên, theo Military History.
 tran khong chien dai nhat the chien 2 dien ra o dau? hinh anh 1
Trận không chiến kéo dài gần hai tháng tại bán đảo Kuban đã dần lấy đi sức mạnh và thế chủ động của Không quân Đức. Ảnh: Wikipedia.
Trấn giữ tại “Phòng tuyến xanh” là Tập đoàn quân số 17 và Tập đoàn quân không quân số 4, Không quân Đức khống chế phần lớn không phận trên khu vực bán đảo Kuban khiến các chiến dịch phản công của Hồng quân phải chịu tổn thất nặng.
Trước tình hình đó, Tướng Ivan Yefimovich Petrov, Tư lệnh Phương diện quân Bắc Caucasus yêu cầu Tập đoàn quân không quân số 4 giành lại quyền kiểm soát không phận, ngăn chặn Không quân Đức chi viện cho các lực lượng trên mặt đất.
Ban đầu tại chiến dịch Bắc Caucasus, Hồng quân có Tập đoàn quân không quân số 4 và số 5, đầu tháng 6/1943. Tập đoàn quân không quân số 5 chuyển cho Phương diện quân Thảo Nguyên đóng quân ở phía Đông vòng cung Kursh.
Về lực lượng, Tập đoàn quân không quân số 4 có khoảng 900 máy bay, trong đó có các loại mới nhất như Bf 109G và Hs 129, đặc biệt là sự có mặt của phi đoàn tiêm kích Jagdgeschwader 52 (JG 52) đơn vị không chiến số 1 của Đức.
Ban đầu Không quân Liên Xô tại mặt trận Bắc Caucasus có khoảng 600 máy bay, sau đó tăng lên 1.150 chiếc vào tháng 5/1944. Liên Xô đã điều động đến mặt trận này các mẫu máy bay chiến đấu mới nhất của họ như IL-2, Yak-9D, Yak-3. Trong số các máy bay của Liên Xô tại đây có khoảng 60 chiếc P-39 Airacobra và một số chiếc P-40E của Mỹ viện trợ dưới hình thức cho thuê.
Trận không chiến dài nhất lịch sử
 tran khong chien dai nhat the chien 2 dien ra o dau? hinh anh 2
Trong chiến dịch không chiến tại bán đảo Kuban, Không quân Liên Xô đã áp dụng chiến thuật "tầng mây giông" khiến Không quân Đức chịu thiệt hại nặng. Ảnh: Wikipedia.
Sáng sớm ngày 15 đến hết ngày 16/4/1943, Không quân Đức bất ngờ tăng số xuất kích lên đến 1.560 phi vụ. Lực lượng này đánh phá ác liệt vào thành phố Krasnodar vừa bị Hồng quân chiếm đóng. Sáng ngày 17/4, Không quân Đức tiếp tục tổ chức oanh tạc quy mô lớn vào Novorossiysk với 120 phi vụ ném bom và 468 phi vụ cường kích để hỗ trợ cho lực lượng mặt đất.
Sự lão luyện và thiện chiến của các phi công Đức đã gây nhiều tổn thất cho Không quân Liên Xô. Đợt tổng công phá vào “Phòng tuyến xanh” bị chặn đứng. Bộ chỉ huy Tập đoàn không quân số 4, Phương diện quân Bắc Caucasus yêu cầu tổ chức rút kinh nghiệm, sửa đổi chiến thuật ngăn chặn có hiệu quả các đợt xuất kích của đối phương.
Đêm 23 rạng sáng ngày 24/4, Tập đoàn không quân số 4, 5, không quân hạm đội biển Đen và không quân chiến lược tầm xa của Liên Xô đã tổ chức một đợt không kích quy mô lớn vào căn cứ của Tập đoàn quân không quân số 4, Đức quốc xã. 1.441 phi vụ xuất kích, đợt không kích đã gây thiệt hại nặng cho Không quân Đức.
Sáng ngày 29/4, Tập đoàn không quân số 4, Đức dồn hết lực lượng mở cuộc tấn công trả đũa vào hầu hết các sân bay của Liên Xô. Tập đoàn không quân số 4, 5 bị bất ngờ trước đợt phản công và chịu thiệt hại nặng.
Giai đoạn 2 của chiến dịch bắt đầu vào những ngày đầu tháng 5/1943. Tâm điểm của các trận không chiến diễn ra trên bầu trời bán đảo Kuban. Không quân Đức chuyển sang sử dụng chiến thuật tập trung trong phạm vi hẹp gây nhiều tổn thất cho lực lượng Hồng quân trên mặt đất.
Không quân Liên Xô phải thực hiện chiến thuật “nhử mồi câu” để kéo giãn đội hình máy bay Đức. Ngày 26/5, Phương diện quân Bắc Caucasus mở đợt tổng công kích vào “Phòng tuyến xanh” lần thứ 2. Chỉ trong ngày hôm đó, hai bên đã điều động 700 chiếc máy bay xuất kích làm nhiệm vụ chiến đấu.
 tran khong chien dai nhat the chien 2 dien ra o dau? hinh anh 3
Khi Không quân Đức mất thế chủ động trên bầu trời cũng là lúc lực lượng mặt đất mất sự hỗ trợ và yếu thế trước Hồng quân trên mặt trận phía Đông. Ảnh: Wikipedia.
Trận không chiến tại Kuban lên đến đỉnh điểm vào ngày 28/5, đôi bên tung gần như toàn bộ lực lượng vào trận nhằm chiếm ưu thế trên không. Không quân Đức xuất kích 785 phi vụ, Không quân Liên Xô xuất kích 792 phi vụ. Những thay đổi về chiến thuật của không quân Liên Xô đã phát huy tác dụng khiến không quân Đức mất dần thế chủ động.
Sang đầu tháng 6/1943, Không quân Đức thu hẹp dần quy mô các chiến dịch không kích do lực lượng bị tổn thất khá nặng trước đó, mặt khác thế chủ động đã dần chuyển sang phía Liên Xô nên họ không dám mạo hiểm. Các chiến dịch không chiến tại Kuban chấm dứt vào ngày 7/6/1943.
Trận không chiến tại bán đảo Kuban về quy mô không lớn bằng trận không chiến tại vòng cung Kursk tháng 7/1943, trận Baltic năm 1944, Berlin năm 1945 nhưng đây là trận không chiến dài nhất lịch sử kéo dài gần hai tháng.
Tổn thất của đôi bên
Con số tổn thất của đôi bên trong trận không chiến Kuban có rất nhiều số liệu khác nhau. Trong cuốn Lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945, phía Liên Xô công bố bắn rơi 1.100 máy bay đối phương trong đó có 800 chiếc trong không chiến.
Đại tướng K. A. Vershinin, Tư lệnh Tập đoàn không quân số 4 đưa ra con số 327 chiếc bắn rơi trong không chiến, 444 chiếc bị phá hủy trên mặt đất. Phía Đức đưa ra con số bắn rơi 1.000 máy bay Liên Xô và chỉ thiệt hại 300 chiếc.
Theo Đức Hải (Zing)

Trận không chiến duy nhất giữa Liên Xô và Mỹ trong Thế chiến 2 diễn ra thế nào?

Cả Mỹ và Liên Xô đều cố giữ bình tĩnh và im lặng về vụ không chiến kỳ lạ này để tránh làm ảnh hưởng tới cuộc chiến chống phát xít Đức khi đó.


   
Ngày 7/11/1944 hứa hẹn là một ngày tuyệt vời khi đơn vị quân đội Liên Xô chuẩn bị tổ chức diễu binh gần thành phố Nis ở miền nam Nam Tư.
Hồng quân Liên Xô và các dân quân địa phương (Nam Tư) trước đó đã giải phóng Belgrade và đang tiếp tục các chiến dịch thành công ở Balkans. Ngoài ra, Liên Xô khi đó đang chuẩn bị chào mừng 27 năm cuộc cách mạng Tháng Mười thành công và các đơn vị đồn trú ở Nam Tư cũng đang tiến hành trang trí cờ cùng băng rôn đỏ.
 tran khong chien duy nhat giua lien xo va my trong the chien 2 dien ra the nao? hinh anh 1
Trận không chiến ở Nis là vụ đụng độ trực tiếp duy nhất giữa Mỹ và Liên Xô trong Thế chiến 2. Nguồn: RBTH
Bầu không khí hân hoan khi đó của hồng quân Liên Xô đã bị ngắt quãng khi hàng chục máy bay bất ngờ xuất hiện trên bầu trời. Điều này có vẻ lạ vì Luftwaffe (Không quân Đức) không hoạt động trong khu vực.
Binh sỹ Liên Xô sớm nhận ra đó là cảnh báo nhầm. Những gì họ nhìn thấy là một nhóm máy bay chiến đấu Lockheed P-38 Lightning của đồng minh Mỹ đang bay trên bầu trời.
Điều kỳ lạ hơn là những gì xảy ra sau đó: Những chiếc máy bay của Mỹ bắt đầu nã súng vào quân đội Liên Xô. Các binh sỹ bắt đầu bỏ chạy, cố gắng vẫy tay và những chiếc băng rôn đỏ để ra hiệu cho phi công rằng họ đang bắn nhầm vào đồng minh của mình. Nhưng không ích gì.
Quân đội Liên Xô không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xuất kích máy bay chiến đấu. Một trong những trận chiến kỳ lạ nhất của Thế chiến 2 đã xảy ra.
Trận không chiến ở Nis
Việc bắn nhầm đồng minh đã từng xảy ra giữa Liên Xô và Mỹ trong Thế chiến 2. Chiếc P-38 có vẻ ngoài trông giống như chiếc máy bay trinh sát FW-189 của Đức. Đã có lúc P-38 của Mỹ trúng đạn từ phía Liên Xô khai hỏa, nhưng những lần bắn nhầm như vậy thường không xảy ra thương vong như sự việc ở Nis ngày hôm đó.
 tran khong chien duy nhat giua lien xo va my trong the chien 2 dien ra the nao? hinh anh 2
Máy bay P-38 Lightning. Ảnh: Sputnik
Bị nã đạn trong lúc không hề được phòng bị đã khiến 27 binh sỹ Liên Xô thiệt mạng trong đó có 1 tướng, và 37 người khác bị thương. 20 chiếc xe bị phá hủy.
Khi các đơn vị hồng quân Liên Xô triển khai ở sân bay gần đó nhận ra vụ tấn công, họ đã ngay lập tức khai hỏa vào những chiếc P-38. Máy bay Mỹ đã chuyển hướng sang khu vực sân bay và bắt đầu tấn công lại. Thêm 4 binh sỹ Liên Xô nữa thiệt mạng.
Trên bầu trời, máy bay Mỹ bị máy bay chiến đấu Liên Xô đánh chặn. Đây trở thành cuộc chiến trên không đầu tiên giữa 2 nước. Kết quả của trận không chiến kéo dài khoảng 15 phút này: phía Liên Xô mất 4 chiếc máy bay chiến đấu Yak-3 và Yak-9. Phía Mỹ thiệt hại 3 chiếc P-38.
 tran khong chien duy nhat giua lien xo va my trong the chien 2 dien ra the nao? hinh anh 3
Tak-3. Ảnh: Sputnik
“Cuộc tấn công của những chiếc P-38 Lightning chỉ dừng lại khi Đại úy Koldunov suýt bị bắn hạ trong lúc tiếp cận máy bay dẫn đầu của Mỹ ở cự ly gần để ra dấu hiệu”, Tướng Alexey Antonov viết cho John Dean, người đứng đầu phái bộ quân đội Mỹ ở Liên Xô khi đó.
Sau khi nhận ra sai lầm, máy bay Mỹ dừng tấn công ngay lập tức và rời khỏi khu vực.
Sai lầm chết người
Không chậm trễ, 2 nước tiến hành điều tra chung về sự việc. Phía Mỹ cũng không hề né tránh trách nhiệm khi công khai nhận lỗi về mình.
Họ nói rằng, theo kế hoạch, máy bay Mỹ sẽ đánh bom quân đội Đức ở gần thành phố Novi Pazarm nhưng do lỗi về xác định vị trí, một nhóm P-38 đã di chuyển quá 100km về phía Đông. Ở đó, họ tấn công vào các binh sỹ Liên Xô, vì nhầm tưởng đó là quân phát xít.
Lãnh đạo Không quân Mỹ và cả Đại sứ Mỹ tại Liên Xô W. Averell Harriman đã thay mặt Tổng thống Franklin Roosevelt gửi lời xin lỗi tới Liên Xô.
Sự im lặng của 2 bên
Trận không chiến khi đó đã trở thành một “vụ bê bối lớn” và làm gia tăng căng thẳng đáng kể giữa Liên Xô và Mỹ. Tuy nhiên, đây là điều mà cả 2 đều không muốn nhắc đến trong bối cảnh cuộc chiến chống phát xít Đức đang ở giai đoạn quan trọng. Và họ quyết định “lờ” nó đi.
Một lý do khác để “im lặng” về sự cố này chính là mong muốn nó sẽ không trở thành “món quà” cho cỗ máy tuyên truyền của Hitler, “cơ hội vàng” để tạo rạn nứt giữa 2 đồng minh khi đó.
Không quân Mỹ và Liên Xô đã nhận được bài học cay đắng. Ngày 26/11 năm đó, hai bên đã cùng phân định ranh giới để các máy bay mỗi bên có thể hoạt động tách biệt nhau, tránh lặp lại bi kịch tương tự.
Theo Thùy Linh (VOV)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH