HIỆN THỰC KỲ ẢO 125
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nấm Guchchi hay Morels, có mức giá đắt đáng kinh ngạc 14.000
Rupee – 15.000 Rupee/1kg (~4,7 triệu đồng – 5,5 triệu đồng/kg).
Nhiều nơi trên thế giới vùng ôn đới cũng có nấm này. Tuy nhiên, khi
thu hoạch nấm phải phân biệt được giữa nấm morels chuẩn và các loại nấm
hoang dại chứa độc. Những tay thợ săn nấm chuyên nghiệp sẽ có kinh
nghiệm phân biệt, còn người không có kinh nghiệm cẩn thận nhầm với các
loạinấm dại chứa độc.
Loại nấm này mọc hoang ở thung lũng Kangara, Manali và các khu vực khác ở Himachal Pradesh (Ấn Độ).
Phần mũ nấm xốp, hình tổ ong và các nếp gấp trông không đẹp mắt. Nhưng bên trong nó chứa hương vị thơm ngon.
Những người dân đi tìm nấm sẽ thu hoạch chúng từ tháng 3 đến cuối tháng 5.
Chuyên gia về thực vật học ở Đại học Jammu (Ấn Độ) cho
biết, buổi sáng sớm là thời điểm tốt nhất để thu hoạch nấm
này.
Theo tờ NDTV, người dân sẽ đi cả ngày qua những khu vực nguy hiểm, đôi khi phải đào qua lớp tuyết dày để tìm nấm.
Nấm Guchchi mọc trên các khúc gỗ mục hay lá mục và thậm
chí mọc ở đất mùn. Có những khi tìm cả ngày nhưng chỉ thu
được vài lạng nấm.
Loại nấm này rất dễ bị nát nên cần cố gắng giữ được phần tổ ong ở trên đầu.
Nếu nấu loại nấm này theo vùng Kashmiri, chúng sẽ được thái
hạt lựu rồi xào với các gia vị. Ngoài ra, còn có thể lấy
nấm này nấu trong siro để thưởng thức.
Asgardia là dự án thành lập quốc gia vũ trụ độc lập đầu tiên được tỷ
phú - nhà khoa học người Nga Igor Ashurbeyli đề xuất vào tháng 10/2016.
Được đặt tên theo Asgard - một vương quốc trong thần thoại Bắc Âu,
Asgardia mong muốn trở thành "quốc gia vũ trụ đầu tiên", mang đến một xã
hội hòa bình, giúp mọi người tiếp cận các công nghệ vũ trụ dễ dàng hơn
và bảo vệ Trái Đất trước những mối đe dọa ngoài không gian như thiên
thạch hay sao Chổi.
Mặc dù mọi thứ nghe qua giống như một bộ phim viễn tưởng của Hollywood, nhưng trên thực tế, những người sáng lập Asgardia hoàn toàn nghiêm túc với dự án của mình.
Asgardia hiện đã thu hút được gần 300 nghìn người đến từ 204 quốc gia trên thế giới đăng kí làm cư dân, kể từ khi dự án này bắt đầu khởi động từ gần 3 năm trước.
Vào năm 2017, Asgardia đã phóng thành công vệ tinh Asgardia-1 lên quỹ đạo, mang theo 0,5 TB dữ liệu cá nhân của gần 20 nghìn công dân Asgardia, bao gồm ảnh cá nhân cùng những thông tin về quốc kỳ, quốc huy và hiến pháp của quốc gia mới.
Mới đây nhất, quốc gia vũ trụ tự xưng Asgardia đã lên một kế hoạch cực kỳ tham vọng nhằm xây dựng các công trình có kích thước khổng lồ trên quỹ đạo gần Mặt đất (hay còn gọi là quỹ đạo LEO – Low Earth Orbit), vốn có độ cao cách mặt đất khoảng 161 - 321 km. Đây cũng là quỹ đạo nơi trạm vũ trụ ISS đang hoạt động.
Những thành phố không gian này được Asgardia đặt tên là Noah-Ark, nhằm gợi nhớ đến truyền thuyết con tàu Noah khổng lồ cứu rỗi nhân loại khỏi cơn đại hồng thủy được nhắc đến trong Kinh thánh. Tuy nhiên, "con tàu Noah phiên bản vũ trụ" được phát triển nhằm mục đích tạo ra nơi cư trú mới cho loài người, đề phòng trường hợp Trái Đất gặp phải thảm họa diệt vong trong tương lai.
Mất 130 tỷ USD để xây dựng thành phố không gian
Về cơ bản, việc xây dựng các trạm vũ trụ ở bất kỳ kích thước hay thể loại nào và đưa con người lên đó là một đề xuất vô cùng tốn kém. Ví dụ như trạm vũ trụ quốc tế ISS, với kích thước ngang một sân vận động bóng đá, đã tiêu tốn một khoản tiền lên tới 100 tỷ USD, được đóng góp từ 18 quốc gia khác nhau. Trong khi đó, chuyến bay rẻ nhất lên quỹ đạo hiện tại là tên lửa Falcon 9 của SpaceX, cũng đòi hỏi khoảng 43 tới 65 triệu USD cho mỗi lần phóng.
Tuy
nhiên người đứng đầu Asgardia - tỷ phú Igor Ashurbeyli lại khẳng định,
chi phí xây dựng mỗi thành phố vũ trụ, hay đúng hơn là một trạm vũ trụ
có kích thước khổng lồ, ước tính tốn khoảng 130 tỷ USD. Tất cả các trạm
không gian này dự kiến sẽ là chỗ ở cho khoảng 15 triệu cư dân Trái Đất.
Nếu chi phí xây dựng là chính xác theo tính toán của tỷ phú Igor Ashurbeyl, bản thân việc huy động một số tiền lớn như vậy cũng là một bài toán cực kỳ khó khăn với Asgardia, kể cả khi quốc gia vũ trụ tự phong được chống lưng bởi tỷ phú người Nga này.
Khi được hỏi về nguồn tài chính dành cho Asgardia, người phát ngôn của quốc gia vũ trụ tự phong này cho biết họ sẽ huy động vốn bằng cách thu phí 7 triệu cư dân đầu tiên của Asgardia. Với khoản phí 1000 Euro để đóng góp kinh phí xây dựng, những người đóng góp sẽ được nhận quyền công dân chính thức và một cuốn sổ hộ chiếu, công nhận họ là một cư dân của quốc gia vũ trụ Asgardia. Bên cạnh đó, Asgardia cũng sẽ tìm kiếm thêm khoảng 7 tỷ Euro từ một số nhà đầu tư chính giấu tên.
Với tổng ngân sách khoảng 15 tỷ Euro, số tiền này sẽ được Asgardia đầu tư vào nghiên cứu và xây dựng kế hoạch đưa người lên sống trên không gian. Asgardia cũng chuẩn bị phát hành một đồng tiền điện tử riêng có tên Solar trong tháng này nhằm tiếp tục huy động vốn.
Tỷ
phú Igor Ashurbeyli cho biết, mục tiêu dự án Asgardia là xây dựng dân
số lên tới 150 triệu người trong vòng 10 năm và xây dựng một trạm vũ trụ
có trọng lực nhân tạo có thể cung cấp các điều kiện để 15 triệu người
có thể sinh sống độc lập trên vũ trụ và mục tiêu dài hạn trong 24 năm là
đưa con người lên sinh sống trên mặt Trăng vào năm 2043.
Theo tỷ phú Igor Ashurbeyli, dự án Asgardia là giấc mơ từ thuở ấu thơ của ông: "Tôi thường thích thú làm điều gì đó mà không ai khác từng thực hiện, giấc mơ của tôi là tạo ra một quốc gia độc lập". "Nó không phải là điều ảo tưởng như lên sao Hỏa hay Ngân hà - Tôi muốn một cái gì đó thực tế hơn".
Mặc dù vậy, dự án này cũng nhận không ít hoài nghi từ dư luận, khi nhiều người cho rằng đây thực chất là một dự án "ma" được dựng lên nhằm chiếm đoạt tiền.
Được biết, một trong những dự định tham vọng nhất của Asgardia là trở thành thành viên Liên Hợp Quốc. Để đạt được điều này, trước hết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cần chấp thuận đơn đăng ký tư cách quốc gia của Asgardia. Sau đó, 2/3 thành viên Đại Hội đồng phải ủng hộ việc Asgardia gia nhập Liên Hợp Quốc.
7 Hiện Tượng Thần Bí Khiến Bạn Tin Vào Những Điều Không Tưởng
Loài cây "thoắt ẩn thoắt hiện" trên núi, bán 1 kg cầm ngay 5 triệu
KT Thứ Hai, ngày 16/09/2019 06:00 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Quá trình tìm kiếm sản vật này không hề dễ dàng, cả ngày có khi chỉ thu được vài lạng. Thậm chí, vị trí chúng mọc rất khó biết và có thể không mọc lại ở vị trí cũ.
Đề phòng Trái Đất diệt vong, 'quốc gia vũ trụ' Asgardia sẽ xây dựng thành phố ngoài không gian làm nơi ở cho 15 triệu người
Asgardia - quốc gia vũ trụ tự xưng đầu tiên trên thế giới có tham vọng xây dựng một thành phố ngoài không gian để làm nơi ở cho 15 triệu người khi Trái Đất gặp thảm họa diệt vong, với chi phí xây dựng lên tới 130 tỷ USD.
Mặc dù mọi thứ nghe qua giống như một bộ phim viễn tưởng của Hollywood, nhưng trên thực tế, những người sáng lập Asgardia hoàn toàn nghiêm túc với dự án của mình.
Asgardia hiện đã thu hút được gần 300 nghìn người đến từ 204 quốc gia trên thế giới đăng kí làm cư dân, kể từ khi dự án này bắt đầu khởi động từ gần 3 năm trước.
Vào năm 2017, Asgardia đã phóng thành công vệ tinh Asgardia-1 lên quỹ đạo, mang theo 0,5 TB dữ liệu cá nhân của gần 20 nghìn công dân Asgardia, bao gồm ảnh cá nhân cùng những thông tin về quốc kỳ, quốc huy và hiến pháp của quốc gia mới.
Mới đây nhất, quốc gia vũ trụ tự xưng Asgardia đã lên một kế hoạch cực kỳ tham vọng nhằm xây dựng các công trình có kích thước khổng lồ trên quỹ đạo gần Mặt đất (hay còn gọi là quỹ đạo LEO – Low Earth Orbit), vốn có độ cao cách mặt đất khoảng 161 - 321 km. Đây cũng là quỹ đạo nơi trạm vũ trụ ISS đang hoạt động.
Những thành phố không gian này được Asgardia đặt tên là Noah-Ark, nhằm gợi nhớ đến truyền thuyết con tàu Noah khổng lồ cứu rỗi nhân loại khỏi cơn đại hồng thủy được nhắc đến trong Kinh thánh. Tuy nhiên, "con tàu Noah phiên bản vũ trụ" được phát triển nhằm mục đích tạo ra nơi cư trú mới cho loài người, đề phòng trường hợp Trái Đất gặp phải thảm họa diệt vong trong tương lai.
Mất 130 tỷ USD để xây dựng thành phố không gian
Về cơ bản, việc xây dựng các trạm vũ trụ ở bất kỳ kích thước hay thể loại nào và đưa con người lên đó là một đề xuất vô cùng tốn kém. Ví dụ như trạm vũ trụ quốc tế ISS, với kích thước ngang một sân vận động bóng đá, đã tiêu tốn một khoản tiền lên tới 100 tỷ USD, được đóng góp từ 18 quốc gia khác nhau. Trong khi đó, chuyến bay rẻ nhất lên quỹ đạo hiện tại là tên lửa Falcon 9 của SpaceX, cũng đòi hỏi khoảng 43 tới 65 triệu USD cho mỗi lần phóng.
Nếu chi phí xây dựng là chính xác theo tính toán của tỷ phú Igor Ashurbeyl, bản thân việc huy động một số tiền lớn như vậy cũng là một bài toán cực kỳ khó khăn với Asgardia, kể cả khi quốc gia vũ trụ tự phong được chống lưng bởi tỷ phú người Nga này.
Khi được hỏi về nguồn tài chính dành cho Asgardia, người phát ngôn của quốc gia vũ trụ tự phong này cho biết họ sẽ huy động vốn bằng cách thu phí 7 triệu cư dân đầu tiên của Asgardia. Với khoản phí 1000 Euro để đóng góp kinh phí xây dựng, những người đóng góp sẽ được nhận quyền công dân chính thức và một cuốn sổ hộ chiếu, công nhận họ là một cư dân của quốc gia vũ trụ Asgardia. Bên cạnh đó, Asgardia cũng sẽ tìm kiếm thêm khoảng 7 tỷ Euro từ một số nhà đầu tư chính giấu tên.
Với tổng ngân sách khoảng 15 tỷ Euro, số tiền này sẽ được Asgardia đầu tư vào nghiên cứu và xây dựng kế hoạch đưa người lên sống trên không gian. Asgardia cũng chuẩn bị phát hành một đồng tiền điện tử riêng có tên Solar trong tháng này nhằm tiếp tục huy động vốn.
Dự
án này cũng nhận không ít hoài nghi từ dư luận, khi nhiều người cho
rằng đây thực chất là một dự án "ma" được dựng lên nhằm lừa đảo.
Theo tỷ phú Igor Ashurbeyli, dự án Asgardia là giấc mơ từ thuở ấu thơ của ông: "Tôi thường thích thú làm điều gì đó mà không ai khác từng thực hiện, giấc mơ của tôi là tạo ra một quốc gia độc lập". "Nó không phải là điều ảo tưởng như lên sao Hỏa hay Ngân hà - Tôi muốn một cái gì đó thực tế hơn".
Mặc dù vậy, dự án này cũng nhận không ít hoài nghi từ dư luận, khi nhiều người cho rằng đây thực chất là một dự án "ma" được dựng lên nhằm chiếm đoạt tiền.
Được biết, một trong những dự định tham vọng nhất của Asgardia là trở thành thành viên Liên Hợp Quốc. Để đạt được điều này, trước hết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cần chấp thuận đơn đăng ký tư cách quốc gia của Asgardia. Sau đó, 2/3 thành viên Đại Hội đồng phải ủng hộ việc Asgardia gia nhập Liên Hợp Quốc.
Tham khảo The Sun/Wikipedia
Nhận xét
Đăng nhận xét