Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 28

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Rừng phòng hộ đầu nguồn Ko Róa ở Khánh Hòa bị tàn sát
 
Ai tiếp tay cho lâm tặc tàn phá rừng phòng hộ tại Đắk Lắk | ĐIỀU TRA | ANTV

Bắt giam cán bộ ngân hàng thuê người đầu độc thông rừng để chiếm đất

14/08/2019 23:54 GMT+7

TTO - Thủ phạm tổ chức đầu độc một diện tích lớn thông rừng là cán bộ ngân hàng có trụ sở đóng trên địa bàn huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng).

Bắt giam cán bộ ngân hàng thuê người đầu độc thông rừng để chiếm đất - Ảnh 1.
Thủ phạm thuê người khoan lỗ trên thân cây rồi đổ thuốc diệt cỏ khiến thông rừng chết sau một thời gian ngắn - Ảnh: M.V
Chiều 14-8, Cơ quan điều tra Công an huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng cho biết đã khởi tố, bắt giam 6 bị can về hành vi hủy hoại rừng, liên quan đến vụ đầu độc, triệt phá rừng thông khoảng 600 cây tại tiểu khu 460, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm.
Các bị can gồm: Phạm Tấn Hùng (42 tuổi, trú tại thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng); Huỳnh Xuân Thắng (29 tuổi) và Nguyễn Thanh Pho (26 tuổi), Trần Nguyễn Long Thành (28 tuổi), Nguyễn Duy (28 tuổi), Nguyễn Phước Trường (32 tuổi), cùng trú tại huyện Bảo Lâm.
Theo thông tin từ Công an huyện Bảo Lâm, Phạm Tấn Hùng được xác định là người tổ chức phá rừng thông bằng cách đầu độc nhằm chiếm đất. Đáng chú ý, Hùng không phải là nông dân cần đất sản xuất mà là cán bộ của một ngân hàng lớn có trụ sở trên địa bàn huyện Bảo Lâm.
Bắt giam cán bộ ngân hàng thuê người đầu độc thông rừng để chiếm đất - Ảnh 2.
600 cây thông rừng bị đầu độc nằm ở vị trí dễ thấy trên tuyến đường lớn thuộc xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm - Ảnh: M.V
Như Tuổi Trẻ đã thông tin, cuối tháng 7-2019, Chi cục Kiểm lâm huyện Bảo Lâm phát hiện vụ phá rừng thông quy mô lớn với phương thức dùng thuốc diệt cỏ đầu độc. Cụ thể, rừng thông bị đầu độc thuộc các khoảnh 2, 3, tiểu khu 460, lâm phần thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Đam B’Ri, địa bàn xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm.
Tổng diện tích thông bị đầu độc trên khoảng 6.450m2, nằm dọc theo tuyến đường liên thôn 7, xã Lộc Ngãi, được trồng từ năm 1986. Các đối tượng được Hùng thuê đã dùng vật sắc nhọn chặt bộ rễ cây sát gốc rồi đổ thuốc hóa học vào, sau đó lấp đất lại để tránh bị phát hiện.
 Rừng thông bị đầu độc nằm sát với vườn cà phê, vườn dâu tằm của người dân.
M.VINH


Kỷ luật hàng loạt cán bộ sai phạm trong vụ tàu vỏ thép hỏng



Kỷ luật hàng loạt cán bộ sai phạm trong vụ tàu vỏ thép hỏng
(PLO)- Tiếp tục phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15-8, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đã chất vấn về hiệu quả của chính sách đóng tàu vỏ thép cho ngư dân theo Nghị định 67/2014.
Đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định) cho rằng thời gian qua việc đóng tàu cho ngư dân không bảo đảm chất lượng, gây tốn kém, lãng phí. Bà chất vấn Bộ trưởng NN&PTNT về nguyên nhân, có vi phạm pháp luật không và đề nghị bộ trưởng đánh giá hiệu quả của chính sách đóng tàu cho ngư dân theo Nghị định 67/2014.
Kỷ luật hàng loạt cán bộ sai phạm trong vụ tàu vỏ thép hỏng  - ảnh 1
Đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh (Bình Định).
Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay Nghị định 67/2014 của Chính phủ gồm nhiều nội dung, trong đó có nội dung hỗ trợ lãi suất tín dụng để phát triển đội tàu công suất lớn tham gia đánh bắt ở ngư trường xa, với kế hoạch ban đầu khoảng 2.228 chiếc.
Sau năm năm, toàn bộ các tỉnh duyên hải và ngư dân đã đăng ký 1.177 phương tiện tàu. Đến ngày 30-6-2019, chính thức đã có 1.032 tàu đưa vào hoạt động đánh bắt.
Quá trình tổ chức thực hiện, có 20 chiếc tàu của Bình Định xảy ra việc máy không đúng chủng loại, hỏng hóc từng bộ phận... Sau khi sự việc xảy ra, tỉnh Bình Định, Bộ NN&PTNT và các cơ quan liên quan tập trung vào cuộc. “Đến cuối năm 2017, toàn bộ 20 tàu hỏng đã được khắc phục xong và đi vào hoạt động” - ông thông tin.
Kỷ luật hàng loạt cán bộ sai phạm trong vụ tàu vỏ thép hỏng  - ảnh 2
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.
Về xác định nguyên nhân, trách nhiệm, theo ông Cường, trách nhiệm đầu tiên thuộc về các công ty đóng tàu, đồng thời có sự liên quan của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương, trong đó có Bộ NN&PTNT.
“Về phía Bộ NN&PTNT, chúng tôi đã tiến hành rà soát, xác định cơ quan trực tiếp liên quan đến việc này là trung tâm đăng kiểm của Bộ thuộc Tổng cục Thủy sản. Anh đăng kiểm gì lại để xảy ra tình trạng thế này” - ông Cường nói. 
Ông cũng cho hay Bộ NN&PTNT đã tiến hành kiểm điểm, kỷ luật những cán bộ trực tiếp liên quan. Cụ thể, tiến hành cảnh cáo, thu hồi ba thẻ đăng kiểm của ba cán bộ đăng kiểm của trung tâm (trực tiếp tham gia việc đăng kiểm), cảnh cáo giám đốc trung tâm đăng kiểm này, khiển trách phó giám đốc phụ trách ba cán bộ đăng kiểm trên.
Về phía Chính phủ, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công an vào cuộc làm rõ sai phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.
Đánh giá về việc thực hiện Nghị định 67, ông Cường cho rằng mặt tích cực đã góp phần tăng 20% lượng tàu đánh bắt xa bờ, giảm 13% lượng tàu khai thác gần bờ. Các chính sách hỗ trợ bảo hiểm ngư dân đánh bắt khơi xa thực hiện được nên giúp ngư dân phấn khởi…
Tuy nhiên, thừa nhận những bất cập, tồn tại, ông cho rằng nhiệm vụ đầu tư phát triển hạ tầng nghề cá giai đoạn qua chưa thực hiện được. Chẳng hạn, mới đầu tư được 83/125 cảng cá (đạt 66%), đầu tư 83/146 khu neo đậu, bằng 57% theo quy hoạch của Thủ tướng.
Cạnh đó, tổng kinh phí đầu tư giai đoạn 1 (2011-2015) và giai đoạn 2 (2016-2020) chỉ được 7.249 tỉ đồng trên nhu cầu phê duyệt là 28.000 tỉ đồng dẫn tới các thiết chế hạ tầng cơ bản của nghề cá biển đến giờ này còn nhiều bất cập.
Ông Cường cũng chỉ ra những bất cập về mặt tín dụng theo Nghị định 67. Chẳng hạn, thực tiễn có những chủ tàu được nhận hỗ trợ đầu tư nhưng lý do khách quan họ không đi biển được nữa thì bế tắc không biết chuyển giao cho ai. 
“Nếu không giải quyết được dẫn đến nợ xấu sau này, lãng phí phương tiện đầu tư” - ông Cường nhận định.
Mặt khác, tín dụng đầu tư hỗ trợ 3%-6% tùy từng cấp độ tàu rải ra suốt một đời dự án 11 năm, dẫn đến nhiều ngư dân và chính quyền địa phương có ý kiến vì sao Chính phủ không có chính sách hỗ trợ một lần?...
Trước tình hình này, ông Cường cho biết tháng 2-1018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 17 thay thế những nội dung bất hợp lý của Nghị định 67. Hiện Bộ NN&PTNT đang cùng địa phương rà soát, cuối năm nay sẽ tổng kết thi hành Nghị định 67 phục vụ cho định hướng chủ trương mới.
ĐỨC MINH

Bán tài sản THA sai, nhiều cán bộ bị đề nghị xử lý



Bán tài sản THA sai, nhiều cán bộ bị đề nghị xử lý
(PL)- Thanh tra Bộ Tư pháp yêu cầu các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm túc kết luận và kiểm điểm các cán bộ sai phạm và báo cáo.
Thanh tra Bộ Tư pháp vừa có kết luận vụ bán tài sản sai gây thiệt hại tiền tỉ cho đương sự xảy ra tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Đồng Nai. Đây là vụ trong quá trình bán tài sản để THA nhiều cá nhân và đơn vị đã có sai phạm, gây xôn xao dư luận tại Đồng Nai.
Kê biên đất ngoài quyết định, trả thừa tiền
Cụ thể, theo quyết định (QĐ) công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ngày 1-7-2009 của TAND tỉnh Đồng Nai thì Công ty TNHH Tân Thuyết (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) do ông Quang Vĩnh Thuận làm giám đốc phải thanh toán nợ cho Ngân hàng Agribank Chi nhánh Đồng Nai gốc và lãi là hơn 12 tỉ đồng. Ngoài ra, Công ty Tân Thuyết phải trả cho bà Nguyễn Thị La gốc và lãi gần 2,3 tỉ đồng.
Theo QĐ này, tài sản đảm bảo thanh toán nợ cho Agribank là theo các hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất (QSDĐ) và tài sản gắn liền với đất. Tài sản thế chấp là thửa đất rộng hơn 13.000 m2 tại phường Trảng Dài, TP Biên Hòa do ông Thuận và vợ là bà Nguyễn Ngọc Tuyết đứng tên và một thửa rộng hơn 11.000 m2 cùng nhà xưởng, kho và các tài sản trên đất (tại phường Trảng Dài, do cá nhân bà Tuyết đứng tên). Sau khi phát mại tài sản thế chấp ưu tiên trả nợ cho ngân hàng, số tiền còn lại mới thanh toán nợ cho bà La.
Theo Thanh tra Bộ, tháng 10-2009, Cục THADS tỉnh ra QĐ THA. Trong quá trình THA, chấp hành viên (CHV) Hồ Thị Thu Thảo xác minh điều kiện THA sai luật, thể hiện sự thiếu trách nhiệm, yếu kém nghiệp vụ. Bởi thay vì xác minh tài sản và hoạt động thực tế của Công ty Tân Thuyết tại Sở KH&ĐT (nơi cấp đăng ký kinh doanh) hay tại cơ quan thuế (nơi doanh nghiệp nộp thuế) và ngân hàng (nơi doanh nghiệp mở tài khoản) thì CHV Thảo lại xác minh ở UBND cấp xã.
Nghiêm trọng hơn, CHV Thảo đã cưỡng chế kê biên và bán đấu giá các tài sản nằm ngoài phạm vi bảo lãnh theo các hợp đồng bảo lãnh của Công ty Tân Thuyết và ngân hàng (ngoài phạm vi QĐ của tòa). Đó là các tài sản gắn liền với thửa đất hơn 11.000 m2 đứng tên bà Tuyết và phần đất có diện tích 1.516,7 m² chưa được cấp giấy chứng nhận mà không lấy ý kiến của vợ chồng ông Thuận, bà Tuyết. Ngoài ra, bà Thảo còn phân phối tiền bán đấu giá để THA cũng sai Luật THADS khi trích hơn 20 tỉ đồng từ tiền bán đấu giá tài sản của vợ chồng ông Thuận để nộp án phí cho Công ty Tân Thuyết. Trong khi QĐ của tòa thể hiện tài sản của họ chỉ đảm bảo khoản vay của ngân hàng, không đảm bảo khoản vay của bà La.
Tháng 8-2016, CHV Trần Văn Thuần được Cục THADS tỉnh phân công thay bà Thảo tổ chức THA và tiếp tục để xảy ra sai phạm. Cụ thể, các tài sản có trong biên bản kê biên theo QĐ kê biên số 20, đã bị thu hồi và thay bằng QĐ kê biên số 26. Nhưng trong hợp đồng bán đấu giá tài sản, CHV Thuần lại ghi tài sản kê biên có nguồn gốc như đã ghi trong QĐ kê biên số 20. Theo Thanh tra Bộ, đây là sự tắc trách nghiêm trọng khi hợp đồng bán đấu giá đã dựa vào QĐ kê biên không chính xác, thậm chí sai thông tin về chủ tài sản.
Cạnh đó, theo công văn của Agribank Đồng Nai, tổng số tiền mà ngân hàng này đề nghị Cục THADS tỉnh chuyển là hơn 15,5 tỉ đồng. Nhưng sau khi bán đấu giá các tài sản thì CHV Thuần đã chuyển gần 16,2 tỉ đồng (thừa hơn 680 triệu đồng), gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của vợ chồng ông Thuận.
Bán tài sản THA sai, nhiều cán bộ bị đề nghị xử lý - ảnh 1
Thửa đất tại phường Trảng Dài, TP Biên Hòa liên quan đến vụ việc. Ảnh: VH
Nhiều sai phạm của người liên quan
Trong số 15 cuộc bán đấu giá các tài sản theo đề nghị của CHV, chỉ có cuộc đấu giá lần thứ tư (ngày 16-8-2011) là bán đấu giá thành. Nhưng Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản (DVBĐGTS) thuộc Sở Tư pháp tỉnh đã có thiếu sót. Đó là ký hợp đồng bán đấu giá sai chủ thể, không ban hành quy chế đấu giá, không niêm yết thông báo bán đấu giá. Trung tâm này còn chậm chuyển tiền vào tài khoản của Cục THADS sau khi bán đấu giá thành.
Công ty TNHH Đấu giá Đông Nam thì đã không cho khách hàng xem tài sản đấu giá. Việc kiểm tra các thông tin về nguồn gốc tài sản, quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản không đúng theo Nghị định 17/2010 (về xác thực thông tin tài sản bán đấu giá). Văn phòng công chứng (VPCC) Bùi Ngọc Hiếu (huyện Vĩnh Cửu) sai phạm khi CCV không kiểm tra dự thảo hợp đồng trước khi công chứng.
Sau khi chỉ ra hàng loạt sai phạm, Thanh tra Bộ yêu cầu Cục THADS tỉnh tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm cá nhân, xử lý kỷ luật tương xứng với thiếu sót, vi phạm của CHV qua từng giai đoạn. Yêu cầu Cục thu hồi các tài sản gắn liền trên đất và 1.516,7 m2 đất, thu hồi hơn 680 triệu đồng và giá trị tài sản trên thửa đất hơn 11.000 m2 để trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp là vợ chồng bà Tuyết. Đồng thời Cục THADS phải chỉ đạo CHV khởi kiện ra tòa để hủy kết quả đấu giá sai luật do mình gây ra.
Thanh tra Bộ cũng yêu cầu từng đơn vị gồm Trung tâm DVBĐGTS tỉnh, Công ty Đấu giá Đông Nam, VPCC Bùi Ngọc Hiếu phải kiểm điểm, xác định trách nhiệm của các cá nhân khi để xảy ra sai phạm và có biện pháp xử lý kỷ luật tương xứng. Ngoài ra còn kiến nghị Tổng cục THADS và Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai có biện pháp để xử lý kỷ luật nghiêm khắc các đơn vị trực thuộc và trong thời gian tới cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin diễn biến mới của vụ việc.
Lãnh đạo Cục THADS tỉnh Đồng Nai vi phạm gì?
Thanh tra Bộ Tư pháp đã chỉ ra hai thiếu sót, sai phạm của lãnh đạo Cục THADS tỉnh Đồng Nai. Thứ nhất, tài sản của vợ chồng ông Thuận theo các hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ, tài sản gắn liền với đất ngày 28-10-2004 chỉ đảm bảo thanh toán nợ cho ngân hàng, không đảm bảo cho khoản vay của bà La. Tuy nhiên, QĐ của TAND tỉnh ghi: “Sau khi phát mại tài sản để ưu tiên thanh toán cho ngân hàng, số tiền còn lại mới đảm bảo thanh toán khoản nợ cho bà La”, khi không có sự tham gia của bà Tuyết, là sai luật và không thể THA đối với bà La. Lẽ ra lãnh đạo Cục THADS tỉnh phải có văn bản yêu cầu tòa giải thích quyết định hoặc kiến nghị kháng nghị giám đốc thẩm nhưng lại không làm (vi phạm Điều 23 Luật THADS).
Thứ hai, khi bà Tuyết có đơn gửi Cục yêu cầu xác nhận kết quả THA nhưng tám ngày sau mới có kết quả thay vì năm ngày theo luật. Trong giấy xác nhận này, Cục ghi Công ty Tân Thuyết còn nợ ngân hàng hơn 3,6 tỉ đồng nhưng thực tế chỉ còn nợ gần 3 tỉ đồng (vi phạm Nghị định 58/2009 về hướng dẫn thi hành Luật THADS).
Chưa báo cáo kết quả thực hiện
Kết luận yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện kết luận và báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra Bộ trước ngày 10-8. Tuy nhiên, đến nay chưa có cơ quan nào báo cáo việc thực hiện kết luận này mà chỉ nói đang thực hiện.
MINH CHUNG - MINH VƯƠNG

TP.HCM kỷ luật nhiều cán bộ, đảng viên

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM vừa ra quyết định kỷ luật một số cán bộ vì sai phạm tại Tổng công ty Sagri và Cục Hải quan TP.HCM.

Cảnh cáo Phó giám đốc Sở NN&PTNT
Chiều 16/8, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Hiếu, Chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm tra (UBKT) Thành uỷ TP.HCM cho biết, tại kỳ họp 86 UBKT Thành ủy đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên vi phạm.
TP.HCM kỷ luật nhiều cán bộ, đảng viên
Ông Nguyễn Văn Trực 
Tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri), xét nội dung, tính chất mức độ, hậu quả vi phạm, UBKT Thành uỷ đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Văn Trực, Phó giám đốc Sở NN&PTNT (nguyên Phó bí thư Đảng uỷ, Tổng giám đốc Sagri giai đoạn 2009-2015) và ông Hồ Văn Ngon, nguyên Tổng Giám đốc Sagri (giai đoạn 2013-2018)
Bốn đảng viên bị kỷ luật ở mức khiển trách, gồm: bà Nguyễn Thị Thu Ngoan, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, hiện là Phó tổng giám đốc Sagri, nguyên Kiểm soát viên chuyên trách (giai đoạn từ tháng 10/2010 đến tháng 11/2014); ông Tống Ngọc Dương, nguyên Đảng ủy viên Đảng ủy, nguyên Thành viên Hội đồng thành viên (giai đoạn từ tháng 10/2010 đến tháng 5/2015).
Bà Lê Thị Phượng, nguyên Đảng ủy viên Đảng ủy, nguyên Kiểm soát viên chuyên trách (giai đoạn tháng 11/2014 đến tháng 1/2017); bà Nguyễn Thị Thanh An, Bí thư chi bộ Phòng Tài chính kế toán, Kiểm soát viên chuyên trách (giai đoạn từ tháng 6/2016 đến nay).
Đối với 5 đảng viên có vi phạm nhưng đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật, UBKT  TP.HCM ra thông báo phê bình nghiêm khắc. Những người này là ông Lê Văn Hòa, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị; ông Huỳnh Hữu Lợi, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị; bà Nguyễn Thu Nga, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Thành viên hội đồng quản trị, nguyên Tổng giám đốc; ông Trương Huy Hoàng Tam Dũng, nguyên Thành viên Hội đồng quản trị, nguyên Phó tổng giám đốc; Phan Văn Triều, nguyên thành viên Hội đồng quản trị Sagri.
Sẽ tiếp tục kỷ luật ông Lê Tấn Hùng
Đối với hai trường hợp là ông Vân Trọng Dũng, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên và ông Lê Tấn Hùng, nguyên Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, nguyên Tổng Giám đốc Sagri đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam và đã bị đình chỉ sinh hoạt đảng.
TP.HCM kỷ luật nhiều cán bộ, đảng viên
Ông Lê Tấn Hùng hiện bị khởi tố, bắt tạm giam
Sau khi có quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án, UBKT Thành ủy TP.HCM tiếp tục xem xét, đề nghị xử lý kỷ luật theo quy định.
Ngoài ra, UBKT Thành ủy TP.HCM tiếp tục yêu cầu tập thể Ban thường vụ Đảng ủy Sagri kiểm điểm trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để nhiều đảng viên trong ban lãnh đạo Sagri vi phạm nghiêm trọng.
Như VietNamNet đã thông tin, từ năm 2004 đến 2017, Sagri có một loạt sai phạm nghiêm trọng trong quản lý đất đai liên quan đến khoảng 1.900 ha đất cho thuê, hợp tác, chuyển nhượng khu đất phường Phước Long B, quận 9… không đúng quy định pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát; quản lý tài chính (vay vốn ngân hàng nhưng lại mang nguồn tiền vay đó gửi lại ngân hàng dẫn đến phải bù lãi suất); ký khống hợp đồng…
Ngày 6/7, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét đối với ông Lê Tấn Hùng (nguyên Tổng giám đốc Sagri) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Cùng ngày, cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam và khám xét đối với ông Nguyễn Thành Mỹ (nguyên Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Đầu tư) về tội danh tương tự.
Sau đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và khám xét chỗ ở, nơi làm việc với ông Vân Trọng Dũng (52 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Sagri) và bà Nguyễn Thị Thúy (53 tuổi, nguyên Kế toán trưởng Sagri).
  Khiển trách Phó cục trưởng Cục Hải quan
Cũng tại kỳ họp lần thứ 86, UBKT Thành ủy TP.HCM đã quyết định kỷ luật mức khiển trách đối với ông Phạm Quốc Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM.
Ông Hùng đã có khuyết điểm, vi phạm trong việc sử dụng giấy công nhận văn bằng thạc sĩ không hợp pháp khi thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức.
Trước đó, vào ngày 17/6/2019 Tổng cục Hải quan đã kỷ luật hành chính bằng hình thức khiển trách đối với ông Hùng.
Tháng 3/2013, từ vị trí trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, ông Phạm Quốc Hùng được bổ nhiệm giữ chức Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM; được phân công trực tiếp chỉ đạo công tác chống buôn lậu và xử lý vi phạm, phụ trách Đội kiểm soát hải quan, phòng xử lý vi phạm.
Ông Lê Tấn Hùng dẫn bộ sậu SAGRI vào vòng lao lý thế nào

Ông Lê Tấn Hùng dẫn bộ sậu SAGRI vào vòng lao lý thế nào

 Ông Lê Tấn Hùng bị cáo buộc đã chi phối và thực hiện các hợp đồng kinh tế mờ ám tại Tổng công ty Nông ....
Nam Lê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét