ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 27

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Dã tâm của kẻ “thả” sinh vật ngoại lai tàn phá Việt Nam - Alo 389

Lý do trưởng Ban Nội chính Đồng Nai bị kỷ luật



Lý do trưởng Ban Nội chính Đồng Nai bị kỷ luật
(PL)- Ông Hồ Văn Năm đã can thiệp vào hoạt động tố tụng một số vụ án mà người thân của ông hoặc của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai là bị can.
Ngày 10-9, tại Hà Nội, Ban bí thư họp xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Hồ Văn Năm (Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai). Ban bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai nhiệm kỳ 2015-2020 và trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai; đề nghị Ủy ban Thường vụ QH xem xét để ông thôi làm ĐBQH khóa XIV.
Can thiệp vào quá trình tố tụng
Ban bí thư kết luận ông Hồ Văn Năm đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thực hiện không đúng nhiệm vụ, can thiệp trái quy định vào việc xử lý một số vụ án, vụ việc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, của các cơ quan tiến hành tố tụng, của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai và cá nhân ông.
Theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được, ông Hồ Văn Năm đã vi phạm một số vụ án hình sự khi làm viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai.
Cụ thể, cuối năm 2011, Công an tỉnh Đồng Nai bắt quả tang nhiều cán bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông tỉnh Đồng Nai nhận hối lộ trong việc sát hạch thi bằng lái xe. Trong những người bị bắt có Hồ Văn S. (nhân viên tổ sát hạch) là em trai của ông Năm.
Vụ án thuộc thẩm quyền thụ lý của VKSND tỉnh Đồng Nai nhưng sau đó lại chuyển cho VKSND TP Biên Hòa thụ lý. Sau đó, VKSND TP Biên Hòa đình chỉ vụ án do hai cơ quan đùn đẩy trách nhiệm xử lý và vụ án đã bị “chìm xuồng”.
Ngoài ra, khi được chuyển sang giữ chức vụ trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai, ông Năm còn có trách nhiệm trong một vụ án có nhiều dấu hiệu bất thường. Cụ thể, trong vụ án chém nhau xảy ra vào ngày 10-1-2016 tại phường Trảng Dài (TP Biên Hòa) mà hậu quả là những người tham gia bị thương tích với tỉ lệ 43%-54%. Sau đó cơ quan tố tụng truy tố các bị can tội cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng nhưng các bị cáo chỉ bị tuyên với mức án bằng với thời gian bị tạm giam.
Đặc biệt, trong vụ chém nhau này, Nguyễn Huỳnh L. (người thân của một lãnh đạo cấp cao tỉnh Đồng Nai) tham gia trực tiếp vụ án lại được miễn trách nhiệm hình sự. Có sự tha bổng bất thường cho bị can có tiền án này là do ông Năm đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan tố tụng của TP Biên Hòa, lấy tư cách trưởng Ban Nội chính có ý kiến chỉ đạo trực tiếp vào quá trình tố tụng.
Lý do trưởng Ban Nội chính Đồng Nai bị kỷ luật - ảnh 1
Hiện trường nơi xảy ra vụ án chém nhau và sau đó ông Hồ Văn Năm lấy tư cách trưởng Ban Nội chính chỉ đạo trực tiếp vào quá trình tố tụng vụ án. Ảnh nhỏ: Ông Hồ Văn Năm. Ảnh: V.NG
Chỉ đạo đình chỉ án mà không xin ý kiến
Khi giữ chức vụ trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, ông Năm tiếp tục có những can thiệp vào một vụ án có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Từ năm 1985 đến 1986, Trạm trồng rừng Biên Hòa (nay là Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa) được giao 314 ha đất tại phường Long Bình để trồng rừng nhưng trạm đã buông lỏng quản lý, để dân lấn chiếm, chuyển nhượng trái phép mất gần 30 ha.
Kết quả điều tra cho thấy từ năm 2006 đến tháng 5-2013, khu vực này có 206 trường hợp xây dựng nhà xưởng trái phép và trong 119 trường hợp được công an mời làm việc ghi biên bản thì Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa và xã UBND Long Bình chỉ lập biên bản 19 trường hợp.
Cơ quan CSĐT Công an TP Biên Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng VKSND TP Biên Hòa không phê chuẩn và sau đó yêu cầu Công an TP Biên Hòa đình chỉ điều tra do đã hết thời hạn.
Trong vụ này, Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai đã có chỉ đạo xử lý nhưng giữa các cơ quan tố tụng không thống nhất được quan điểm. Ông Năm với tư cách trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy đã dự cuộc họp với Thành ủy Biên Hòa, trực tiếp có ý kiến chỉ đạo Công an TP Biên Hòa không mở rộng điều tra, đình chỉ điều tra vụ án mà không báo cáo, xin ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai.
Ông Hồ Văn Năm khi còn là viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai còn thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát một số vụ án lớn như vụ bắt giam, truy tố oan sai đối với Nguyễn Tấn Đại vào năm 2005 về tội hiếp dâm trẻ em. Đến năm 2016, VKSND tỉnh Đồng Nai xin lỗi, bồi thường 370 triệu đồng.
Ông Hồ Văn Năm bị Ban bí thư xác định là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thực hiện không đúng nhiệm vụ, can thiệp trái quy định vào việc xử lý một số vụ án, vụ việc.
Trong thời gian giữ cương vị bí thư Ban cán sự đảng, viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai, ông chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của VKSND tỉnh Đồng Nai trong chỉ đạo, xử lý nhiều vụ án, vụ việc không đúng quy định pháp luật.
Với cương vị trưởng đoàn ĐBQH, ông đã ký văn bản không đúng quy định của pháp luật, có biểu hiện can thiệp vào hoạt động của cơ quan chức năng giải quyết vụ án hình sự.
Vi phạm, khuyết điểm của ông Hồ Văn Năm là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, của các cơ quan tiến hành tố tụng, của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai và cá nhân ông, cần phải thi hành kỷ luật nghiêm minh theo quy định của Đảng.
VĂN NGỌC

Hàng loạt sai phạm của Giám đốc Công an Đồng Nai Huỳnh Tiến Mạnh

Trong thời gian giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh để xảy ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận.

Ban Bí thư vừa thi hành kỷ luật đối với Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai bằng hình thức cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng, đồng thời yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính tương ứng với kỷ luật Đảng.
Hàng loạt sai phạm của Giám đốc Công an Đồng Nai Huỳnh Tiến Mạnh
Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai Huỳnh Tiến Mạnh 
Đại tá Mạnh bị kỷ luật sau 4 năm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai. Cũng trong thời gian này Công an tỉnh Đồng Nai xảy ra nhiều lùm xùm khiến dư luận bức xúc.
Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, sinh năm 1965, quê quán tỉnh Đồng Tháp, xuất thân là một cán bộ Cảnh sát giao thông (CSGT).
Trước khi làm Giám đốc Công an tỉnh, ông Mạnh từng giữ nhiều chức vụ chủ chốt tại Phòng CSGT Đồng Nai rồi làm trưởng phòng này từ năm 2005. Đến tháng 3/2012, ông Mạnh được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Công an tỉnh, đồng thời được thăng hàm từ Thượng tá lên Đại tá.
Tháng 9/2015, ông Huỳnh Tiến Mạnh được Bộ Công an bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai thay Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh (cũng đã bị kỷ luật).
Kết luận của Ban Bí thư nêu rõ, ông Huỳnh Tiến Mạnh chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2015 - 2020, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng và các quy định của Bộ Công an về công tác điều tra hình sự; để nhiều cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh vi phạm kỷ luật và pháp luật; vi phạm trong công tác cán bộ.
Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, ông Mạnh cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm của Ban thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2010-2015, để Phòng CSGT (do ông Mạnh trực tiếp phụ trách) xảy ra nhiều vi phạm kéo dài nhiều năm, có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo tìm hiểu, những vi phạm của ông Mạnh liên quan đến một loạt vụ việc cán bộ công an nổ súng làm chết người.
Cụ thể, vào tháng 9/2013, tại trạm CSGT Suối Tre (thị xã Long Khánh, nay là TP Long Khánh), sau mâu thuẫn khi đi hát karaoke, Đại úy trạm CSGT Suối Tre Ngô Văn Vinh đã dùng súng bắn chết Trạm phó là Thiếu tá Trần Ngọc Sơn, ngoài ra một cán bộ trạm này cũng bị thương do trúng đạn.
Đến tháng 1/2014, lại xảy ra vụ việc Thượng sĩ Vũ Thanh Bảo, công tác tại Công an huyện Cẩm Mỹ đi bắt sòng bạc trong một tiệc cưới ở trên địa bàn đã nổ súng khiến một người dân thiệt mạng.
Tiếp đó, tháng 1/2018, Trung úy Nguyễn Tấn Phước (cán bộ Phòng CSGT Đồng Nai, tài xế riêng của Giám đốc Công an Nguyễn Văn Khánh) nổ súng bắn chết người tại một nhà trọ thuộc TP Biên Hòa.
Liên quan đến vụ việc này, trước đó UB Kiểm tra Trung ương cũng đã thi hành kỷ luật đối với nguyên Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Khánh và 5 Phó giám đốc công an tỉnh này do để xảy ra sai phạm trong quá trình công tác.
Giám đốc Công an Đồng Nai bị cách mọi chức vụ trong Đảng

Giám đốc Công an Đồng Nai bị cách mọi chức vụ trong Đảng

Ban Bí thư thi hành kỷ luật Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai và ông Hồ Văn Năm, ....
Minh Tâm

Vụ Vũ nhôm: Bí ẩn giá “sang tay” Dự án Khu nhà ở Phú Gia Compund

Vụ Vũ nhôm: Bí ẩn giá “sang tay” Dự án Khu nhà ở Phú Gia Compund
Ảnh Internet
(ĐTCK) Sai phạm của cựu lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh còn liên quan đến dự án Khu nhà ở Phú Gia compound, số 126 Ông Ích Khiêm, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng (diện tích 2.093 m2).
Cơ quan điều tra xác định các sai phạm của cựu lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng và 13 đồng phạm liên quan đến 7 dự án bất động sản và 18 nhà, đất công sản, có giá trị là 6.920 tỷ đồng (tại thời điểm xảy ra hành vi phạm tội) và 22.338 tỷ đồng (tại thời điểm khởi tố vụ án). Trong đó, có dự án Khu nhà ở Phú Gia compound.
Bí ẩn giá "sang tay"
ADVERTISEMENT
Theo kết luận điều tra, năm 2005, UBND TP Đà Nẵng có quyết định phê duyệt quy hoạch mặt bằng Khu dân cư Nhà máy cơ khí ô tô Đà Nẵng. Diện tích đất ở chia lô là 12.347 m2, đất chung cư là 1.976 m2.
Năm 2006, Sở Tài chính TP Đà Nẵng đề xuất 2 phương án giá đất để đấu giá là 129,2 tỷ đồng và 108,3 tỷ đồng.
Ngày 7/8/2006, Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ký quyết định số 5316 phê duyệt giá khởi điểm bán đấu giá trọn gói khu đất diện tích quy hoạch là 30.093 m2 với giá 100 tỷ đồng, không tính đơn giá bình quân.
Năm 2007, BIDV xin mua khu đất trên nhưng do mục đích xây dựng không phù hợp với khu hoạch khu đất nên UBND TP Đà Nẵng không giải quyết.
Tháng 4/2007, CTCP Thành phố Mặt trời nộp đơn xin mua và được chấp thuận. Do nộp đủ tiền trong thời hạn 60 ngày, công ty được giảm 10% tiền sử dụng đất (tương đương nộp 90 tỷ đồng).
Năm 2009, CTCP Thành phố Mặt trời chuyển đổi tên người nhận quyền sử dụng đất sang cho Nguyễn Quang Thành (là em vợ Phan Văn Anh Vũ).
Theo kết luận điều tra, năm 2016, Nguyễn Quang Thành đã chuyển nhượng khu đất trên cho Công ty TNHH Phú Gia Compound và được điều chỉnh biến động tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết luận điều tra không đề cập đến giá chuyển nhượng thương vụ này.
Cơ quan điều tra xác định, ông Trần Văn Minh ký quyết định 5316 xác định giá khởi điểm bán đấu giá trọn gói khu đất là 100 tỷ đồng, không dựa trên sự tham mưu, đề xuất của Hội đồng thẩm định giá đất; việc giảm giá đất 10% tiền sử dụng đất là trái quy định. Hành vi này gây thiệt hại cho nhà nước số tiền 93 tỷ đồng (tại thời điểm xảy ra vụ việc giá thị trường là 193 tỷ đồng và tại thời điểm khởi tố vụ án là 760 tỷ đồng).
Mòn mỏi chờ chuyển đổi đất
Liên quan đến dự án này, ngày 23/12/2016, UBND TP Đà Nẵng phê duyệt điều chỉnh tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết xây dựng khu nhà ở Phú Gia.
Chủ đầu tư là Công ty Phú Gia Compound xin chuyển mục đích sử dụng đất từ thương mại – dịch vụ sang đất ở đô thị với diện tích 13.096 m2, thời hạn sử dụng đất trong 50 năm.
Đến trước khi vụ án bị khởi tố, cơ quan chuyên môn của TP Đà Nẵng chưa thẩm định và chưa có phương án xác định giá đất để trình UBND TP Đà Nẵng phê duyệt. Mặc dù chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý, ngày 27/11/2018, chủ đầu tư đã triển khai dự án, lập hồ sơ xin nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng 127 căn nhà xây thô hoàn thiện mặt ngoài gửi các cơ quan chức năng.
Được biết, để có kinh phí thực hiện dự án, đầu năm 2018, Công ty Phú Gia Compound và Công ty TNHH Đầu tư Hùng Vạn Phúc ký hợp đồng hợp tác đầu tư dự án.
Công ty Hùng Vạn Phúc cam kết huy động 200 tỷ đồng trước ngày 31/5/2018. Công ty Phú Gia ủy quyền và cho phép Công ty Hùng Vạn Phúc sử dụng quyền sử dụng đất, giá trị xây dựng dở dang và quyền sở hữu nhà thuộc dự án làm căn cứ huy động vốn từ bên thứ 3.
Hai bên ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Đến ngày 15/5/2019, Công ty Hùng Vạn Phúc đã ký hợp đồng huy động góp vốn với 115 cá nhân vào 123 căn nhà phố, tổng số tiền 861,9 tỷ đồng. Số tiền khách hàng thực góp là 489 tỷ đồng.
Công ty Hùng Vạn Phúc đã chuyển cho Công ty Phú Gia 207 tỷ đồng. Công ty sử dụng 18,5 tỷ đồng chi phí huy động góp vốn, bán hàng, trả lương nhân viên… Số tiền còn lại hiện đang lưu giữ trong tài khoản ngân hàng.
Được biết, mới đây, vào tháng 8/2019, UBND TP Đà Nẵng có quyết định quy định giá đất cụ thể đối với dự án này để làm cơ sở xác định nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu tư.
Cụ thể, tại dự án Khu nhà ở Phú Gia (Phú Gia Compound), giá đất ở là 69 triệu đồng/m2; giá đất thương mại dịch vụ thời hạn sử dụng còn lại 42 năm 3 tháng là 35 triệu đồng/m2; giá đất thương mại dịch vụ thời hạn sử dụng còn lại 42 năm 3 tháng trong trường hợp nhà nước thu hồi đất là 35,4 triệu đồng/m2.
UBND TP Đà Nẵng giao Sở Tài nguyên môi trường căn cứ quyết định này, chuyển hồ sơ có liên quan cho Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố để thực hiện chuyển thông tin và hồ sơ kèm theo sang cơ quan Thuế để tính thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất và phát hành thông báo theo quy định.
Đồng thời, Công ty TNHH Phú Gia Compound có nghĩa vụ nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước.
Đỗ Mến - Bùi Trang

Khởi tố, bắt Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện ở Lạng Sơn

Trưởng phòng TN&MT huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Thế Tập vừa bị khởi tố, bắt tạm giam vì vi phạm các quy định trong quản lý đất đai trên địa bàn.
Khởi tố, bắt Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện ở Lạng Sơn
Ông Nguyễn Thế Tập.
Tối 10/9, trao đổi với PV, một lãnh đạo UBND huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh này vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Thế Tập (SN 1980) - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Lộc.
Ông Tập bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội danh "Vi phạm các quy định trong quản lý đất đai trên địa bàn".
"Hôm nay tôi cũng mới nắm được thông tin ông Tập bị Cơ quan điều tra khởi tố và bắt vảo buổi sáng. Ông Tập đã công tác ở huyện Cao Lộc một thời gian dài", vị lãnh đạo UBND huyện Cao lộc thông tin.
Hiện, cơ quan chức năng đang lấy lời khai điều tra, làm rõ các vi phạm của cán bộ này để xử lý nghiêm theo quy định.
Được biết, trong vụ án này còn nhiều cán bộ khác có liên quan.
Theo dantri

Dự án Habour Ville: Vũ nhôm “băm nhỏ” đất nền, đút túi 416 tỷ đồng

Dự án Habour Ville: Vũ nhôm “băm nhỏ” đất nền, đút túi 416 tỷ đồng
Ảnh Internet
(ĐTCK) Cơ quan điều tra làm rõ một loạt hành vi sai phạm của cựu dàn lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng vi phạm quản lý đất đai. Riêng tại dự án Habour Ville, các bị can đã giúp sức cho Vũ nhôm thâu tóm, “băm nhỏ” đất nền thành 527 thửa đất riêng để bán cho các cá nhân, tổ chức, đút túi hơn 416 tỷ đồng.
Một trong những dự án “đình đám” liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) là Dự án Habour Ville (diện tích 170.213 m2) thuộc khu đất ký hiệu A2, A4, A6, A8 Khu phức hợp đô thị, thương mại và dịch vụ cao tầng tại phường Nại Hiên Đông và phường Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng).
ADVERTISEMENT
Theo kết luận điều tra, năm 2007, UBND TP Đà Nẵng phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng cụm các khu đất công trình dịch vụ công cộng (từ A1-A8) đơn giá 2,5 triệu đồng/m2. Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng đã đăng thông tin từ ngày 20/11 đến ngày 5/12/2007 nhưng chỉ có duy nhất CTCP Đầu tư Xây dựng Công trình giao thông 586 nộp đơn.
UBND TP Đà Nẵng đã đồng ý giao quyền sử dụng đất cho Công ty 586. Năm 2011, Công ty 586 xin chuyển quyền sử dụng đất sang cho Phan Văn Anh Vũ đối với 4 lô đất ký hiệu A2, A4, A6, A8 và được chấp thuận.
Trên tờ trình của Vũ, ngày 28/10/2011, Nguyễn Đình Thống, Giám đốc Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng ký hợp đồng giao đất với đơn giá 812.000 đồng/m2, diện tích đất là 170.213 m2. Vũ nhôm đã nộp 124 tỷ đồng tiền sử dụng đất. Do nộp tiền 1 lần nên Vũ được giảm 10%.
Sau khi giao dịch, Vũ làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đứng tên các khu đất trên, thời hạn sử dụng đất lâu dài.
Cuối năm 2012, Vũ có đơn đề nghị tách thửa với 4 khu đất trên theo quy hoạch được duyệt và cấp lại 527 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngày 25/10/2012, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng có báo cáo 591 xác định việc giao đất và cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân vượt hạn mức giao đất ở là “chưa có cơ sở thực hiện”.
Tuy nhiên, ngày 26/10/2012, UBND TP Đà Nẵng vẫn ban hành Công văn số 8915 đồng ý cấp 527 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có 495 thửa đất ở (diện tích là 91.420,9 m2) và 32 thửa đất thương mại – dịch vụ (diện tích 29.167,4 m2).
“Đến nay, Phan Văn Anh Vũ đã chuyển nhượng 525 lô đất cho các cá nhân, tổ chức với giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng là 416,9 tỷ đồng. Vũ còn sở hữu 2 thửa đất số B3-13-35 và số B3-13-51 tại Khu đô thị Habour Ville”, kết luận viết.
Kết luận giám định xác định việc chuyển quyền sử dụng đất từ Công ty 586 sang Phan Văn Anh Vũ, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc giảm tiền sử dụng là trái quy định pháp luật. Riêng tại dự án này, nhà nước bị thiệt hại 109,4 tỷ đồng (tại thời điểm xảy ra hành vi phạm tội, giá thị trường 4 lô đất là 233,8 tỷ đồng) và 2.864 tỷ đồng (tại thời điểm khởi tố vụ án).
Theo kết luận điều tra, bị can Trần Văn Minh – nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) biết rõ Vũ không thuộc diện mua chỉ định nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới dự thảo văn bản để ký với nội dung tạo điều kiện để Vũ được nhận chuyển nhượng, điều chỉnh và giá và giảm tiền sử dụng đất. Hành vi của các bị can Minh và Vũ bằng mọi thủ đoạn để thực hiện tội phạm đến cùng.
Cơ quan điều tra đã kê biên 37 nhà đất liên quan đến Phan Văn Anh Vũ. Tháng 6/2019, cơ quan CSĐT Bộ Công an yêu cầu định giá số tài sản trên. Khi có kết luận, cơ quan điều tra sẽ chuyển đến VKSND Tối cao để phục vụ hoàn thành cáo trạng truy tố các bị can ra trước pháp luật.
Hiện cơ quan điều tra đã đề nghị khởi tố đối với 14 bị can gồm cựu lãnh đạo UBND tỉnh Đà Nẵng, giám đốc một số sở ngành, doanh nghiệp về tội Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Vi phạm quy định về quản lý đất đai. 
Đỗ Mến - Bùi Trang

Công an TPHCM bắt cựu cán bộ hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn

Một cựu cán bộ hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 4 TP HCM đã cấu kết với một số cá nhân nhập hàng cấm để trục lợi.
Ngày 6/9, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết đã bắt tạm giam Phạm Minh Sơn (nguyên công chức viên Hải quan của cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 4 TP HCM) để điều tra về hành vi “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”.

ADVERTISEMENT
Vụ án này được Bộ Công an chuyển cho Công an TP HCM điều tra, thụ lý theo thẩm quyền.
Trước đó, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu - Bộ Công an phát hiện vào ngày 20/11/2017, Phạm Minh Sơn cùng một số cá nhân đã có hành vi sử dụng hồ sơ pháp nhân, con dấu, chữ ký số của Công ty Hoàng Khang.

Các đối tượng đã cấu kết mở tờ khai nhập khẩu làm thủ tục thông quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I cho lô hàng hóa khai báo là phụ tùng ôtô hàng mới 100%.
Mặc dù khai báo là phụ tùng ôtô nhưng bên trong lại chứa hàng cấm là 1.895 thiết bị phụ tùng ôtô đã qua sử dụng. Cơ quan Hải quan xác định trị giá tạm thời của lô hàng khoảng 911 triệu đồng.

Khi bị điều tra, Sơn khai nhận đăng ký thành lập Công ty Hoàng Khang với mục đích sử dụng pháp nhân này để làm dịch vụ xuất, nhập khẩu hàng hóa. Từ giữa năm 2017 đến cuối năm 2017, Sơn đã làm thủ tục nhập khẩu 3 lô hàng cho một đối tượng quen biết.

Theo Công an TP HCM, các lô hàng khi nhập khẩu đều khai báo là phụ tùng ôtô mới 100%, nhưng thực tế Sơn không biết rõ hàng hóa là gì.

Đối với 2 lô hàng đã nhập khẩu trót lọt, Sơn được trả thù lao 55 và 75 triệu đồng. Riêng lô thứ 3 bị giữ lại kiểm tra và bị phát hiện bên trong chứa 1.895 thiết bị phụ tùng ôtô đã qua sử dụng (mặt hàng cấm nhập khẩu). Cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ các đối tượng liên quan trong vụ án.
Theo VOV

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH