ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 29
(ĐC sưu tầm trên NET)
(BVPL)- Ông Nguyễn Hữu Tín và đồng
phạm đã ra quyết định bán chỉ định nhà và khấu trừ tiền thuê đất đối
với nhà đất số 15 Thi Sách cho Công ty của Phan Văn Anh Vũ trái quy
định. Dẫn đến việc Nhà nước thất thoát số tiền 6,777 tỉ đồng hỗ trợ trái
pháp luật và số tiền 802 tỉ đồng giá trị tiền sử dụng đất (tính đến
thời điểm khởi tố vụ án).
Theo nội dung cáo trạng, quá trình mở rộng điều tra vụ án “Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” do Phan Văn Anh Vũ (tức
Vũ “nhôm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79) và đồng phạm
thực hiện xảy ra tại TP.Đà Nẵng và các tỉnh thành khác, thì Cơ quan CSĐT
Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài
sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Theo đó, Vũ “nhôm” lợi dụng danh nghĩa công ty, là tổ chức bình phong của Tổng cục Tình báo Bộ Công an đã ký nhiều văn bản hoặc đề xuất lãnh đạo Bộ Công an ký nhiều văn bản gửi UBND TP.HCM đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện để được thuê, giao chỉ định nhà đất số 15 Thi Sách (P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM) nhằm phục vụ công tác nghiệp vụ của ngành công an.
Song khi được UBND TP.HCM cho thuê nhà đất số 15 Thi Sách, Vũ “nhôm” đã hợp tác triển khai thực hiện dự án nhằm mục đích thu lợi cá nhân. Vũ “nhôm” và đồng phạm là các cán bộ công an đã bị xử lý về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Nội dung cáo trạng thể hiện, bị can Nguyễn Hữu Tín, được giao phụ trách lĩnh vực xây dựng, quản lý đất đai, môi trường của TPHCM nhận thức rõ nhà, đất số 15 Thi Sách là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, việc tham mưu sắp xếp, xử lý thuộc trách nhiệm của Ban Chỉ đạo 09 thành phố (Sở Tài chính).
Tuy nhiên, khi tiếp nhận đề nghị của Bộ Công an về việc cho phép Công ty CPXD Bắc Nam 79 được trực tiếp ký hợp đồng thuê đất tại số 15 Thi Sách, bị can Nguyễn Hữu Tín không báo cáo Chủ tịch UBND TPHCM; không giao Ban Chỉ đạo 09 (Sở Tài chính) tham mưu đề xuất mà đã bút phê chỉ đạo: “Giao Sở Tài nguyên Môi trường hướng dẫn thủ tục”.
Sau đó, các bị can: Lê Văn Thanh ; Nguyễn Thanh Chương; Đào Anh Kiệt; Trương Văn Út đã tham mưu cho bị can Nguyễn Hữu Tín ký ban hành chủ trương, quyết định cho thuê đất, bán chỉ định nhà và khấu trừ tiền thuê đất đối với nhà đất số 15 Thi Sách trái quy định.
Hậu quả dẫn đến, Nhà nước thất thoát số tiền 6,777 tỉ đồng do Công ty CPXD Bắc Nam 79 của Phan Văn Anh Vũ được hỗ trợ trái pháp luật và số tiền 802 tỉ đồng giá trị tiền sử dụng đất (tính đến thời điểm khởi tố vụ án hình sự ngày 17/9/2018).
Đồng thời, hành vi vi phạm của các bị can tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ và các đối tác xây dựng công trình cao 18 tầng, bán và cho thuê cho 114 khách hàng trong và ngoài nước thu hơn 1.033 tỷ đồng.
Đến nay, việc xử lý hậu quả nêu trên là rất khó khăn, phức tạp và sẽ tiếp tục gây thiệt hại cho Nhà nước về tiền bạc, thời gian và công sức của những người giải quyết hậu quả mà hành vi phạm tội của các bị can gây ra.
Hành vi phạm tội của các bị can còn gây thiệt hại cho những người thứ 3 khi giao dịch ngay tình, mua bán tại Nhà đất số 15 Thi Sách; điều này gây bức xúc trong dư luận xã hội, gây mất lòng tin của nhân dân vào các cơ quan quản lý Nhà nước, do đó cần được xét xử nghiêm minh trước pháp luật.
VKSND tối cao quyết định truy tố ra trước TAND TP Hồ Chí Minh để xét xử đối với 5 bị can:Nguyễn Hữu Tín, Đào Anh Kiệt, Trương Văn Út, Lê Văn Thanh và Nguyễn Thanh Chương về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” quy định tại Khoản 3, Điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015.
Trong phát biểu thảo luận, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiêm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã đề cập đến vụ tiêu cực thi cử. “Các đồng chí nói xử lý nghiêm thì tôi chưa vừa lòng”, ông Bình nói.
Ông Phan Thanh Bình cho rằng, trong vụ gian lận điểm thi vừa qua, những người tham gia có người hối lộ, người nhận hối lộ và người thụ hưởng từ hành vi sai phạm đó. Nhưng hiện, mới xử lý những người có trách nhiệm làm sai. Còn người đưa tiền có hay không thì không điều tra ra được. Ông cho rằng, phải làm rõ việc này và cần phải phân tích sâu hơn nữa.
Sáng nay khi trình bày Báo cáo thẩm tra, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho hay, các vụ án liên quan đến tiêu cực trong tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 ở một số địa phương hiện nay mặc dù đã xử lý trách nhiệm của một số cá nhân trực tiếp sửa điểm nhưng dư luận và cử tri còn băn khoăn và đề nghị làm rõ trách nhiệm của những phụ huynh can thiệp làm sai lệch kết quả thi.
Ông Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện KSND Tối cao khi phát biểu đã nói, thực tế có những vụ tham nhũng để dưới địa phương qua 1, 2 nhiệm kỳ cũng không thể làm được. Chính vì thế Cơ quan điều tra của Bộ Công an và Viện KSND Tối cao thống nhất, nếu dưới không làm được thì chuyển lên Trung ương.
Viện trưởng Lê Minh Trí đã nhắc tới vụ gian lận điểm thi ở Sơn La. Ông cho hay, các cơ quan tố tụng của tỉnh chỉ điều tra ra tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Nhưng Trung ương đang định đưa vụ án về để điều tra tội đưa - nhận hối lộ và sẽ khởi tố bổ sung thêm 7 đối tượng.
“Ở địa phương mà điều tra án tham nhũng thành công thực tế rất khó khăn”, Viện trưởng Viện KSND Tối cao đánh giá và nói thêm, vụ gian lận điểm thi không thuộc án Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo nhưng để ở cấp địa phương không làm được.
Liên quan đến vụ gian lận điểm thi ở Sơn La, theo lịch dự kiến ngày 16/9 tới đây, TAND tỉnh Sơn La sẽ mở phiên xử sơ thẩm 8 bị cáo về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Các bị can gồm: Trần Xuân Yến (cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh); Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng); Cầm Thị Bun Sọn (cựu phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng); Đặng Hữu Thủy (cựu phó hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu); Lò Văn Huynh (cựu phó trưởng phòng Khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo); Nguyễn Thanh Nhàn (cựu phó trưởng phòng khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo); Đinh Hải Sơn (cựu thiếu tá, nguyên đội phó đội giáo dục, Phòng an ninh chính trị nội bộ); Đỗ Khắc Hưng (cựu trung tá, cán bộ phòng An ninh chính trị nội bộ).
Theo cáo trạng, tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 vì động cơ vụ lợi cùng việc lợi dụng chức vụ, các bị can đã cùng nhau nâng điểm cho 44 thí sinh.
Bốn trong 8 bị can là Nga, Sọn, Huynh, Thủy đã nhận tiền của một số trường hợp để nâng điểm cho các thí sinh. Bà Nga nhận hơn một tỷ đồng để nâng điểm cho bốn em. Ông Huynh nhận một tỷ đồng của một người đàn ông ở thành phố Sơn La để nâng điểm cho hai thí sinh. Ông còn nhận 300 triệu đồng để nâng điểm cho một thí sinh song ngày 24/7/2018 đã trả lại.
Ông Thuỷ nhận 500 triệu đồng của ba người để nâng điểm cho bốn thí sinh song đến ngày 24/7 đã trả lại. Bị can Sọn cũng nhận sửa điểm cho một thí sinh với "giá" 440 triệu đồng.
Theo cáo trạng, hành vi nhận tiền, thoả thuận sẽ nhận tiền để sửa nâng điểm cho thí sinh của các bị can có dấu hiệu của tội Nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ. Tuy nhiên, ngoài lời khai của các bị can và số tiền đã nộp cho Cơ quan điều tra, không có tài liệu nào khác để chứng minh. Do đó, VKS xác định không có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với các bị can về tội Nhận hối lộ, Đưa hối lộ và Môi giới hối lộ.
VŨ HỘI
(BVPL)- Hai bị can Hoàng Hữu Châu và
Thanh Minh Hùng bị truy tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt của Phan Văn
Anh Vũ hàng trăm ngàn USD trong việc hứa hẹn làm hộ chiếu quốc tịch Mỹ
cho Phan Văn Anh Vũ và người thân trong gia đình Vũ.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã triệu tập Phan Văn Anh Vũ đến làm việc. Tại thời điểm cuối tháng 5/2017, Vũ "nhôm" đã được thông báo về việc bị cơ quan chức năng ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh để phục vụ công tác điều tra.
Cùng thời điểm đó, Phan Văn Anh Vũ đã đồng ý chi số tiền 2,2 triệu USD để Hoàng Hữu Châu lo thủ tục làm hộ chiếu quốc tịch Mỹ cho vợ chồng Vũ và 6 người con thông qua kênh ngoại giao. Số tiền Vũ sẵn sàng chi để mua quốc tịch cho Vũ và vợ là 1 triệu USD/người, và 6 người con với chi phí 200 nghìn USD.
Phan Văn Anh Vũ khai nhận, tháng 5/2017, Châu gặp Vũ lấy 700.000 USD. Sau đó, Châu yêu cầu gia đình Vũ mỗi người nộp 8 hình thẻ.
Theo lời khai của Hoàng Hữu Châu, sau khi nhận tiền của Phan Văn Anh
Vũ, Hoàng Hữu Châu được Thanh Minh Hùng đưa cho bộ hồ sơ gồm các tờ khai
bằng tiếng Anh có các mục lăn tay, Hùng dặn Châu đem về để hoàn thiện,
đồng thời thu của mỗi người trong gia đình ông Vũ 4 ảnh cỡ 5x5cm. Châu
nhận hồ sơ rồi liên lạc hẹn gặp Vũ, Châu trực tiếp đến lăn tay Vũ.
Sau đó, Châu đến nhà Vũ để hoàn tất việc lăn tay cho các thành viên trong gia đình Vũ. Sau khi hoàn tất việc lăn tay, nhận ảnh của vợ chồng Vũ và các con, Hoàng Hữu Châu đưa cho Thanh Minh Hùng hồ sơ; còn 8 ảnh của Vũ và 2 ảnh của bà Hiền thì Châu cất giữ ở két sắt để tại nhà riêng.
Sau khi nhận hồ sơ, Thanh Minh Hùng tiếp tục nói với Hoàng Hữu Châu yêu cầu Vũ "nhôm" gửi Giấy khai sinh của các con kèm theo bản dịch thuật ra tiếng Anh. Sau khi nhận được số giấy tờ này, Hùng đem về nhà cất giữ, không chuyển cho ai.
Sau khi đưa tiền cho Châu, Vũ "nhôm" nhiều lần yêu cầu Châu giao hộ chiếu nhưng Châu khất lần và nêu ra nhiều lý do để trì hoãn. Đến đầu tháng 12, Châu nói với Vũ là đã có hộ chiếu, đang để ở Đại sứ quán Mỹ tại Singapore, và yêu cầu Vũ sang Singapore để nhận.
Tin lời Châu, ngày 21/12/2017, Vũ "nhôm" dùng hộ chiếu mang tên Lê Văn Sáu xuất cảnh từ Việt Nam sang Campuchia. Từ Campuchia, ngày 22/12/2017, Vũ nhập cảnh vào Singapore để gặp Châu.
Gặp Vũ tại Singapore, Châu lại đưa ra lý do là hộ chiếu của Vũ có hạn sử dụng từ 1/1/2018 và hiện đang để bên Mỹ. Châu đề nghị Vũ đi Mỹ bằng đường biển nhưng Vũ không chịu. Ngày 27/12/2017, Phan Văn Anh Vũ bị cơ quan chức năng Singapore bắt giữ và trục xuất về Việt Nam.
Tuy nhiên, tại cơ quan điều tra Hoàng Hữu Châu chỉ khai nhận đã nhận của Vũ 150.000 USD. Châu khai đã đưa 145.000 USD cho con trai Thanh Minh Hùng và 5.000 USD cho Hùng. Nhưng con trai Thanh Minh Hùng không thừa nhận có nhận tiền của Châu.
Trong lời khai của Thanh Minh Hùng, Hùng khai có đưa hồ sơ xin cấp quốc tịch Mỹ của gia đình Vũ và tiền nhận của Châu cho ông Thái Quốc Hải (trú tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ)....Tại cơ quan điều tra, Hùng thừa nhận mình và Hải đều không quen biết một cơ quan hay tổ chức nào làm được hộ chiếu có quốc tịch Mỹ cho người Việt Nam. Hùng vẫn nhận lời làm bừa để kiếm tiền.
Khám xét chỗ ở của Thanh Minh Hùng tại quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thu giữ 12 tờ tài liệu là bản sao giấy khai sinh của các con của Phan Văn Anh Vũ, kèm theo là bản dịch thuật tiếng Anh
Căn cứ tài liệu, chứng cứ điều tra thu thập được đến nay, có đủ cơ sở kết luận các bị can Hoàng Hữu Châu và Thanh Minh Hùng đã có hàng loạt hành vi, thủ đoạn gian dối, tạo lòng tin với ông Phan Văn Anh Vũ là có thể làm hộ chiếu quốc tịch Mỹ cho ông Vũ và vợ, con để chiếm đoạt tiền của Vũ "nhôm".
Cáo trạng của VKSND tối cao nhận định, số tiền Phan Văn Anh Vũ bị lừa là 150.000 USD, trong đó Hoàng Hữu Châu chiếm đoạt 145.000 USD, bị can Thanh Minh Hùng chiếm đoạt 5.000 USD.
Trong quá trình điều tra, bà Hứa Dương Mai Yên (vợ Hoàng Hữu Châu) đã nộp số tiền 3,55 tỉ đồng vào tài khoản tạm giữ của Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an mở tại kho bạc nhà nước để khắc phục hậu quả.
Cáo trạng của VKSND tối cao nhận định, toàn bộ số tiền mà ông Phan Văn Anh Vũ đưa cho bị can Hoàng Hữu Châu để nhờ làm hộ chiếu quốc tịch Mỹ là tiền để sử dụng vào mục đích bất hợp pháp. VKS đề nghị khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, tuyên tịch thu sung công quỹ số tiền 150 nghìn USD mà gia đình bị cáo Hoàng Hữu Châu nộp.
VKSND tối cao quyết định truy tố Hoàng Hữu Châu và Thanh Minh Hùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Hà Nhân
TCKD | Bóc Trần Thủ Đoạn Kinh Doanh Đa Cấp Lừa Đảo | VTV24
Cách chức giám đốc, giao phó giám đốc phụ trách Công an Đồng Nai
12/09/2019 20:06 GMT+7
TTO - Chiều 12-9, đại diện lãnh đạo Bộ Công an đã làm việc với Ban giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai và công bố quyết định của bộ trưởng Bộ Công an về việc cách chức giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đối với đại tá Huỳnh Tiến Mạnh.
Lãnh
đạo Bộ Công an cũng ra quyết định phân công đại tá Văn Quyết Thắng, phó
giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, tạm thời phụ trách Công an tỉnh Đồng
Nai cho đến khi có quyết định của Bộ Công an về việc bổ nhiệm giám đốc
mới.
Trước đó, ngày 10-9, tại Hà Nội, Ban Bí thư họp xem xét, thi hành kỷ luật đối với đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, bí thư Đảng ủy, giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai và kết luận ông Huỳnh Tiến Mạnh chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng của Ban thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2015 - 2020; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng và các quy định của Bộ Công an về công tác điều tra hình sự; để nhiều cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh vi phạm kỷ luật và pháp luật; vi phạm trong công tác cán bộ.
Ban Bí thư nhận định trong thời gian giữ cương vị ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, ông Mạnh cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm của Ban thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2010-2015 trực tiếp phụ trách, để Phòng cảnh sát giao thông (ông Mạnh trực tiếp phụ trách) xảy ra nhiều vi phạm kéo dài nhiều năm, có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Cũng theo Ban Bí thư, vi phạm, khuyết điểm của ông Huỳnh Tiến Mạnh là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, của ngành công an và cá nhân ông, gây bức xúc trong dư luận xã hội, cần phải thi thành kỷ luật nghiêm minh theo quy định của Đảng.
Xét
nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Ban Bí thư
quyết định thi hành kỷ luật ông Huỳnh Tiến Mạnh bằng hình thức cách chức
tất cả các chức vụ trong Đảng; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét,
xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Huỳnh Tiến Mạnh tương ứng với kỷ
luật Đảng.
Liên quan vụ việc này, UBKT trung ương đã có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với đại tá Lý Quang Dũng - nguyên ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, nguyên phó giám đốc Công an tỉnh.
Cùng với đó là thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh - nguyên ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên giám đốc Công an tỉnh; đại tá Trần Thị Ngọc Thuận - phó bí thư Đảng ủy, phó giám đốc Công an tỉnh; đại tá Ngô Minh Đức - nguyên phó bí thư Đảng ủy, nguyên phó giám đốc Công an tỉnh; đại tá Nguyễn Văn Kim - tỉnh ủy viên, ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, phó giám đốc Công an tỉnh và đại tá Nguyễn Xuân Kim - nguyên ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, nguyên phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.
Nhóm PVTrước đó, ngày 10-9, tại Hà Nội, Ban Bí thư họp xem xét, thi hành kỷ luật đối với đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, bí thư Đảng ủy, giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai và kết luận ông Huỳnh Tiến Mạnh chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng của Ban thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2015 - 2020; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng và các quy định của Bộ Công an về công tác điều tra hình sự; để nhiều cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh vi phạm kỷ luật và pháp luật; vi phạm trong công tác cán bộ.
Ban Bí thư nhận định trong thời gian giữ cương vị ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, ông Mạnh cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm của Ban thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2010-2015 trực tiếp phụ trách, để Phòng cảnh sát giao thông (ông Mạnh trực tiếp phụ trách) xảy ra nhiều vi phạm kéo dài nhiều năm, có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Cũng theo Ban Bí thư, vi phạm, khuyết điểm của ông Huỳnh Tiến Mạnh là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, của ngành công an và cá nhân ông, gây bức xúc trong dư luận xã hội, cần phải thi thành kỷ luật nghiêm minh theo quy định của Đảng.
Liên quan vụ việc này, UBKT trung ương đã có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với đại tá Lý Quang Dũng - nguyên ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, nguyên phó giám đốc Công an tỉnh.
Cùng với đó là thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh - nguyên ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên giám đốc Công an tỉnh; đại tá Trần Thị Ngọc Thuận - phó bí thư Đảng ủy, phó giám đốc Công an tỉnh; đại tá Ngô Minh Đức - nguyên phó bí thư Đảng ủy, nguyên phó giám đốc Công an tỉnh; đại tá Nguyễn Văn Kim - tỉnh ủy viên, ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, phó giám đốc Công an tỉnh và đại tá Nguyễn Xuân Kim - nguyên ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, nguyên phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.
(NÓNG) Cựu Phó Chủ tịch TP HCM Nguyễn Hữu Tín và hơn 800 tỉ bay theo gió
(BVPL)- Ông Nguyễn Hữu Tín và đồng
phạm đã ra quyết định bán chỉ định nhà và khấu trừ tiền thuê đất đối
với nhà đất số 15 Thi Sách cho Công ty của Phan Văn Anh Vũ trái quy
định. Dẫn đến việc Nhà nước thất thoát số tiền 6,777 tỉ đồng hỗ trợ trái
pháp luật và số tiền 802 tỉ đồng giá trị tiền sử dụng đất (tính đến
thời điểm khởi tố vụ án).
Phê chuẩn Lệnh bắt tạm giam cựu Phó Chủ tịch TP. HCM Nguyễn Hữu Tín và cộng sự
Đối tượng lừa làm hộ chiếu sang Mỹ cho Vũ “nhôm” bị khởi tố thêm tội danh
Một trong 9 dự án đang bị điều tra liên quan đến Vũ nhôm được "bật đèn xanh"?
(NÓNG) Đề nghị truy tố Trương Duy Nhất: Hé lộ phi vụ bán "đất vàng" giá bèo cho Vũ nhôm
(RÚNG ĐỘNG) Vũ nhôm dự tính chi 2,2 triệu USD để đưa cả gia đình sang Mỹ
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn và "bộ sậu" đã giúp Vũ nhôm mua rẻ đất vàng như thế nào?
VKSND
tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM
Nguyễn Hữu Tín và các đồng phạm liên quan đến vụ giao đất ở 15 Thi Sách
(TP Hồ Chí Minh) cho doanh nghiệp của Phan Văn Anh Vũ.
Các bị can bị truy tố gồm: Nguyễn Hữu Tín (nguyên Phó Chủ tịch UBND
TP.HCM), Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP
HCM), Nguyễn Thanh Chương (nguyên Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND
TP.HCM), Lê Văn Thanh (nguyên Phó Chánh văn phòng UBND TP.HCM), Trương
Văn Út (nguyên Phó Trưởng phòng Quản lý đất thuộc Sở TN-MT TP.HCM) về
tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất
thoát, lãng phí” quy định tại Khoản 3, Điều 219 Bộ luật hình sự năm
2015.Các bị can (từ trái sang): Nguyễn Hữu Tín, Đào Anh Kiệt, Lê Văn Thanh, Nguyễn Thanh Chương, Trương Văn Út |
Theo đó, Vũ “nhôm” lợi dụng danh nghĩa công ty, là tổ chức bình phong của Tổng cục Tình báo Bộ Công an đã ký nhiều văn bản hoặc đề xuất lãnh đạo Bộ Công an ký nhiều văn bản gửi UBND TP.HCM đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện để được thuê, giao chỉ định nhà đất số 15 Thi Sách (P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM) nhằm phục vụ công tác nghiệp vụ của ngành công an.
Song khi được UBND TP.HCM cho thuê nhà đất số 15 Thi Sách, Vũ “nhôm” đã hợp tác triển khai thực hiện dự án nhằm mục đích thu lợi cá nhân. Vũ “nhôm” và đồng phạm là các cán bộ công an đã bị xử lý về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Nội dung cáo trạng thể hiện, bị can Nguyễn Hữu Tín, được giao phụ trách lĩnh vực xây dựng, quản lý đất đai, môi trường của TPHCM nhận thức rõ nhà, đất số 15 Thi Sách là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, việc tham mưu sắp xếp, xử lý thuộc trách nhiệm của Ban Chỉ đạo 09 thành phố (Sở Tài chính).
Tuy nhiên, khi tiếp nhận đề nghị của Bộ Công an về việc cho phép Công ty CPXD Bắc Nam 79 được trực tiếp ký hợp đồng thuê đất tại số 15 Thi Sách, bị can Nguyễn Hữu Tín không báo cáo Chủ tịch UBND TPHCM; không giao Ban Chỉ đạo 09 (Sở Tài chính) tham mưu đề xuất mà đã bút phê chỉ đạo: “Giao Sở Tài nguyên Môi trường hướng dẫn thủ tục”.
Sau đó, các bị can: Lê Văn Thanh ; Nguyễn Thanh Chương; Đào Anh Kiệt; Trương Văn Út đã tham mưu cho bị can Nguyễn Hữu Tín ký ban hành chủ trương, quyết định cho thuê đất, bán chỉ định nhà và khấu trừ tiền thuê đất đối với nhà đất số 15 Thi Sách trái quy định.
Hậu quả dẫn đến, Nhà nước thất thoát số tiền 6,777 tỉ đồng do Công ty CPXD Bắc Nam 79 của Phan Văn Anh Vũ được hỗ trợ trái pháp luật và số tiền 802 tỉ đồng giá trị tiền sử dụng đất (tính đến thời điểm khởi tố vụ án hình sự ngày 17/9/2018).
Đồng thời, hành vi vi phạm của các bị can tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ và các đối tác xây dựng công trình cao 18 tầng, bán và cho thuê cho 114 khách hàng trong và ngoài nước thu hơn 1.033 tỷ đồng.
Đến nay, việc xử lý hậu quả nêu trên là rất khó khăn, phức tạp và sẽ tiếp tục gây thiệt hại cho Nhà nước về tiền bạc, thời gian và công sức của những người giải quyết hậu quả mà hành vi phạm tội của các bị can gây ra.
Hành vi phạm tội của các bị can còn gây thiệt hại cho những người thứ 3 khi giao dịch ngay tình, mua bán tại Nhà đất số 15 Thi Sách; điều này gây bức xúc trong dư luận xã hội, gây mất lòng tin của nhân dân vào các cơ quan quản lý Nhà nước, do đó cần được xét xử nghiêm minh trước pháp luật.
VKSND tối cao quyết định truy tố ra trước TAND TP Hồ Chí Minh để xét xử đối với 5 bị can:Nguyễn Hữu Tín, Đào Anh Kiệt, Trương Văn Út, Lê Văn Thanh và Nguyễn Thanh Chương về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” quy định tại Khoản 3, Điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015.
Hà Nhân
Trung ương sẽ khởi tố bổ sung 7 người vụ gian lận điểm thi ở Sơn La
PVCT Thứ Năm, ngày 12/09/2019 19:43 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Trong phát biểu chiều nay (12/9), Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Minh Trí đã nhắc tới vụ gian lận điểm thi ở Sơn La. Ông cho hay, tỉnh chỉ điều tra ra Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nhưng Trung ương dự định điều về để điều tra tội đưa - nhận hối lộ và sẽ khởi tố bổ sung thêm 7 đối tượng.
Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Minh Trí (ảnh quochoi.vn).
Chiều nay tiếp tục phiên họp 37, Uỷ ban Thường vu Quốc đã cho ý kiến
các báo cáo công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND
Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và
vi phạm pháp luật, thi hành án và phòng, chống tham nhũng năm 2019.Trong phát biểu thảo luận, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiêm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã đề cập đến vụ tiêu cực thi cử. “Các đồng chí nói xử lý nghiêm thì tôi chưa vừa lòng”, ông Bình nói.
Ông Phan Thanh Bình cho rằng, trong vụ gian lận điểm thi vừa qua, những người tham gia có người hối lộ, người nhận hối lộ và người thụ hưởng từ hành vi sai phạm đó. Nhưng hiện, mới xử lý những người có trách nhiệm làm sai. Còn người đưa tiền có hay không thì không điều tra ra được. Ông cho rằng, phải làm rõ việc này và cần phải phân tích sâu hơn nữa.
Sáng nay khi trình bày Báo cáo thẩm tra, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho hay, các vụ án liên quan đến tiêu cực trong tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 ở một số địa phương hiện nay mặc dù đã xử lý trách nhiệm của một số cá nhân trực tiếp sửa điểm nhưng dư luận và cử tri còn băn khoăn và đề nghị làm rõ trách nhiệm của những phụ huynh can thiệp làm sai lệch kết quả thi.
Ông Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện KSND Tối cao khi phát biểu đã nói, thực tế có những vụ tham nhũng để dưới địa phương qua 1, 2 nhiệm kỳ cũng không thể làm được. Chính vì thế Cơ quan điều tra của Bộ Công an và Viện KSND Tối cao thống nhất, nếu dưới không làm được thì chuyển lên Trung ương.
Viện trưởng Lê Minh Trí đã nhắc tới vụ gian lận điểm thi ở Sơn La. Ông cho hay, các cơ quan tố tụng của tỉnh chỉ điều tra ra tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Nhưng Trung ương đang định đưa vụ án về để điều tra tội đưa - nhận hối lộ và sẽ khởi tố bổ sung thêm 7 đối tượng.
“Ở địa phương mà điều tra án tham nhũng thành công thực tế rất khó khăn”, Viện trưởng Viện KSND Tối cao đánh giá và nói thêm, vụ gian lận điểm thi không thuộc án Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo nhưng để ở cấp địa phương không làm được.
Liên quan đến vụ gian lận điểm thi ở Sơn La, theo lịch dự kiến ngày 16/9 tới đây, TAND tỉnh Sơn La sẽ mở phiên xử sơ thẩm 8 bị cáo về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Các bị can gồm: Trần Xuân Yến (cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh); Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng); Cầm Thị Bun Sọn (cựu phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng); Đặng Hữu Thủy (cựu phó hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu); Lò Văn Huynh (cựu phó trưởng phòng Khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo); Nguyễn Thanh Nhàn (cựu phó trưởng phòng khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo); Đinh Hải Sơn (cựu thiếu tá, nguyên đội phó đội giáo dục, Phòng an ninh chính trị nội bộ); Đỗ Khắc Hưng (cựu trung tá, cán bộ phòng An ninh chính trị nội bộ).
Theo cáo trạng, tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 vì động cơ vụ lợi cùng việc lợi dụng chức vụ, các bị can đã cùng nhau nâng điểm cho 44 thí sinh.
Bốn trong 8 bị can là Nga, Sọn, Huynh, Thủy đã nhận tiền của một số trường hợp để nâng điểm cho các thí sinh. Bà Nga nhận hơn một tỷ đồng để nâng điểm cho bốn em. Ông Huynh nhận một tỷ đồng của một người đàn ông ở thành phố Sơn La để nâng điểm cho hai thí sinh. Ông còn nhận 300 triệu đồng để nâng điểm cho một thí sinh song ngày 24/7/2018 đã trả lại.
Ông Thuỷ nhận 500 triệu đồng của ba người để nâng điểm cho bốn thí sinh song đến ngày 24/7 đã trả lại. Bị can Sọn cũng nhận sửa điểm cho một thí sinh với "giá" 440 triệu đồng.
Theo cáo trạng, hành vi nhận tiền, thoả thuận sẽ nhận tiền để sửa nâng điểm cho thí sinh của các bị can có dấu hiệu của tội Nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ. Tuy nhiên, ngoài lời khai của các bị can và số tiền đã nộp cho Cơ quan điều tra, không có tài liệu nào khác để chứng minh. Do đó, VKS xác định không có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với các bị can về tội Nhận hối lộ, Đưa hối lộ và Môi giới hối lộ.
Công an Đồng Nai có dấu hiệu lạm quyền trong một vụ án oan
(PLO)- VKSND Tối cao kết luận Cơ quan CSĐT tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu của tội lạm quyền trong thi hành công vụ.
Năm 2007, ông Trần Văn Sơn cùng ông
Quang Vĩnh Thuận (Giám đốc Công ty TNHH Tân Thuyết) góp vốn thành lập
Công ty cổ phần Gạch ngói Tuynel Thiện Tân do ông Sơn làm giám đốc,
ông Thuận là thành viên HĐQT. Sau đó, Công ty Thiện Tân mua lại nhà máy
gạch tọa lạc tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) của Công ty TNHH Tân Thuyết
với giá 17 tỉ đồng và đã thanh toán 4,8 tỉ đồng.
Được một thời gian, các bên nảy sinh
tranh chấp, phía ông Thuận giữ con dấu và cuốn hóa đơn GTGT của công ty.
Do vậy, từ tháng 1-2008 đến tháng 7-2009, nhà máy gạch không thể xuất
hóa đơn bán hàng và đóng thuế nên ông Sơn đã bị Cơ quan CSĐT Công an
tỉnh Đồng Nai khởi tố, bắt tạm giam về tội trốn thuế, các quyết định đều
được VKSND tỉnh Đồng Nai phê chuẩn.
Vụ án sau đó được VKSND tỉnh Đồng Nai chuyển về cho VKSND huyện Vĩnh Cửu truy tố.
Sau khi bị tạm giam 114 ngày, ông Sơn được tại ngoại và VKSND huyện
Vĩnh Cửu đã ra quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Sơn do hành vi
của ông không cấu thành tội phạm. Sau đó VKSND tỉnh Đồng Nai đã thương
lượng bồi thường 400 triệu đồng.
Ngoài ra, ông Sơn còn làm đơn khiếu nại
gửi Công an tỉnh Đồng Nai vì cơ quan CSĐT có sai phạm, lạm quyền trong
việc bàn giao toàn bộ tài sản của ông cùng nhà máy gạch cho người khác.
Cụ thể, sau khi bắt ông, ngày 9-8-2010, điều tra viên Nguyễn Văn Loan đã
lập biên bản bàn giao 24 bộ tài sản cùng toàn bộ nhà máy gạch cho ông
Thuận trông coi, quản lý.
Giải quyết khiếu nạim cơ quan Công an
tỉnh Đồng Nai cho rằng việc bàn giao đó là đúng quy định. Vì vậy ông Sơn
khiếu nại lên VKSND Tối cao.
Mới đây, VKSND Tối cao có kết luận và xác định điều tra viên của cơ
quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai lập biên bản giao nhận 24 món tài sản
tại nhà máy gạch cho người khác, trong khi đó nhà máy gạch đã được bán
cho Công ty Thiện Tân. Mặt khác, cơ quan công an không có bất kỳ quyết
định nào theo thủ tục tố tụng hình sự về việc thu giữ tài sản của Công
ty Thiện Tân cũng như tài sản của ông Sơn và các cá nhân khác thuộc Công
ty Thiện Tân.
Theo kết luận, hành vi nêu trên của cơ quan CSĐT không đúng quy định pháp luật, có dấu hiệu của tội lạm quyền trong thi hành công vụ. Vì thế cơ quan điều tra VKSND Tối cao xem xét xử lý theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, VKSND Tối cao xác định ông
Thuận có hành vi giả mạo chữ ký của ông Sơn để lập hồ sơ vay vốn ngân
hàng. Kết luận này đã được cơ quan an ninh tỉnh (PA17) giám định chuyển
sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai không tiếp tục điều tra.
Sau đó ông Thuận thay đổi pháp nhân
chuyển cho con gái để người này thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cho
những người khác. Những hành vi này của ông Thuận có dấu hiệu của tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không được cơ quan CSĐT xác minh, kết
luận.
Vì vậy, VKSND Tối cao nhận thấy có dấu
hiệu của tội lạm quyền trong thi hành công vụ xảy ra tại Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Đồng Nai và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Thuận,
chuyển đến cơ quan cơ quan điều tra VKSND Tối cao để xem xét giải quyết
theo thẩm quyền.
Truy tố đối tượng đứng sau kế hoạch đào tẩu của Vũ “nhôm”
(BVPL)- Hai bị can Hoàng Hữu Châu và
Thanh Minh Hùng bị truy tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt của Phan Văn
Anh Vũ hàng trăm ngàn USD trong việc hứa hẹn làm hộ chiếu quốc tịch Mỹ
cho Phan Văn Anh Vũ và người thân trong gia đình Vũ.
Số tiền “khủng” Vũ "nhôm" và đồng phạm hưởng lợi từ đất vàng 15 Thi Sách
Đối tượng lừa làm hộ chiếu sang Mỹ cho Vũ “nhôm” bị khởi tố thêm tội danh
Một trong 9 dự án đang bị điều tra liên quan đến Vũ nhôm được "bật đèn xanh"?
(RÚNG ĐỘNG) Vũ nhôm dự tính chi 2,2 triệu USD để đưa cả gia đình sang Mỹ
VKSND
tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố hai bị can Hoàng Hữu Châu (SN
1963), hiện cư trú tại phường 11, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh và
Thanh Minh Hùng (TP. Hồ Chí Minh) về tội "Lừa đảo và chiếm đoạt tài
sản".
Theo đó, từ cuối tháng 4, đầu tháng 5/2017, trên các trang mạng
Internet đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh có liên quan đến Phan Văn
Anh Vũ, trong đó có nhiều tài liệu bí mật nhà nước của ngành Công an
liên quan đến hoạt động nghiệp vụ trong lĩnh vực tình báo Công an nhân
dân. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã triệu tập Phan Văn Anh Vũ đến làm việc. Tại thời điểm cuối tháng 5/2017, Vũ "nhôm" đã được thông báo về việc bị cơ quan chức năng ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh để phục vụ công tác điều tra.
Cùng thời điểm đó, Phan Văn Anh Vũ đã đồng ý chi số tiền 2,2 triệu USD để Hoàng Hữu Châu lo thủ tục làm hộ chiếu quốc tịch Mỹ cho vợ chồng Vũ và 6 người con thông qua kênh ngoại giao. Số tiền Vũ sẵn sàng chi để mua quốc tịch cho Vũ và vợ là 1 triệu USD/người, và 6 người con với chi phí 200 nghìn USD.
Phan Văn Anh Vũ khai nhận, tháng 5/2017, Châu gặp Vũ lấy 700.000 USD. Sau đó, Châu yêu cầu gia đình Vũ mỗi người nộp 8 hình thẻ.
Vũ "nhôm" có kế hoạch đào tẩu vì lo sợ bị bắt |
Sau đó, Châu đến nhà Vũ để hoàn tất việc lăn tay cho các thành viên trong gia đình Vũ. Sau khi hoàn tất việc lăn tay, nhận ảnh của vợ chồng Vũ và các con, Hoàng Hữu Châu đưa cho Thanh Minh Hùng hồ sơ; còn 8 ảnh của Vũ và 2 ảnh của bà Hiền thì Châu cất giữ ở két sắt để tại nhà riêng.
Sau khi nhận hồ sơ, Thanh Minh Hùng tiếp tục nói với Hoàng Hữu Châu yêu cầu Vũ "nhôm" gửi Giấy khai sinh của các con kèm theo bản dịch thuật ra tiếng Anh. Sau khi nhận được số giấy tờ này, Hùng đem về nhà cất giữ, không chuyển cho ai.
Sau khi đưa tiền cho Châu, Vũ "nhôm" nhiều lần yêu cầu Châu giao hộ chiếu nhưng Châu khất lần và nêu ra nhiều lý do để trì hoãn. Đến đầu tháng 12, Châu nói với Vũ là đã có hộ chiếu, đang để ở Đại sứ quán Mỹ tại Singapore, và yêu cầu Vũ sang Singapore để nhận.
Tin lời Châu, ngày 21/12/2017, Vũ "nhôm" dùng hộ chiếu mang tên Lê Văn Sáu xuất cảnh từ Việt Nam sang Campuchia. Từ Campuchia, ngày 22/12/2017, Vũ nhập cảnh vào Singapore để gặp Châu.
Gặp Vũ tại Singapore, Châu lại đưa ra lý do là hộ chiếu của Vũ có hạn sử dụng từ 1/1/2018 và hiện đang để bên Mỹ. Châu đề nghị Vũ đi Mỹ bằng đường biển nhưng Vũ không chịu. Ngày 27/12/2017, Phan Văn Anh Vũ bị cơ quan chức năng Singapore bắt giữ và trục xuất về Việt Nam.
Tuy nhiên, tại cơ quan điều tra Hoàng Hữu Châu chỉ khai nhận đã nhận của Vũ 150.000 USD. Châu khai đã đưa 145.000 USD cho con trai Thanh Minh Hùng và 5.000 USD cho Hùng. Nhưng con trai Thanh Minh Hùng không thừa nhận có nhận tiền của Châu.
Trong lời khai của Thanh Minh Hùng, Hùng khai có đưa hồ sơ xin cấp quốc tịch Mỹ của gia đình Vũ và tiền nhận của Châu cho ông Thái Quốc Hải (trú tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ)....Tại cơ quan điều tra, Hùng thừa nhận mình và Hải đều không quen biết một cơ quan hay tổ chức nào làm được hộ chiếu có quốc tịch Mỹ cho người Việt Nam. Hùng vẫn nhận lời làm bừa để kiếm tiền.
Khám xét chỗ ở của Thanh Minh Hùng tại quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thu giữ 12 tờ tài liệu là bản sao giấy khai sinh của các con của Phan Văn Anh Vũ, kèm theo là bản dịch thuật tiếng Anh
Căn cứ tài liệu, chứng cứ điều tra thu thập được đến nay, có đủ cơ sở kết luận các bị can Hoàng Hữu Châu và Thanh Minh Hùng đã có hàng loạt hành vi, thủ đoạn gian dối, tạo lòng tin với ông Phan Văn Anh Vũ là có thể làm hộ chiếu quốc tịch Mỹ cho ông Vũ và vợ, con để chiếm đoạt tiền của Vũ "nhôm".
Cáo trạng của VKSND tối cao nhận định, số tiền Phan Văn Anh Vũ bị lừa là 150.000 USD, trong đó Hoàng Hữu Châu chiếm đoạt 145.000 USD, bị can Thanh Minh Hùng chiếm đoạt 5.000 USD.
Trong quá trình điều tra, bà Hứa Dương Mai Yên (vợ Hoàng Hữu Châu) đã nộp số tiền 3,55 tỉ đồng vào tài khoản tạm giữ của Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an mở tại kho bạc nhà nước để khắc phục hậu quả.
Cáo trạng của VKSND tối cao nhận định, toàn bộ số tiền mà ông Phan Văn Anh Vũ đưa cho bị can Hoàng Hữu Châu để nhờ làm hộ chiếu quốc tịch Mỹ là tiền để sử dụng vào mục đích bất hợp pháp. VKS đề nghị khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, tuyên tịch thu sung công quỹ số tiền 150 nghìn USD mà gia đình bị cáo Hoàng Hữu Châu nộp.
VKSND tối cao quyết định truy tố Hoàng Hữu Châu và Thanh Minh Hùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nhận xét
Đăng nhận xét