BÍ ẨN KHOA HỌC 79
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ngoài khơi Cape Town (một thành phố cảng của Nam Phi) từ lâu đã sở
hữu một hệ sinh thái tương đối trù phú, cùng hệ thống sinh vật biển đa
dạng. Nhưng điểm đặc biệt nhất của vùng biển này là nơi đây giống như
một sân chơi của những con "quái vật đại dương": cá mập trắng khổng lồ.
Vậy mà giờ đây, toàn bộ số cá mập này đã biến mất không chút tăm hơi. Đây là số liệu do tổ chức bảo tồn cá mập Shark Spotter tại Cape Town cung cấp, cụ thể là cá mập tại Cape Town và Vịnh False đã "hoàn toàn mất tích" không dấu vết trong vòng 18 tháng qua.
Trong giai đoạn 2010 - 2016, trung bình mỗi năm có khoảng 205 con cá mập trắng khổng lồ lởn vởn quanh Vịnh False, lưu vực rộng 28km nằm ở phía tây nam của Nam Phi, gần thành phố Cape Town. Nhưng năm 2018, con số trung bình tụt một cách bất ngờ, chỉ còn 50 con.
Và năm nay thì chẳng còn con nào nữa.
"Shark Spotters đã ghi nhận mức sụt giảm nghiêm trọng của cá mập trắng xung quanh biển Cape Town và đảo Seal trong 2 năm qua," - thông báo của Shark Spotters có nêu.
Nếu bạn từng tình cờ thấy video hoặc hình ảnh nào về một con cá mập trắng đột ngột trồi lên mặt nước khi săn mồi, thì nhiều khả năng hình ảnh ấy đến từ Vịnh False. Lý do vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng các nhà khoa học hiện đang ngầm công nhận rằng đó là hành vi có thể học được, và nó xuất phát từ những con cá mập ở Nam Phi.
Cá mập biến mất đang khiến khoa học lo sợ, nhưng cùng với đó là mối lo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hệ sinh thái. Là một trong những sinh vật đứng trên đỉnh chuỗi thức ăn, cá mập trắng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái, như kiểm soát mật độ mồi, và kìm hãm những loài săn mồi nhỏ hơn. Hơn nữa dù hơi nghịch lý, nhưng những hung thần của đại dương này cũng là yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với Cape Town.
Tính đến thời điểm hiện tại không có bất kỳ lời giải thích nào cho sự biến mất của lũ cá mập, nhưng cũng có một vì giả thuyết được đưa ra. Trong đó, giả thuyết đáng chú ý nhất có liên quan đến sự hiện diện của một nhóm cá voi sát thủ - kẻ thù truyền kiếp của cá mập trắng - tại vùng vịnh này.
Dành cho những ai chưa biết, cá voi sát thủ là một trong số ít các sinh vật trên đại dương có thể săn được cá mập trắng, thậm chí là tấn công một cách cực kỳ tàn ác nữa. Vậy nên khi cá voi sát thủ xuất hiện, thường cá mập trắng sẽ bỏ xứ mà đi, không dám ở lại nữa.
"Lý do thực sự chưa thể rõ ràng, nhưng có vẻ sự xuất hiện của cá voi sát thủ đã gây ảnh hưởng đến mật độ cá mập trong khu vực," - báo cáo cho biết.
Nhưng bên cạnh đó còn một giả thuyết khác có phần nghiêm trọng hơn rất nhiều cũng được đề cập đến, đó là nạn đánh bắt quá mức. Việc con người sử dụng lưới cỡ lớn đã khiến lượng mồi của cá mập trắng giảm sút nghiêm trọng, và đôi khi còn giết luôn cả những con cá non.
Ngoài ra, một số người tin rằng cá mập biến mất cũng là dấu hiệu của biến đổi khí hậu.
"Đây có thể là dấu hiệu cho thấy môi trường đang thay đổi," - Meaghen McCord, giám đốc tổ chức Bảo tồn cá mập Nam Phi chia sẻ vào năm 2018. "Chúng tôi không chắc lắm, nhưng đó là một khả năng không nhỏ."
"There could be some shift in the environment happening," Meaghen McCord, founding director of the South African Shark Conservancy, told Yale Environment 360 in August 2018. "We’re just not sure, and with us being on the cusp of possible large climate-related shifts, few scientists are prepared to say anything conclusive just yet."
Tham khảo: IFL Science, Science Alert
Đại học Bristol đăng đàn tuyên bố: Cuốn sách bí ẩn nhất thế giới vẫn chưa thể giải mã
Đó là Voynich - cuốn sách có niên đại từ thế kỷ 16, ra đời tại Ý trong thời kỳ Phục Hưng. Vấn đề nằm ở chỗ nó được viết bằng một thứ ngôn ngữ không ai hiểu được, ngay cả các chuyên gia giải mã trong 2 cuộc Thế chiến I và II cũng phải chịu thua.
Gần đây, một số chuyên gia cho rằng mình đã giải mã được sách Voynich, nhưng rất tiếc kết quả cuối cùng lại không phải vậy.
Một số chuyên gia tin rằng đó là một kho báu bằng kim loại liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo. Một số khác thì tin nó sẽ dẫn đến một ngôi đền cổ của người Do Thái từng sụp đổ vào năm 70.
Rất nhiều người đã cố gắng giải mã nó, nhưng không thể tìm ra kho báu vì tính chính xác của thông tin bên trong không cao. Chẳng hạn, tấm bản đồ có nêu: "Rẽ trái tại thác nước" - đó là điều không tưởng, vì cái thác ấy nếu có tồn tại thì cũng bị vùi lấp toàn bộ qua thời gian rồi.
Phim khoa học - Cùng tìm hiểu bí ẩn người khổng lồ
Toàn bộ cá mập trắng khổng lồ tại vùng biển này đột nhiên biến mất không dấu vết mà khoa học chịu không tìm được lý do
Phải chăng đây là dấu hiệu của một hiện tượng nào đó nghiêm trọng hơn?
- Nghe tiếng kêu cứu thất thanh, chó cưng mở cửa ô tô lao xuống nước cắn nhau với cá mập để cứu chủ thoát chết
- Cô gái trẻ mất mạng vì bị đàn cá mập tấn công khi lặn ngắm san hô, bố mẹ chứng kiến gào thét trong vô vọng
- Thất lạc giữa vùng nước đầy cá mập suốt 6 giờ, cậu bé vẫn sống sót thần kỳ trước sự kinh ngạc của bác sĩ
Vậy mà giờ đây, toàn bộ số cá mập này đã biến mất không chút tăm hơi. Đây là số liệu do tổ chức bảo tồn cá mập Shark Spotter tại Cape Town cung cấp, cụ thể là cá mập tại Cape Town và Vịnh False đã "hoàn toàn mất tích" không dấu vết trong vòng 18 tháng qua.
Trong giai đoạn 2010 - 2016, trung bình mỗi năm có khoảng 205 con cá mập trắng khổng lồ lởn vởn quanh Vịnh False, lưu vực rộng 28km nằm ở phía tây nam của Nam Phi, gần thành phố Cape Town. Nhưng năm 2018, con số trung bình tụt một cách bất ngờ, chỉ còn 50 con.
Và năm nay thì chẳng còn con nào nữa.
"Shark Spotters đã ghi nhận mức sụt giảm nghiêm trọng của cá mập trắng xung quanh biển Cape Town và đảo Seal trong 2 năm qua," - thông báo của Shark Spotters có nêu.
Nếu bạn từng tình cờ thấy video hoặc hình ảnh nào về một con cá mập trắng đột ngột trồi lên mặt nước khi săn mồi, thì nhiều khả năng hình ảnh ấy đến từ Vịnh False. Lý do vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng các nhà khoa học hiện đang ngầm công nhận rằng đó là hành vi có thể học được, và nó xuất phát từ những con cá mập ở Nam Phi.
Cá mập biến mất đang khiến khoa học lo sợ, nhưng cùng với đó là mối lo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hệ sinh thái. Là một trong những sinh vật đứng trên đỉnh chuỗi thức ăn, cá mập trắng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái, như kiểm soát mật độ mồi, và kìm hãm những loài săn mồi nhỏ hơn. Hơn nữa dù hơi nghịch lý, nhưng những hung thần của đại dương này cũng là yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với Cape Town.
Tính đến thời điểm hiện tại không có bất kỳ lời giải thích nào cho sự biến mất của lũ cá mập, nhưng cũng có một vì giả thuyết được đưa ra. Trong đó, giả thuyết đáng chú ý nhất có liên quan đến sự hiện diện của một nhóm cá voi sát thủ - kẻ thù truyền kiếp của cá mập trắng - tại vùng vịnh này.
Dành cho những ai chưa biết, cá voi sát thủ là một trong số ít các sinh vật trên đại dương có thể săn được cá mập trắng, thậm chí là tấn công một cách cực kỳ tàn ác nữa. Vậy nên khi cá voi sát thủ xuất hiện, thường cá mập trắng sẽ bỏ xứ mà đi, không dám ở lại nữa.
"Lý do thực sự chưa thể rõ ràng, nhưng có vẻ sự xuất hiện của cá voi sát thủ đã gây ảnh hưởng đến mật độ cá mập trong khu vực," - báo cáo cho biết.
Nhưng bên cạnh đó còn một giả thuyết khác có phần nghiêm trọng hơn rất nhiều cũng được đề cập đến, đó là nạn đánh bắt quá mức. Việc con người sử dụng lưới cỡ lớn đã khiến lượng mồi của cá mập trắng giảm sút nghiêm trọng, và đôi khi còn giết luôn cả những con cá non.
Ngoài ra, một số người tin rằng cá mập biến mất cũng là dấu hiệu của biến đổi khí hậu.
"Đây có thể là dấu hiệu cho thấy môi trường đang thay đổi," - Meaghen McCord, giám đốc tổ chức Bảo tồn cá mập Nam Phi chia sẻ vào năm 2018. "Chúng tôi không chắc lắm, nhưng đó là một khả năng không nhỏ."
"There could be some shift in the environment happening," Meaghen McCord, founding director of the South African Shark Conservancy, told Yale Environment 360 in August 2018. "We’re just not sure, and with us being on the cusp of possible large climate-related shifts, few scientists are prepared to say anything conclusive just yet."
Tham khảo: IFL Science, Science Alert
7 bí ẩn trên Trái đất đã khiến khoa học đau đầu cả nghìn năm qua mà vẫn chưa có lời giải
Tất cả đều là những bí ẩn khiến nhân loại phải lao tâm khổ tứ, nhưng vẫn không thể có kết quả bất chấp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
- Ida Wood: Nữ tỷ phú sống ẩn dật trong phòng khách sạn suốt 24 năm, khi cánh cửa mở ra hé lộ những bí mật động trời cùng mùi hôi thối nồng nặc
- Thiếu gia tập đoàn CJ bị bắt vì tội vận chuyển cần sa: Là người thừa kế sáng giá, vợ cũ từng qua đời bí ẩn chỉ sau 7 tháng cưới
- Vụ mất tích bí ẩn chấn động Đài Loan: Mẹ ôm con vào thang máy cởi áo khoác và giày rồi lao ra ngoài biến mất suốt 11 năm
Năm 1969, con người lần đầu đặt chân lên Mặt trăng, đánh dấu cột mốc
cực kỳ quan trọng đối với ngành thiên văn học và khoa học nhân loại nói
chung.
Trải qua 50 năm, xã hội ngày càng tiến bộ, khoa học cũng phát triển hơn. Thế nhưng bất chấp những tiến bộ vượt bậc, trên thế giới vẫn còn rất nhiều bí ẩn khiến ngay cả các nhà khoa học lỗi lạc nhất đến từ các lĩnh vực khác nhau cũng chưa thể giải thích được.
Trước kia, từng có một người Nga khẳng định rằng bên trong cái lỗ này chứa những công cụ mang tính chất cách mạng. Người này bảo rằng kiếp trước ông là một chiến binh từ sao Hỏa, đã ghé thăm Ai Cập vào giai đoạn tượng nhân sư mới được xây lên, và khẳng định rằng bên trong có chứa đựng một phát kiến sẽ mang đến thay đổi lớn cho nhân loại.
Tất nhiên là câu chuyện này hư cấu đến tột đỉnh rồi, nhưng duy việc cái lỗ dưới tai bức tượng đang cất giấu một thứ gì đó thì hoàn toàn có khả năng. Hơn nữa, đã từng có một bức họa từ thế kỷ 19 về cảnh con người bước ra từ trên đỉnh đầu bức tượng, cho thấy có khả năng bên trong tượng Nhân sư còn một đường hầm mà chưa ai biết đến.
Nhưng tại sao đến tận giờ phút này bí ẩn vẫn chưa được giải quyết? Theo các nhà khảo cổ học, việc tìm đường vào bên trong tượng Nhân sư ở thời điểm hiện tại là điều không thể, vì cứ mỗi lần họ đi vào, các con đường đều bị bít kín hoặc ngập nước, không thể tiến tới.
Vấn đề nằm ở chỗ cho đến tận giờ phút này, giới khoa học vẫn chưa giải mã được các ký tự ấy cho biết điều gì. Họ chỉ thống nhất được rằng các ký tự nhiều khả năng được đọc theo đường xoắn ốc, và dường như có liên quan đến tôn giáo, "nữ thần" của người Minoan, nhưng nhiều năm trôi qua vẫn chưa ai giải được.
Được biết, niên đại của khu mộ ít nhất đã 2.700 năm, và nó có khả năng phân hủy hoàn toàn xác người trong vòng 40 ngày, chỉ chừa lại hàm răng. Các nhà khoa học tin rằng nguyên nhân là vì lượng nhôm nguyên chất có trong mộ bốc cháy, khiến xương thịt người tan ra, nhưng tất cả vẫn chỉ là giả thuyết chưa được chứng minh.
Vấn đề nằm ở chỗ tất cả các chất này đến từ các loài thực vật bản địa của châu Mỹ, mà mãi đến tận thế kỷ 15 con người mới đặt chân lên đó. Hiển nhiên, phát hiện này trở thành bí ẩn khiến giới khoa học cảm thấy khó mà nuốt trôi.
Nhiều gỉả thuyết được đặt ra: phải chăng người Ai Cập đã tìm ra châu Mỹ, chứ không phải là Columbus?
Các Las Bolas có đường kính rơi vào khoảng 10 - 257cm, và có những quả nặng tới 16 tấn. Tuy nhiên, mục đích của người Diquis khi tạo ra những quả cầu này thì... chẳng ai rõ.
Trải qua 50 năm, xã hội ngày càng tiến bộ, khoa học cũng phát triển hơn. Thế nhưng bất chấp những tiến bộ vượt bậc, trên thế giới vẫn còn rất nhiều bí ẩn khiến ngay cả các nhà khoa học lỗi lạc nhất đến từ các lĩnh vực khác nhau cũng chưa thể giải thích được.
1. Bên dưới đôi tai của tượng Nhân sư (Ai Cập) có gì?
Ngay phía dưới tai phải của tượng Nhân sư (Sphinx) tại Ai Cập có một cái lỗ kỳ lạ, với một tảng đá chặn kín miệng. Và thứ gì đang ẩn giấu bên trong đó là một câu hỏi khiến khoa học phải đau đầu nhiều năm qua.Trước kia, từng có một người Nga khẳng định rằng bên trong cái lỗ này chứa những công cụ mang tính chất cách mạng. Người này bảo rằng kiếp trước ông là một chiến binh từ sao Hỏa, đã ghé thăm Ai Cập vào giai đoạn tượng nhân sư mới được xây lên, và khẳng định rằng bên trong có chứa đựng một phát kiến sẽ mang đến thay đổi lớn cho nhân loại.
Tất nhiên là câu chuyện này hư cấu đến tột đỉnh rồi, nhưng duy việc cái lỗ dưới tai bức tượng đang cất giấu một thứ gì đó thì hoàn toàn có khả năng. Hơn nữa, đã từng có một bức họa từ thế kỷ 19 về cảnh con người bước ra từ trên đỉnh đầu bức tượng, cho thấy có khả năng bên trong tượng Nhân sư còn một đường hầm mà chưa ai biết đến.
Nhưng tại sao đến tận giờ phút này bí ẩn vẫn chưa được giải quyết? Theo các nhà khảo cổ học, việc tìm đường vào bên trong tượng Nhân sư ở thời điểm hiện tại là điều không thể, vì cứ mỗi lần họ đi vào, các con đường đều bị bít kín hoặc ngập nước, không thể tiến tới.
2. "Đĩa CD" cổ đại không ai có thể giải mã
Vật trong ảnh trên được gọi là "đĩa Phaistos", có niên đại từ thời nền văn minh Minoan của Hy Lạp từ 3.700 năm trước. Đó là một chiếc đĩa có đường kính khoảng 16cm, được làm từ đất sét, bên trên khắc một số ký tự tượng hình.Vấn đề nằm ở chỗ cho đến tận giờ phút này, giới khoa học vẫn chưa giải mã được các ký tự ấy cho biết điều gì. Họ chỉ thống nhất được rằng các ký tự nhiều khả năng được đọc theo đường xoắn ốc, và dường như có liên quan đến tôn giáo, "nữ thần" của người Minoan, nhưng nhiều năm trôi qua vẫn chưa ai giải được.
3. Hầm mộ "ăn xác" tại Thổ Nhĩ Kỳ
Khu lăng mộ Çanakkaleare tại thành phố cổ Assos không chỉ là di tích lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn khiến giới khoa học cảm thấy băn khoăn rất nhiều. Nguyên do là vì hầm mộ này có thể phân hủy xác người với tốc độ nhanh đến bất thường.Được biết, niên đại của khu mộ ít nhất đã 2.700 năm, và nó có khả năng phân hủy hoàn toàn xác người trong vòng 40 ngày, chỉ chừa lại hàm răng. Các nhà khoa học tin rằng nguyên nhân là vì lượng nhôm nguyên chất có trong mộ bốc cháy, khiến xương thịt người tan ra, nhưng tất cả vẫn chỉ là giả thuyết chưa được chứng minh.
4. Cocaine và thuốc lá trong xác ướp Ai Cập
Khi phân tích hài cốt của Pharaoh Ramses Đại Đế, các nhà khoa học nhận thấy dấu vết của thuốc lá, cocaine và cần sa trong ruột của xác ướp. Không lâu sau, rất nhiều xác ướp khác cũng cho kết quả tương tự.Vấn đề nằm ở chỗ tất cả các chất này đến từ các loài thực vật bản địa của châu Mỹ, mà mãi đến tận thế kỷ 15 con người mới đặt chân lên đó. Hiển nhiên, phát hiện này trở thành bí ẩn khiến giới khoa học cảm thấy khó mà nuốt trôi.
Nhiều gỉả thuyết được đặt ra: phải chăng người Ai Cập đã tìm ra châu Mỹ, chứ không phải là Columbus?
5. Những tảng đá tròn đến hoàn hảo ở Costa Rica
Những quả cầu này được gọi là "Las Bolas", có niên đại từ cách đây 1.500 năm, và có vẻ do nền văn minh Diquis tạo ra trước khi bị xâm lược bởi đế quốc Tây Ban Nha.Các Las Bolas có đường kính rơi vào khoảng 10 - 257cm, và có những quả nặng tới 16 tấn. Tuy nhiên, mục đích của người Diquis khi tạo ra những quả cầu này thì... chẳng ai rõ.
6. Văn bản bí ẩn nhất mọi thời đại
Đó là Voynich - cuốn sách có niên đại từ thế kỷ 16, ra đời tại Ý trong thời kỳ Phục Hưng. Vấn đề nằm ở chỗ nó được viết bằng một thứ ngôn ngữ không ai hiểu được, ngay cả các chuyên gia giải mã trong 2 cuộc Thế chiến I và II cũng phải chịu thua.
Gần đây, một số chuyên gia cho rằng mình đã giải mã được sách Voynich, nhưng rất tiếc kết quả cuối cùng lại không phải vậy.
7. Tấm bản đồ giàu sang
Trong ảnh trên là một văn bản bằng đồng, được tìm thấy trong một hang động tại Biển Chết. Giới chuyên môn tin rằng đó là một tấm bản đồ dẫn đến một kho báu của người Do Thái. Nhưng cụ thể là kho báu gì thì còn đang gây nhiều tranh cãi.Một số chuyên gia tin rằng đó là một kho báu bằng kim loại liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo. Một số khác thì tin nó sẽ dẫn đến một ngôi đền cổ của người Do Thái từng sụp đổ vào năm 70.
Rất nhiều người đã cố gắng giải mã nó, nhưng không thể tìm ra kho báu vì tính chính xác của thông tin bên trong không cao. Chẳng hạn, tấm bản đồ có nêu: "Rẽ trái tại thác nước" - đó là điều không tưởng, vì cái thác ấy nếu có tồn tại thì cũng bị vùi lấp toàn bộ qua thời gian rồi.
Tham khảo: BS, VT.co
Sức mạnh hủy diệt của thiên thạch xóa sổ khủng long
Thiên thạch khổng lồ khiến khủng long tuyệt chủng hàng loạt có lực va chạm lớn ngang 10 tỷ quả bom nguyên tử.
Mô phỏng thiên thạch gây ra sự kiện đại tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm. Ảnh: RT.
|
Thiên thạch rộng 12 km đâm xuống Trái Đất 66 triệu năm trước và khiến
75% sinh vật trên hành tinh tuyệt chủng, trong đó có khủng long, nghiên
cứu của Đại học Texas, Austin, công bố hôm 9/9 trên tạp chí PNAS. Thảm
họa này cũng gây ra những đám cháy rừng ở cách đó gần 1.450 km. Vụ va
chạm sau đó tạo ra sóng thần cao hàng trăm mét tràn tới tận bang
Illinois ở Mỹ ngày nay.
Giáo sư ở Viện Nghiên cứu Địa vật lý thuộc Đại học Texas, trưởng nhóm
nghiên cứu, cho rằng, "Sát thủ thực sự là bầu khí quyển chứa đầy lưu
huỳnh. Đó là cách duy nhất để xảy ra tuyệt chủng hàng loạt trên quy mô
toàn cầu".
Ước tính 325 tỷ tấn lưu huỳnh được giải phóng vào khí quyển, làm
nhiệt độ Trái Đất giảm mạnh và che khuất ánh sáng Mặt Trời trong thời
gian dài, dẫn tới sự tuyệt chủng hàng loạt của những loài khủng long
không biết bay. Lượng lưu huỳnh trên lớn gấp 4 lần so với
lượng lưu huỳnh từ vụ phun trào núi lửa Krakatoa năm 1883 từng khiến
hành tinh trải qua thời tiết lạnh giá suốt 5 năm. Tuy nhiên, họ không tìm thấy nguyên tố lưu huỳnh bay hơi do nhiệt độ cao từ vụ va chạm này.
Nhóm nghiên cứu kiểm tra mẫu vật lõi đá từ miệng hố va chạm Chicxulub ở
ngoài khơi vịnh Yucatan, Mexico, sâu 500 - 1.300 m so với đáy biển. Họ
nhận thấy đất đá và than bắn xa hàng nghìn kilomet, sau đó bị đẩy ngược
trở lại bởi sóng thần tràn qua châu Mỹ. Một lượng lớn vật liệu lắng đọng
ở miệng hố, giúp giữ nguyên lớp trầm tích của khu vực xảy ra va chạm.
An Khang (Theo CNN)
Vách đá ngầm tiết lộ nguyên nhân khủng long tuyệt chủng
Các nhà khoa học Mỹ vừa lập bản đồ về một vách đá
ngầm lớn ở phía nam vịnh Mexico, được coi là có thể chứa manh mối về vụ
va chạm làm khủng long tuyệt chủng hàng triệu năm trước.
Những động vật tuyệt chủng nổi tiếng / Hang động chứa đầu mối nghiên cứu sóng thần
Ảnh vách đá Campeche được cập nhật trên Google Earth và Google Maps. Ảnh: Google Earth
|
Theo NBC News, vách đá Campeche được các nhà khoa học ở Viện
Nghiên cứu Monterey Bay Aquarium (MBARI) sử dụng sóng sonar phát hiện
vào tháng 3/2013. Với chiều dài 600 km và độ dốc 4km dưới đáy biển, vách
đá được các nhà khoa học lựa chọn để nghiên cứu vì nó nằm gần địa điểm
thiên thạch va chạm với Trái Đất 65 triệu năm trước.
Các nhà khoa học cho rằng vụ va chạm này đã gây ra bão lửa và mây bụi
dày đặc che ánh sáng mặt trời, dẫn đến sự kiện tuyệt chủng toàn cầu, kết
thúc 150 triệu năm thống trị của khủng long trên Trái Đất.
Theo thời gian, các lớp trầm tích ở vách đá này phân thành nhiều
lớp, lớp mới nhất sẽ ở trên cùng. Nghiên cứu các lớp trầm tích ở vách đá
sẽ giúp con người hiểu rõ thêm về những gì đã xảy ra trong các hoạt
động địa chất cổ, giống như ở hẻm núi lớn Grand Canyon.
Miệng núi lửa Chicxulub, được tạo thành trong vụ va chạm thiên thạch,
nay đã nhằm sâu bên dưới bán đảoYucatán. Do còn nhiều có điều kiện hạn
chế, nên các nhà khoa học chỉ có thể tiếp xúc được với miệng hố
Chicxulub qua những hoạt động khoan ngầm qua bán đảo này.
Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng robot dưới nước hoặc tàu
ngầm để thu thập trầm tích từ vách đá Campeche, với hy vọng làm sáng tỏ
mức độ tàn phá của vụ va chạm cổ đại.
Đức Huy
Nhận xét
Đăng nhận xét