Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

BÍ ẨN LỊCH SỬ 108

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Gia Cát Lượng Truyền Kỳ - Những Truyện Kỳ Quái Về Gia Cát Lượng Chưa Từng Được Kể

Những bí ẩn chưa có lời giải về lăng mộ của Gia Cát Lượng

Là quân sự đại tài nhà Thục Hán, giúp hai cha con Lưu Bị trị quốc, an dân, xong nơi an táng thật của Gia Cát Lượng ở đâu vẫn khiến giới nghiên cứu đi vào bế tắc.


   
Gia Cát Lượng (181 – 234) tự là Khổng Minh, hiệu ngọa long tiên sinh là người góp công lớn trong việc giúp Lưu Bị trở thành một thế lực lớn thời Tam Quốc và mai này là vua của nhà Thục Hán. Tuy vậy, hàng ngàn năm sau khi ông mất, hậu thế vẫn bối rối trong việc tìm ra lăng mộ của Gia Cát Lượng.
Giả thuyết thứ nhất - Núi Định Quân
Mọi người thường cho rằng, Gia Cát Lượng sau khi mất được chôn ở núi Định Quân, vì điều này phù hợp với miêu tả của La Quán Trung trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa. Thậm chí nhiều người còn đồn thổi Gia Cát Lượng đã tính rất kỹ để khi ông được được chôn ở núi Định Quân, hậu thế vẫn không thể tìm ra được mộ của ông.
Theo Tam Quốc diễn nghĩa, trước khi nhắm mắt, ông dặn dò, khi chôn ông chỉ cần có chín người, tám người khiêng quan, một người đốt lửa, sau khi xong việc thì trả công cho họ tám lạng bạc. Tuy nhiên, chỉ có 8 lượng bạc thì phân chia cho 9 người như thế nào cho đủ?
 nhung bi an chua co loi giai ve lang mo cua gia cat luong hinh anh 1
Gia Cát Lượng quân sư đại tài nhà Thục Hán. Ảnh: Internet
Trong lúc 8 người kia đang bàn bạc thì người châm lửa ở một bên vừa làm cơm vừa tính toán. Anh ta nhận thấy số bạc này không dễ chia, nếu xui xẻo có lẽ mình không có phần, chi bằng hãy hạ độc thủ với họ và toàn bộ số bạc này sẽ thuộc về mình. Thế là người đốt lửa bèn tìm thuốc độc rồi cho vào trong nồi, chờ 8 người kia trở lại ăn uống.
Một lúc sau 8 người kia xong việc, họ đã bàn trước cùng nhau, vừa quay ra liền hợp lực đánh chết người đốt lửa. Nhưng sau khi bọn họ ăn uống no say xong, trong lúc đang chuẩn bị chia bạc thì thuốc độc cũng vừa ngấm khiến không ai thoát khỏi cái chết. Vì thế ngày nay không còn ai biết mộ của Gia Cát Lượng ở đâu.
Tuy vậy, theo các nhà nghiên cứu, đây chỉ là truyền thuyết. Và thực chất mộ của Gia Cát Lượng chỉ là mộ giả, do người đời sau xây lên. Do vậy, mộ của quân sư Gia Cát Lượng hoàn toàn không nằm trên ngọn núi này.
Giả thuyết thứ hai - nơi rừng sâu nước độc
Tương truyền, sau khi lập đàn giải hạn bất thành, bệnh của Gia Cát Lượng ngày càng nặng. Ông biết mình khó qua khỏi nên, trước lúc lâm chung ông dặn dò Lưu Thiện sau khi cho thi thể ông nhập quan thì nhờ 4 binh sĩ khiêng đi về phía nam, đến chỗ nào mà gậy bị gãy hoặc dây bị đứt thì chôn ông ở đấy.
Thế rồi Lưu Thiện lệnh cho 4 binh sĩ cường tráng khiêng quan tài Gia Cát Lượng đi về hướng nam. Bốn người khiêng một ngày một đêm, cuối cùng sức lực cạn kiệt nhưng cây đòn vẫn chưa gãy, thừng cũng không đứt. Họ liền bí mật bàn với nhau.
"Thừa tướng đã chết, triều đình phái chúng ta khiêng quan tài vào nơi rừng hoang núi sâu, đến nhân viên đi hộ tống cũng không có ai, chúng ta vì ai mà phải vất vả thế này, hãy cứ cho chôn ở đây cho xong đi!".
Bàn xong, họ liền đào hố chôn Gia Cát Lượng. Sau khi trở về họ bẩm báo lại rằng đã chôn Thừa tướng như dặn dò xong rồi. Lưu Thiện nghe bẩm báo thì thấy không hợp lý, băn khoăn tại sao cây đòn gãy và thừng đứt sớm thế? Thế là liền cho bắt bốn tên lính thẩm vấn.
Bốn tên lính không chịu nổi hành hạ thể xác đành khai nhận. Lưu Thiện nghe xong thì phẫn nộ, phán tội khi quân rồi cho chém đầu. Nhưng cũng vì thế mà không ai còn biết mộ Gia Cát Lượng ở đâu nữa.
Theo Nam Phong (GĐVN)

Những chi tiết bịa đặt trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa

Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung đã tô vẽ lịch sử, sáng tạo thêm rất nhiều chi khác hoàn toàn so với chính sử Trung Quốc.


   
Với ý đồ làm tăng thêm sự hấp dẫn và kịch tính cho bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung đã ra sức tô vẽ lại lịch sử Trung Quốc, đồng thời hết lời ca ngợi tập đoàn của Lưu Bị, bởi ông viết Tam Quốc diễn nghĩa với tư tưởng ủng Lưu phản Tào.
“Tam Quốc Diễn Nghĩa” có tích Quan Công chém Nhan Lương, Văn Sú, đúng là Quan Công chém Nhan Lương, nhưng Văn Sú lại là do một tướng của Tào Tháo giết chứ không phải Quan Công.
Chi tiết “Qua 5 ải chém 6 tướng” của Quan Vân Trường được người đời sau ca ngợi hết lời, song trong thực tế, Quan Vũ không hề "qua 5 ải chém 6 tướng" của Tào Tháo như La Quán Trung miêu tả. Theo chính sử Trung Quốc, Quan Vũ sau khi bỏ Tào Tháo đi, trực tiếp từ Hứa Xương về Nhữ Nam tìm Lưu Bị, không hề có chuyện "qua 5 cửa ải chém 6 tướng".
 nhung chi tiet bia dat trong tieu thuyet tam quoc dien nghia hinh anh 1
Tam Quốc Diễn Nghĩa đã tô vẽ lại lịch sử. Ảnh: Internet.
“Chém Hoa Hùng khi rượu còn nóng” cũng là tích hay nhưng thực ra Hoa Hùng bị chết bởi tay Tôn Kiên ( chính là cha của Tôn Quyền ), Quan Vũ chưa từng giao đấu với Hoa Hùng nên không có chuyện ông giết Hoa Hùng.
Điển tích “Tam Anh chiến Lã Bố” cũng không hề có thật. Thực tế, Lã Bố bị Tôn Kiên đánh lui, Công Tôn Toản không hề tham gia liên minh đánh Đổng Trác nên Lưu, Quan, Trương cũng không tham gia, tức là không hề có chuyện “Hổ Lâu quan, tam anh chiến Lã Bố” trong lịch sử.
Chuyện Quan Vũ đưa ra 3 điều kiện rồi mới hàng Tào, thực chất cũng là do tác giả của "Tam Quốc Diễn Nghĩa" nghĩ ra, nhằm ca ngợi lòng trung thành của Quan Vân Trường.
 nhung chi tiet bia dat trong tieu thuyet tam quoc dien nghia hinh anh 2
Quan Vân Trường được La Quan Trung thần thánh hóa. Ảnh: Internet.
Quan Vũ cũng không hề được Hoa Đà cạo xương chữa thuốc. Chuyện cạo xương chữa thuốc thực sự có diễn ra nhưng bởi một thầy thuốc bình thường vô danh.
Trong lịch sử có chuyện Lã Bố và Đổng Trác tranh nhau tỳ nữ Điêu Thuyền, nhưng không có ghi chép về việc đó là mỹ nhân kế được vạch ra.
Trong chính sử không hề ghi chép chuyện “Lưu, Quan, Trương kết nghĩa vườn đào” và xem nhau như anh em. Thực tế thì Quan Vũ nhiều tuổi nhất, rồi mới đến Lưu Bị và Trương Phi, chỉ có điều, Lưu Bị là dòng dõi tôn thất nhà Hán nên được lòng dân và Vân Trường, Trương Phi phò tá.
“Hỏa thiêu gò Bác Vọng” hoàn toàn là chiến công của Lưu Bị, không quan gì đến Gia Cát Lượng bởi trận này xảy ra năm Kiến An thứ 7, trong khi năm Kiến An thứ 12 Gia Cát Lượng mới “xuất sơn” theo Lưu Bị.
“Dốc Trường Bản Triệu Vân bảy lần vào bảy lần ra” liều mình cứu ấu chúa là tích bịa. Chuyện Triệu Vân hộ tống già trẻ rút lui rất bình thường. Cam Phu nhân và My phu nhân đều an toàn không hề hấn gì ở Đương Dương, cho nên không hề có chuyện Triệu Vân đạp tường lấp giếng như trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”.
 nhung chi tiet bia dat trong tieu thuyet tam quoc dien nghia hinh anh 3
Trương Phi một anh hùng thời Tam Quốc. Ảnh: Internet.
Trương Phi thét làm Hạ Hầu Kiệt sợ vỡ mật mà chết ở cầu Trường Bản hoàn toàn là tình tiết viết theo kiểu khoa trương, không có trong thực tế.
Cũng không hề có chuyện “Khổng Minh thiệt chiến quần nho”. Đúng là có chuyện Gia Cát Lượng gặp Tôn Quyền, còn các chuyện “Thiệt chiến quần nho”, “Quần anh hội”, “Khổ nhục kế”, “Liên hoàn kế” đều là... hư cấu.
Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du. Sự thực việc dùng "thuyền cỏ mượn tên" là do chính Tôn Quyền thực hiện.
"Tam Quốc Diễn Nghĩa" kể chuyện Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức Chu Du khiến Chu Du tức phải than: "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?" rồi chết. Sự thực là Chu Du chết bệnh trong quân ngũ, không liên quan đến việc bị Gia Cát Lượng chọc tức.
Do đề cao Gia Cát Lượng, La Quán Trung để con và cháu ông là Gia Cát Chiêm, Gia Cát Thượng tử trận khi Đặng Ngải vào Tây Xuyên. Sự thực là cha con Gia Cát Chiêm đã hàng Đặng Ngải.
Lưu Bị là một người rất giỏi võ, có sức khoẻ, có tài chỉ huy, có mưu mẹo thao lược, có tài an dân trị quốc, có cả tài ăn nói chiêu dụ dân chúng. Nói chung là văn võ toàn tài chứ không như trong truyện mô tả.
Theo Nguyễn Hưng (Đời sống Plus)

Marilyn Monroe và "giấc ngủ thiên thu" nhiều bí ẩn

Nhiều mâu thuẫn trong lời khai, sự thiếu minh bạch khi điều tra cái chết của Marilyn Monroe...


   
Sau 53 năm, nguyên nhân thực sự của vụ đột tử của Marilyn Monroe vẫn là một ẩn số. Tất cả những thắc mắc đều chỉ được giải đáp bằng những giả thiết được đặt ra và tính đúng sai tùy thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi một người.
Tự vẫn
 marilyn monroe va "giac ngu thien thu" nhieu bi an hinh anh 1
Người đẹp trước và sau khi đi vào giấc ngủ ngàn thu.
Các nhân viên điều tra tuyến bố: “Cô Marilym Monroe đã mắc chứng rối loạn thần kinh trong một thời gian dài. Hơn một lần, khi thất vọng hoặc buồn chán, cô đã từng cố gắng tự vẫn nhưng đã được kịp thời cứu chữa. Chúng tôi tin rằng những điều này đã lặp lại vào ngày 4.8 nhưng đã không ai có mặt để kịp thời cứu sống cô”.
Như vậy, kết luận công khai về vụ việc đau lòng này là Marilym Monroe đã tự vẫn bằng cách cố tình dùng thuốc ngủ quá liều và nguyên nhân là do mắc chứng trầm cảm trong một thời gian dài. Tuy nhiên, đây lại là giả thiết kém thuyết phục nhất trong lòng khán giả. Bác sĩ tâm lý của Marilyn – người đáng lẽ phải nắm rõ nhất bệnh tình của cô, đã không đưa ra nhiều phản hồi về mức độ trầm cảm mà người đẹp đang phải chịu đựng. Trước đó, nữ minh tinh vẫn đều đặn tham gia những hoạt động giải trí. Cô có thể gặp những câu chuyện không vui nhưng không nhiều người tin rằng Marilyn chọn cách kết liễu để tránh những nỗi buồn nhân thế.
Ngay cả bộ phim The Secret life of Marilyn Monroe, với phần nội dung miêu tả về một Marilyn thường xuyên ra vào bệnh viện tâm thần, và tự vẫn cũng không lấy được lòng công chúng. Ngay cả nữ diễn viên thể hiện người đẹp tóc vàng trong phim – Kelli Garner cũng chia sẻ: “Tôi đã nghe được rất nhiều câu chuyện khác nhau. Nhưng tôi không tin rằng Marylin đã tự vẫn…”.
Vô tình dùng thuốc quá liều
 marilyn monroe va "giac ngu thien thu" nhieu bi an hinh anh 2
Di thể của Marilyn được đưa ra khỏi nhà.
Có giả thiết cho rằng, cái chết chấn động Hollywood này là một tai nạn bi kịch đáng tiếc. Trước đó, Marylin đã từng lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc quá liều để chữa bệnh mất ngủ và trầm cảm. Việc cô tiếp tục làm như vậy và vô tình tự dẫn đến cái chết của mình cũng không phải là ngoại lệ.
Giả thiết này nghe ra có vẻ nhẹ nhàng hơn giả thiết tự vẫn, nhưng cũng không đủ sức nặng để thuyết phục công chúng. Bởi nếu như vậy, các chuyên giapháp y và pháp chứng đã tìm thấy lượng lớn các chất thuốc có liên quan trong dạ dày của người chết. Nhưng sự thực không phải vậy.
Bị giết
 marilyn monroe va "giac ngu thien thu" nhieu bi an hinh anh 3
Người đẹp tóc vàng khiến chính trường nghiêng ngả.
Đây là giả thiết phổ biến nhất, và nghe như có vẻ hoang đường, nhưng lại có sức nặng hơn cả với những ai quan tâm đến sự kiện thương tâm này.
Nhiều người tin rằng, cái chết của Marilym Monroe không hề đơn giản như kết luận điều tra, mà ngược lại, liên quan đến nhiều mối quan hệ của cô, bao gồm cả quan hệ tình ái. Có không ít thông tin khẳng định, chính nhà Kennedy (gia tộc tổng thống Mỹ lúc bấy giờ) đã giết Marylin, hoặc chí ít, có liên quan mật thiết tới cái chết của cô.
Lật ngược lại dòng thời gian, hầu như ai cũng biết lúc sinh thời, Marilyn có quan hệ nam nữ  với cố tổng thống Mỹ John F.Kennedy (bị ám sát vào năm 1963), và sau đó, là qua lại với thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy, em trai của tổng thông (bị ám sát vào năm 1968).
 marilyn monroe va "giac ngu thien thu" nhieu bi an hinh anh 4
Bức ảnh Marylin chụp cùng hai anh em nhà Kennedy, một là đương kim tổng thống, một là thượng nghị sĩ lừng danh lúc bấy giờ.
Trong cuốn sách “The Murder of Marilyn Monroe: Case Closed” (Tạm dịch: Vụ án giết Marilyn Monroe: hồ sơ đã đóng) do phóng viên điều tra Jay Margolis cùng tay viết ăn khách của tờ New York Times Richard Buskin đồng xuất bản, hai tác giả này đã đưa ra giả thiết nữ minh tinh Hollywood bị giết, và người đứng sau vụ án này là thượng nghị sĩ Robert F.Kennedy. Đồng phạm trong việc này còn có Peter Lawford, một diễn viên ngôi và là con rể trong gia tộc Kennedy. Động cơ gây án là do những mâu thuẫn về cuộc chơi tình ái đã khiến Marilyn Monroe đe dọa nhà Kennedy, rằng cô sẽ công khai những bí mật chính trị dơ bẩn mà anh em nhà này đã để lộ ra trong khoảng thời gian còn thân mật.
 marilyn monroe va "giac ngu thien thu" nhieu bi an hinh anh 5
Nhiều người cho rằng nữ diễn viên có quan hệ tình cảm với anh em nhà Kennedy.
Tạp chí Daily Mail của nước Anh cho biết, Peter Lawford đã từng nói sau khi Marilyn qua đời: "Bobby Kennedy (tên gọi thân mật của Robert F.Kennedy) đã quyết tâm buộc cô ta phải im miệng theo cách này hay cách khác, bất chấp những hậu quả để lại. Đây là điều điên rồi nhất mà anh ấy đã từng làm và tôi cũng điên rồ không kém khi để điều đó xảy ra”. Tờ báo này khẳng định, Lawford đã cảm thấy tội lỗi về điều này khi nói ra những lời như vậy.
Cũng theo giả thiết này, kẻ thủ ác – được cho là chính bác sĩ tâm lý Ralph Greenson đã được lệnh đưa vào cơ thể Marilyn Monroe một liều thuốc mạnh chết người bằng cách tiêm trực tiếp vào cơ thể. Điều này giải thích cho việc không tìm thấy thuốc trong dạ dày nạn nhân cũng như các viên thuốc (có thể rơi vãi còn lại) hoặc cốc uống nước tại hiện trường, hay việc không có dấu hiệu nôn mửa, vốn thường xảy ra khi một người sử dụng thuốc quá liều. Và việc Ralph Greenson chính là người xuống tay tiêm thuốc có vẻ dễ dàng thuyết phục những ai quan tâm đến vụ án này, bởi Greenson là một nhân chứng vô cùng quan trọng trong vụ án, từng nhiều lần thay đổi lời khai không rõ lý do, nhưng cuối cùng, vẫn không bị triệu tập để thẩm vấn để điều tra mọi việc rõ ràng hơn.
Tính từ ngày định mệnh 5.8.1962 đến nay, hơn nửa thế kỷ đã trôi qua. Người đã về với cát bụi, nhưng câu chuyện buồn của quá khứ vẫn không thôi ám ảnh trong cuộc sống hiện tại. Vì sao Marilyn Monroe lại chết? Đâu mới là nguyên nhân thực sự? Những bí ấn mãi vẫn không thể được giải đáp trên góc độ khoa học khiến công chúng có thể tâm phục khẩu phục. Rất có thể, trong thời gian tới, con người ta lại nghĩ ra những giả thiết khác cho vụ án này…
Theo L.N (Khám Phá)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét