BÍ ẨN LỊCH SỬ 109
(ĐC sưu tầm trên NET)
Theo Tôn Kiên (NHDTV)
66 triệu năm trước, Trái đất đã trải qua một ngày tồi tệ. Chính xác hơn là cực kỳ, cực kỳ tệ.
Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta phải trải qua một ngày u ám. Nhưng yên tâm, tất cả sẽ chẳng thể so sánh được với thời khắc vừa nêu trên. Khi đó, một tảng thiên thạch khổng lồ với bề ngang lên tới 81km đã giã thẳng xuống Mexico, tại khu vực gần Chicxulub - cũng chính là cái tên được đặt cho tảng thiên thạch này luôn. Vụ va chạm đã tạo ra một chuỗi những thảm kịch kinh hoàng, khiến 75% sự sống trên Trái đất bị quét sạch.
Nhưng chính xác thì đã có những gì xảy ra vào ngày hôm ấy? Thực ra, đó là điều mà các nhà khoa học đã phải trăn trở suốt một thời gian dài. Và mới đây, sau những nỗ lực không ngừng nghỉ đào xới những tảng đất đá dưới cái hố tạo thành bởi thiên thạch Chicxulub, cuối cùng chúng ta cũng có câu trả lời cho ngày định mệnh ấy.
Tất cả gói gọn trong 2 chữ: "Khủng khiếp"
Được biết, các chuyên gia đã phân tích các lớp đất đá ở độ sâu từ 500 - 1.200m, và "khủng khiếp" là những gì khoa học kết luận. Đá tan chảy, gỗ biến thành than, lưu huỳnh trong lõi đá biến mất... tất cả đều là dấu hiệu cho thấy vụ va chạm là thực sự lớn.
"Các dấu hiệu giống như một phiên bản mở rộng hơn ghi lại sự kiện này," - trích lời Sean Gulick từ ĐH Texas. "Chúng cho ta thấy chính xác những gì đã xảy ra tại đây, cứ như tận mắt được chứng kiến vây."
Gulick cho biết, tảng thiên thạch đã tạo ra một trận sóng thần cao đến cả trăm mét, tung đất đá dồn xuống miệng hố ở một mức độ khủng khiếp chưa từng có. Ít nhất có cột vật chất dày đến 130m bị nén vào hố trong 1 ngày, và vì vậy nó đem đến rất nhiều dữ liệu quý giá về môi trường xung quanh từ những phút đầu tiên và vài giờ sau va chạm.
Các dấu vết cho thấy khu vực thiên thạch lao xuống thực sự giống như địa ngục - gần như toàn bộ sinh vật xung quanh "bốc hơi" trong nháy mắt. Sau đó, cả nhiệt độ Trái đất tụt xuống, kích hoạt sự kiện đại tuyệt chủng kỷ Phấn trắng - Paleogene, kèm theo sự tuyệt chủng của toàn bộ khủng long.
"Không phải toàn bộ khủng long bị hủy diệt vào ngày hôm đó, nhưng con số bị chết là rất nhiều." - Gulick chia sẻ.
Những tảng đá bị tan chảy là dấu hiệu cho thấy sức công phá của tảng thiên thạch phải tương đương cỡ... 10 tỉ quả bom nguyên tử. Rừng rậm nguyên sinh cháy đến hàng ngàn kilomet, sóng thần hàng trăm mét càn quét vào đất liền. Các loài sinh vật xung quanh chắc chắn không thể sống sót.
Khi sóng thần rút đi, nước kéo theo hàng loạt vật chất - bao gồm bụi đất và than từ cháy rừng - quay lại miệng hố.
Hệ sinh thái tại các khu vực xung quanh vụ va chạm đã ngay lập tức thay đổi chóng mặt, nhưng những gì xảy ra tiếp sau đó mới khiến Trái đất thực sự lao đao. Và câu trả lời nằm ở thứ các nhà khoa học không thể tìm thấy ở miệng hố: lưu huỳnh.
Không có lưu huỳnh - đây là điểm được các nhà khoa học đánh giá là kỳ lạ. Điều này chỉ ra rằng các tảng đá tại đây đã bị "bốc hơi" theo nghĩa đen vì vụ va chạm, giải phóng toàn bộ lưu huỳnh vào khí quyển. Chính lưu huỳnh đã chặn lại ánh Mặt trời, khiến nhiệt độ Trái đất sụt đến chóng mặt trong những năm tiếp theo.
Ước tính, có khoảng 325 tỷ tấn lưu huỳnh bị bốc vào khí quyển trong ngày hôm đó - cao hơn cả số lưu huỳnh từ vụ phun trào núi lửa Krakatoa vào năm 1883 từng khiến nhiệt độ toàn cầu giảm đi trong 5 năm.
Lượng lưu huỳnh này chính là những sát thủ thực sự, chứ không phải tảng thiên thạch. Và có vẻ tình hình đã trầm trọng hơn khi hàng loạt núi lửa cũng đã phun trào sau vụ va chạm ít lâu.
"Lưu huỳnh lọt vào khí quyển, trở thành những sát thủ thực sự. Cách duy nhất để tạo ra một sự kiện diệt chủng ở quy mô toàn cầu chính là hiệu ứng mà lưu huỳnh gây ra." - Gulick kết luận.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PNAS.
Tìm Hiểu Về Thưở HỒNG BÀNG – Những Góc Khuất Trong Cổ Sử Việt Nam
Bí mật “kinh hoàng” bên trong chiếc thắt lưng của Đức Quốc xã
Không chỉ nổi tiếng về những tội ác khủng khiếp đã gây ra cho loài người, Đức Quốc xã còn được biết đến như một bậc thầy về chế tạo các loại vũ khí và công cụ gieo rắc sự kinh hoàng. Và một trong những phát minh ít được biết đến của họ là khóa dây lưng có tích hợp súng ngắn siêu nhỏ.
Phi công Đức Quốc xã - kẻ diệt 352 máy bay và chưa 1 lần bị bắn hạ là ai?
Tiết lộ số phận chiếc xe tăng cuối cùng của Đức quốc xã
Adolf Hitler, Đức Quốc xã và bí mật về công nghệ ... “UFO”
Dự án siêu tăng 1.000 tấn "bất khả chiến bại" của Đức Quốc xã
Súng mặt trời: Vũ khí kỳ quái và đáng sợ của Đức Quốc xã
Như bạn thấy
trong ảnh. Nhìn qua thì khóa dây lưng này có vẻ vô hại nhưng thứ ẩn phía
sau logo hình chú đại bàng tung cánh kia lại khiến nó mang một vẻ đẹp
chết chóc.
Thiết bị này
được gọi là SS-Waffenakademie Koppelschloßpistole hoặc súng dây lưng. Và
đúng như tên gọi, nó thực sự chứa một cơ chế bắn đặc biệt bên trong.
Đức quốc xã chế tạo chúng nhằm trang bị cho các lực lượng an ninh và
tình báo mật như SS và Gestapo.
Ý tưởng ra đời
cho thiết bị này rất đơn giản: Giả thuyết là nếu một lính SS bị bắt và
tước bỏ hết vũ khí, đây sẽ là một thiết bị hữu ích cuối cùng giúp anh ta
có cơ hội trốn thoát. Nhà thiết kế Louis Marquis đã được giao nhiệm vụ
biến ý tưởng này thành hiện thực. Ông đã dành rất nhiều thời gian và tâm
huyết để hoàn thành sứ mệnh. Theo các nhà sử học, đã có không dưới 5
bản vẽ được thảo ra, song thật đáng tiếc khi không có một phiên bản nào
vượt qua được giai đoạn nguyên mẫu.
Phân loại theo
cơ chế bắn, một số chúng được thiết kế để nhả đạn ngay khi bật mở nắp.
Một số khác được kích hoạt bằng dây, ngay khi người lính giơ tay lên đầu
hàng, sợi dây được kéo căng sẽ khai hỏa khẩu súng mini giúp hạ gục đối
phương trong chớp mắt.
Phân loại theo
cỡ đạn, nhóm của Louis Marquis đã đưa ra hai thiết kế. Thiết kế thứ
nhất gồm 4 nòng súng, sử dụng đạn 5,6 mm và thiết kế còn lại có 2 nòng
súng, sử dụng đạn 7,5 mm.
Không dễ để có
thể kiểm chứng tính xác thực của các nguyên mẫu đang có hiện nay. Chúng
đều đã được mua đi, bán lại nhiều lần trên thị trường chợ đen. Một nhóm
người tuyên bố rằng họ đã tìm thấy chúng trong căn gác nơi bà vợ của
nhà thiết kế quá cố Louis Marquis sinh sống.
Các nhà nghiên
cứu nói rằng họ thật sự cảm thấy kinh ngạc và có chút e sợ thứ vũ khí
được Đức Quốc xã tạo ra. Chẳng hạn, các nòng súng không hoạt động hiệu
quả, những viên đạn được báo cáo là thường không ở đúng vị trí và làm
súng khó kích nổ. Một vấn đề khác là các kim hỏa cũng thường xuyên bị
kẹt.
Mặc dù những
chiếc khóa thắt lưng này đã không thể vượt qua giai đoạn phát triển,
chúng vẫn là một kỷ vật đáng giá của thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ
hai.
Rất ít khả
năng những thiết bị bắn này đã từng được sử dụng trên thực địa. Bởi dễ
thấy là ít ai muốn đeo một thiết bị với rất nhiều vấn đề chưa hoàn thiện
này quanh eo của mình chỉ để có một cơ hội trốn thoát khi bị bắt giữ.
Không chừng, nó có thể lấy mạng họ ngay trước cả khi rơi vào tay địch.
Thực tế lịch sử quả thật khác rất nhiều những gì chúng ta thường thấy trong phim ảnh…
Ngày cuối cùng của khủng long: Đây là những gì đã xảy ra vào cái ngày thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất khiến khủng long bị tuyệt diệt
Chuyện gì đã xảy ra vào cái ngày định mệnh ấy? Sau bao công sức tìm hiểu, cuối cùng chúng ta cũng có câu trả lời.
Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta phải trải qua một ngày u ám. Nhưng yên tâm, tất cả sẽ chẳng thể so sánh được với thời khắc vừa nêu trên. Khi đó, một tảng thiên thạch khổng lồ với bề ngang lên tới 81km đã giã thẳng xuống Mexico, tại khu vực gần Chicxulub - cũng chính là cái tên được đặt cho tảng thiên thạch này luôn. Vụ va chạm đã tạo ra một chuỗi những thảm kịch kinh hoàng, khiến 75% sự sống trên Trái đất bị quét sạch.
Nhưng chính xác thì đã có những gì xảy ra vào ngày hôm ấy? Thực ra, đó là điều mà các nhà khoa học đã phải trăn trở suốt một thời gian dài. Và mới đây, sau những nỗ lực không ngừng nghỉ đào xới những tảng đất đá dưới cái hố tạo thành bởi thiên thạch Chicxulub, cuối cùng chúng ta cũng có câu trả lời cho ngày định mệnh ấy.
Tất cả gói gọn trong 2 chữ: "Khủng khiếp"
Được biết, các chuyên gia đã phân tích các lớp đất đá ở độ sâu từ 500 - 1.200m, và "khủng khiếp" là những gì khoa học kết luận. Đá tan chảy, gỗ biến thành than, lưu huỳnh trong lõi đá biến mất... tất cả đều là dấu hiệu cho thấy vụ va chạm là thực sự lớn.
"Các dấu hiệu giống như một phiên bản mở rộng hơn ghi lại sự kiện này," - trích lời Sean Gulick từ ĐH Texas. "Chúng cho ta thấy chính xác những gì đã xảy ra tại đây, cứ như tận mắt được chứng kiến vây."
Gulick cho biết, tảng thiên thạch đã tạo ra một trận sóng thần cao đến cả trăm mét, tung đất đá dồn xuống miệng hố ở một mức độ khủng khiếp chưa từng có. Ít nhất có cột vật chất dày đến 130m bị nén vào hố trong 1 ngày, và vì vậy nó đem đến rất nhiều dữ liệu quý giá về môi trường xung quanh từ những phút đầu tiên và vài giờ sau va chạm.
Các dấu vết cho thấy khu vực thiên thạch lao xuống thực sự giống như địa ngục - gần như toàn bộ sinh vật xung quanh "bốc hơi" trong nháy mắt. Sau đó, cả nhiệt độ Trái đất tụt xuống, kích hoạt sự kiện đại tuyệt chủng kỷ Phấn trắng - Paleogene, kèm theo sự tuyệt chủng của toàn bộ khủng long.
"Không phải toàn bộ khủng long bị hủy diệt vào ngày hôm đó, nhưng con số bị chết là rất nhiều." - Gulick chia sẻ.
Những tảng đá bị tan chảy là dấu hiệu cho thấy sức công phá của tảng thiên thạch phải tương đương cỡ... 10 tỉ quả bom nguyên tử. Rừng rậm nguyên sinh cháy đến hàng ngàn kilomet, sóng thần hàng trăm mét càn quét vào đất liền. Các loài sinh vật xung quanh chắc chắn không thể sống sót.
Khi sóng thần rút đi, nước kéo theo hàng loạt vật chất - bao gồm bụi đất và than từ cháy rừng - quay lại miệng hố.
Hệ sinh thái tại các khu vực xung quanh vụ va chạm đã ngay lập tức thay đổi chóng mặt, nhưng những gì xảy ra tiếp sau đó mới khiến Trái đất thực sự lao đao. Và câu trả lời nằm ở thứ các nhà khoa học không thể tìm thấy ở miệng hố: lưu huỳnh.
Không có lưu huỳnh - đây là điểm được các nhà khoa học đánh giá là kỳ lạ. Điều này chỉ ra rằng các tảng đá tại đây đã bị "bốc hơi" theo nghĩa đen vì vụ va chạm, giải phóng toàn bộ lưu huỳnh vào khí quyển. Chính lưu huỳnh đã chặn lại ánh Mặt trời, khiến nhiệt độ Trái đất sụt đến chóng mặt trong những năm tiếp theo.
Ước tính, có khoảng 325 tỷ tấn lưu huỳnh bị bốc vào khí quyển trong ngày hôm đó - cao hơn cả số lưu huỳnh từ vụ phun trào núi lửa Krakatoa vào năm 1883 từng khiến nhiệt độ toàn cầu giảm đi trong 5 năm.
Lượng lưu huỳnh này chính là những sát thủ thực sự, chứ không phải tảng thiên thạch. Và có vẻ tình hình đã trầm trọng hơn khi hàng loạt núi lửa cũng đã phun trào sau vụ va chạm ít lâu.
"Lưu huỳnh lọt vào khí quyển, trở thành những sát thủ thực sự. Cách duy nhất để tạo ra một sự kiện diệt chủng ở quy mô toàn cầu chính là hiệu ứng mà lưu huỳnh gây ra." - Gulick kết luận.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PNAS.
Tham khảo: Science Alert
Khởi tố, bắt Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện ở Lạng Sơn
Trưởng phòng TN&MT huyện Cao Lộc,
tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Thế Tập vừa bị khởi tố, bắt tạm giam vì vi phạm
các quy định trong quản lý đất đai trên địa bàn.
Ông Nguyễn Thế Tập.
Tối 10/9, trao đổi với PV, một lãnh đạo UBND huyện Cao Lộc,
tỉnh Lạng Sơn cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh này vừa
ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Thế Tập (SN 1980) -
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Lộc.
Ông Tập bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội danh "Vi phạm các quy định trong quản lý đất đai trên địa bàn".
"Hôm nay tôi cũng mới nắm được thông tin ông Tập bị Cơ quan điều tra khởi tố và bắt vảo buổi sáng. Ông Tập đã công tác ở huyện Cao Lộc một thời gian dài", vị lãnh đạo UBND huyện Cao lộc thông tin.
Hiện, cơ quan chức năng đang lấy lời khai điều tra, làm rõ các vi phạm của cán bộ này để xử lý nghiêm theo quy định.
Được biết, trong vụ án này còn nhiều cán bộ khác có liên quan.
Ông Tập bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội danh "Vi phạm các quy định trong quản lý đất đai trên địa bàn".
"Hôm nay tôi cũng mới nắm được thông tin ông Tập bị Cơ quan điều tra khởi tố và bắt vảo buổi sáng. Ông Tập đã công tác ở huyện Cao Lộc một thời gian dài", vị lãnh đạo UBND huyện Cao lộc thông tin.
Hiện, cơ quan chức năng đang lấy lời khai điều tra, làm rõ các vi phạm của cán bộ này để xử lý nghiêm theo quy định.
Được biết, trong vụ án này còn nhiều cán bộ khác có liên quan.
Nhận xét
Đăng nhận xét