Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019

QUÁI KIỆT LÀNG CỜ 16

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Ván cờ thế kinh điển rợn người với nước thí Xe tàn độc

Nguyễn Vũ Quân – Thiên tài cờ tướng Việt


Mỗi khi nhắc đến Nguyễn Vũ Quân, những người yêu cờ Việt lại không khỏi bồi hồi khi nghĩ đến những chiến tích của anh trên trường quốc tế.
Kỳ thủ Trẻ khiến mọi người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, nếu bạn chưa biết về Nguyễn Vũ Quân và những trận đánh đẳng cấp nhất của anh thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của chung tôi nhé!
Mục lục

Nguyễn Vũ Quân là ai?

Danh thủ Nguyễn Vũ Quân (1983-2009) là người Hà Nội, từ nhỏ là một cậu bé rất hiếu động, sớm “bén duyên ” với cờ tướng một cách cũng rất đặc biệt như con người của anh. Năm 14 tuổi Quân đã trở thành một VĐV chuyên nghiệp dưới sự dìu dắt và dạy dỗ của HLV Trần Viết Bảo.
Chân dung cờ thủ Nguyễn Vũ Quân
Chân dung cờ thủ Nguyễn Vũ Quân
Sau nhiều năm tháng khổ luyện, cộng thêm có tư chất cao, Nguyễn Vũ Quân đã nhanh chóng trở thành trụ cột của đội tuyển Hà Nội và gặt hái được nhiều thành công trong các giải đấu trong nước và trên trường quốc tế.
Được học hành bài bản từ nhỏ, cộng với việc sớm “hành tẩu giang hồ”. Vì vậy lối chơi của anh có thể nói là “Nửa chính nửa tà” với những đòn thế, chiêu thức ” ma công đặc dị ”.
Luôn sáng tạo những đường cờ hay, mới mẻ trong trung cục, đòn đánh mang tính sát thương cao nhưng lại thâm trầm như “Sóng ở đáy sông”. Công phu cờ tàn cũng đạt đến cảnh giới “bậc kỳ vương” .
Tuy nhiên phong thái thi đấu của anh rất chuyên nghiệp, điềm đạm, sẵn sàng bình luận lại những ván cờ đã thi đấu xong. (Kể cả tại giải phong trào Hà Nội, đánh với đối thủ không cùng đẳng cấp) nên rất được anh em đồng đạo mến mộ, nể phục.

Cuộc đời

Anh em Nguyễn Vũ Quân phải sống xa bố mẹ từ nhỏ, ở với bà nội. Trong bối cảnh ấy, anh từng có cuộc sống khá phóng túng. Nhờ có cờ tướng, các thầy và đồng đội, anh xa dần với môi trường cũ, sống lành mạnh hơn. Cũng nhờ cờ tướng, anh sống bớt bản năng hơn và hiểu lẽ đời hơn.
Tuy nhiên, do một phần ảnh hưởng từ cách sống, một phần sức khoẻ không tốt, Nguyễn Vũ Quân đã mất vì bệnh nặng tại gia đình ở Hà Nội vào tháng 11 năm 2009.
Tuy anh ra đi nhưng những chiến tích hào hùng của anh vẫn ghi đậm trong lòng những người hâm mộ cờ tướng Việt Nam.

Thành tích đạt được

  • 3 lần vô địch quốc gia ( năm 2004, 2005, 2009).
  • Là kỳ thủ đầu tiên không phải là người gốc hoa (Phi Hoa Duệ) giành được huy chương đồng tại giải Vô địch cờ tướng thế giới năm 2005 và được công nhận danh hiệu “Đặc cấp quốc tế đại sư” trẻ nhất của Việt Nam.
  • Giành huy chương bạc cá nhân tại đại hội thể thao Châu Á trong nhà năm 2007.
  • Được khắc tên trên bia đá của Chùa Vua ( Phố Huế- Hà Nội ), nơi thờ vua cờ Đế Thích sau 3 lần vô địch liên tiếp.

Nguyễn Vũ Quân từ cờ tướng giang hồ đến quốc tế đại sư

Niềm đam mê tiềm ẩn

Năm quân 4 tuổi, khi lũ bạn cùng trang lứa vẫn còn mê mải với những ôtô, máy bay, robot thì cậu bé Quân, dù cực kỳ hiếu động nhưng lại chỉ thích ngồi chầu rìa xem bố đánh cờ.
Lên 5 tuổi, ông bố Nguyễn Văn Thành chính thức dạy Quân học đánh cờ chỉ để cậu bé bớt nghịch ngợm và cũng là cách giữ chân con ở nhà.
Ai dè, sểnh một cái là cậu tót ra quán nước đầu ngõ chợ Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) nhập sới phủi của mấy ông già về hưu, mấy anh xe ôm, bốc vác mà mê mệt với những nước đi kỳ ảo của 32 quân cờ.
Đam mê, lại chịu khó học hỏi nên trình độ cờ của cậu bé khiến nhiều đối thủ bề trên phải vị nể. Nhưng có lẽ tài năng của cậu mãi mãi chỉ quanh quẩn nơi sới cờ ngõ chợ nếu không có cái duyên kỳ ngộ.

Duyên kỳ ngộ

Năm 1997, cậu học trò lớp 8 Trường cấp I-II Văn Chương, Nguyễn Vũ Quân, vì nghịch ngợm và nói chuyện riêng trong giờ học nên bị cô giáo mời ra khỏi lớp. Lên tới phòng hội đồng, chưa kịp lấy giấy bút viết bản kiểm điểm, Quân thấy một nhóm người đang đỏ mặt tía tai vây quanh một bàn cờ.
Chàng ta háo hức nhảy ngay vào xem rồi theo thói quen mách nước. Đang rèn cho đội tuyển cờ tướng của trường chuẩn bị đi thi đấu giải cấp quận, thấy cậu học trò có rất nhiều nước sáng, thầy giáo Thành liền bảo Quân vào chơi thử.
Cờ đã đến tay, loáng một cái, Quân không những đã đánh te tua tất cả hạt giống của đội tuyển mà còn làm chính HLV Thành phải bỏ giáp qui hàng. Cái bản kiểm điểm về tội nghịch ngợm trong giờ học nhanh chóng được quên đi, thay vào đó Quân chính thức được ghi tên vào danh sách đội tuyển cờ tướng của trường.
Không phụ sự trông đợi của thầy cô và bè bạn, năm ấy Quân dễ dàng đoạt luôn ngôi vô địch giải cờ tướng học sinh quận Đống Đa và thành phố Hà Nội.
Với thành tích quá ư ngoạn mục ngay trong lần đầu tiên ra mắt ấy, Nguyễn Vũ Quân được tuyển thẳng vào CLB cờ tướng quận Đống Đa để ăn ngủ cùng… “xe pháo mã”.

Tài nghệ lộ rõ

14 tuổi, khi cái máu ham chơi vẫn còn chảy rần rật trong trái tim đang lớn, Quân đã trở thành VĐV chuyên nghiệp, mà lại theo đuổi môn thể thao trí óc là cờ tướng, phải ngồi cả ngày cả buổi để bóp đầu nhăn trán theo từng nước biến hóa của những quân cờ nên chân tay bứt rứt lắm.
Lại nữa, do hoàn cảnh gia đình (cha mẹ đi xuất khẩu lao động khi Quân mới 7 tuổi) ba anh em trai được phó thác cho bà nội; cuộc sống phóng túng ấy đã mang đến cho Quân cái tính ngông nghênh, bất cần… Và anh chàng mang tất cả những điều “phóng khoáng” ấy vào những cuộc cờ.
May mà có HLV Trần Viết Bảo, người thầy đã dìu dắt Quân ngay từ những bước đi chập chững vào đời VĐV chuyên nghiệp cho đến tận ngày nay, ông thương Quân như con và đáp lại, cậu học trò cưng cũng kính trọng thầy như cha.
Nguyễn Vũ Quân tham gia giải cờ tướng bôi - Trung Quốc
Nguyễn Vũ Quân tham gia giải cờ tướng bôi – Trung Quốc
Thầy Bảo cho biết: “Quân tiếp thu nhanh, tư duy mạch lạc nên khi được huấn luyện bài bản, trình độ cứ tăng vù vù theo cấp số nhân. Nhưng anh chàng có nhược điểm là rất lười làm bài tập”.
Để răn đe cậu trò nhỏ, ông quyết định không cho Quân tham dự giải trẻ toàn quốc năm 1998 dù khi đó anh là đương kim vô địch TP Hà Nội. Cũng chính năm đó, người bạn đồng môn Nguyễn Thành Bảo khi tham dự giải cờ tướng trẻ châu Á đã đánh bại kỳ thủ Hồng Trí (Trung Quốc) để đoạt HCV.

Vấp ngã để thành công

Thành công của đồng đội thân thiết đã khích lệ tinh thần ham học của Quân. Anh lao vào tập luyện say mê với quyết tâm “thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li”.
Một khối lượng bài tập đồ sộ đã được Quân nuốt một cách mau lẹ khiến người HLV nổi tiếng “lạnh” như Trần Viết Bảo cũng phải trố mắt kinh ngạc. Nhưng TS vẫn cần những cú vấp để trưởng thành.
Năm 1999, Quân tham dự giải cờ tướng trẻ toàn quốc và liên tiếp giành chiến thắng ở những ván đầu. Thắng lợi như chẻ tre đã làm chàng hoa cả mắt và chủ quan nên cuối cùng nhận một thất bại thảm khốc, thua cả ba ván cuối cùng nên chỉ xếp hạng tư.
Năm sau, cũng tại giải trẻ toàn quốc, Quân lại nhanh chóng “biến” các đối thủ thành kẻ bại trận. Ván cuối gặp Lê Phan Trọng Tín, chỉ cần hòa là Quân đoạt HCV. Thắng phải thắng đẹp, việc gì phải chủ hòa, vào trận Quân xua quân ào ào xông lên tấn công và thế là rơi vào chiếc bẫy của Tín giăng sẵn. Bó tay, thúc thủ, Quân nhận HCB với nhiều cay đắng…

Nổi danh làng cờ

Mới 22 tuổi, Vũ Quân đã kích bại hàng loạt cao thủ trong và ngoài nước có “nội công” đi trước anh những 20 – 30 năm. Bằng chiến tích vừa qua, anh đã trở thành Đặc cấp quốc tế đại sư (tương đương Đại kiện tướng quốc tế) trẻ nhất Việt Nam.
Tấm HC đồng ở giải vô địch thế giới năm nay là một sự tưởng thưởng cho những nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của Nguyễn Vũ Quân. Ba anh em Quân phải sống xa bố mẹ từ nhỏ, ở với bà nội. Trong bối cảnh ấy, Quân lớn lên như một ngọn cỏ và từng có cuộc sống khá phóng túng. Biệt danh Quân “nghiện” ra đời trong thời gian ấy bởi sự hoài nghi của dư luận.

Tượng đài danh thủ Việt

Thật tiếc cho một thiên tài cờ tướng việt. Tương đối giống với Trần Quới – thiên tài đoản mệnh, Quân cũng rời bỏ cờ tướng khi còn quá trẻ. Để lại bao tiếc nuối cho những người yêu và đam mê cờ tướng Việt.

Những trận cờ để đời của Nguyễn Vũ Quân

Nguyễn Vũ Quân vs Lã Khâm

Trong ván đấu này danh thủ Nguyễn Vũ Quân là người cầm quân đỏ được quyền đi trước và danh thủ Lã Khâm là người cầm quân đen đi sau.
Ván đấu diễn ra trong Vòng 6 vào ngày 6/11/2006 tại giải vô địch cờ tướng châu á 2006 tổ chức tại vũng tàu Bắt đầu ván đấu 2 bên triển khai thế trận trung pháo tấn tam binh đối bình phong mã bên tiên lựa chọn phương án pháo 8 tấn 4 đưa pháo quá hà để tấn công. Sau đây là diễn biến của ván đấu mời các bạn cùng theo dõi.

Nguyễn Thành Bảo vs Nguyễn Vũ Quân

ván 23 trong chuyên đề Nguyễn Thành Bảo đối cục tinh tuyển: Nguyễn Thành Bảo gặp Nguyễn Vũ Quân tại lượt đấu thứ 7 Giải cờ tướng Trí vận hội thế giới lần thứ 1 năm 2008 Hai bên nhập cuộc với thế trận: Pháo đầu quá hà xa đối bình phong mã bình pháo đổi xe Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau thưởng thức các đường cờ của danh thủ Nguyễn Thành Bảo.


Trần Quới – Huyền thoại trong làng cờ tướng Việt


Để tiếp nối các bài viết về danh thủ cờ tướng đất Việt, hôm nay mình xin viết tiếp về cao thủ Trần Quới, một trong “Võ Lâm Tam Sát” chốn Sài Thành xưa.
Một thiên tài cờ tướng Việt nhưng tiếc thay đoản mệnh, và còn lại đây mãi mãi một huyền thoại trong giới cờ tướng việt, đặc biệt là “cờ độ giang hồ“.
Mục lục

Thiên tài cờ tướng Trần Quới

Nhắc đến cờ độ giang hồ, không thể bỏ qua nhóm “Giang hồ Tam Ác”. Trước khi lập nhóm, cả ba đã “đụng” nhau nẩy lửa bằng cách nào đó mà về sau họ đã lập nên nhóm giang hồ tam ác huyền thoại.
Trong cờ độ giang hồ ngày nay vẫn tồn tại một giai thoại về Võ Lâm Tam sát, đứng đầu Nhất Sát – Lê Thiên Vị, Nhị Sát – Lê Nhị Trí và cuối cùng là Tam Sát – Trần Quới.
Họ là những cao thủ cờ tướng trong giới giang hồ cờ độ xưa. Cuộc sống của Trần Quới lại không hoàn toàn là một màu xanh hay màu hồng giống như bao người đã nghĩ.

Tiểu sử

Danh thủ Trần Quới sinh năm 1957 tại Sài gòn. Cha là kỳ thủ Trần anh Minh – một tay cờ người Hoa khét tiếng hồi thập niên 50 của thế kỷ 20 (thường được gọi là Lác) cũng là một cao thủ cờ độ Sài gòn xưa.
Chân dung kỳ thủ Trần Quới
Chân dung kỳ thủ Trần Quới
Chính vì vậy mà Trần Quới mới có biệt hiệu là “Lác chảy” theo tiếng Quảng Đông có nghĩa là “đứa con trai”. Bạn bè rất thích gọi biệt danh này, mà Trần Quới thì không bao giờ tỏ ra khó chịu hay phản đối, bởi bản thân Quới không hề bị tí lác nào.
Với dáng tầm thước, gương mặt sáng láng, đôi mắt hơi nhỏ nhưng linh động, thông minh khiến Trần Quới có vẻ điển trai là đàng khác.
Quới suy nghĩ tính toán các nước cờ cực kỳ nhanh lẹ. Đặc biệt trong những thế cờ căng thẳng, Quới luôn tìm được nước đi chính xác nhằm củng cố thế trận mình và gây lung túng cho đối phương.

Cuộc đời

Mẹ của Quới là người Kinh, do hoàn cảnh rất nghèo, Quới phải bỏ học từ năm lớp 8 để đi giang hồ kiếm sống bằng nghiệp đánh cờ của cha.
Trần Anh Minh chủ yếu dẫn con ra song cờ cho nó chạy chơi quanh quẩn, còn bản thân ông bố tìm người “cáp độ” rồi mãi miết đánh cờ có dạy gì đâu.
Nhưng từ khi biết cái hay của cờ, Trần Quới tự mày mò theo dõi, học tập và thỉnh thoảng về nhà mới hỏi cha vài chổ khó mà thôi.
Năm 1974 khi danh thủ Hongkong là Lê Huệ Đông sang nước ta giao hữu với 4 danh thủ Sài gòn lúc đó (Lê Văn Tám, Phạm Thanh Mai ,Phạm Tấn Hòa, Trần Đình Thủy) thì bên lề, danh thủ Hongkong này cũng có đánh độ với Trần Quới.
Lúc bấy giờ Lê Huệ Đông chấp Trần Quới 2 tiên, kết quả Trần Quới thắng. Sau 1975, Trần Quới đã đạt đến trình độ cao thủ hạng nhất, đủ khả năng đánh phân tiên với Phạm Tấn Hòa (là quán quân giải toàn thành 1976).

Sự nghiệp

Thời kỳ những năm 1978-1979 Quới mạnh dạn đi giang hồ từ các tỉnh thành miền nam ra các tỉnh miền trung. Bất cứ nơi nào có tay cờ nổi tiếng, Quới đều tìm kiếm khiêu chiến.
Các cao thủ miền trung nổi tiếng lúc bấy giờ như Nguyễn Thọ Phú tức Xí (Nha Trang), Nguyễn Minh Trưng (Bình Định), Phan Hiền Khánh (Phan Thiết), Hà Hồng Quan (Mỹ Tho) … đều đã so tài và tất cả đều là bại tướng của Trần Quới.
Khoảng năm 1980, “Song kiếm hợp bích” Lê Nhị Trí – Trần Quới ra giang hồ và được Thập Tam tìm đến. Lúc này, có cao thủ Hồng “quán trọ” mới ngoài Bắc vô đòi sới độ với Thập Tam để đánh lớn. Thập Tam sức cờ yếu, thua Hồng “quán trọ” khoảng một nước rưỡi, bèn nhờ “nhị sát”.
Giang hồ Tam Sát giờ chỉ còn lại nhị sát
Giang hồ Tam Sát giờ chỉ còn lại nhị sát (Lê Thiên vị – trái; Lê Nhị Trí – phải)
Vì không cân đối được bài toán thu – chi, nợ nần quá nhiều (khoảng 5 lượng vàng), Trần Quới đã quyết định vượt biên vào một ngày hạ tuần tháng 7/1988.
Chuyến đi đó đã lấy mất của làng cờ Việt nam một thiên tài trăm năm có một. Trần Quới chính là điển hình rõ ràng cho cái mà người ta hay nói là “có tài mà không gặp thời“.
Hay là… ông trời khi ban cho một người cái này thì ngài lại lấy đi cái khác. Có người nói: “Sự khôn ngoan giúp ta tồn tại, đam mê giúp ta sống”. Danh thủ Trần Quới đã sống 31 năm trọn vẹn với niềm đam mê của mình, dù sao cũng hơn là tồn tại vật vờ, kể ra cũng không uổng một kiếp người…

Những ván cờ để đời của Trần Quới

Rất nhiều ván đấu hay của Trần Quới không được ghi lại, tuy nhiên nhiều ván trong giải vô địch thành phố và giải quốc gia đều có, sau đây mình xin chia sẻ lại một số ván tiêu biểu.

Trần Quới Hậu Thủ Cực Hay Trước Hứa Liên Thành

Ván đấu diễn ra vào tháng 3/1978 tại giải cờ tướng vô địch toàn thành (TPHCM). Trước đó vào các năm 1976 và 1977 Trần Quới đã 2 lần phải đáng tiếc vì không thể chạm tay vào chức vô địch.
Lần này năm 1978 đến với giải đấu với tinh thần quyết tâm và đường cờ cũng đã khác trước. Danh Thủ Trần Quới đã chiến thắng và dành chức vô địch toàn thành phố, chính thức trở thành kỳ vương Phương Nam và là tay cờ số 1 Phương Nam. Mời các bạn cùng thưởng thức ván đấu.

Trần Quới vs Diệp Khải Dương

Trần Quới vs Khâu Văn Hiệp

TOP 19 cao thủ hàng đầu trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc


Từ khi giải vô địch cờ tướng Trung Quốc được mở ra từ năm 1956 cho đến nay đã trải qua 54 lần tổ chức. Do nhiều nguyên nhân khác quan (cách mạng trung hoa) nên năm 1961,1963,1967, 1973,1976 không thể tổ chức đại hội.
Trải qua nhiều thăng trầm, cộng đồng cờ tướng trung quốc nổi lên 19 cái tên hùng bá hàng đầu trong làng cờ nước nhà và quốc tế.
Hôm nay hãy cùng Ziga điểm qua 19 cao thủ cờ tướng hàng đầu trung quốc này nhé!

Mục lục

Kỳ tiên – Hồ Vinh Hoa

Hồ Vinh Hoa (giản thể: 胡荣华, bính âm: Hú Róng Huá), sinh 1945 tại Thượng Hải, là một cao thủ cờ tướng hàng đầu Trung Quốc. Ông đã 14 lần vô địch cờ tướng cá nhân toàn Trung Quốc. Năm 1960 khi mới 15 tuổi đã trở thành “Vua Cờ Tướng” của Trung Quốc mang tên Hồ Vinh Hoa.
Chân dung Kỳ Tiên - Hồ Vinh Hoa
Chân dung Kỳ Tiên – Hồ Vinh Hoa
Từ năm 1960 đó đến năm 1979 giành ngôi vô địch mười lần liên tục, được gọi là thập liên bá (十连霸). Ông 14 lần vô địch quốc gia vào các năm 1960, 1962, 1964, 1965, 1966, 1974, 1975, 1977, 1978, 1979, 1983, 1985, 1997, 2000) .

Dịch lâm đệ nhất cao thủ – Hứa Ngân Xuyên

Hứa Ngân Xuyên (giản thể: 许银川, bính âm: Xǔ Yín Chuān), sinh 5 tháng 8 năm 1975, người Huệ Lai, Quảng Đông, Trung Quốc, là một đại kiện tướng cờ tướng Trung Quốc.
Anh từng 3 lần giành chức vô địch thế giới (1999, 2003, 2007), vô địch châu Á năm 2013.
6 lần vô địch quốc gia (1993, 1996, 1998, 2001, 2006, 2009) và là một trong những kì thủ xuất sắc nhất thế giới hiện nay.
Chân dung kỳ thủ Hứa Ngân Xuyên
Chân dung kỳ thủ Hứa Ngân Xuyên
Năm lên 3 tuổi, Hứa Ngân Xuyên đã học đánh cờ, năm 1988 đã gia nhập đội cờ tướng Trung Quốc của tỉnh Quảng Đông. Năm 1993, đoạt giải quán quân cá nhân giải cờ vua toàn Trung Quốc, thăng cấp đại kiện tướng, trở thành người trẻ tuổi thứ hai trong các quán quân cờ tướng toàn quốc Trung Quốc sau Hồ Vinh Hoa.

Khoái mã phi đao – Lữ Khâm

Lữ Khâm sinh năm 1962, người huyện Huệ Dương tỉnh Quảng Đông hiện đang là HLV trưởng đội tuyển cờ tướng Quảng Đông.
Lữ Khâm theo học Dương Quan Lân không những tinh thông cờ tướng khai cuộc, mà trung tàn cuộc cũng vô cùng cao siêu. Lữ Khâm là 1 nhân vật thuộc hàng kiệt xuất của cờ tướng Trung Hoa, cờ tướng khai cuộc trung cuộc và tàn cuộc đều xuất sắc.
Chân dung kỳ thủ Lữ Khâm
Chân dung kỳ thủ Lữ Khâm
Tuy nhiên điều mà Lữ Khâm gây ấn tượng mạnh cho người chơi cờ với một phong cách chơi cờ hết sức khoáng đạt và sáng tạo.
Ông 5 lần vô địch quốc gia vào các năm 1986, 1988, 1999, 2003, 2004.

Ma Kỳ – Dương Quan Lân

Kỳ vương Dương Quan Lân sinh năm 1925 người huyện Đông Hoan tỉnh Quảng Đông. Ông lớn lên trong bối cảnh đất nước Trung Hoa vẫn còn chưa thống nhất. Chiến tranh giữa 2 phe phái chính trị chủ yếu là Quốc dân Đảng và Cộng sản Đảng nhằm tranh giành quyền lực vẫn còn diễn ra liên miên.
Chân dung Ma Kỳ - Dương Quan Lân
Chân dung Ma Kỳ – Dương Quan Lân
Từ khi còn rất nhỏ Dương Quan Lân đã tỏ rõ lòng đam mê với cờ tướng.Ông quyết tâm tự học thành tài và ấp ủ trở thành tay cờ giỏi nhất thiên hạ.Dần dần nhờ năng khiếu bẩm sinh của mình,Dương Quan Lân khi ấy còn đang ở độ tuổi thanh niên trai tráng đã sớm vang danh khắp cả vùng Lưỡng Quảng.
Ma kỳ Dương Quan Lân đã giành 4 lần vô địch quốc gia vào các năm 1956, 1957, 1959, 1962.

Kỳ thánh – Lí Lai Quần

Lý Lai Quần sinh năm 1959 tại thành phố Hàm Đan tỉnh Hà Bắc. Học cờ từ nhỏ, 10 tuổi được xem là thần đồng, 16 tuổi giành ngôi vô địch cờ tướng thiếu niên toàn quốc. 4 lần vô địch quốc gia vào các năm:1982,1984,1987,1991.
Ông Là học trò của ĐC ĐS Lưu Điện Trung, ảnh hưởng bởi sư phụ nên lối đánh của ông tinh tế thận trọng. Ông rất giỏi trong các các kỹ xảo điều quân giành thế, nổi tiếng là nhân vật có chiêu thức sát chiêu ảo diệu.
Chân dung kỳ thủ Lý Lai Quần là doanh nhân ở tuổi xế chiều nhưng vẫn còn đam mê cờ tướng
Chân dung kỳ thủ Lý Lai Quần là doanh nhân ở tuổi xế chiều nhưng vẫn còn đam mê cờ tướng
Năm 1992, khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp Lý Lai Quần bất ngờ bỏ cờ, chuyển sang lĩnh vực kinh doanh. Và bây giờ là một doanh nhân thành đạt của tỉnh Hà Bắc, kỳ đàn mất đi một nhân tài, nhưng thương nhân lại xuất hiện một tuấn kiệt.

Đông bắc hổ – Triệu Quốc Vinh

Triệu Quốc Vinh, Tượng kỳ đặc cấp đại sư, sinh năm 1961, người Cáp Nhĩ Tân, tự học cờ từ nhỏ. Năm 1974 (tức 13 tuổi) bắt đầu tham gia toàn quốc tái. Sau đó được danh sư Vương Gia Lương hết lòng bồi dưỡng, kỳ nghệ bắt đầu tăng cao
Triệu Quốc Vinh kiến thức hơn người, xảo thủ diệu chiêu, trận thế mạnh mẽ, chiêu thức sáng tạo, tinh túy. Kỳ nghệ của Triệu Quốc Vinh rất được tác giả hân thưởng, lúc thì mãnh liệt như thủy triều, liên miên như nước chảy.
Chân dung kỳ thủ Triệu Quốc Vinh
Chân dung kỳ thủ Triệu Quốc Vinh
Lúc thì như hành vân lưu thủy (mây bay nước chảy), lúc lại chậm rãi như nước trong lạch, quỷ phủ thần công, huyền cơ mạc trắc, mỹ bất thắng thu (không cần đánh cũng thắng), như si như túy.
Ông từng 4 lần vô địch quốc gia vào các năm 1990, 1992, 1995, 2008.

Đông phương điện não – Liễu Đại Hoa

Liễu Đại Hoa (sinh 1950) quê ở Vũ Hán, Hồ Bắc là một vận động viên cờ tướng của Trung Quốc. Ông được phong cấp cao nhất trong cờ tướng là đặc cấp quốc tế đại sư.
Năm 1963 Liễu Đại Hoa đã vô địch cờ tướng cấp thiếu niên tỉnh Hồ Bắc. Năm 1974 ông vô địch cờ tướng Hồ Bắc và giành quyền tham dự giải vô địch cờ tướng Trung Quốc. Từ đó ông thường xuyên tham gia giải vô địch cờ tướng Trung Quốc. Ông đã 2 lần vô địch quốc gia vào các năm 1980, 1981.
Chân dung kỳ thủ Liễu Đại Hoa
Chân dung kỳ thủ Liễu Đại Hoa
Liễu Đại Hoa có sở trường về đánh cờ tưởng (cờ mù – đánh không nhìn bàn), được vinh danh là Đông Phương điện não (“máy tính phương Đông”). Ông còn được người đời đặt cho danh hiệu là Vua Cờ Mù
Năm 1988, tại Thiên Tân, ông phá kỉ lục đánh cờ tưởng đồng thời 12 bàn đang tồn tại của Hồ Vinh Hoa lên 15 bàn (thắng 11, hoà 3, chỉ thua 1). Năm 1995, kỉ lục này lại bị chính Liễu phá vỡ tại Bắc Kinh với 19 bàn (thắng 16, hòa 1 và thua 2).

Ngoại tinh lai khách – Vương Thiên Nhất

Vương Thiên Nhất sinh năm 1989 tại Bắc Kinh. Hiện tại đang là kỳ thủ đứng đầu bảng xếp hạng của Trung Quốc với elo hiện tại 2702, elo cao nhất từng đạt là 2712; đồng nghĩa là kỳ thủ mạnh nhất thế giới hiện tại.
Anh được người đời gọi với biệt hiệu là Ngoại Tinh Lai Khách bởi lối chơi dũng mãnh, nhiều đột phá nhưng lại hết sức khéo léo, tinh tế, lão luyện, sâu xa.
Chân dung kỳ thủ Vương Thiên Nhất
Chân dung kỳ thủ Vương Thiên Nhất
Ngay từ nhỏ đã bộc lộ năng khiếu và thiên tư tuyệt vời về cờ tướng. Vương Thiên nhất đã 2 lần vô địch Trung Quốc là năm 2012 và 2016, vô địch châu Á 2015.
Thế trận sở trường là Phi tượng cụcTiên nhân chỉ lộ. Vương Thiên Nhất có lối chơi rất hiệu quả, rất đáng để học hỏi.

 Xuyên thục thiếu hiệp – Trịnh Duy Đồng

Trịnh Duy Đồng sinh năm 1994, năm 12 tuổi dành chức quán quân toàn quốc lứa tuổi thiếu niên. 14 tuổi đại diện cho đội hình 2 của Tứ Xuyên chinh chiến tại tượng kỳ ất cấp liên tái, thành tích 5 thắng 4 hòa.
Sau đó Trịnh Duy Đồng đại diện cho đội Trung Quốc tham dự giải vô địch Châu Á dành cho lứa tuổi thiếu niên và giành chức quán quân, 15 tuổi đại diện cho Tứ Xuyên tham gia giáp cấp liên tái, là kỳ thủ trẻ nhất của giải.
Tại giải giáp cấp năm đó Trịnh đã có thành tích rất ấn tượng với chỉ 1 lần bại trận trước đặc cấp quốc tế đại sư Hứa Ngân Xuyên.
Chân dung kỳ thủ trẻ tuổi Trịnh Duy Đồng
Chân dung kỳ thủ trẻ tuổi Trịnh Duy Đồng
Cùng năm đó tại giải cá nhân, Trịnh đứng vị trí thứ 12, trở thành tượng kỳ đại sư trẻ nhất, với sự trưởng thành rất nhanh của mình, liên tiếp giành được quán quân “Dương Quan Lân bôi công khai tái”, quán quân giải thiếu niên Châu Á, quán quân “danh san quán quân”, và quán quân cá nhân toàn quốc.
Hiện tại anh đã 2 lần vô địch quốc gia vào các năm 2014, 2015.

Thần đồng cờ tướng – Lí Nghĩa Đình

Kỳ vương Lý Nghĩa Đình sinh năm 1938,người thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Lý nghĩa đình là kỳ thủ cùng thời với Hồ Vinh Hoa, bởi vậy số lần vô địch của ông không nhiều. Hiện tại ông đang giữ 1 chức vô địch quốc gia vào năm 1958.
Với phong cách đánh cờ cương nhu tương tế, ứng biến linh hoạt, rất giỏi sử dụng thế trận “Trung pháo tuần hà pháo chống Bình phong Mã” trong các cuộc chiến đỉnh cao.
Chân dung thần đồng cờ tướng Lý nghĩa Đình
Chân dung thần đồng cờ tướng Lý nghĩa Đình
Lý Nghĩa Đình là học trò của danh thủ Hồ Bắc La Thiên Dương nổi lên từ khi còn rất trẻ với việc tạo ra sóng gió đánh bại hàng loạt cao thủ bến Thượng Hải khi cùng thầy mình lưu lạc giang hồ.
Về sau, Lý Nghĩa Đình trở thành quốc thủ quốc gia nhưng đáng tiếc sự nghiệp chơi cờ gặp nhiều trắc trở. Sau Đại cách mạng văn hóa, do bị ép buộc, quá đau khổ, ông đã phải từ bỏ làng cờ gác kiếm phong đao mãi mãi không bao giờ trở lại kỳ đàn Trung Quốc nữa.

Trường bạch mãnh hổ – Đào Hán Minh

Đào Hán Minh tục danh là Đào Hoa công tử, xuất sinh miền Hải Thành thuộc tỉnh Liêu Ninh phía Bắc Trung Quốc. Từ nhỏ công tử đã tự học đánh cờ, một mình nghiên cứu mà trở thành cao thủ.
Đào công tử là nhân vật giang hồ có lối chơi công thủ độc đáo, chiêu thức mờ mờ ảo ảo, âm phong và tàn độc, trung cục quỷ dị, khó đoán nhưng vì Hải Thành xa xôi nên Trung Nguyên chẳng một ai hay biết tên tuổi của anh.
Năm 1987, khi Đào Hán Minh 21 tuổi mới lần đầu tiên được tham gia giải đồng đội Trung Quốc nhưng chẳng để lại ấn tượng gì sâu sắc đành cất bước ra về.
Chân dung kỳ thủ Đào Hán Minh
Chân dung kỳ thủ Đào Hán Minh
Năm 1994, bất ngờ xảy ra ở giải vô địch cờ tướng khi đó anh bước lên ngôi vị cao nhất vô địch kỳ đàn Trung Quốc khiến bao người nể phục.
Anh khiến các đối thủ sững sờ khi chứng kiến những miếng cờ độc đáo, kỳ lạ nhưng đầy cạm bẫy và chết chóc. Anh cũng dành được nhiều danh hiệu cá nhân và tập thể nhưng sanh hiệu cao quý nhất vẫn là bước lên đỉnh cao nhất của kỳ đàn Trung Quốc.

Phang mệnh tam lang – Vu Ấu Hoa

Vu Ấu Hoa (sinh năm 1961) là kỳ thủ số 1 của tỉnh Chiết Giang trong suốt nhiều năm qua và được giới chuyên môn liệt vào hàng ngũ những đại cao thủ hàng đầu của làng cờ Trung Quốc.
Vu Ấu Hoa từ nhỏ đã tự học đánh cờ không có thầy giáo chỉ điểm, nhưng bằng năng khiếu bẩm sinh đã nhanh chóng đạt được thành tựu và dần dần trở thành 1 cao thủ khét tiếng trong và ngoài Trung Quốc.
Chân dung kỳ thủ Vu Ấu Hoa
Chân dung kỳ thủ Vu Ấu Hoa
Cờ của Vu Ấu Hoa có cái gì đó rất lạ: mạnh mẽ, hung tàn, biến hoá, táo bạo, đầy tính chiến đấu và đậm chất giang hồ. Ưa thích sự phiêu lưu mạo hiểm trong những nước cờ kỳ quái của mình, không có bài bản, không có lối mòn.
Đến năm 2002, khi Vu đại sư đã 41 tuổi ông mới giành chức quán quân cờ tướng Trung Quốc và được phong danh hiệu cao quý nhất “Đặc cấp đại sư”. Ngoài ra Vu Ấu Hoa cũng giành khá nhiều những giải thưởng lớn tại các giải đấu khác như giải VĐ các danh thủ cờ tướng Châu Á khác.

Tiếu diện Phật – Từ Thiên Hồng

Đại kiện tướng Từ Thiên Hồng sinh năm 1960 tại thành phố Thái Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.Từ thời thiếu niên Từ đã mê cờ tướng, năm 1976 tham gia giải thi đấu thiếu niên của tỉnh đã bắt đầu bộc lộ tài năng, sau giải được tham gia khóa tập huấn ngắn hạn thiếu niên của tỉnh và được coi là hạt giống mới của làng cờ.
Chân dung kỳ thủ Từ Thiên Hồng
Chân dung kỳ thủ Từ Thiên Hồng
Khai cục của Từ chật chẽ ít xuất hiện nước hở, khi đi trước thường sử dụng sở trường cục pháp Pháo Đầu Tiến Tam Binh, Tiên Nhân Chỉ Lộ, …đi sau Bình Phong Mã, Phản Cung Mã, Thuận Thủ Pháo ,…rất có trình độ. Anh là người chịu khó học tập và nghiên cứu, hiện vẫn là kỳ thủ có hiệu lực tốt đối với đội Giang Tô
Năm 1989 anh vinh dự được lên ngôi Quán quân toàn Trung Quốc, và được phê chuẩn đại kiện tướng (Quốc gia).

Loạn chiến vương – Hồng Trí

Hồng Trí sinh ngày 16.07.1980 tại Vũ Hán – Hồ Bắc – Trung Quốc, là học trò ưu tú của ĐCĐS Liễu Đại Hoa, nhà quán quân cờ tướng năm 2005 trong lịch sử Trung Quốc nổi tiếng từ khi còn rất trẻ.
Anh là người có kỳ phong cương mãnh rất thích hạ gục nhanh tiêu diệt gọn đối thủ, lối chơi sáng tạo, rất giỏi hỗn chiến, khả năng tính toán sát cục cực cao, được giới cờ coi là “Loạn chiến ma vương” xếp trong hàng ngũ Tứ Đại thiên vương đương thời.
Chân dung kỳ thủ Hồng Trí
Chân dung kỳ thủ Hồng Trí
Tuy nhiên sự nghiệp của Hồng Trí lại rất thăng trầm, từ khi thành danh đến khi lên đến đỉnh cao đã rất nhiều lần bôn ba chuyển đội, không khi nào dừng bước cứ như một con sóng ngầm chảy mãi vì thế kỳ đàn còn gọi anh là “Lưu lãng kỳ vương”. 
Năm 2005 anh lần đầu tiên vô địch kỳ đàn Trung Quốc.

Lục mạch thần kiếm – Triệu Hâm Hâm

Triệu Hâm Hâm sinh năm 1988,người huyện Ôn Lĩnh tỉnh Chiết Giang. Anh là 1 kỳ thủ xuất chúng trên kỳ đàn Trung Quốc hiện nay.
Chân dung kỳ thủ Triệu Hâm Hâm
Chân dung kỳ thủ Triệu Hâm Hâm
Trước đây khi còn nhỏ là học trò của Vu Ấu Hoa tiên sinh. Sau 1 thời gian được chuyển sang tập huấn cùng Đông đạo chủ của Triết Giang kỳ hội là Đặc cấp đại sư Trần Hàn Phong kỳ nghệ thăng tiến cực nhanh.
Triệu Hâm Hâm đã nhiều lần giành chức vô địch giải trẻ toàn tỉnh cũng như toàn quốc. Anh 1 lần vô địch quốc gia vào năm 2007.

Ngọc diện thần quân – Tưởng Xuyên

Tưởng Xuyên sinh ngày 26/1/1984 tại Triết Giang, lên 5 tuổi, cậu bé Tưởng Xuyên bắt đầu làm quen với cờ tướng. Và dù chỉ tự học lấy, nhưng sau một thời gian rất ngắn sau, Tưởng đã có thể đánh bại cả những thiếu niên lớn hơn mình rất nhiều.
Thấy con đam mê cờ, một môn rèn luyện trí tuệ hữu ích, mẹ của Tưởng Xuyên bèn dẫn đến nhà danh thủ Hồ Võng Anh bái sư. Dưới sự rèn giũa của thầy, sức cờ của Tưởng tiến bộ rất nhanh, mau chóng vô địch thiếu nhi của huyện và tỉnh.
Chân dung kỳ thủ Tưởng Xuyên
Chân dung kỳ thủ Tưởng Xuyên
Điểm hơi đặc biệt của danh thủ này là không có danh sư chỉ điểm mà chủ yếu là luyện cờ với SW 16U, dĩ nhiên là trong quá trình thi đấu, Tưởng Xuyên cũng có trao đổi và cũng học hỏi ít nhiều từ “Trương giáo đầu” (Trương Cường).
  • Năm 1998 quán quân Vận động hội Thanh thiếu niên tỉnh Triết giang.
  • Hạng 2 giải Thiếu niên toàn quốc năm 2000.
  • Năm 2003 gia nhập đội cờ thành phố Bắc kinh, trở thành tay cờ chủ lực của đội trong nhiều năm nay.
  • Vô địch kỳ đàn Trung quốc 2010.
  • Quán quân Cúp thế giới 2011.

Bạch miêu – Tôn Dũng Chinh

Tôn Dũng Chinh sinh ngày 21 tháng 11 năm 1981, ở Thượng Hải. 6 tuổi Tôn bắt đầu bị ảnh hưởng cờ từ bố, thầy giáo dạy cờ vỡ lòng là Cát Duy Bồ – Đại sư tượng kỳ đương thời – phó chủ nhiệm ủy viên hiệp hội cờ tướng thanh thiếu niên.
Năm lên 8 tuổi anh đã tham gia giải vô địch thiếu niên Thượng Hải và giành chức Quán quân nhi đồng. Ở hạng mục này Tôn còn vô địch thêm 5 lần.
Chân dung kỳ thủ Tôn Dũng Chinh
Chân dung kỳ thủ Tôn Dũng Chinh
Từ năm 1991, Tôn bắt đầu tham gia giải thiếu niên toàn quốc, đã từng 3 lần lọt vào top 3. Năm 1994, 1996 Tôn đoạt ngôi Quán quân giải thiếu niên toàn quốc.
Năm 1995, khi ấy Tôn mới 14 tuổi nhưng đã được tham gia giải cá nhân toàn quốc và xếp hạng 11, từ đó được tấn phong danh hiệu Đại sư, và cho đến nay Tôn vẫn là người trẻ nhất được tấn phong danh hiệu Đại sư.
Tháng 10 năm 2011 vô địch giải Quốc thủ và giành Quán quân giải cá nhân toàn quốc, đồng thời được tấn phong Đặc cấp đại sư.

Tiểu cự nhân – Tạ Tĩnh

Tạ Tịnh sinh năm 1989, quê gốc ở tỉnh Giang Tô, sinh ra và lớn lên tại TP Thượng Hải – một trong 4 thành phố lớn nhất của đất nước Trung Quốc.
Từ khi còn rất nhỏ Tạ Tịnh đã tỏ ra có năng khiếu đặc biệt với cờ tướng, em học cờ rất nhanh và tiến bộ không ngừng.
Từ năm 1998 đến năm 2000, em được TP Thượng Hải cho tham gia giải đấu toàn quốc lứa tuổi thiếu niên và xuất sắc lập lên 1 kỷ lục mới khi liên tục giành được ngôi vị quán quân.
Chân dung kỳ thủ Tạ Tĩnh
Chân dung kỳ thủ Tạ Tĩnh
Năm 2001 khi mới 12 tuổi, 1 may mắn lớn đã đến với em khi em được chính vị kỳ vương nổi tiếng năm xưa là Hồ Vinh Hoa tỏ lời khen ngợi và có ý thu nhận làm đệ tử chân truyền.
Năm 2006, Tạ Tịnh đoạt ngôi quán quân giải cờ tướng Cảnh Sơn Bôi ở Bắc Kinh. Năm 2003 và 2007, em là thành viên chủ lực của đội cờ Thượng Hải lập nhiều chiến công giúp toàn đội đoạt ngôi vô địch cờ tướng quốc gia.
Tháng 3 năm 2008, em được Hiệp Hội cờ tướng Trung Quốc tấn phong danh hiệu cao quý nhất Đặc cấp đại sư,trở thành người thứ 27 ở Trung Quốc có được vinh dự này.
Tháng 6 năm 2008, Tạ Tịnh với 2564 điểm được xếp hạng thứ 9 trên bảng xếp hạng chung của làng cờ chuyên nghiệp toàn Trung Quốc.
Năm 2013 em giành chức quán quân Kỳ Đàn Cờ Tướng Trung Quốc.

Đỉnh công siêu nhất lưu – Từ Siêu

Từ Siêu sinh năm 1981 thật khiêm tốn mặc dù 8 năm trước đã đánh bại hàng loạt kỳ vương, đặc cấp đại sư đoạt vòng nguyệt quế giải Đại kỳ thánh chiến.
Chân dung kỳ thủ Từ Siêu
Chân dung kỳ thủ Từ Siêu
Giải cờ tướng cá nhân toàn Trung Quốc năm 2017 được tổ chức Kim Mậu viên đại tửu điếm, Thẩm Quyến. Từ Siêu cầm đỏ đi tiên phế xe xảo diệu dùng tam tử xe, pháo, mã tuyệt sát Vương Thiên Nhất xe song pháo.
Từ Siêu dũng mãnh đoạt chức quán quân, đây là chiến tích tuyệt với của anh sau Đại Kỳ thánh chiến tám năm trước, trở thành vị quán quân thứ 19 trong lịch sử, được tấn phong Đặc cấp đại sư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét