TỰ NHIÊN TỒN TẠI 01
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ngôi sao neutron vừa được phát hiện được đặt tên là J0740+6620, cách chúng ta khoảng 4.600 năm ánh sáng. Nó có khối lượng gấp 333.000 lần Trái Đất và gần 2,17 lần Mặt Trời. Tuy nhiên, toàn bộ lượng vật chất khổng lồ đó được cô đặc lại trong ngôi sao có đường kích chỉ hơn 24 km.
Theo CNN, sao neutron J0740+6620 đã tiến sát giới hạn một vật thể có thể nén được tổng khối lượng đến bao nhiêu trước khi sụp đổ thành hố đen vũ trụ.
Ngôi sao neutron được xác định là một sao xung, xoay nhanh liên tục
và tạo ra sóng radio từ hai cực. Sao xung đóng vai trò như đồng hồ
nguyên tử của vũ trụ vì bước sóng mà nó tạo ra mang tính chu kỳ. Các nhà
nghiên cứu thiên văn có thể dựa vào thiên thể này để nghiên cứu vũ trụ
và thời gian.
Sao neutron J0740+6620 được phát hiện bởi kính viễn vọng Green Bank tại Tây Virginia. Các nhà khoa học vừa công bố phát hiện của mình trên tạp chí Nature Astronomy vào ngày 16/9. Họ ban đầu không có chủ đích tìm kiếm ngôi sao neutron "kỷ lục" mà chỉ đang nghiên cứu sóng hấp dẫn.
"Chúng tôi muốn phát hiện sóng hấp dẫn của sao xung với kính viễn vọng Green Bank. Để làm được điều đó, chúng tôi cần quan sát những sao xung quay ở tốc độ milli giây. Đây không phải là một bài viết nghiên cứu về sóng hấp dẫn mà chỉ là một trong nhiều kết quả quan trọng chúng tôi đạt được sau quá trình quan sát", Maura McLaughlin, giáo sư vật lý và thiên văn tại Đại học Tây Virginia, cho biết.
Các nhà khoa học vẫn còn nhiều câu hỏi chưa thể trả lời về sao neutron. Giới nghiên cứu thiên văn muốn biết nếu một ngôi sao neutron đạt đến trạng thái "siêu chảy", quá trình đó sẽ diễn ra như thế nào và đâu là thời điểm trọng lực bắt đầu tác động.
Phát hiện độc đáo của McLaughlin và cộng sự có thể giúp làm sáng tỏ phần nào những bí ẩn của vũ trụ.
Quan sát năm 2017 đưa ra bằng chứng cho lý thuyết rằng các vụ nổ lớn như vậy trong không gian tạo ra lượng lớn các nguyên tố nặng. Tất cả vàng và bạch kim được tìm thấy trên Trái Đất có khả năng được tạo ra bởi kilanova cổ đại do sự va chạm của sao neutron.
Theo CNN, việc các nhà thiên văn học có thể thực hiện quan
sát trực tiếp vào năm 2017 đã thay đổi những gì họ mong đợi về hình dạng
của một kilanova. Vì vậy, họ đã quan sát và nhìn lại các sự kiện khác.
Cụ thể, họ đã xem xét một vụ nổ tia gamma tháng 8/2016. Sự kiện có tên GRB160821B, được theo dõi vài phút sau khi được Đài thiên văn Neil Gehrels Swift của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện.
Phân tích mới về sự kiện năm 2016 được công bố hôm 27/8 trên tạp chí hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia.
Nhóm nghiên cứu nhận ra họ đã quan sát một kilanova vào năm 2016 mà không hay biết. Các nhà nghiên cứu hiện tin rằng đó cũng là kết quả của vụ va chạm sao neutron.
Phát hiện của sự kiện năm 2016 không có nhiều chi tiết như sự kiện năm 2017 nhưng hồ sơ ghi nhận từ vài giờ đầu tiên đã tiết lộ những hiểu biết mới về các giai đoạn đầu của kilanova. Các nhà thiên văn học thực sự đã có thể nhìn thấy vật thể hình thành sau vụ va chạm, điều không có trong sự kiện năm 2017.
"Tàn dư có thể là sao neutron khổng lồ, từ tính cao được gọi là magnetar, chúng sống sót sau vụ va chạm và sau đó sụp đổ vào hố đen", Geoffrey Ryan, đồng tác giả nghiên cứu và là thành viên của Viện Hợp tác Nghiên cứu Khoa học Vũ trụ thuộc Khoa Thiên văn học của Đại học Maryland, cho biết.
"Điều này thật thú vị, bởi vì lý thuyết cho thấy rằng một magnetar sẽ làm chậm hoặc thậm chí ngừng quá trình sản sinh ra kim loại nặng, đó là nguồn cuối cùng của ánh sáng hồng ngoại đặc trưng của kilonova. Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng kim loại nặng bằng cách nào đó có thể thoát khỏi nguồn nhiệt của vật chất sót lại", Ryan nói.
Hiện tại, các nhà khoa học muốn áp dụng hiểu biết mà họ có được từ nghiên cứu này cho các sự kiện khác trước đó. Điều này cũng sẽ cải thiện quan sát của họ về các sự kiện trong tương lai để phát hiện các loại kilanova khác nhau, như trường hợp của siêu tân tinh.
Thư Viện Thiên Văn - Bí ẩn sao Neutron và sao lùn trắng
Phát hiện sao neutron lớn chưa từng thấy, thách thức giới hạn vật lý
Các nhà khoa học vừa phát
hiện một ngôi sao neutron lớn nhất từ trước đến nay, với khối lượng
khổng lồ được nén lại sát với giới hạn mà các định luật vật lý đặt ra.
Sao neutron là những ngôi sao nhỏ nhất trong vũ trụ, với đường
kính có thể chỉ bằng một thành phố trên Trái Đất. Nó là một trong những
dạng kết thúc của ngôi sao lớn, được tạo nên sau những vụ nổ siêu tân
tinh. Ngôi sao đi vào trạng thái vô cùng cô đặc dù có khối lượng rất
lớn, nhiều trường hợp hơn cả Mặt Trời của chúng ta.Ngôi sao neutron vừa được phát hiện được đặt tên là J0740+6620, cách chúng ta khoảng 4.600 năm ánh sáng. Nó có khối lượng gấp 333.000 lần Trái Đất và gần 2,17 lần Mặt Trời. Tuy nhiên, toàn bộ lượng vật chất khổng lồ đó được cô đặc lại trong ngôi sao có đường kích chỉ hơn 24 km.
Theo CNN, sao neutron J0740+6620 đã tiến sát giới hạn một vật thể có thể nén được tổng khối lượng đến bao nhiêu trước khi sụp đổ thành hố đen vũ trụ.
Hình ảnh minh họa của một ngôi sao neutron siêu từ tính. Ảnh: NASA. |
Sao neutron J0740+6620 được phát hiện bởi kính viễn vọng Green Bank tại Tây Virginia. Các nhà khoa học vừa công bố phát hiện của mình trên tạp chí Nature Astronomy vào ngày 16/9. Họ ban đầu không có chủ đích tìm kiếm ngôi sao neutron "kỷ lục" mà chỉ đang nghiên cứu sóng hấp dẫn.
"Chúng tôi muốn phát hiện sóng hấp dẫn của sao xung với kính viễn vọng Green Bank. Để làm được điều đó, chúng tôi cần quan sát những sao xung quay ở tốc độ milli giây. Đây không phải là một bài viết nghiên cứu về sóng hấp dẫn mà chỉ là một trong nhiều kết quả quan trọng chúng tôi đạt được sau quá trình quan sát", Maura McLaughlin, giáo sư vật lý và thiên văn tại Đại học Tây Virginia, cho biết.
Các nhà khoa học vẫn còn nhiều câu hỏi chưa thể trả lời về sao neutron. Giới nghiên cứu thiên văn muốn biết nếu một ngôi sao neutron đạt đến trạng thái "siêu chảy", quá trình đó sẽ diễn ra như thế nào và đâu là thời điểm trọng lực bắt đầu tác động.
Phát hiện độc đáo của McLaughlin và cộng sự có thể giúp làm sáng tỏ phần nào những bí ẩn của vũ trụ.
Phát hiện mới về vụ nổ vũ trụ tạo ra vàng và bạch kim
Từ quan sát đầu tiên về vụ va
chạm các sao neutron năm 2017, các nhà khoa học nhận ra vụ nổ tia gamma
năm 2016 là một kilonova, tức loại vụ nổ tạo ra vàng và bạch kim trong
vũ trụ.
Vụ va chạm giữa các sao neutron, được phát hiện vào tháng
8/2017, đã tạo ra sóng hấp dẫn, các nguyên tố nhẹ và nặng như vàng và
bạch kim. Nhưng các nhà thiên văn học nhận ra rằng họ cũng đã chứng kiến
một kilonova, loại vụ nổ tạo ra vàng và bạch kim, trong năm 2016.Quan sát năm 2017 đưa ra bằng chứng cho lý thuyết rằng các vụ nổ lớn như vậy trong không gian tạo ra lượng lớn các nguyên tố nặng. Tất cả vàng và bạch kim được tìm thấy trên Trái Đất có khả năng được tạo ra bởi kilanova cổ đại do sự va chạm của sao neutron.
Minh họa của hai ngôi sao neutron hợp nhất. Ảnh: Đại học Warwick. |
Cụ thể, họ đã xem xét một vụ nổ tia gamma tháng 8/2016. Sự kiện có tên GRB160821B, được theo dõi vài phút sau khi được Đài thiên văn Neil Gehrels Swift của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện.
Phân tích mới về sự kiện năm 2016 được công bố hôm 27/8 trên tạp chí hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia.
Nhóm nghiên cứu nhận ra họ đã quan sát một kilanova vào năm 2016 mà không hay biết. Các nhà nghiên cứu hiện tin rằng đó cũng là kết quả của vụ va chạm sao neutron.
Phát hiện của sự kiện năm 2016 không có nhiều chi tiết như sự kiện năm 2017 nhưng hồ sơ ghi nhận từ vài giờ đầu tiên đã tiết lộ những hiểu biết mới về các giai đoạn đầu của kilanova. Các nhà thiên văn học thực sự đã có thể nhìn thấy vật thể hình thành sau vụ va chạm, điều không có trong sự kiện năm 2017.
"Tàn dư có thể là sao neutron khổng lồ, từ tính cao được gọi là magnetar, chúng sống sót sau vụ va chạm và sau đó sụp đổ vào hố đen", Geoffrey Ryan, đồng tác giả nghiên cứu và là thành viên của Viện Hợp tác Nghiên cứu Khoa học Vũ trụ thuộc Khoa Thiên văn học của Đại học Maryland, cho biết.
"Điều này thật thú vị, bởi vì lý thuyết cho thấy rằng một magnetar sẽ làm chậm hoặc thậm chí ngừng quá trình sản sinh ra kim loại nặng, đó là nguồn cuối cùng của ánh sáng hồng ngoại đặc trưng của kilonova. Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng kim loại nặng bằng cách nào đó có thể thoát khỏi nguồn nhiệt của vật chất sót lại", Ryan nói.
Hiện tại, các nhà khoa học muốn áp dụng hiểu biết mà họ có được từ nghiên cứu này cho các sự kiện khác trước đó. Điều này cũng sẽ cải thiện quan sát của họ về các sự kiện trong tương lai để phát hiện các loại kilanova khác nhau, như trường hợp của siêu tân tinh.
Điều gì sẽ xảy ra nếu một Hố Đen cỡ đồng xu tấn công Trái Đất?
Dân trí Trong vũ trụ bao la, Hố Đen có lẽ chính là “hung thần” đáng sợ nhất mà chúng ta từng biết đến. Với lực hấp dẫn khổng lồ, không có bất kỳ vật chất nào, kể cả ánh sáng có thể thoát khỏi Hố Đen nếu chúng vượt qua ranh giới về khoảng cách an toàn.
Sức mạnh thực sự của Hố Đen
Về lý thuyết, chúng ta hoàn toàn có thể tự
tạo ra một Hố Đen, bằng cách nén một lượng vật chất có khối lượng đủ
lớn vào trong một không gian đủ nhỏ để làm biến dạng không thời gian.
Giả sử, nếu muốn biến đỉnh Everest trở thành Hố Đen, bạn sẽ phải nén cả
ngọn núi này về kích thước chỉ bằng vài nguyên tử. Mặc dù Hố Đen được
tạo thành trong trường hợp này nghe có vẻ thật nhỏ bé, nhưng có một điều
chắc chắn rằng, bạn sẽ không bao giờ muốn đứng quá gần với nó.
Theo ước tính, bán kính 10 mét xung quanh
Hố Đen kích thước nguyên tử này sẽ có lực hút ngang bằng với lực hấp dẫn
ở bề mặt Trái Đất. Đến đây có lẽ bạn đã hình dung được phần nào về sức
mạnh của hung thần vũ trụ này.
Chuyển sang một kích cỡ dễ tưởng tượng
hơn, một hố đen bằng đồng xu sẽ có thể gây ra thảm họa gì nếu nó tiến
sát hành tinh của chúng ta?
Câu hỏi được đặt ra ở trên thật ra có đến hai đáp án, tùy thuộc vào cách chúng ta xác định kích cỡ: khối lượng hay đường kính?
Giả thuyết I: Nếu Hố Đen có đường kính tương đương với đồng xu
Như đã đề cập, hố đen kích cỡ nguyên tử
đòi hỏi lượng vật chất tương đương núi Everest. Do đó, trong trường hợp
Hố Đen có đường kính tương đương với đồng xu, khối lượng của nó sẽ xấp
xỉ Trái Đất. Xét về sức mạnh, lực hấp dẫn của Hố Đen “đồng xu” này sẽ
gấp 1 tỷ tỷ lần so với Trái Đất của chúng ta.
Nếu hố đen này tiến quá gần đến Trái Đất
(vượt qua giới hạn Roche: Khoảng cách gần nhất mà hai thiên thể có
được), kết cục sẽ thực sự rất bi thảm!
Trước hết, cần khẳng định rằng, hành tinh
xanh không chỉ đơn giản là bị nuốt chửng bởi hố đen và biến mất trong
tích tắc! Điều thực sự diễn ra là Trái Đất sẽ bị tác động bởi lực hấp
dẫn khổng lồ của Hố Đen và bắt đầu quay quanh nó, thay vì mặt trời. Cũng
trong lúc này, từng phần của hành tinh sẽ bị tách ra và hút dần vào Hố
Đen. Bữa ăn của hung thần vũ trụ này sẽ bị làm chậm lại đôi chút vì
chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Dẫu vậy, kết cục tuyệt diệt
cũng sẽ ập đến. Về cuối, những vật chất còn lại của thứ từng là Trái
Đất sẽ bị biến thành dung nham nóng chảy và tạo thành hình đĩa quay
quanh Hố Đen.
Điều đáng ngạc nhiên là Mặt Trăng sẽ gần
như không bị ảnh hưởng gì, có chăng cũng chỉ là quỹ đạo quay sẽ có dạng
elip hơn trước.
Giả thuyết II: Nếu Hố Đen có khối lượng tương đương với một đồng xu
Một đồng xu thường có khối lượng trên dưới
5 gam. Do đó, để nén 5 gam vật chất trở thành Hố Đen, hung thần mà
chúng ta có được sẽ rất rất nhỏ. Nhỏ đến mức sự chênh lệch kích thước
giữa Hố Đen này với một nguyên tử cũng giống như sự chênh lệch giữa một
nguyên tử và Mặt Trời. Tuy nhiên, bạn cũng không được coi thường sức
mạnh của nó!
Cần biết rằng, Hố Đen sẽ liên tục bốc hơi
các vật chất sẵn có hay hút được trở lại vũ trụ, gọi là “Sự bốc hơi hố
đen”. Chính sự bốc hơi này sẽ làm giảm khối lượng và năng lượng của Hố
Đen. Do đó, dù có nuốt bao nhiêu hành tinh đi nữa, Hố Đen cũng không thể
tăng khối lượng. Theo thời gian, các Hố Đen sẽ co lại và biến mất. Điều
đáng nói ở đây là sự bốc hơi ở Hố Đen siêu nhỏ lại diễn ra mạnh mẽ hơn
nhiều so với Hố Đen lớn.
Quay trở lại với Hố Đen nặng bằng đồng xu,
vì kích thước quá nhỏ nên sự bốc hơi diễn ra với nó nhanh đến mức tạo
ra cả một vụ nổ, theo ước tính sẽ tương đương với 100.000 tấn TNT. Sức
mạnh của vụ nổ này đương nhiên không làm Trái Đất vỡ vụn nhưng cũng đủ
để quét sạch mọi thứ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nó!
Minh Nhật
Hải quân Mỹ: Vật thể bay không xác định là có thật
18/09/2019 15:22 GMT+7
TTO - Lần đầu tiên, một quan chức hải quân Mỹ xác nhận tính trung thực của các đoạn video ghi lại cảnh chạm trán Vật thể bay không xác định (UFO) được công bố cách đây hơn 1 năm.
Hồi tháng 12-2017 và tháng 3-2018, báo New York Times
của Mỹ tung ra 3 đoạn video được cho là mới giải mật, trong đó ghi lại
cảnh các phi công Hải quân Mỹ chạm trán một số vật thể bay không xác
định (UFO) mà người ta cũng thường gọi nôm na là "đĩa bay".
Qua
màn hình radar có thể thấy các vật thể bí ẩn di chuyển với vận tốc siêu
thanh, ở độ cao hơn 20km so với mặt đất, không có hình dạng cánh, động
cơ hoặc lực đẩy rõ ràng.
Dù với kinh nghiệm dày dặn, các phi công tiêm kích F/A-18 Super Hornet không biết mình đang nhìn thấy cái gì vào lúc đó. Và theo lời thú nhận mới đây của một quan chức hải quân, đến chính phủ Mỹ cũng mù tịt.
Trong một thông cáo gửi đến The Black Vault
- trang web chuyên đăng hồ sơ giải mật thông qua Đạo luật Tự do thông
tin (FOIA) của Mỹ, ông Joseph Gradisher - người phát ngôn cho phó chỉ
huy Tác chiến hải quân Mỹ về chiến tranh thông tin - thừa nhận rằng hải
quân chính thức xem các vật thể trong 3 đoạn video là "Hiện tượng trên
không chưa xác định".
Điều đó có nghĩa 3 đoạn video kỳ lạ
hoàn toàn là thật - và các vật thể bay được phát hiện trong không phận
huấn luyện quân sự của quân đội Mỹ vào các năm 2004 và 2015 lẽ ra không
được hiện diện vào lúc đó.
Một trong 3 đoạn video ghi lại cảnh phi công tiêm kích Mỹ chạm trán UFO - Nguồn: The Stars Academy of Arts & Science
Ngoài ra, người phát ngôn Gradisher cho biết Hải quân Mỹ chưa bao giờ cho phép công bố các đoạn video ra công chúng.
Theo nguồn tin của The Black Vault,
một cựu nhân viên Lầu Năm Góc có thể đã làm rò rỉ video ra ngoài không
đúng quy định. Ông này chỉ xin phép chia sẻ chúng trong nội bộ các cơ
quan chính phủ trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu về các thiết bị
bay không người lái (UAV).
Cũng cần phải
lưu ý, các quan chức Mỹ không nói các vật thể bay bí ẩn là phương tiện
di chuyển của "người ngoài hành tinh"; đơn giản là họ không thể xác định
hoặc giải thích được các hiện tượng đó bằng kiến thức hàng không hiện
có của nhân loại.
Nhận xét
Đăng nhận xét