CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 87
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tóm Tắt Nhanh Tiểu Sử LƯU BỊ Câu Chuyện Lịch Sử Trung Quốc Vang Danh Thiên Hạ Thời Kỳ Tam Quốc
Vị quan thanh liêm thời Nguyễn khiến đạo tặc vì nể phục mà tránh xa
- Trần Hưng
- •
- • 17.7k lượt xem
Nguyễn
Văn Hiếu làm quan trải 4 đời vua Nguyễn là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu
Trị và Tự Đức. Ông làm quan thanh liêm, đến kẻ gian còn kính trọng ông,
tránh xa khỏi nơi ông cai trị.
Nguyễn
Văn Hiếu sinh năm 1746 ở Kiến Hòa, tỉnh Định Tường (nay là Gò Công Tây,
tỉnh Tiền Giang). Theo gia phả họ Nguyễn Đình, ông là cháu 12 đời của
tướng quân Nguyễn Xí, trụ cột của nghĩa quân Lam Sơn, khai quốc công
thần của nhà Lê. Nguyễn Văn Hiếu là con trai của Chưởng y cấm vệ Nguyễn
Văn Đán, nhưng gia đình lại rất nghèo, thuở nhỏ ông phải cắt cỏ thuê để
kiếm sống qua ngày.
Năm 1785, ông gia
nhập quân Đông Sơn dưới quyền của Võ Tánh, một thuộc tướng của Nguyễn
Ánh. Nguyễn Văn Hiếu kinh qua nhiều chức vụ khác nhau, đến khi vua Gia
Long lên ngôi thì ông được cử làm trấn thủ Bình Định, sau điều ra làm
trấn thủ Sơn Nam Hạ (Nam Định ngày nay).
Ông
làm quan thanh liêm, được người dân thời đó ca tụng. Trong cuốn “Đại
Nam liệt truyện chính biên” (sơ tập, quyển 16) có chép rằng:
Nhà
quan mà xơ xác, lương bổng năm nào chỉ đủ chi dùng cho năm đó, chẳng dư
dả gì. Ông thường nghiêm cấm người nhà không được tự ý giao thiệp với
người ngoài. Ngày lễ, tết, ai biếu gì cũng chối từ.
Khi vợ có đôi lúc nói về gia cảnh, ông nhắc nhở: “Phu
nhân không còn nhớ thuở còn đi cắt cỏ ư ? Cái ăn cái mặc giờ đây gấp
đôi gấp năm ngày xưa, vậy mà còn muốn lấy của bất nghĩa để làm giàu ư?” Người vợ từ đấy không còn nói đến lợi lộc nữa.
Dù
là quan võ nhưng ông lại có cốt cách của một bậc Nho gia, khiến nhiều
sĩ tử yêu mến tài đức. Sau các kỳ thi, tân khoa đều đến yết kiến vị quan
thanh liêm này. Sách “Gò Công xưa” chép việc Nguyễn Văn Hiếu dặn dò các
tân khoa như sau:
Mười
năm đèn sách mới có ngày nay, tôi xin mừng cho các thầy. Nhớ ngày sau
được bổ dụng làm quan, cũng nên giữ gìn như lúc tân khổ, chớ có xa xỉ
quá để mang tiếng xấu cho thân danh, và phụ ý tốt (tuyển chọn nhân tài)
của triều đình.
Sự thanh liêm của Nguyễn Văn Hiếu còn ảnh hưởng đến cả đạo tặc. Sách “Đại Nam liệt truyện chính biên” có chép lại rằng:
Khi
làm quan, ông được dân thương mến, lại nghiêm trị thuộc lại, nên họ đều
sợ. Trong hạt nhiều trộm, ông Hiếu đến, bọn trộm bảo nhau rằng: “Ông
trấn thủ là người nhân huệ, ta phải tránh đi.”
Trước
một vị thanh quan như Nguyễn Văn Hiếu, những kẻ trộm cướp cũng rất mực
kính nể. Người xưa nói “đạo tặc cũng phải có đạo”, quả là không hề sai
lệch.
Năm
Minh Mạng thứ 2 (1821), nhà Vua đi tuần Bắc Hà, nghe tiếng dân chúng ca
ngợi Nguyễn Văn Hiếu làm quan thanh liêm, liền cho vời vào thành Thăng
Long thăng chức vượt cấp, đồng thời thưởng một ống nhòm mạ vàng, một
thanh gươm mạ vàng và một khẩu súng có nạm chữ vàng.
Giáp
Tết năm 1823, Nguyễn Văn Hiếu được cử làm trấn thủ ở Thanh Hoa (tức
Thanh Hóa ngày nay), các quan viên địa phương đều đến yết kiến ông. Tới
dịp tết, một vị thổ ty đến yết kiến ông rất lâu, xong việc dâng cho ông
lễ hậu, gọi là tết đến muốn biếu ông một ít “của núi rừng”. Nguyễn Văn
Hiếu khước từ và bắt vị thổ ty này mang quà về.
Khi
vị thổ ty này đang lừng khừng trước của nhà, thì một đày tớ ở dưới bếp
chạy đến và nói dối rằng Nguyễn Văn Hiếu đồng ý lấy một nửa. Sau này
Nguyễn Văn Hiếu phát hiện được thì rất tức giận, sai chém đầu người đày
tớ, nhiều người khuyên can đến mấy cũng không được.
Xong
việc này, Nguyễn Văn Hiếu lên triều trình bày và chịu tội trước triều.
Vua cho rằng ông làm vậy để khuyến khích việc làm quan thanh liêm là
đúng, nhưng việc giết đày tớ thì phạm luật, cho giáng ông ba cấp nhưng
vẫn lưu chức cũ.
Sách
“Gò Công xưa” kể rằng, một lần Nguyễn Văn Hiếu cùng các đồng liêu đi
xét án, thấy có tên trộm đã thú tội rồi mà vẫn còn bị tra tấn. Ông bèn
nói rằng:
Chúng
nó vì cùng cực nên phải làm việc gian phi, đêm khuya soi tường khoét
vách, khó nhọc mới lấy được tiền người ta. Nay nó đã nhận tội, thì cứ
chiếu theo luật mà trị, hà tất phải vẽ vời thêm làm gì? Thử hỏi: Ở các
nha môn, có những kẻ trên nhà cao, ngồi nệm, dựa gối; giữa ban ngày, vẫy
ngòi bút mà làm tiền người ta không chút khó nhọc, các người ấy sánh
với bọn ăn trộm kia, tội ai nặng hơn?
Nghe Nguyễn Văn Hiếu nói vậy ai nấy đều giật mình.
Năm
Ất Tỵ (1835), Nguyễn Văn Hiếu mất. Năm Tự Đức thứ 5 (1851), ông được
thờ ở miếu Trung hưng Công thần. Năm Tự Đức thứ 11 (1858), Nguyễn Văn
Hiếu được thờ ở Hiền Lương Từ.
Dưới
triều Tự Đức, không rõ năm, một hôm nhà vua phê vào giấy long đằng hai
chữ Nguyên Lương, rồi sai người đem treo tại từ đường nhà ông. Từ đó,
con cháu của ông đổi tên lót là Nguyễn Lương thay vì Nguyễn Văn.
Trần Hưng
Bao Thanh Thiên của đất Việt: Dùng đức cảm hóa nhân tâm, xử án thần kỳ
- Trần Hưng
- •
- • 13.9k lượt xem
ADVERTISEMENT
Quận
công Nguyễn Mại là bậc văn võ song toàn, những kỳ tích xử án của ông
còn được sử sách và dân gian lưu truyền lại, người dân kính nể xem ông
như Bao Thanh Thiên của đất Việt.
Nguyễn
Mại sinh năm 1655, người làng Ninh Xá, huyện Chí Linh, Hải Dương. Năm
1691 ông đỗ hoàng giáp (chỉ sau trạng nguyên) và làm quan ở bộ Lễ dưới
triều vua Lê Hy Tông.
Sau đó Nguyễn
Mại được thăng chức làm tả thị lang, giữ trọng trách thủy quân, rồi làm
đốc trấn Cao Bằng, đốc trấn Sơn Tây. Ông mất năm 1720 vào thời vua Lê Dụ
Tông và được tặng chức lễ bộ thượng thư, tước quận công.
Sách “Đại Nam nhất thống chí” mô tả rằng Nguyễn Mại “có sức khỏe, có mưu lược, trộm cướp phải nín hơi, xét kiện sáng suốt, danh vọng rất cao”.
Còn sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” thì viết rằng: “Mại là người khỏe mạnh, có mưu lược lại giỏi bắn cung và cưỡi ngựa”.
Các quan
cùng thời đánh giá Nguyễn Mại là bậc thần giáng Hải Đông, là quý nhân
Nam quốc. Nguyễn Hoàn là một vị quan cùng thời với Nguyễn Mại, tính nóng
nảy và không phục ai, nhưng đã viết về Nguyễn Mại như sau:
Văn
kinh luân, võ tài lược, trong là cốt cán, ngoài là cánh vây. Chốn vương
phủ sung tri thủy tri binh, đức vọng vòi vọi tựa Thái sơn Tung nhạc. Về
địa phương là đốc lãnh đốc trấn, uy phong lẫm lẫm như nắng rực sương
thu. Thanh danh vang vọng như chuông vàng nam lữ, tài nghệ sắc nét như
thuyền thả Động Đình. Phép tắc nơi ba quân rành trong lòng bàn tay, lưu
truyền tựa trí thần Tử Phòng tính toán. Cơ mưu chốn bát trận đầy sẵn
trong bụng, tựa như tướng Gia Cát định quốc an dân… Tài đủ tiến lui,
phong độ vững vàng, triều đình trông cậy.
Dùng nhân nghĩa cảm hóa được giặc cướp, tù nhân
Khi
còn là đốc trấn Cao Bằng, Nguyễn Mại phải đối phó với nạn cướp từ Quảng
Tây (Trung Quốc) tràn sang. Qua tìm hiểu ông thấy rằng đám giặc phỉ này
chỉ là những nông dân nghèo vì quá đói khổ, túng quẫn cùng đường mới
phải tràn qua biên giới đến Cao Bằng để cướp.
Ông
cho quân bắt lại rồi thả ra chứ không xét xử, cũng không làm công văn
báo với quan lại vùng Quảng Tây, có nhiều lúc còn cung cấp lương thực
cho họ để họ trở về. Ông cứ cho quân vây bắt rồi thả về nhiều lần như
vậy. Cuối cùng đám giặc cướp nơi phương Bắc này cảm động trước ân đức
của Nguyễn Mại mà không còn sang quấy nhiễu nữa.
Trong cuộc
đời làm quan, nơi ông gắn bó lâu nhất chính là xứ Đoài (tức trấn Sơn
Tây). Một lần phủ làm việc của ông bị cháy, đám cháy lan vào nhà tù nơi
giam giữ toàn những kẻ đầu trộm đuôi cướp ở xứ Đoài. Ông không chần chừ
sai người mở ngay cổng nhà ngục thả hết các tù nhân để đảm bảo an toàn
tính mạng cho họ.
Lúc này mặc dù có cơ
hội chạy trốn, nhưng các tù nhân như bừng tỉnh ngộ, họ cùng binh lính
và người trong phủ dập tắt ngọn lửa. Sau đó bọ họ đều bảo nhau cùng trở
lại trại giam không sót một ai cả.
Bạo
lực, hình phạt, nhà tù chỉ có thể làm người khuất phục vì sợ hãi chứ
không thay đổi được tâm của con người, Nhưng Nguyễn Mại đã dùng nhân
nghĩa để thay đổi lòng người, khiến dù giặc cướp ở Cao Bằng, hay đầu
trộm đuôi cướp ở xứ Đoài đều cảm động mà thay đổi cả.
Chính
vì sự thanh liêm, chính trực, lại xử án như thần của ông khiến người
dân xứ Đoài coi ông như Bao Thanh Thiên của đất Việt. Trong sử sách cũng
như dân gian còn lưu truyền rất nhiều câu chuyện xử án thần kỳ của ông.
Xử án thần kỳ
Sách
“Đăng khoa lực sưu giảng” có viết rằng khi làm quan ở Sơn Tây, Nguyễn
Mại hay đi vi hành xuống các làng để xem xét cuộc sống của người dân.
Một lần ông đến chợ Bảo Khám, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh thì thấy một
người đàn bà chửi tục, cứ nhè ba họ tên trộm nào đó mà chửi, ông hỏi
thì biết người đàn bà này bị mất trộm một chiếc màn.
Ông
cho người đến trói bà này lại trị tội nói tục ồn ào chốn đông người.
Ông cho già trẻ gái trai trong làng đều đến để vả vào mặt bà này để cho
chừa thói chửi tục, người dân thương kẻ bị mất trộm nên chỉ vả nhẹ,
riêng một phụ nữ lại ra tay rất mạnh. Nguyễn Mại lập tức cho bắt người
phụ này nói: “Ngươi chính là kẻ ăn trộm nên mới đánh người ta đau như thế”. Sau khi tra xét người này phải nhận tội đã lấy trộm, vì căm tức người đàn bà kia chửi mình nên mới ra tay đánh rất mạnh.
Nguyễn
Mại không chỉ bắt được kẻ trộm mà cũng trị tội cả người bị mất trộm vì
hay chửi. Từ đó tiếng tăm của Nguyễn Mại bay đi rất xa, người dân đều
coi ông như Bao Thanh Thiên.
Lần khác
khi đang vi hành ở chợ Sơn Tây, ông thấy hai người đàn bà đang giành
nhau một tấm lụa, ai cũng khẳng định tấm lụa là của mình. Ông liền vào
phân xử, ông nói rằng ai nói cũng có lý nên để công bằng thì cho xé đôi
tấm lụa chia cho hai người.
Sau đó một người cầm mảnh lụa vui vẻ rời đi, người còn lại khóc lóc kêu than. Ông lập tức cho giữ hai người lại rồi nói: “Phàm
chỉ có người làm ra tấm lụa mới biết trân trọng, tiếc công sức của
mình. Còn chỉ biết hưởng công sức người khác thì mới hí hửng nhường ấy”.
Sau
khi tra xét người vốn cầm nửa tấm lụa hí hửng rời đi phải nhận tội, tấm
lụa được đưa lại cho chủ của nó. Người dân nơi đây vẫn gọi đây là vụ án
“xẻ đôi tấm lụa” vô cùng nổi tiếng lúc đó.
Một
lần Nguyễn Mại đến Đông Ngạc ở Từ Liêm (Hà Nội), ông gặp người đàn bà
kêu mất buồng chuối. Qua quan sát ông phát hiện rằng buống chuối này chỉ
mới bị chặt và kẻ trộm không thể ở nơi xa.
Ông
liền gọi Lý Trưởng đến bảo cho dân làng ra vét ao đình, rồi rửa tay sạch
để nhận trầu cau. Qua quan sát ông phát hiện trên tay một người vẫn
dính bùn dù đã rửa, liền cho bắt ngay người đó. Qua điều tra quả nhiên
đó là thủ phạm chặt buồng chuối, vì tay dính nhựa chuối nên khi dính bùn
thì không sao rửa sạch được. Kẻ lấy trộm phải trả lại buồng chuối và
nộp phạt trước mặt dân làng.
Tài năng và cách phá án của Nguyễn Mại thần kỳ, được xem là Bao Thanh Thiên của người Việt.
Trần Hưng
Chống tham nhũng giúp Đại Việt có được thời kỳ toàn thịnh
- Trần Hưng
- •
- • 19.6k lượt xem
Trong
lịch sử nước ta, có những đời vua rất nghiêm khắc trong việc chống tham
nhũng, trong đó phải kể đến đời vua Lê Thánh Tông với bộ luật Hồng Đức
và thời nhà Nguyễn với bộ luật Gia Long. Đặc biệt, đời vua Lê Thánh Tông
được ghi nhận là thời kỳ “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa”.
Vua Lê Thánh Tông chống tham nhũng, Đại Việt thịnh trị
ADVERTISEMENT
Khi
vua Lê thánh Tông (1460-1497) mới lên ngôi, đất nước chìm trong quốc
nạn tham nhũng, tướng sĩ thì lo hưởng lạc; quan lại chia bè phái và tham
nhũng; người dân đói khổ oán thán. Vua nhìn nhận rằng nạn tham nhũng là
nguyên nhân lớn nhất cần phải tiêu diệt.
Chính
vì vậy, vua bổ sung hoàn thiện bộ luật Hồng Đức, nhằm tăng sức mạnh
chống tham nhũng cho bộ luật này. Việc chống tham nhũng được tiến hành
từ các quan to đầu triều xuống tận đến địa phương. Trong 722 điều bộ
luật Hồng Đức thì có trên 40 điều thuộc về chống tham nhũng.
Điều 138 có đoạn quy định rõ như sau: “Quan
lại mà tham nhũng, nhận hối lộ, làm sai phép nước thì bị phạt: tham ô
từ 1 đến 9 quan tiền, bị cách chức. Từ 10 đến 19 quan bị đánh trượng, đi
đày. Từ 20 quan trở lên, bị chém. Các ngươi ăn lễ từ 1 đến 9 quan, phải
phạt 50 quan. Từ 10 đến 19 quan, phạt từ 60 đến 100 quan. Từ 20 quan
trở lên, phạt tội làm phu. Của hối lộ bỏ vào kho một phần, một phần trả
lại chủ”. Việc xử phạt này không phân biệt giàu nghèo hay chức vụ đảm trách.
Luật Hồng Đức cho thấy sự nghiêm khắc của pháp luật ngày xưa, chỉ tham ô một quan tiền là mất chức, 20 quan tiền là bị tử hình.
Sách
sử còn ghi chép lại chuyện Lê Bô phạm tội tham ô bị buộc vào tội
“Hình”, có viên quan là Trần Phong xin cho Lê Bô nộp tiền chuộc tội thay
vì phải chịu “Hình”. Thế nhưng vua Lê Thánh Tông cho rằng nếu cứ phạm
tội rồi dùng tiền chuộc tội thì người giàu có sẽ không phải chịu tội,
chỉ còn người nghèo khó thì phải chịu tội hay sao? Vua cho rằng Trần
Phong đề xuất như thế là trái với tổ tông và trị tội cả ông ta nữa.
Vua
Lê thánh Tông chủ trương chống tham nhũng, chỉ dùng bậc hiền tài, loại
trừ kẻ xu nịnh, khiến các quan chức vốn chỉ lo tiến thân bằng nịnh bợ
không còn đất dụng võ nữa, nạn tham nhũng đang tàn phá đát nước bị đẩy
lùi và dẹp bỏ.
Những quan thanh liêm,
thực sự phục vụ cho dân đều được trọng dụng, thậm chí những người từng
bị hàm oan trước đây thì cũng được minh oan. Ví dụ như vụ án “Lệ Chi
viên” khiến Nguyễn Trãi bị tru di tạm tộc cũng được minh oan trong thời
gian này. Từ đó bậc hiền tài an tâm phục vụ dân chúng, người dân được
yên ổn.
Thời
vua Lê Thánh Tông cũng có nhiều hiền tài xuất chúng giúp vua trị nước.
Vua nghe dân chúng đồn nhau có ông Vũ Tự làm quan rất thanh liêm, nên
quyết định thử xem tin đồn có thật không.
Vua
biết Vũ Tự vừa xử cho một người thắng kiện, liền bí mật mang một mâm lễ
vật quý gửi người này mang đến cho Vũ Tự để hậu tạ. Người này vào đêm
khuya liền mang lễ vật tới.
Vũ Tự hỏi: “Anh có biết ta là ai? Việc xét xử là theo luật vua ban, anh cho ta là người thế nào mà dám làm chuyện phi pháp này?”
Người đó đáp: “Bẩm thượng quan, tập tục là thế, đây là tấm lòng thành tri ân…”
Vũ Tự nói ngay: “Ta há phải theo tập tục quái gở này để chịu ô danh như những kẻ tham lam khác hay sao?”
Nói
xong ông sai gia nhân đuổi người này về. Vua Lê Thánh Tông sau đó đã
trọng thưởng cho Vũ Tự, đính vào cổ áo triều phục của ông hai chữ “liêm
tiết”.
Sử sách thời này có ghi nhận
rằng thời kỳ này “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa, hầu như không có
trộm cắp”. Dân gian có câu rằng:
Đời vua Thái Tổ, Thánh Tông
Thóc lúa đầy đồng, chẳng mất mát chi.
Thóc lúa đầy đồng, chẳng mất mát chi.
Lật
khắp phần về “Thánh Tông Thuần Hoàng Đế” ở “Kỷ nhà Lê” của “Đại Việt sử
ký toàn thư”, chúng ta có thể thấy rằng vua Lê Thánh Tông đã ban ra rất
nhiều luật lệ chống tham nhũng, thậm chí đến cả quan tiến cử mà đánh
giá sai nhân cách người được tiến cử thì cũng bị vạ lây.
Nhà Nguyễn xử lý nghiêm tham nhũng
Thời
nhà Nguyễn việc tham ô tham nhũng của dân bị trừng trị rất nghiêm khắc.
Bộ luật Gia Long ra đời có 400 điều thì có 79 điều quy định về các tội
liên quan đến tham nhũng. Trong đó điều 31 quy định quan lại nhận hối lộ
phải chịu hình phạt thấp nhất là 70 trượng, cao nhất là treo cổ.
Điều 111 quy định:
Quan
lại dùng uy thế (chức vụ) vô cớ bắt trói người và tra khảo họ nơi tư
gia (không kể có thương tích hay không thương tích) thì tăng hơn người
thường hai bậc tội. Nếu nạn nhân chết, người ấy bị xử treo cổ.
Năm
1816 thượng thư bộ Binh là Đặng Trần Thường bị xét xử. Trong thời gian
làm quan ở Bắc thành đã nhũng nhiễu tham ô tiền thuế điền và ao đầm của
dân, nên y bị khép vào tội tử hình và tịch biên hết tài sản.
Tháng
5/1823, một ông quan làm việc tại Phủ Nội vụ tên là Lý Hữu Diệm lấy
trộm hơn một lạng vàng bị phát hiện, bị đưa ra giữ chợ Đông Ba xử chém
cho dân chúng được chứng kiến.
Tháng
11/1831, Tư vụ Nội vụ phủ Nguyễn Đức Tuyên lại ăn bớt nhựa thơm, rồi lấy
mật trộn lẫn vào, để ít hóa nhiều. Gian dối bị phát hiện, đáng lẽ cũng
bị xử tử và chặt tay treo ở kho. Nhưng để răn đe nghiêm hơn, vua Minh
Mạng ra chỉ dụ: “chặt một bàn tay thủ phạm Nguyễn Đức Tuyên đem
treo, xóa tên trong sổ làm quan, để lại cho nó cái đầu, khiến nó suốt
đời hối hận”.
Thời
vua Tự Đức, có ông quan Vũ Đinh nổi tiếng là chính trực. Một hôm ông
phát hiện người coi kho lấy trộm một ít tiền rồi lén ra quán uống rượu.
Số tiền chẳng đáng bao nhiêu nhưng không hiểu vì sao chuyện lọt đến tai
vua Tự Đức, vua xem cáo trạng rồi phê rằng
Nhất nhật nhất tiền,
Thiên nhật thiên tiền.
Thắng cứ mộc đoan,
Thủy trích thạch xuyên.
Tội bất dung tru,
Lý ưng xử trảm.
Thiên nhật thiên tiền.
Thắng cứ mộc đoan,
Thủy trích thạch xuyên.
Tội bất dung tru,
Lý ưng xử trảm.
Tạm dịch:
Một ngày một đồng,
Ngàn ngày ngàn đồng.
Dây cưa đứt gỗ,
Nước giọt thủng đá.
Tội không dung tha,
Lệnh truyền xử chém
Ngàn ngày ngàn đồng.
Dây cưa đứt gỗ,
Nước giọt thủng đá.
Tội không dung tha,
Lệnh truyền xử chém
Thời
nhà Nguyễn các quan tham nhũng của dân đều bị tịch thu tài sản, đem xử
chém trước dân chúng nhằm thị uy, các quan đều sợ mà không dám nhũng
nhiễu của dân.
*****
Việc
chống tham nhũng của vua Lê Thánh Tông cũng như của thời nhà Nguyễn
thật đáng học hỏi, nhất là hiện nay khi mà xã hội đang chìm ngập trong
vấn nạn tham nhũng. Nhưng nếu chỉ lặp lại cách dùng luật pháp như thời
vua Lê Thánh Tông hay thời nhà Nguyễn để áp dụng vào vấn nạn tham nhũng
ngày nay của xã hội Việt Nam thì thật sự là chưa đủ. Luật pháp hiện đại
có những mặt còn kiện toàn hơn luật pháp thời xưa, vậy thì tại sao vẫn
xảy ra việc chém giết, trộm cướp, tham nhũng? Bởi vì kẻ làm quan dẫu sao
cũng nắm trong tay luật pháp, vậy nên dù luật pháp có kiện toàn thì vẫn
không làm khó được họ. Nguyên nhân gốc rễ âu chính là vấn đề đạo đức
của người làm quan vậy.
Khổng Tử nói: “Dùng
chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình phạt để bắt dân vào khuôn phép,
dân tránh khỏi tội nhưng không biết hổ thẹn. Dùng đạo đức để dẫn dắt
dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà lại
theo đường chính.” Còn Lão Tử thì bàn rằng: “Pháp lệnh càng tăng trộm cắp càng nhiều.”
Khi pháp luật càng phức tạp và nghiêm ngặt thì cũng có nghĩa là tiêu
chuẩn đạo đức trong xã hội bấy giờ đã xuống thấp. Lúc này nếu không thể
tập trung vào sự đề thăng đạo đức, thì cũng chỉ có thể dùng hình pháp để
ngăn cấm gian tà, giúp tạm thời kéo dài sự tồn tại của chế độ xã hội mà
thôi.
Để giải quyết tận gốc những vấn
nạn như tham nhũng thì không có gì khác hơn là khiến cho cả quan và dân
cùng tu đức, mà việc đó trước hết phải bắt đầu từ giáo dục. Hãy làm thế
nào để các em học sinh có được nhân cách, biết cách làm người, trở
thành những công dân tử tế, trở thành những vị quan mẫu mực thật sự vì
dân. Tất nhiên, điều đó chắc chắn sẽ không thể nào có được bằng những
bài giảng về triết học khó hiểu trong môn giáo dục công dân (cấp 3) và
triết học đấu tranh giai cấp (bậc đại học). Chương trình giáo dục của
nước ta mới chỉ chạm được đến được cái vỏ thành tích của cái gọi là đạo
đức mà thôi, chứ chưa hề chạm được tới đạo đức chân chính…
Trần Hưng
Nhận xét
Đăng nhận xét