BỘ MẶT CHIẾN TRANH 49

 
Một Mai Giã Từ Vũ Khí - LÃO NÔNG BOLERO cần thơ

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
 
Paul Hardcastle - Nineteen (Destruction Mix)

------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chiến tranh Nga - Chechnya: Trận đánh trên điểm cao 776 (1)

Vụ thảm sát 45 vạn người khiến Tần Thủy Hoàng gánh họa

Thứ Tư, ngày 03/05/2017 00:30 AM (GMT+7)

Đại tướng quân mạnh nhất thời Chiến Quốc là người làm suy yếu các nước chư hầu, dọn đường để Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa nhưng ông cũng để lại mối họa khiến nhà Tần sụp đổ.

Vụ thảm sát 45 vạn người khiến Tần Thủy Hoàng gánh họa - 1
Bạch Khởi trong phim truyền hình Trung Quốc.
Theo trang mạng Qulishi, Bạch Khởi (? – 257 TCN) là đại tướng quân thời Chiến Quốc, lập nhiều chiến công, làm tiền đề để Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Các nhà sử học hiện đại đánh giá Bạch Khởi là vị tướng tài năng nhất trong bốn vị đại tướng thời Chiến Quốc, 3 người còn lại là Vương Tiễn, Liêm Pha và Lý Mục.
Trong khi các tướng lĩnh thời Chiến Quốc dựa nhiều vào binh pháp khi ra trận, Bạch Khởi lại dùng binh không theo sách. Có thể nói, Bạch Khởi một khi cầm quân thì đã đánh là thắng, không gì có thể ngăn nổi. Xuyên suốt lịch sử Trung Quốc, hầu như rất ít tướng lĩnh có được những tố chất như ông.
Đại tướng mạnh nhất thời Chiến Quốc
Tổ tiên Bạch Khởi là người nước Sở, sau đó đến định cư ở huyện Mi, nước Tần, đổi sang họ Bạch. Cha Bạch Khởi xuất thân là binh sĩ nhà Tần. Ông từ nhỏ theo cha sống trong môi trường quân ngũ, lại rất ham học về quân sự.
Chiến công đầu tiên của Bạch Khởi là vào năm 294 TCN, khi đó ông cùng quân Tần đi đánh nước Hàn, một trong ba nước tách ra từ nước Tấn nên gọi là Tam Tấn. Chiến dịch thành công khi quân Tần chiếm được Tân Thành.
Bạch Khởi từ đó nhanh chóng lọt vào mắt xanh của tướng quốc nhà Tần là Ngụy Nhiễm. Năm đó, Ngụy Nhiễm tiến cử Bạch Khởi lên vua Tần Chiêu Tương vương, phong làm tướng.
Chỉ một năm sau, Bạch Khởi trong tay chỉ có 12 vạn quân nhưng đã đánh bại 24 vạn liên quân nước Ngụy và nước Hàn trong trận Y Khuyết. Đây được coi là một trong những trận đánh lớn nhất thời Chiến Quốc.
Sau trận đánh này, lần đầu tiên ảnh hưởng của nước Tần đã tới miền trung của Trung Quốc. Quân Hàn-Ngụy bị thiệt hại nặng nề nên buộc phải cắt đất cho Tần để xin cầu hòa.
Vụ thảm sát 45 vạn người khiến Tần Thủy Hoàng gánh họa - 2
Phác họa hình ảnh Bạch Khởi.
Trận đánh đáng chú ý nhất trong sự nghiệp của đại tướng quân Bạch Khởi là đại chiến Trường Bình, nơi quân Tần vây hãm 45 vạn quân Triệu. Tướng Triệu đến ải Trường Bình khi đó là Triệu Quát, vì thiếu kinh nghiệm mà bị Bạch Khởi đánh cho tan tác, phải rút về cố thủ.
Quân Triệu bị vây liên tục trong vòng 46 ngày, mặc dù quân số đông hơn quân Tần nhưng không thể phá vây ra được. Quân Tần ít hơn nhưng dũng mãnh thiện chiến, quân Triệu mấy phen xông ra đều bị đánh bại. Đến lúc hết lương, Triệu Quát phải liều phá vây ra, bị Bạch Khởi hạ lệnh dùng nỏ cứng ngắm bắn nên tử trận. Gần như toàn bộ quân Triệu đầu hàng mà không biết họ phải đối mặt với thảm kịch trước mắt.
Giết hại 45 vạn hàng binh Triệu
Sử ký của Tư Mã Thiên chép lại, vì quân Triệu đầu hàng quá đông, Bạch Khởi sợ không quản lý được, nên bàn với phó tướng Vương Hạt đem giết hết.
Để lừa quân Triệu, ông đem hàng tốt chia làm mười doanh, sai mười viên tướng thống lĩnh, hợp với quân Tần, đem cho trâu rượu, ăn uống và nói rằng ngày mai sẽ chọn binh, người nào khoẻ mạnh đánh trận được, thì cấp cho khí giới và đem về nước Tần , còn người già yếu hay nhát sợ đều cho về Triệu. Quân Triệu mừng rỡ.
Đêm ấy, Bạch Khởi truyền mật lệnh cho mười viên tướng rằng: “Quân Tần đều dùng vải trắng phủ đầu, nếu đầu không có vải trắng, thì tức là quân Triệu, đều phải giết đi”.
Quân Tần theo lệnh, đồng loạt ra tay. 45 vạn quân Triệu chịu chết chỉ trong một đêm. Bạch Khởi thu nhặt những đầu lâu quân Triệu, chất đống ở trong luỹ Tần, ngày nay gọi là núi Đầu Lâu.
Tính ra trong trận Trường Bình, quân Tần sát hại 45 vạn hàng binh Triệu, chỉ còn 240 người ít tuổi được thả về Hàm Đan, kinh đô nước Triệu để truyền lại những gì xảy ra.
Vụ thảm sát 45 vạn người khiến Tần Thủy Hoàng gánh họa - 3
Ảnh minh họa.
Các nhà sử học Trung Quốc từ xưa đến nay đều nghi ngờ con số 45 vạn quân Triệu bị sát hại chỉ trong một đêm. Chu Hi đời Tống trong Chu Hi Ngữ Lục cũng nói Tư Mã Thiên hành văn không đáng tin cậy.
Con số kinh hoàng trên có lẽ không phải chỉ là số quân lính nước Triệu thiệt mạng, mà có lẽ cả số người chết xuyên suốt trong chiến dịch đánh Triệu.
Khiến Tần Thủy Hoàng rước họa
Sử gia Hà Yến thời Tam Quốc nói rằng, việc Bạch Khởi ra lệnh sát hại 45 vạn quân Triệu giống như một “trò lừa đảo”.
Bạch Khởi đã đồng ý tha chết cho những người bại trận để dụ họ đầu hàng. Thế nhưng khi họ đã hạ vũ khí, tất cả đã bị giết hại thảm khốc. Hành động phản ánh sự tàn bạo và không có tầm nhìn xa trông rộng của Bạch Khởi và cả triều Tần.
Hà Yến cũng nhận định, việc làm của Bạch Khởi đã làm tăng phần khó khăn cho việc ổn định thiên hạ của nước Tần.
Kể từ đó, người trong thiên hạ đều nhận ra rằng, họ không thể trông chờ vào kết cục đầu hàng Tần triều, thay vào đó, họ phải chiến đấu đến chết và nuôi nung nấu ý định trả thù.
Vì hy vọng đạt được công lao nhất thời, Bạch Khởi khi đó không thể ngờ được rằng, dã tâm của ông ta đã nung nấu thêm ý chí và quyết tâm của các nước chư hầu.
Vụ thảm sát 45 vạn người khiến Tần Thủy Hoàng gánh họa - 4
Bạch Khởi chính là người đặt nền móng giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ.
Kể từ sau cuộc đại thảm sát do Bạch Khởi gây ra, các nước khác liên tiếp tuyênchiến với Tần nên tham vọng thống nhất thiên hạ của Tần Thủy Hoàng trở nên khó khăn hơn.
Có thể nói, trong 37 năm xông pha trận mạc, Bạch Khởi hầu như đánh đâu thắng đó, chém đầu gần 100 vạn quân địch, hạ hơn 73 thành, mở rộng hơn trăm dặm đất đai cho nước Tần.
Bạch Khởi đã trực tiếp tiêu hao sinh lực của các nước mạnh nhất như Triệu và Sở, đưa Tần trở thành nước bá chủ thời Chiến Quốc.
Năm 257 TCN, vì mâu thuẫn với Thừa tướng Phạm Thư mà Bạch Khởi bị vua Tần tước hết chức vị, cuối cùng phải tự sát.
11 năm sau cái chết của Bạch Khởi, Tần Thủy Hoàng lên ngôi khi mới 13 tuổi. Năm 235 TCN, Tần Thủy Hoàng bắt đầu công cuộc chinh phục 6 nước còn lại, tiếp nối những gì mà Bạch Khởi gây dựng. Nhưng Tần Thủy Hoàng cũng thừa hưởng cả sự căm phẫn, oán hận của người dân các nước chư hầu.
Vì vậy mà khi Tần Thủy Hoàng đột ngột qua đời, nội bộ nhà Tần trở nên rối ren vì một hoạn quan nước Triệu. Người dân trên khắp nước Tần cũng đứng lên nổi dậy, khiến cho triều đại thống nhất Trung Hoa sụp đổ nhanh chóng.

Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)



Cuộc "tắm máu" nhà Tần sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời

Thứ Ba, ngày 02/05/2017 00:30 AM (GMT+7)

Nguyên nhân nhà Tần sớm sụp đổ được các học giả Trung Quốc hiện đại nhận định là do bàn tay của một người sắp đặt nên, thậm chí người còn khả năng đã ra tay hạ sát Tần Thủy Hoàng.

Cuộc "tắm máu" nhà Tần sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời - 1
Triệu Cao là một trong những người thân cận nhất với Tần Thủy Hoàng.
Theo trang mạng Qulishi (Trung Quốc), Triệu Cao là một hoạn quan, người có tầm ảnh hưởng chính trị rất lớn trong cả giai đoạn hình thành và diệt vong của nhà Tần.
Triệu Cao sinh ra tại Triệu quốc, là hậu duệ của quý tộc nước Triệu. Với xuất thân cao quý như vậy, Triệu Cao xứng đáng được hưởng cuộc sống xa hoa, an lành.
Nhưng vào năm 228 TCN, Tần Thủy Hoàng khởi binh tiêu diệt nước Triệu. Vương công đại thần của Triệu quốc từ đó đều trở thành tù binh, bao gồm cả Triệu Cao.
Hạ sát Tần Thủy Hoàng?
Sau khi bị đưa về nước Tần, do mẹ Triệu Cao phạm pháp nên cả gia tộc bị vạ lây, bản thân Triệu Cao bị hoạn và phải vào cung.
Mặc dù trong tâm trí, Triệu Cao căm thù nhà Tần đến tận xương tủy, nhưng bề ngoài, hoạn quan này vẫn luôn mỉm cười trước mặt Tần Thủy Hoàng. Tất cả chỉ nhằm che giấu âm mưu ám sát Tần Thủy Hoàng, lật đổ nhà Tần.
Sau khi trở thành thái giám, Triệu Cao âm thầm học tập văn thư, luật lệ của Tần quốc. Nhờ có tài xử án, lại cơ trí hơn người, ông dần được Tần Thủy Hoàng chú ý.
Nhờ xuất thân quý tộc, am hiểu lễ nghi hoàng thất, lại thông minh, khéo léo, Triệu Cao được đề bạt làm thầy dạy công tử Hồ Hợi, con thứ của Tần Thủy Hoàng.
Cuộc "tắm máu" nhà Tần sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời - 2
Triệu Cao kiểm tra xem Tần Thủy Hoàng đã chết thật hay chưa. Ảnh minh họa.
Với vị trí này, Triệu Cao từng bước tiếp cận sâu hơn vào hoàng tộc nhà Tần. Ông chiếm lấy sự tin tưởng của Hồ Hợi, biến công tử nước Tần thành con rối Một mặt tìm cách đưa Hồ Hợi lên nối ngôi, mặt khác, Triệu Cao âm thầm bành trướng thế lực cho riêng mình.
Cho đến nay, các học giả, nhà sử học Trung Quốc chưa thể tìm thấy bằng chứng lý giải chính xác cái chết của Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, một loạt các cuộc chính biến ngay sau Tần Thủy Hoàng qua đời khiến người ta không thể không nghi ngờ Triệu Cao.
Một vài học giả cho rằng, Triệu Cao đã chủ động kết liễu Tần Thủy Hoàng, nhằm nắm thế chủ động.
Không nằm ngoài dự đoán, khi Tần Thủy Hoàng băng hà, ông đã để lại di chiếu truyền ngôi cho Thế tử Phù Tô. Theo Sử ký, của Tư Mã Thiên, Triệu Cao đã bất tuân mệnh, không công bố thánh chỉ mà lôi kéo Thừa tướng Lý Tư để cùng chỉnh sửa di chiếu, đưa Hồ Hợi lên ngôi vua, gọi là Tần Nhị Thể.
Mặt khác, Triệu cao mượn danh nghĩa Tần Thủy Hoàng chỉ trích Phù Tô làm con mà bất hiếu, Đại tướng Mông Điềm làm thần tử mà bất trung, bắt hai người phải tự sát. Khi nắm được tin tức chính xác là Phù Tô đã tự sát, Hồ Hợi, Triệu Cao, Lý Tư mới lệnh cho đội xa giá chở thi thể Tần Thủy Hoàng trở về thành Hàm Dương.
Có thể nói, cái chết của Tần Thủy Hoàng đã giúp Triệu Cao hoàn thành một nửa âm mưu phá hoại nhà Tần.
Một tay khiến nhà Tần sụp đổ
Chỉ sau một năm, Triệu Cao tiếp tục bước đi tiếp theo trong kế hoạch hủy hoại nhà Tần, bằng cách tàn sát trung thần.
Cuộc "tắm máu" nhà Tần sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời - 3
Nhân vật Triệu Cao trong phim truyền hình Trung Quốc.
Người tiếp theo trở thành nạn nhân của hoạn quan này không ai khác chính là Lý Tư, Thừa tướng từng đồng lõa cùng Triệu Cao.
Lý Tư phát giác được âm mưu của Triệu Cao liền viết thư tố giác lên hoàng đế. Tần Nhị Thế không những thiên vị Triệu Cao lại còn trị tội Lý Tư, xử tử ông tại Hàm Dương, theo Sử ký - Lý Tư liệt truyện.
Triệu Cao nghiễm nhiên được phong làm Thừa tướng, do là hoạn quan, nên có thể tùy ý ra vào cung cấm.
Âm mưu trả thù của họ Triệu này chưa dừng lại ở đó. Trở thành Thừa tướng, Triệu Cao khiến nền chính trị của Tần quốc vốn đã hà khắc, nay lại càng trở nên dã man, phi nhân tính.
Quan binh lạm dụng nhục hình đối với dân chúng, Hoàng đế lại bị hoạn quan che mắt, nhà Tần sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Sự chuyên quyền của hoạn quan này đã khiến dân chúng rơi vào cảnh lầm than, khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi.
Tuy nhiên, hoạn quan họ Triệu này tìm mọi cách lấp liếm, tấu lên triều đình rằng dân chúng vẫn đang an cư lạc nghiệp. Hồ Hợi những tưởng nước Tần vẫn quốc thái dân an, tiếp tục dung túng để Triệu Cao làm điều xằng bậy.
Cho tới khi biết được thảm cảnh thực sự, hoàng đế nhà Tần mới cuống cuồng tìm Triệu Cao chất vấn. Nhận thấy mạng sống của bản thân bị đe dọa, Triệu Cao đã lên kế hoạch hạ sát hoàng đế.
Cuộc "tắm máu" nhà Tần sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời - 4
Triệu Cao là tác nhân chính khiến nhà Tần sụp đổ nhanh chóng.
Theo Tần Thủy Hoàng bản kỉ, không lâu sau Triệu Cao sai con rể của mình đem binh mã hàng nghìn người, giả làm đạo tặc, xông vào Vọng Di cung, ép Hồ Hợi tự sát.
Hồ Hợi đã cố gắng khẩn cầu nhưng Diêm Lạc trả lời: “Thần nhận mệnh của thừa tướng, vì thiên hạ mà phải giết người”. Sau cái chết của Hồ Hợi, Triệu Cao luôn đeo ngọc tỷ bên mình, vờ hứa cho người trong hoàng tộc nhà Tần là Tử Anh lên ngôi.
Nhưng Triệu Cao cũng muốn giết nốt Tần Tử Anh để chiếm ngôi hoàng đế, bằng cách chần chừ không giao ấn, còn buộc Tử Anh phải ăn chay 5 ngày.
Tần Tử Anh biết được âm mưu của Triệu Cao, cáo ốm mấy lần không đi, khiến Triệu Cao sốt ruột, phải đích thân đến tận nơi.
Nhưng Triệu Cao đến nơi đã bị hoạn quan Đàm Hàm cầm giáo đâm chết. Bấy giờ, Tử Anh liền triệu tập quần thần, liệt kê tội trạng của Triệu Cao, hạ lệnh xử án tru di tam tộc.
Theo các học giả Trung Quốc, Triệu Cao tuy không giết được Tần Tử Anh, nhưng những gì mà hoạn quan này gây ra đã khiến cho nhà Tần lụn bại, không còn cách nào có thể đảo ngược.
Sau khi Triệu Cao chết, Tần Tử Anh chỉ tại vị được 46 ngày. Đến năm 206 TCN, nhà Tần diệt vong bởi cuộc khởi nghĩa do Lưu Bang lãnh đạo, chỉ sau 15 năm sau khi Tần Thủy Hoàng trở thành hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa.

"Tần Thủy Hoàng Nhật Bản" thiêu sống một lúc 2 vạn người

Thứ Năm, ngày 05/10/2017 00:30 AM (GMT+7)

Từ một lãnh chúa nhỏ ở địa phương, Oda Nobunaga từng bước nắm quyền tối thượng ở Nhật Bản, sẵn sàng quét sạch tận gốc bất cứ thế lực nào ngáng đường.

"Tần Thủy Hoàng Nhật Bản" thiêu sống một lúc 2 vạn người - 1
Phác họa hình tượng "quỷ vương" Oda Nobunaga.
Oda Nobunaga là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất lịch sử Nhật Bản. Ông là người có công chấm dứt thời kỳ chiến loạn kéo dài khắp nước Nhật, nhưng lại mang tiếng xấu cho đến tận ngày nay. Mời độc giả cùng tìm hiểu về nhân vật được cho là sánh ngang với Tần Thủy Hoàng qua loạt bài này.
Theo History, chiến thắng vang dội, lấy mạng lãnh chúa nhà Imagawa đã đưa tên tuổi của Oda Nobunaga lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, nhà Oda khi đó chưa thể sánh được tầm ảnh hưởng với các thế lực khác thời Chiến quốc.
Đó là lúc mà cơ hội chỉ có một lần trong cả đời người đến với Oda Nobunaga
Tham vọng thống nhất nước Nhật
Năm 1567, nội bộ chính quyền Mạc Phủ Ashikaga xảy ra mâu thuẫn, tranh giành quyền lực sau khi Shogun thứ 13 là Ashikaga Yoshiteru bị ám sát.
Ashikaga Yoshiaki, người anh em với Yoshiteru muốn nắm trọn quyền lực nên đã liên kết với Oda Nobunaga để loại bỏ những kẻ cạnh tranh trong gia tộc.
Toyotomi Hideyoshi, một trong những danh tướng dưới quyền Nobunaga từng nói, “Nobunaga khi đó không có tên tuổi trong chính quyền Nhật Bản. Về phe Yoshiaki, Nobunaga đã có đủ danh nghĩa để đưa quân tiến về kinh đô Kyoto”.
Năm 1568, Nobunaga dưới danh nghĩa khôi phục chính quyền Mạc phủ Ashikaga, đã đưa quân đánh tan mọi lực lượng chống đối. Ông buộc Nhật hoàng khi đó là Ogimachi trao cho Yoshiaki chức tổng tư lệnh quân đội (Shogun).
Nobunaga khi đó đã nhen nhóm ý định muốn cả nước Nhật thuộc quyền kiểm soát của mình, chứ không quan tâm đến việc được Nhật Hoàng phong tước vị. Bản thân Yoshiaki hay Nhật Hoàng Ogimachi đều không thể kiểm soát được ông.
Bản thân Yoshiaki cũng hiểu điều này nên đã nhiều lần tìm cách tiêu diệt Nobunaga. Năm 1573, cuộc chính biến ở kinh đô Kyoto do Nobunaga phát động, kết thúc bằng việc Yoshiaki buộc phải ký thỏa thuận hòa bình.

"Tần Thủy Hoàng Nhật Bản" thiêu sống một lúc 2 vạn người - 2
Oda Nobunaga đặc biệt căm ghét phong trào Phật giáo Ikko Ikki.
Thỏa thuận cho phép Yoshiaki giữ mạng sống nhưng cả gia tộc bị buộc phải rời Kyoto, chấm dứt sự thống trị của chính quyền Mạc Phủ Ashikaga sau hơn 200 năm.
Quyền lực của Oda Nobunaga khi đó được nâng lên tầm gần như tuyệt đối. Bản thân Nobunaga cùng nhiều lần đề nghị Thiên Hoàng từ ngôi nhưng chưa thực hiện được.
"Quỷ vương khát máu
Để củng cố tham vọng đưa giang sơn quy về một mối, Nobunaga không chỉ phải đối đầu với các gia tộc quyền lực nhất ở Nhật như Mori, Uesugi, Takeda, mà còn cả phong trào Ikko Ikki theo Phật giáo.
Nobunaga đã mất hai người anh em trong các trận đánh với các chiến binh phong trào Ikko Ikki nên rất căm thù họ. Ông không còn coi Ikko Ikki là kẻ thù mà gọi họ là những kẻ cần phải bị xóa sổ trên Trái đất.
Ngay từ năm 1571, Nobunaga đã mở chiến dịch tiêu diệt tận gốc phong trào Ikko Ikki. Đoàn quân do ông chỉ huy đi tới núi Hiei, phía đông bắc Kyoto tàn sát toàn bộ những người Ikko Ikki trên đường đi, đốt cháy mọi căn nhà bằng gỗ mà quân Oda nhìn thấy.
Ước tính có 3.000 thầy tu, phụ nữ và trẻ em thiệt mạng trong chiến dịch này. Hành động tàn bạo của Nobunaga khiến các tướng lĩnh dưới quyền bị sốc.
3 năm sau, ông nhắm tới đại bản doanh của phong trào Ikko Ikki ở Nagashima. Bao vây Nagashima cả trên biển và trên đất liền, quân Oda khiến kẻ thù phải cố thủ trong thành.
Ước tính có 20.000 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em, bao gồm cả lực lượng chống đối của phong trào Ikko Ikki trong thành.
Sử sách Nhật Bản chép lại, đó là một đêm định mệnh khi Nobunaga ra lệnh cho binh sĩ phóng hỏa, giết tất cả những người bỏ chạy ra ngoài. Đa số các công trình ở Nhật đều làm bằng gỗ nên rất dễ bắt lửa.
Cảnh thảm sát kinh hoàng diễn ra cho đến sáng mới chấm dứt. Không còn một ai sống sót trong số 20.000 người. Chính từ sự kiện này mà không ai ở nước Nhật khi đó không biết đến sự tàn bạo của Nobunaga.
Bản thân ông cũng tự gọi mình là Quỷ vương, theo lời kể của Luis Frois, một giáo sĩ phương Tây đến Nhật Bản thời Chiến quốc.
"Tần Thủy Hoàng Nhật Bản" thiêu sống một lúc 2 vạn người - 3
Cuộc phóng hỏa giết 20.000 người ở trận Nagashima năm 1574.
Sau trận Nagashima khiến 20.000 người bỏ mạng, sức mạnh quân sự của Nobunaga đã đạt đến mức không có gì ngăn nổi. Ông mở 3 chiến dịch quân sự đồng thời.
Một mặt tiếp tục truy quét phong trào Ikko Ikki, tiến quân đến thành Honganji, mặt khác chuẩn bị lực lượng đối đầu với nhà Takeda hùng mạnh.
Tháng 6.1575, ông giáng đòn chí tử vào nhà Takeda khi áp dụng chiến thuật mà chưa từng ai nghĩ ra ở thời đó. Ông bỏ tiền mua súng hỏa mai, huấn luyện 3.000 tay súng tinh nhuệ, dàn quân đằng sau hàng rào bằng gỗ.
Quân Takeda nổi tiếng với kỵ binh đã đánh giá thấp sức mạnh súng hỏa mai. 10.000 chiến binh tinh nhuệ bỏ mạng đã khiến nhà Takeda không bao giờ có thể khôi phục lại được sức mạnh như trước.
Đánh tan nhà Takeda ở mặt trận phía đông đưa Nobunaga đến gần với tham vọng thống nhất nước Nhật hơn bao giờ hết. Tháng 4.1578, ông chính thức trở thành Daijo daijin, tương đương chức vụ Thủ tướng chính phủ ngày nay.
Nobunaga sau đó tập trung toàn lực đánh thành Honganji, căn cứ chống đối cuối cùng của phong trào Ikko Ikki ở Nhật. Ông kiên trì vây thành suốt 2 năm, cho đến khi kẻ địch chấp nhận đầu hàng. Nhưng điều bất ngờ là ông đã tha chết cho những người trong thành chứ không ra lệnh thảm sát như trước.
Sau hơn một thập kỷ tuyên bố diệt tận gốc phong trào Phật giáo Ikko Ikki, ông đã đập tan giáo phái này trên con đường thống nhất đất nước. Sử sách Nhật bản chép lại, quân Oda khi đó ước tính vào khoảng 100.000 người, dễ dàng quét sạch thành trì cuối cùng của nhà Takeda.
Ở tuổi 48, Nobunaga đứng trên đỉnh cao quyền lực, dường như không còn gì có thể ngăn không hoàn thiện tâm nguyện. Nước Nhật khi đó chỉ còn 3 gia tộc chống đối, mà Nobunaga có thể dễ dàng chinh phục dễ như “trở bàn tay”.
______________
Bài viết xuất bản ngày 6.10 khai thác cái chết đầy cay đắng của "quỷ vương" Oda Nobunaga.
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH