SỰ TẦM THƯỜNG CHÍ LÝ 03
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ảnh minh họa.
Người ăn xin đã bị vua Yudhisthira từ chối bỗng dưng được gọi quay trở lại. (Ảnh minh họa: Internet)
(Ảnh minh họa: Internet)
50 câu tinh hoa cổ nhân truyền lại, chỉ đọc 1 lần thọ ích cả đời | Lời dạy cổ nhân
Vị tướng cúi người lau giày cho lính binh nhì, sau khi cậu hi sinh, chân tướng sự việc khiến người người xót xa
Nguyễn Nhung |
Không phải tự nhiên, giày của chàng lính binh nhì bị bẩn. Đằng sau đó là một câu chuyện cảm động đến nghẹn ngào.
Chàng lính binh nhì bị khiển trách vì giày bẩn.
Vào một đêm năm 1944, một đội quân tập trung tại sân bay quân dụng của nước Anh để tướng quân Maclay kiểm duyệt. Ánh mắt điềm tĩnh của ông nhìn lướt 1 lượt qua các binh sĩ.
Đột nhiên, ánh mắt của ông dừng dưới chân một binh sĩ: "Bước lên phía trước, báo cáo tên của cậu!"
Viên lính bị gọi sải chân bước lên phía trước: "Báo cáo tướng quân, tôi là binh nhì Lik, thuộc đội đột kích của sư đoàn dù số 6, không quân Anh."
Ánh mắt của vị tướng quân càng trở nên nghiêm nghị: "Là một thành viên của không quân Hoàng gia Anh, tại sao có thể không chỉnh đốn quân tư trang một cách cẩn thận, từ trước đến nay tôi đã có lệnh rất nghiêm, rằng người đến lau giày cũng không sạch, nhất định sẽ không được tham gia chiến đấu.
Lik nhìn xuống giầy của mình mà toát mồ hôi hột, vội giải thích: "Sau khi ăn cơm tối, tôi đã lau giày 1 lần, không biết tại sao lại dính vôi được. Nhưng thưa tướng quân, lần ra quân này rất quan trọng, xin tướng quân nhất định hãy cho tôi tham gia."
Vị tướng quân còn chưa kịp nói gì, đội trưởng đội đột kích ở bên cạnh đã lên tiếng: "Tướng quân ghét nhất những người không để ý chỉnh đốn quân tư trang, Lik, cậu nên rút đi."
Lúc này, vị tướng quân nhìn người đội trưởng rồi rút chiếc khăn tay trong túi áo ra, ngồi xuống lau giày cho Lik, vừa lau vừa chậm rãi nói: "Lần sau không được để xảy ra việc này."
Vừa lau xong chiếc giầy bên trái, định chuyển qua chiếc bên phải thì chuông báo ở sân bay kêu lên, đó là tín hiệu thông báo cho binh sĩ lên máy bay. Lik vội đáp lễ với vị tướng quân rồi theo đồng đội lên máy bay vận tải.
Sự việc xảy ra ngay trong đêm trước của cuộc đổ bộ vào Normandy trong thế chiến thứ 2. Không quân Hoàng gia đã đưa binh lực của một sư đoàn xuống trận địa của quân Đức để phối hợp với đội quân đổ bộ sau đó cùng tác chiến.
Việc này thành công, nhưng sau khi đi sâu vào trận địa của Đức, thương vong vô cùng lớn, Lik cũng tử trận trong một đợt pháo kích, chết không toàn thây. Đội trưởng đội đột kích là một trong số ít những người may mắn sống sót.
Sau khi chiến dịch này kết thúc, anh cầm chiếc dày bên phải vẫn còn dính vôi - di vật duy nhất có thể tìm thấy được của Lik về gặp tướng quân Maclay.
Vị tướng quân ánh mắt kiên nghị
ra hiệu cho người đội trưởng đưa chiếc giày xuống mộ tập thể chôn cất
các tướng sĩ đã tử trận trong thế chiến thứ 2. Người đội trưởng lặng lẽ
lau sạch chiếc giày và đặt nó vào hộp tro cốt.
Chân tướng sự việc
Thực ra, vôi trắng là do anh ta đã lén rắc lên giày của Lik, mục đích là để chàng lính trẻ này rút khỏi cuộc xuất quân lần này, thật đáng tiếc là cuối cùng, việc này đã không có tác dụng.
Bên ngoài chiếc hộp, người đội trưởng viết một dòng chữ: Binh nhì Lik, đội đột kích của sư đoàn nhảy dù số 6, không quân Anh, người con trai nhỏ tuổi nhất của tướng quân Maclay – không quân Hoàng gia Anh, và cũng là người con trai cuối cùng.
Cách đây khoảng 20 năm về trước, bộ phim điện ảnh mang tên "Giải cứu binh nhì Ryan" nói về thời điểm ngay sau cuộc đổ bộ Normandy.
4 người con trai trong gia đình Ryan ở tiền tuyến tham gia chiến đấu thì 3 người trong vòng 2 tuần liên tiếp tử vong nơi trận mạc ở nước ngoài. Mẹ của cậu ta trong vòng 1 ngày nhận tin báo về sự ra đi của 3 người con.
Còn người con trai út của bà là tìm James Francis Ryan thuộc Sư đoàn Dù 101 cũng tham gia nhảy dù xuống Normandi song sau cuộc đổ bộ đọ, Ryan bị lạc. Tướng quân George Marshall đã ra lệnh cho một đội quân đi tìm Ryan về cho người mẹ đáng thương của cậu ta.
Đối với người đội trưởng đội đột kích, bản thân anh biết rõ Lik quan trọng với tướng quân Maclay đến mức nào. Vì thế, anh đã nghĩ cách để không cho Lik ra trận.
Nhưng với tướng quân Maclay, sự hưng vong của một quốc gia còn quan trọng hơn sự tồn tại của một gia tộc. Trong lời nhắc: "Lần sau không được để xảy ra việc này" đã thể hiện một cảm xúc vô cùng phức tạp, vừa mạnh mẽ cứng cỏi, vừa như nhẫn nhịn biết bao cảm xúc không nỡ để con đi.
Khoảnh khắc cha con họ lúc đó, thật khiến những người biết chuyện cảm thấy rưng rưng xúc động.
Vào một đêm năm 1944, một đội quân tập trung tại sân bay quân dụng của nước Anh để tướng quân Maclay kiểm duyệt. Ánh mắt điềm tĩnh của ông nhìn lướt 1 lượt qua các binh sĩ.
Đột nhiên, ánh mắt của ông dừng dưới chân một binh sĩ: "Bước lên phía trước, báo cáo tên của cậu!"
Viên lính bị gọi sải chân bước lên phía trước: "Báo cáo tướng quân, tôi là binh nhì Lik, thuộc đội đột kích của sư đoàn dù số 6, không quân Anh."
Ánh mắt của vị tướng quân càng trở nên nghiêm nghị: "Là một thành viên của không quân Hoàng gia Anh, tại sao có thể không chỉnh đốn quân tư trang một cách cẩn thận, từ trước đến nay tôi đã có lệnh rất nghiêm, rằng người đến lau giày cũng không sạch, nhất định sẽ không được tham gia chiến đấu.
Lik nhìn xuống giầy của mình mà toát mồ hôi hột, vội giải thích: "Sau khi ăn cơm tối, tôi đã lau giày 1 lần, không biết tại sao lại dính vôi được. Nhưng thưa tướng quân, lần ra quân này rất quan trọng, xin tướng quân nhất định hãy cho tôi tham gia."
Vị tướng quân còn chưa kịp nói gì, đội trưởng đội đột kích ở bên cạnh đã lên tiếng: "Tướng quân ghét nhất những người không để ý chỉnh đốn quân tư trang, Lik, cậu nên rút đi."
Lúc này, vị tướng quân nhìn người đội trưởng rồi rút chiếc khăn tay trong túi áo ra, ngồi xuống lau giày cho Lik, vừa lau vừa chậm rãi nói: "Lần sau không được để xảy ra việc này."
Vừa lau xong chiếc giầy bên trái, định chuyển qua chiếc bên phải thì chuông báo ở sân bay kêu lên, đó là tín hiệu thông báo cho binh sĩ lên máy bay. Lik vội đáp lễ với vị tướng quân rồi theo đồng đội lên máy bay vận tải.
Sự việc xảy ra ngay trong đêm trước của cuộc đổ bộ vào Normandy trong thế chiến thứ 2. Không quân Hoàng gia đã đưa binh lực của một sư đoàn xuống trận địa của quân Đức để phối hợp với đội quân đổ bộ sau đó cùng tác chiến.
Việc này thành công, nhưng sau khi đi sâu vào trận địa của Đức, thương vong vô cùng lớn, Lik cũng tử trận trong một đợt pháo kích, chết không toàn thây. Đội trưởng đội đột kích là một trong số ít những người may mắn sống sót.
Sau khi chiến dịch này kết thúc, anh cầm chiếc dày bên phải vẫn còn dính vôi - di vật duy nhất có thể tìm thấy được của Lik về gặp tướng quân Maclay.
Thực ra, vôi trắng là do anh ta đã lén rắc lên giày của Lik, mục đích là để chàng lính trẻ này rút khỏi cuộc xuất quân lần này, thật đáng tiếc là cuối cùng, việc này đã không có tác dụng.
Bên ngoài chiếc hộp, người đội trưởng viết một dòng chữ: Binh nhì Lik, đội đột kích của sư đoàn nhảy dù số 6, không quân Anh, người con trai nhỏ tuổi nhất của tướng quân Maclay – không quân Hoàng gia Anh, và cũng là người con trai cuối cùng.
Cách đây khoảng 20 năm về trước, bộ phim điện ảnh mang tên "Giải cứu binh nhì Ryan" nói về thời điểm ngay sau cuộc đổ bộ Normandy.
4 người con trai trong gia đình Ryan ở tiền tuyến tham gia chiến đấu thì 3 người trong vòng 2 tuần liên tiếp tử vong nơi trận mạc ở nước ngoài. Mẹ của cậu ta trong vòng 1 ngày nhận tin báo về sự ra đi của 3 người con.
Còn người con trai út của bà là tìm James Francis Ryan thuộc Sư đoàn Dù 101 cũng tham gia nhảy dù xuống Normandi song sau cuộc đổ bộ đọ, Ryan bị lạc. Tướng quân George Marshall đã ra lệnh cho một đội quân đi tìm Ryan về cho người mẹ đáng thương của cậu ta.
Đối với người đội trưởng đội đột kích, bản thân anh biết rõ Lik quan trọng với tướng quân Maclay đến mức nào. Vì thế, anh đã nghĩ cách để không cho Lik ra trận.
Nhưng với tướng quân Maclay, sự hưng vong của một quốc gia còn quan trọng hơn sự tồn tại của một gia tộc. Trong lời nhắc: "Lần sau không được để xảy ra việc này" đã thể hiện một cảm xúc vô cùng phức tạp, vừa mạnh mẽ cứng cỏi, vừa như nhẫn nhịn biết bao cảm xúc không nỡ để con đi.
Khoảnh khắc cha con họ lúc đó, thật khiến những người biết chuyện cảm thấy rưng rưng xúc động.
theo Trí Thức Trẻ
Ăn xin đúng lúc vua bận, kẻ hành khất đành bỏ đi và cục diện bỗng thay đổi sau 1 câu nói
Thanh Hương |
Cứ tưởng rằng người ăn xin đáng thương sẽ phải ra đi với bàn tay trắng, nhưng câu nói bất ngờ từ một nhân vật mới xuất hiện đã khiến cho tình hình thay đổi hoàn toàn.
Hiện tại là hiện tại, tương lai là tương lai, dù tương lai là
ngày mai thì có thể nó cũng không bao giờ tới, vì thế, nếu có thể, nhất
định phải tận hưởng cuộc sống, phải làm những gì nên làm ngay hôm nay,
ngay lúc này.
Hai câu chuyện dưới đây sẽ là minh chứng rõ ràng cho thấy bạn phải luôn sống trọn mọi khoảnh khắc.
Câu chuyện thứ nhất: Vua Yudhisthira và người ăn xin
Ngày xưa, có một người ăn xin đến gặp vị vua của vùng đất Indraprastha (thuộc Ấn Độ cổ đại) tên là Yudhisthira, cầu xin được giúp đỡ. Khi đó, vua Yudhisthira đang bận nên đã bảo người ăn xin rằng "Ngày mai hãy đến".
Nghe thấy vậy, người ăn xin đành lầm lũi bỏ đi. Ngay sau đó, Bheema, em trai của vua Yudhisthira đã cầm một chiếc trống lớn và đánh trống một cách điên cuồng. Với mỗi một lần gõ, anh lại bước một bước về phía trước.
Vua Yudhisthira chứng kiến cảnh này, lấy làm ngạc nhiên lắm, nên đã đi tới hỏi Bheema nguyên do. Bheema đáp lại: "Anh trai, em vừa phát hiện ra là anh là một nhà tiên tri, nên em muốn nói cho cả vương quốc biết về chuyện này".
Yudhisthira vô cùng sửng sốt trước câu trả lời, nhìn cậu em trai một cách hồ nghi và hỏi lại: "Ý em là gì?"
Bheema mỉm cười, đáp lời: "Chẳng phải anh vừa bảo người ăn xin ngày mai hãy quay lại hay sao? Làm sao anh biết ngày mai anh ta vẫn còn sống? Làm sao anh biết ngày mai anh vẫn ở đây?
Mà cho dù cả 2 người vẫn còn sống đi, làm sao anh dám chắc được rằng anh vẫn còn ở vị thế có thể ban phát thứ gì đó cho anh ta? Anh làm sao biết anh ta có còn cần thứ gì đó của anh hay không? Làm sao anh biết 2 người chắc chắn có thể gặp nhau vào ngày mai?
Đó là lý do em nói anh là nhà tiên tri, và em muốn mọi người ở vương quốc này đều biết điều đó".
Đến lúc này, Yudhisthira mới vỡ lẽ ngụ ý đằng sau lời nói của em trai, vội vàng gọi người ăn xin, lúc này vẫn chưa đi xa quay lại, và cho anh ta sự giúp đỡ mà anh ta cần.
Lời bàn:
Dù là bất cứ ai, chúng ta cũng không thể nào chắc chắn được chuyện gì
sẽ xảy ra trong tương lai. Chính vì thế, nếu có thể, hãy sống trọn từng
khoảnh khắc, chuyện gì làm được thì phải làm ngay, người nào cần giúp,
phải giúp ngay, để không còn gì hối tiếc, phải ân hận.
Câu chuyện thứ 2: Alexander Đại đế và lời tiên tri của triết gia
Khi Alexander Đại đế (356 – 323
TCN) – một vị vua vĩ đại của Hy Lạp cổ đại đang trên đường tới chinh
phục Ấn Độ, ngài đã quyết định phải gặp một triết gia Hy Lạp kỳ lạ tên
là Diogenes (404 - 323 TCN). Vì đã nghe nhiều câu chuyện về Diogenes nên
Alexander rất quan tâm đến ông ta. Nghe nói ông ta sống bên cạnh một
con sông nên Alexander đã tìm đến đây.
Hôm đó là một buổi sáng mùa đông. Từng cơn gió lạnh buốt thổi hun hút bên bờ sông, thế nhưng, Diogenes lại cởi trần, nằm trên một bãi cát để tắm nắng.
Là một đấng quân vương, nhưng khi đứng trước Diogenes, vị vua của Hy Lạp vẫn tỏ ra rất khiêm nhường: "Thưa ông tôi muốn làm điều gì đó cho ông. Có điều gì tôi có thể làm cho ông không?"
Trước vinh hạnh này, Diogenes vẫn tỏ ra bình tĩnh và đáp lại một câu khiến những người có mặt đều sửng sốt: "Xin ngài đứng tránh sang một bên vì ngài đang che mất ánh nắng của tôi. Thế thôi. Tôi không cần gì hơn".
Ấn tượng trước khí phách tuyệt vời của người đàn ông kỳ lạ, Alexander lại nói tiếp: "Nếu được tái sinh lần nữa, tôi sẽ xin Thượng đế cho tôi trở thành Diogenes chứ không phải là Alexander đại đế."
Diogenes mỉm cười và bảo: "Cái đó thì ngài cần gì xin, vì hiện giờ có ai cấm ngài làm đâu? Ngài có thể trở thành Diogenes mà. Ngài đang định đi đâu thế? Trong nhiều tháng nay, tôi đã thấy các đoàn quân di chuyển không ngừng. Các ngài định đi đâu và làm gì?"
Alexander nói mình đang chuẩn bị tới Ấn Độ để chinh phục cả thế giới.
"Vậy sau đó ngài sẽ làm gì?", Diogenes hỏi.
"Sau đó tôi sẽ nghỉ ngơi", Alexander trả lời.
Diogenes cười, đáp lại: "Ngài điên rồi, vì giờ tôi đang nghỉ ngơi, và tôi chưa từng chinh phục cả thế giới. Tôi thấy điều đó là không cần thiết. Nếu đến cuối cùng ngài chỉ muốn nghỉ ngơi, thư giãn thì sao không làm nó ngay bây giờ?
Ai bảo ngài rằng trước khi nghỉ ngơi thì ngài phải đi chinh phục thế giới? Tôi nói ngài nghe, nếu bây giờ ngài không nghỉ ngơi thì sẽ không bao giờ nghỉ ngơi được nữa, vì khi chinh phục xong chỗ này, ngài sẽ lại tiến đến mảnh đất khác. Ngài sẽ chết giữa cuộc hành trình của mình".
Alexander đáp lại: "Tôi sẽ luôn ghi nhớ điều đó, dù hiện giờ tôi vẫn chưa thể làm được nó. Nhưng cảm ơn lời khuyên của ông".
Thế rồi, Alexander tiếp tục con đường chinh chiến, và chết khi từ Ấn Độ trở về. Vào trước giờ phút lâm chung, ông đã nhớ đến Diogenes, trong đầu ông chỉ văng vẳng những lời nói của vị triết gia này, cả cuộc đời ông đã không được nghỉ ngơi, còn Diogenes thì đã được nghỉ ngơi suốt cả cuộc đời.
Lời bàn: Nhiều khi chúng ta cứ luôn theo đuổi những mục tiêu không ngớt trong cuộc sống, không dám nghỉ ngơi, không dám cho mình một phút giây tĩnh lặng để nhìn lại bản thân, để rồi có ngày có hối tiếc cũng không kịp.
Chức vụ càng cao, áp lực càng lớn, thời gian bỏ ra càng nhiều và đương nhiên, thời gian cho bản thân, thời gian hưởng thụ cuộc sống sẽ càng ít đi. Chính vì thế, hãy biết trân trọng, tận hưởng và nắm bắt từng khoảnh khắc mỗi ngày.
Theo Moral Stories & Atmabodha
Hai câu chuyện dưới đây sẽ là minh chứng rõ ràng cho thấy bạn phải luôn sống trọn mọi khoảnh khắc.
Câu chuyện thứ nhất: Vua Yudhisthira và người ăn xin
Ngày xưa, có một người ăn xin đến gặp vị vua của vùng đất Indraprastha (thuộc Ấn Độ cổ đại) tên là Yudhisthira, cầu xin được giúp đỡ. Khi đó, vua Yudhisthira đang bận nên đã bảo người ăn xin rằng "Ngày mai hãy đến".
Nghe thấy vậy, người ăn xin đành lầm lũi bỏ đi. Ngay sau đó, Bheema, em trai của vua Yudhisthira đã cầm một chiếc trống lớn và đánh trống một cách điên cuồng. Với mỗi một lần gõ, anh lại bước một bước về phía trước.
Vua Yudhisthira chứng kiến cảnh này, lấy làm ngạc nhiên lắm, nên đã đi tới hỏi Bheema nguyên do. Bheema đáp lại: "Anh trai, em vừa phát hiện ra là anh là một nhà tiên tri, nên em muốn nói cho cả vương quốc biết về chuyện này".
Yudhisthira vô cùng sửng sốt trước câu trả lời, nhìn cậu em trai một cách hồ nghi và hỏi lại: "Ý em là gì?"
Bheema mỉm cười, đáp lời: "Chẳng phải anh vừa bảo người ăn xin ngày mai hãy quay lại hay sao? Làm sao anh biết ngày mai anh ta vẫn còn sống? Làm sao anh biết ngày mai anh vẫn ở đây?
Mà cho dù cả 2 người vẫn còn sống đi, làm sao anh dám chắc được rằng anh vẫn còn ở vị thế có thể ban phát thứ gì đó cho anh ta? Anh làm sao biết anh ta có còn cần thứ gì đó của anh hay không? Làm sao anh biết 2 người chắc chắn có thể gặp nhau vào ngày mai?
Đó là lý do em nói anh là nhà tiên tri, và em muốn mọi người ở vương quốc này đều biết điều đó".
Đến lúc này, Yudhisthira mới vỡ lẽ ngụ ý đằng sau lời nói của em trai, vội vàng gọi người ăn xin, lúc này vẫn chưa đi xa quay lại, và cho anh ta sự giúp đỡ mà anh ta cần.
Nhờ lời khuyên của em trai, vua Yudhisthira đã gọi người ăn xin quay lại và giúp đỡ anh ta. (Ảnh minh họa: Internet)
Câu chuyện thứ 2: Alexander Đại đế và lời tiên tri của triết gia
Hôm đó là một buổi sáng mùa đông. Từng cơn gió lạnh buốt thổi hun hút bên bờ sông, thế nhưng, Diogenes lại cởi trần, nằm trên một bãi cát để tắm nắng.
Là một đấng quân vương, nhưng khi đứng trước Diogenes, vị vua của Hy Lạp vẫn tỏ ra rất khiêm nhường: "Thưa ông tôi muốn làm điều gì đó cho ông. Có điều gì tôi có thể làm cho ông không?"
Tượng mô tả lại cuộc gặp gỡ giữa Alexander Đại đế và triết gia Diogenes tại Corinth, Hy Lạp. (Ảnh: Internet)
Ấn tượng trước khí phách tuyệt vời của người đàn ông kỳ lạ, Alexander lại nói tiếp: "Nếu được tái sinh lần nữa, tôi sẽ xin Thượng đế cho tôi trở thành Diogenes chứ không phải là Alexander đại đế."
Diogenes mỉm cười và bảo: "Cái đó thì ngài cần gì xin, vì hiện giờ có ai cấm ngài làm đâu? Ngài có thể trở thành Diogenes mà. Ngài đang định đi đâu thế? Trong nhiều tháng nay, tôi đã thấy các đoàn quân di chuyển không ngừng. Các ngài định đi đâu và làm gì?"
Alexander nói mình đang chuẩn bị tới Ấn Độ để chinh phục cả thế giới.
"Vậy sau đó ngài sẽ làm gì?", Diogenes hỏi.
"Sau đó tôi sẽ nghỉ ngơi", Alexander trả lời.
Diogenes cười, đáp lại: "Ngài điên rồi, vì giờ tôi đang nghỉ ngơi, và tôi chưa từng chinh phục cả thế giới. Tôi thấy điều đó là không cần thiết. Nếu đến cuối cùng ngài chỉ muốn nghỉ ngơi, thư giãn thì sao không làm nó ngay bây giờ?
Ai bảo ngài rằng trước khi nghỉ ngơi thì ngài phải đi chinh phục thế giới? Tôi nói ngài nghe, nếu bây giờ ngài không nghỉ ngơi thì sẽ không bao giờ nghỉ ngơi được nữa, vì khi chinh phục xong chỗ này, ngài sẽ lại tiến đến mảnh đất khác. Ngài sẽ chết giữa cuộc hành trình của mình".
Alexander đáp lại: "Tôi sẽ luôn ghi nhớ điều đó, dù hiện giờ tôi vẫn chưa thể làm được nó. Nhưng cảm ơn lời khuyên của ông".
Thế rồi, Alexander tiếp tục con đường chinh chiến, và chết khi từ Ấn Độ trở về. Vào trước giờ phút lâm chung, ông đã nhớ đến Diogenes, trong đầu ông chỉ văng vẳng những lời nói của vị triết gia này, cả cuộc đời ông đã không được nghỉ ngơi, còn Diogenes thì đã được nghỉ ngơi suốt cả cuộc đời.
Lời bàn: Nhiều khi chúng ta cứ luôn theo đuổi những mục tiêu không ngớt trong cuộc sống, không dám nghỉ ngơi, không dám cho mình một phút giây tĩnh lặng để nhìn lại bản thân, để rồi có ngày có hối tiếc cũng không kịp.
Chức vụ càng cao, áp lực càng lớn, thời gian bỏ ra càng nhiều và đương nhiên, thời gian cho bản thân, thời gian hưởng thụ cuộc sống sẽ càng ít đi. Chính vì thế, hãy biết trân trọng, tận hưởng và nắm bắt từng khoảnh khắc mỗi ngày.
Theo Moral Stories & Atmabodha
theo Trí Thức Trẻ
Nghe tin mẹ hấp hối, con trai chạy đến viện dưỡng lão, bàng hoàng với lời trăn trối của mẹ
Thanh Hương |
Ban đầu, người con trai không hiểu mục đích những lời dặn dò của người mẹ già tội nghiệp đang sắp phải từ giã cõi đời.
Câu chuyện thứ nhất: Chạy ào vào nhà, con gái sững người trước món quà sinh nhật bất ngờ của bố
Một ngày kia, có một cô con gái 12 tuổi hỏi bố: "Bố sẽ tặng quà gì cho con vào ngày sinh nhật sắp tới?"
Người bố mỉm cười rồi nói, "Còn nhiều thời gian mà, con cứ đợi rồi sẽ biết".
Vài ngày sau cuộc nói chuyện này, cô bé bỗng dưng bị ngất và phải đến bệnh viện cấp cứu. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nói cô bé bị bệnh tim và có lẽ sẽ không qua khỏi. Mọi người trong gia đình đều bàng hoàng, không biết phải làm gì tiếp theo.
Cô bé tội nghiệp nằm trên giường bệnh, ngước mắt hỏi bố: "Bố ơi, con sẽ chết phải không ạ?"
Người bố ôm con gái tình cảm, trấn an, "Không, con yêu, con sẽ không sao đâu".
"Làm sao mà bố biết được?", cô con gái ngờ vực hỏi lại.
Người bố khẳng định chắc chắn, "Bố biết chứ, vì bố là bố của con mà", trước khi bước ra ngoài, trên gương mặt anh là những giọt nước mắt không ngừng tuôn rơi.
Một thời gian sau, bệnh tình của cô bé dần thuyên giảm, sức khỏe cô bé hồi phục và em được xuất viện ngay trước ngày sinh nhật thứ 13 của mình. Khi về nhà, cô bé chạy ào vào phòng của mình vì nghĩ hẳn là trên giường sẽ có món quà sinh nhật bố tặng.
Khi không nhìn thấy thứ gì ngoài một lá thư, cô bé đã hơi tỏ ra thất vọng, nhưng rồi vẫn mở ra đọc. Không ngờ, chỉ sau vài dòng, mắt cô bé đã nhòa lệ vì không tin nổi sự thực đau lòng trước mắt.
Lá thư viết: "Con gái yêu của bố.
Nếu con đang đọc lá thư này, nghĩa là mọi chuyện tiến triển tốt như bố đã nói với con, nhớ chứ? Có một lần, con hỏi bố sẽ tặng gì cho con vào ngày sinh nhật. Lúc đó, thực sự bố chưa nghĩ ra món quà gì cho con gái nhỏ của mình. Nhưng bây giờ, bố đã biết mình sẽ tặng gì cho con rồi, đó chính là TRÁI TIM của bố."
Câu chuyện thứ 2: Đến thăm người mẹ hấp hối ở viện dưỡng lão, lời trăn trối cuối cùng khiến con trai khóc không thành tiếng
Ở
một gia đình nọ, sau khi bố qua đời, người con trai có gia đình riêng
đã đưa mẹ đến ở một nhà dưỡng lão. Thi thoảng anh cũng có đến thăm mẹ,
song mỗi lần tới cũng vội vội vàng vàng, chỉ kịp biếu mẹ chút đồ rồi
nhanh chóng rời đi vì nói có việc, 2 mẹ con hầu như chẳng có thời gian
chuyện trò.
Bà mẹ buồn lắm, vừa thương nhớ con trai, vừa thương nhớ các cháu, nhưng chẳng dám bảo con trai đưa con dâu cùng các cháu đến. "Chắc chúng nó lúc nào cũng bận, mình chẳng nên làm phiền", bà tự nhủ.
Một ngày kia, sức khỏe của bà cụ yếu dần, rồi con trai bà nhận được cuộc gọi từ viện dưỡng lão. Đầu dây bên kia là giọng nói yếu ớt của người mẹ: "Hãy đến thăm mẹ đi".
Người con trai chạy đến viện dưỡng lão, thấy rằng tình hình của mẹ mình khó mà qua khỏi được. Đến lúc này, anh mới nhận ra mình là kẻ vô tâm đến mức nào. Hai hàng nước mắt anh tự dưng lăn xuống, anh quỳ gối xuống bên người mẹ già ốm yếu của mình rồi hỏi: "Mẹ, giờ mẹ có muốn con làm điều gì cho mẹ không?".
Người mẹ nắm chặt tay con trai dặn dò: "Hãy cho người lắp quạt ở viện dưỡng lão này nhé, vì ở đây không có quạt, nóng lắm. Ngoài ra, con hãy mua một chiếc tủ lạnh rồi chất đồ ăn vào đó nữa, vì có nhiều hôm mẹ đã phải đi ngủ với cái bụng đói đấy".
Nghe những lời này, người con trai vừa đau lòng, vừa ngạc nhiên nên đã hỏi lại: "Sao mẹ ở đây bao lâu, phải chịu đựng những điều này mà không nói với con? Giờ đây, mẹ nói những điều đó thì còn có ích gì nữa?"
Đến lúc này, người mẹ mới xoa đầu người con trai, giống như bà vẫn thường hay làm cách đây nhiều năm, khi anh vẫn còn là một đứa trẻ.
Bà nhẹ nhàng trả lời: "Con trai, mẹ có thể chịu nóng, chịu đói khát, chịu đau đớn vì không muốn làm phiền con, nhưng khi con già đi, các con của con cũng đưa con vào đây, thì mẹ sợ rằng, con sẽ không chịu được đâu…"
Lời bàn: Trên đời này, thứ tình cảm thiêng liêng và vĩ đại nhất, chính là tình yêu thương và sự hy sinh mà cha mẹ dành cho con cái. Họ yêu chúng ta vô điều kiện, chăm sóc chúng ta vô điều kiện, và khi chết đi, cũng chẳng muốn phiền lụy đến chúng ta.
Chẳng
phải nếu họ chọn cách không sinh ra chúng ta thì cái kết họ nhận được
cũng không có gì khác lắm, họ vẫn phải già đi, thậm chí chết đi trong cô
đơn, mà thời tuổi trẻ họ lại được thảnh thơi, sung túc và thoải mái tự
do hơn sao?
Vì thế, đừng đổ lỗi cho công việc, con cái hay các mối quan tâm khác, những ngày cha mẹ sống trên cõi đời này, chẳng còn lại là bao, hãy dành trọn vẹn sự yêu thương và chăm sóc cho họ, dạy con cái của bạn như vậy, và mong rằng, bạn cũng sẽ được nhận lại điều đó khi về già.
Theo Moral Story
Một ngày kia, có một cô con gái 12 tuổi hỏi bố: "Bố sẽ tặng quà gì cho con vào ngày sinh nhật sắp tới?"
Người bố mỉm cười rồi nói, "Còn nhiều thời gian mà, con cứ đợi rồi sẽ biết".
Vài ngày sau cuộc nói chuyện này, cô bé bỗng dưng bị ngất và phải đến bệnh viện cấp cứu. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nói cô bé bị bệnh tim và có lẽ sẽ không qua khỏi. Mọi người trong gia đình đều bàng hoàng, không biết phải làm gì tiếp theo.
Cô bé tội nghiệp nằm trên giường bệnh, ngước mắt hỏi bố: "Bố ơi, con sẽ chết phải không ạ?"
Người bố ôm con gái tình cảm, trấn an, "Không, con yêu, con sẽ không sao đâu".
"Làm sao mà bố biết được?", cô con gái ngờ vực hỏi lại.
Người bố khẳng định chắc chắn, "Bố biết chứ, vì bố là bố của con mà", trước khi bước ra ngoài, trên gương mặt anh là những giọt nước mắt không ngừng tuôn rơi.
Một thời gian sau, bệnh tình của cô bé dần thuyên giảm, sức khỏe cô bé hồi phục và em được xuất viện ngay trước ngày sinh nhật thứ 13 của mình. Khi về nhà, cô bé chạy ào vào phòng của mình vì nghĩ hẳn là trên giường sẽ có món quà sinh nhật bố tặng.
Khi không nhìn thấy thứ gì ngoài một lá thư, cô bé đã hơi tỏ ra thất vọng, nhưng rồi vẫn mở ra đọc. Không ngờ, chỉ sau vài dòng, mắt cô bé đã nhòa lệ vì không tin nổi sự thực đau lòng trước mắt.
Lá thư viết: "Con gái yêu của bố.
Nếu con đang đọc lá thư này, nghĩa là mọi chuyện tiến triển tốt như bố đã nói với con, nhớ chứ? Có một lần, con hỏi bố sẽ tặng gì cho con vào ngày sinh nhật. Lúc đó, thực sự bố chưa nghĩ ra món quà gì cho con gái nhỏ của mình. Nhưng bây giờ, bố đã biết mình sẽ tặng gì cho con rồi, đó chính là TRÁI TIM của bố."
Người mẹ già chờ đợi mòn mỏi, không biết bao giờ con trai mới tới thăm mình. (Ảnh minh họa: Internet)
Bà mẹ buồn lắm, vừa thương nhớ con trai, vừa thương nhớ các cháu, nhưng chẳng dám bảo con trai đưa con dâu cùng các cháu đến. "Chắc chúng nó lúc nào cũng bận, mình chẳng nên làm phiền", bà tự nhủ.
Một ngày kia, sức khỏe của bà cụ yếu dần, rồi con trai bà nhận được cuộc gọi từ viện dưỡng lão. Đầu dây bên kia là giọng nói yếu ớt của người mẹ: "Hãy đến thăm mẹ đi".
Người con trai chạy đến viện dưỡng lão, thấy rằng tình hình của mẹ mình khó mà qua khỏi được. Đến lúc này, anh mới nhận ra mình là kẻ vô tâm đến mức nào. Hai hàng nước mắt anh tự dưng lăn xuống, anh quỳ gối xuống bên người mẹ già ốm yếu của mình rồi hỏi: "Mẹ, giờ mẹ có muốn con làm điều gì cho mẹ không?".
Người mẹ nắm chặt tay con trai dặn dò: "Hãy cho người lắp quạt ở viện dưỡng lão này nhé, vì ở đây không có quạt, nóng lắm. Ngoài ra, con hãy mua một chiếc tủ lạnh rồi chất đồ ăn vào đó nữa, vì có nhiều hôm mẹ đã phải đi ngủ với cái bụng đói đấy".
Nghe những lời này, người con trai vừa đau lòng, vừa ngạc nhiên nên đã hỏi lại: "Sao mẹ ở đây bao lâu, phải chịu đựng những điều này mà không nói với con? Giờ đây, mẹ nói những điều đó thì còn có ích gì nữa?"
Đến lúc này, người mẹ mới xoa đầu người con trai, giống như bà vẫn thường hay làm cách đây nhiều năm, khi anh vẫn còn là một đứa trẻ.
Bà nhẹ nhàng trả lời: "Con trai, mẹ có thể chịu nóng, chịu đói khát, chịu đau đớn vì không muốn làm phiền con, nhưng khi con già đi, các con của con cũng đưa con vào đây, thì mẹ sợ rằng, con sẽ không chịu được đâu…"
Lời bàn: Trên đời này, thứ tình cảm thiêng liêng và vĩ đại nhất, chính là tình yêu thương và sự hy sinh mà cha mẹ dành cho con cái. Họ yêu chúng ta vô điều kiện, chăm sóc chúng ta vô điều kiện, và khi chết đi, cũng chẳng muốn phiền lụy đến chúng ta.
Vì thế, đừng đổ lỗi cho công việc, con cái hay các mối quan tâm khác, những ngày cha mẹ sống trên cõi đời này, chẳng còn lại là bao, hãy dành trọn vẹn sự yêu thương và chăm sóc cho họ, dạy con cái của bạn như vậy, và mong rằng, bạn cũng sẽ được nhận lại điều đó khi về già.
Theo Moral Story
theo Trí Thức Trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét