CHUYỆN ÍT BIẾT 66
(ĐC sưu tầm trên NET)
Chiến tranh Mùa Đông: Nỗi nhục của Hồng Quân Xô Viết
Theo NI, NATO đã biến ý tưởng này thành hiện thực. Một số quả bom nam châm bám được vào một số tàu ngầm Liên Xô. Nhưng sau đó các tàu ngầm này quay trở về cảng thay vì hoàn thành nhiệm vụ tuần tra. Vì sở hữu hạm đội tàu ngầm khổng lồ, việc thiếu hụt một số tàu không phải là vấn đề quá lớn đối với Liên Xô. Còn NATO thì không có lợi thế như vậy.
Tuy nhiên, nhà phân tích chính trị quân sự, giáo sư tại Đại học Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, đại tá quân đội về hưu Vladimir Karyakin cho rằng thông tin này là hư cấu.
Súng siêu nhỏ bên trong thắt lưng được đánh giá là một vũ khí hiếm và độc đáo của Đức quốc xã. Nó còn được biết đến với tên gọi SS-Waffenakademie Koppelschloßpistole hay súng dây thắt lưng.
Sáng chế này do Louis Marquis sáng chế và có 2 phiên bản khác nhau.
Trong đó, một phiên bản có thiết kế 4 nòng súng và sử dụng đạn 5,6
mm. Thiết kế SS-Waffenakademie Koppelschloßpistole còn lại có 2 nòng
súng và sử dụng đạn 7,65 mm.
Loại súng đặc biệt này của phát xít Đức có cơ chế bắn đặc biệt bên
trong. Cụ thể, vũ khí này được thiết kế nã đạn ngay khi mở nắp dây thắt
lưng.
SS-Waffenakademie Koppelschloßpistole còn được thiết kế nã đạn bằng dây khi người sử dụng giơ tay lên đầu hàng.
Khi ấy, sợi dây sẽ được kéo căng và súng sẽ khai hạ. Kết quả là người đứng đối diện sẽ bị trúng đạn.
Phát minh súng đặc biệt này được Đức quốc xã kỳ vọng sẽ trang bị cho
lực lượng SS và Gestapo để họ thực hiện các nhiệm vụ bí mật.
Vì vậy, Đức quốc xã cho sản xuất nguyên mẫu 2 phiên bản của SS-Waffenakademie Koppelschloßpistole vào những năm 1943 - 1944.
Thế nhưng, các chuyên gia không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào cho
thấy vũ khí này được phát xít Đức sản xuất rộng rãi và trang bị cho binh
sĩ sử dụng trên thực tiễn.
Trước sự việc này, một số người suy đoán có thể vũ khí nhỏ bé trên
không được sản xuất và sử dụng là vì nó hoạt động không hiệu quả khi các
bộ phận có thể gặp trục trặc và không thể nã đạn.
Cựu lính thủy đánh bộ Mỹ cung cấp thông tin cho rằng, cách đây 50
năm, UFO xuất hiện thường xuyên ở vịnh Guantanamo và thường ra vào một
căn cứ dưới nước. (Nguồn: Daily Mail)
Có câu chuyện được kể lại, ở phía hàng rào doanh trại quân đội ở
Guantanamo, xuất hiện một đám mây trắng khổng lồ phát ra ánh sáng màu
xanh, lù lù tiến về phía các quân nhân. Cả đoàn hét toáng lên và buộc
phải thực hiện lệnh sơ tán khẩn cấp. (Nguồn: Daily Mail)
Theo thông tin gây xôn xao, vật thể giống UFO có đường kính khoảng 30
m và thường xuất hiện vào mỗi đêm ở độ cao cách doanh trại chưa đến 91
m. (Nguồn: Daily Mail)
Hải quân Mỹ tại Vịnh Guantanamo thường xuyên chứng kiến cảnh tượng kể
trên. Sự việc đã được báo cáo lên cấp trên tuy nhiên họ yêu cầu giữ bí
mật và không được công khai sự việc này ra với công chúng. (Nguồn: Daily
Mail)
Trước giờ, tất cả được lưu trong hồ sơ quân sự bảo mật mã Case 74794 trong thư viện của MUFON. (Nguồn: Daily Mail)
Theo Kiến thức
Vì sao Liên Xô không đánh chiếm Phần Lan trong Thế chiến 2?
Trong Thế chiến 2, Phần Lan thân với phát xít Đức nhưng Liên Xô không đánh chiếm Phần Lan, nhờ vậy về sau có được 1 hàng xóm trung lập thân thiện.
Trong số tất cả các đồng minh
của trùm phát xít Đức Hitler, Phần Lan chiếm một vị trí đặc biệt. Cuộc
chiến của Phần Lan chống lại Liên Xô
kết thúc theo một cách thức khác với các cuộc chiến do Romania,
Bulgaria hay Hungary tiến hành. Ba nước sau chịu ảnh hưởng của Liên Xô
từ năm 1945 trở đi, còn ở Phần Lan đã không xuất hiện một chế độ XHCN
nào thân Liên Xô cả.
Việc
ban lãnh đạo Liên Xô quyết định không tiến quân vào lãnh thổ Phần Lan
và chấm dứt chiến tranh với người Phần Lan vào năm 1944 đã đem lại kết
quả là Liên Xô rồi nước Nga hiện đại có được một trong những nước láng
giềng tốt nhất, thân thiện nhất ở biên giới trong những năm sau này.
Mặt trận Xô-Phần
Phần
Lan chưa bao giờ ký Hiệp ước Ba bên (giữa Đức, Italy và Nhật Bản) và
không chính thức thuộc về phe Trục (phe phát xít). Người Phần Lan nhấn
mạnh rằng họ khi đó đang phát động một cuộc chiến tranh riêng rẽ chống
lại Liên Xô, dù cho Phần Lan đang hợp tác với Đức Quốc xã, nhằm khôi
phục lại các lãnh thổ mà họ để mất sau Chiến tranh Mùa Đông. Nhưng trên
thực tế, cuộc chiến kế tiếp này lại kéo theo việc binh sĩ Phần Lan tiến
sâu hơn vào lãnh thổ Liên Xô hơn cả mức lãnh thổ trước đây của Phần Lan.
Đối
với Liên Xô, những động thái ngoại giao này của Phần Lan không đóng vai
trò gì cả. Đất nước này khi ấy vẫn bị Liên Xô xem là bên xâm lược và là
chế độ bù nhìn của Đệ tam Đế chế (tức phát xít Đức). Mặt trận
chống Phần Lan được hiểu đơn giản là Mặt trận Liên Xô-Phần Lan trong
Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Vào
tháng 6/1941 ước tính liên quân Đức-Phần Lan ở Phần Lan đông tới trên
400.000 người. Dù chiến dịch Barbarossa của Đức được mở vào ngày
22/6/1941, Phần Lan vẫn đợi chờ - họ không tấn công Liên Xô vào thời
điểm đó và ngăn người Đức thực hiện điều này từ lãnh thổ Phần Lan.
Tuy
nhiên, do quân đội Phần Lan đã vi phạm điều khoản của hiệp ước Moscow
1940 (về chấm dứt Chiến tranh Mùa Đông) bằng việc đổ bộ lên quần đảo
Aland phi quân sự hóa và không quân phát xít Đức khởi động sử dụng các
sân bay của Phần Lan để ném bom Liên Xô, chiến tranh giữa 2 quốc gia này
bắt đầu. Các oanh tạc cơ Liên Xô trút bom xuống Helsinki và những người
lính Phần Lan đầu tiên vào ngày 28/6/1941 đã vượt biên giới tiến về
thành phố Murmansk của Liên Xô.
Trong
cuộc tiến công nói trên, quân đội Phần Lan đã chiếm được những vùng
lãnh thổ rộng lớn ở ngoại ô Murmansk nằm ở phía bắc Hồ Onega. Vào ngày
31/8/1941, quân Phần Lan vượt qua biên giới Liên Xô-Phần Lan cũ gần
thành phố Leningrad (nay là Saint Petersburg). Thành phố đã bị phong
tỏa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc bao vây kéo dài khét tiếng.
Vào
tháng 7/1941, Tổng tư lệnh quân đội Phần Lan Carl Gustaf Emil
Mannerheim lặp lại chính lời của mình trong cuộc Nội chiến Phần Lan
(1918): “Tôi sẽ không tra gươm trở lại vỏ cho tới khi nào Phần Lan và Đông Karelia được tự do”.
Ông này hùng hồn nói thêm: “Hỡi
anh em binh sĩ! Chiến thắng của các anh em sẽ giải phóng Karelia, chiến
công của các anh em sẽ tạo ra một tương lai hạnh phúc và vĩ đại cho
Phần Lan”.
Tuy nhiên không
phải người Phần Lan nào cũng háo hức tham gia cuộc “giải phóng” này. Có
những trường hợp mà những người lính đơn lẻ hoặc toàn bộ đơn vị từ chối
vượt qua biên giới cũ giữa Liên Xô và Phần Lan để tiến sâu vào lãnh thổ
Liên Xô.
Sau
bước đột phá ban đầu, đà tiến của quân Phần Lan bị chặn lại và thế trận
ở đây được ổn định. Không có thêm chiến dịch nào được tiến hành ở vùng
này cho tới năm 1944. Những người lính đã nói đùa về các binh sĩ Liên Xô
bảo vệ Leningrad trước quân Phần Lan như sau: “Có 3 đội quân không tham
chiến trên thế giới này: Quân Thụy Điển, quân Thổ Nhĩ Kỳ và Tập đoàn
quân Xô viết số 23”.
Thất bại của
phát xít Đức trong trận chiến Kursk đã khiến cho giới lãnh đạo Phần Lan
lo lắng sâu sắc. Khi Hồng quân lần lượt giải phóng các vùng lãnh thổ của
mình và tiến sát hơn tới Karelia, người Phần Lan bắt đầu ngoại giao con
thoi giữa Berlin và Washington, hoặc để nhận thêm trợ giúp quân sự từ
người Đức, hoặc là để yêu cầu phía Mỹ làm trung gian đàm phán hòa bình
với Liên Xô (phía Mỹ không tuyên chiến với Phần Lan trong Thế chiến 2).
Liên Xô cân nhắc việc đưa quân vào Phần Lan
Vào
mùa hè 1944, Hồng quân Liên Xô đánh bật quân Phần Lan khỏi lãnh thổ
Karelia. Tuy nhiên sự kháng cự quyết liệt của Phần Lan và những thắng
lợi cục bộ của họ, như trong trận Tali-Ihantala, đã khiến ban lãnh đạo
Liên Xô suy nghĩ nghiêm túc về việc liệu có đáng phải tiến sâu hơn nữa
vào lãnh thổ Phần Lan hay không.
Sử gia Bair Irincheev cho hay: “Ngày
nay không thể biết được lãnh tụ Xô viết Stalin muốn gì. Cả năm 1940 lẫn
năm 1944 Stalin đều không cố gắng chiếm toàn bộ Phần Lan. Rốt cuộc đây
không phải là hướng chiến lược chính... Liệu có đáng để đánh chiếm toàn
bộ Phần Lan, từ Helsinki tới Oulu? Mảnh đất này có diện tích tương đương
nước Anh, dân cư đông đúc, với nguy cơ nội chiến...”.
Sử gia Phần Lan Ohto Manninen cho biết: “Ít
nhất là trong các tài liệu quân sự, mục tiêu đặt ra không phải là sáp
nhập Phần Lan vào Liên Xô. Mục tiêu là bảo đảm Hạm đội Đỏ có đường đi
lại tự do từ Vịnh Phần Lan và giúp Hồng quân có thể tiến công sườn quân
Đức ở phía Bắc”.
Liên Xô đã
tập trung hết sức lực của mình vào mục tiêu chính là đánh chiếm Berlin
(thủ đô của Đức Quốc xã) trước người Anh và người Mỹ.
Sử gia Phần Lan Henrik Meinander giải thích: “Phe
Đồng minh đã mở một mặt trận thứ 2 chống lại Đức ở Pháp – việc này dọn
đường cho một thỏa thuận ngừng bắn giữa Phần Lan, Liên Xô và Anh vào
tháng 9/1944”.
Theo sử gia Nga Alexey Komarov thì lãnh tụ Liên Xô “Stalin đã tư duy theo lối thực dụng”. Komarov nói: “Đối
với ông ấy (Stalin), việc giữ cho Phần Lan trung lập, ít nhất là trong
thời kỳ lịch sử đó, là điều quan trọng... Ban lãnh đạo Liên Xô muốn biến
Phần Lan thành một quốc gia tương đối thân thiện với mình – một dạng
vùng đệm giữa Liên Xô và phương Tây”.
Vào
ngày 19/9/1944, Phần Lan đạt được một thỏa thuận ngừng bắn với Liên Xô
và Anh Quốc. Phần Lan nhượng một số vùng thuộc Karelia và Salla cũng như
một số đảo nhất định ở Vịnh Phần Lan và Petsamo. Liên Xô được quyền
thuê bán đảo Porkkala gần Helsinki làm căn cứ cho hải quân của họ trong
50 năm. Như một cử chỉ thiện chí, Liên Xô đã trao lại bán đảo này cho
Phần Lan vào năm 1956.
Liên Xô đã
đánh đuổi quân Phần Lan khỏi lãnh thổ của mình nhưng họ quyết định không
đẩy vấn đề đi quá xa. Kết quả là, Liên Xô đã có một hàng xóm trung lập
và thân thiện, đồng thời là một đối tác kinh tế gần gũi trong các năm
tiếp theo.
Sự thật về kế hoạch dùng nam châm chống lại tàu ngầm Liên Xô của NATO
(VTC News) - Chuyên gia Nga khẳng định câu chuyện NATO dùng nam châm để đối phó với tàu ngầm Liên Xô được một tờ báo Mỹ đăng tải mới đây là hư cấu.
Theo chuyên san National Interest của Mỹ, vào thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh,
NATO không đuổi kịp Liên Xô khi đó đã sở hữu khoảng 300 tàu ngầm
diesel-điện và các tàu ngầm hạt nhân. Các chiến lược gia của NATO lo
ngại rằng, "vấn đề này chỉ có thể được giải quyết bằng phương tiện hạt
nhân", nghĩa là thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân vào các căn cứ tàu
ngầm dọc theo bờ biển Liên Xô.
Một trong số các ý tưởng được đưa
ra là thả hàng loạt khối nam châm từ trên không để phát hiện và
vô hiệu hóa tàu ngầm. Khi bám dính lên vỏ kim loại của tàu
ngầm, cụm nam châm sẽ gây ra tiếng ồn lớn và làm lộ vị trí của tàu.
Ngoài ra, việc tháo bỏ bom nam châm khỏi thân tàu ngầm đòi hỏi
nhiều thời gian và nỗ lực, điều này sẽ làm giảm khả năng sẵn sàng
chiến đấu của đội tàu ngầm Liên Xô.Theo NI, NATO đã biến ý tưởng này thành hiện thực. Một số quả bom nam châm bám được vào một số tàu ngầm Liên Xô. Nhưng sau đó các tàu ngầm này quay trở về cảng thay vì hoàn thành nhiệm vụ tuần tra. Vì sở hữu hạm đội tàu ngầm khổng lồ, việc thiếu hụt một số tàu không phải là vấn đề quá lớn đối với Liên Xô. Còn NATO thì không có lợi thế như vậy.
Tuy nhiên, nhà phân tích chính trị quân sự, giáo sư tại Đại học Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, đại tá quân đội về hưu Vladimir Karyakin cho rằng thông tin này là hư cấu.
"Thông
tin này được vẽ ra cho những người dễ tin vào những câu chuyện hư
cấu và cổ tích. Những khối nam châm này phải "phát hiện" chiếc tàu
ngầm trong khi vỏ tàu có lớp phủ đặc biệt. Liên Xô có các tàu ngầm
được làm bằng titan - thân tàu không có tính chất từ tính. Nếu thân
tàu được làm bằng thép thì nó có lớp vỏ làm giảm tiếng ồn. Bạn
hãy tự thử: lấy một nam châm và cố gắng gắn nó vào tủ lạnh qua lớp
giấy mỏng thì làm được, nhưng nó không bám vào tủ lạnh qua giấy
carton. Lớp dày bảo vệ tàu ngầm khỏi bị phát hiện không cho phép nam
châm gắn vào thân tàu", ông Vladimir Karyakin khẳng định.
Vị
đại tá Nga cho rằng những câu chuyện hư cấu như vậy không khả thi và
chỉ nhằm mục đích khiến người dân tin chắc rằng phương Tây có cái gì
đó để chống lại các tàu ngầm Nga.
Liên Xô từng muốn chế tạo siêu tàu ngầm có thể mang theo xe tăng và phương tiện lưỡng cư để đổ bộ
Mẫu tàu ngầm P-2 nếu được Liên Xô chế tạo sẽ là một sự kết hợp ấn tượng với công nghệ lấy từ Phát xít Đức.
Mẫu tàu ngầm P-2 nếu được Liên Xô chế tạo sẽ là một sự kết hợp ấn tượng với công nghệ lấy từ Phát xít Đức.
Video: Tổng thống Putin lặn xuống vịnh Phần Lan, thăm tàu ngầm bị chìm trong chiến tranh
Để tưởng nhớ những thủy thủ thiệt mạng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, nhà lãnh đạo Nga đích thân lặn xuống đáy biển Baltic thăm xác tàu ngầm Liên Xô.
Để tưởng nhớ những thủy thủ thiệt mạng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, nhà lãnh đạo Nga đích thân lặn xuống đáy biển Baltic thăm xác tàu ngầm Liên Xô.
(Nguồn: Sputnik)
Sự thật kinh hoàng thắt lưng tử thần của Đức quốc xã
Đức quốc xã nổi tiếng với việc phát minh ra nhiều vũ khí độc, lạ nhằm khiến quân địch khiếp sợ và chịu tổn thất lớn. Trong số này có súng siêu nhỏ bên trong thắt lưng do Louis Marquis sáng chế.
Súng siêu nhỏ bên trong thắt lưng được đánh giá là một vũ khí hiếm và độc đáo của Đức quốc xã. Nó còn được biết đến với tên gọi SS-Waffenakademie Koppelschloßpistole hay súng dây thắt lưng.
Advertisement
Phát hiện cơ sở UFO khổng lồ dưới Vịnh Guantanamo?
Một khu vực được đồn đoán là cơ sở UFO khổng lồ được tìm thấy ở vịnh Guantanamo đang gây xôn xao.
Theo thông tin Daily Mail đăng tải, khu vực được đồn
đoán là cơ sở UFO này đã được phát hiện từ cách đây 50 năm, nhưng mãi
tới nay nó mới chính thức được công bố. Dữ liệu sự việc do một cựu lính
thủy đánh bộ Mỹ cung cấp. (Nguồn: Daily Mail)
Theo Kiến thức
Nhận xét
Đăng nhận xét