CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 124

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bài giảng: Sóng hấp dẫn

Sóng hấp dẫn nghi do hố đen nuốt chửng sao neutron phát ra

Các nhà thiên văn học Mỹ tìm thấy bằng chứng chắc chắn về vụ sáp nhập giữa hố đen và sao neutron hôm 14/8.



Hố đen phát ra sóng hấp dẫn khi nuốt chửng sao neutron. Ảnh: LIGO.
Hố đen phát ra sóng hấp dẫn khi nuốt chửng sao neutron. Ảnh: LIGO.
Cách đây 900 triệu năm, một hố đen phát ra tiếng "ợ hơi" âm vang khắp vũ trụ. Hôm 14/8, những gợn sóng từ hố đen lan tỏa trong trường không gian - thời gian và truyền tới Trái Đất, cung cấp bằng chứng tốt nhất về vụ va chạm chưa từng thấy trước đây, giúp các nhà khoa học hiểu biết thêm về cách vũ trụ hoạt động.
Phát hiện mang tên S190814bv nhiều khả năng sinh ra từ vụ sáp nhập giữa hố đen và sao neutron, tàn dư siêu đặc của một ngôi sao phát nổ. Dù các nhà thiên văn học từ lâu đã nghi ngờ những hệ nhị phân như vậy tồn tại, họ chưa bao giờ quan sát được chúng bằng kính viễn vọng quét bước sóng ánh sáng.
Giới thiên văn học cũng suy đoán hệ nhị phân trên sẽ tạo ra các gợn sóng lăn tăn gọi là sóng hấp dẫn khi hố đen và sao neutron sáp nhập. Những gợn sóng trong trường không gian - thời gian này được dự đoán cách đây hơn một thế kỷ trong thuyết tương đối tổng quát của nhà vật lý Albert Einstein. Einstein cho rằng vụ va chạm giữa hai vật thể siêu lớn sẽ bóp méo trường không gian - thời gian của vũ trụ.
Sóng hấp dẫn được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2015 khi Đài quan trắc giao thoa kế laser (LIGO) ở Mỹ thu được tín hiệu của hai hố đen sáp nhập. Từ sau đó, LIGO và Virgo, đài quan trắc khác tại châu Âu, đã quan sát thêm nhiều vụ sáp nhập hố đen cũng như vụ va chạm sao neutron. Cả đài LIGO và Virgo đều phát hiện S190814bv. Nếu đúng đây là vụ sáp nhập của hố đen và sao neutron, phát hiện sẽ là kiểu va chạm thứ ba sinh ra sóng hấp dẫn.
Dù các máy dò cũng thu được tín hiệu của vụ sáp nhập hố đen - sao neutron hôm 26/4, nhóm nghiên cứu ở LIGO cho biết S190814bv đáng chú ý hơn nhiều. Sự kiện hồi tháng 4 có khả năng là tiếng ồn từ Trái Đất nhưng S190814bv chắc chắn đến từ ngoài hành tinh của chúng ta, theo Christopher Berry, nhà vật lý học ở Đại học Northwestern University. LIGO và Virgo đều truy ra nguồn gốc của S190814bv từ khoảng trời hình oval rộng hơn 11 lần so với trăng tròn.
"Có hai điều bí ẩn mà sự kiện này có thể hé lộ cho chúng ta biết. Khối lượng tối đa của sao neutron và khối lượng tối thiểu của hố đen là bao nhiêu?", Berry nói.
Những đặc điểm tinh vi của sóng hấp dẫn có thể cho phép nhóm nghiên cứu xác định vật thể nhỏ hơn trong vụ va chạm S190814bv. Các phép đo sau phát hiện có thể kéo dài hàng tuần, giúp xác nhận vật thể nhỏ hơn có phải sao neutron hay không.
An Khang (Theo National Geographic)

Sao neutron - vật thể đặc nhất trong vũ trụ

Một thìa vật chất sao neutron nặng tới một tỷ tấn, khiến sao neutron trở thành vật thể đặc nhất trong vũ trụ dù chỉ rộng 19 km.
An Khang (Theo Amaze Lab)

Các nhà khoa học đã tìm ra một "thế giới kỉ Jura" ngay bên dưới nước Úc

17/08/2019 01:13 PM | Công nghệ

Vùng đá ngầm còn lại của hơn 100 núi lửa được tạo ra vào hơn 180 triệu năm trước được tìm thấy bên dưới một vùng đất dầu mỏ.

Các nhà khoa học đã tìm ra một "thế giới kỉ Jura" ngay bên dưới nước Úc
Theo một nghiên cứu mới, 100 núi lửa từ kỉ Jura đã được phát hiện bên dưới vùng dầu mỏ ở giữa nước Úc.
Các núi lửa cổ đại này được hình thành từ 180-160 triệu năm trước, khi đại châu lục Gondwana - mà Úc từng là một phần của đại châu lục này - bắt đầu tan rã. Trong hàng triệu năm, dãy núi lửa này nằm sâu dưới đất, không được phát hiện cho tới bây giờ.
Vùng đất ngầm được phát hiện vào năm 2017 bởi một đội khoa học dẫn dắt bởi nhà địa chấn học Jonathan Hardman, người vào thời điểm đó đang học bằng tiếng sĩ tại đại học Aberdeen của Scotland (bây giờ anh là nhân viên của công ty dầu mỏ CGG). Hardman và đồng nghiệp đã đặt tên cho hình tượng này là tỉnh núi lửa Warnie, và công bố những phát hiện của mình trong cuốn Nghiên cứu Gondwana.
Tỉnh núi lửa Warnie được xác định ở hơn một kilomet dưới lưu vực Cooper và Eromanga, một vùng trầm tích có độ tuổi bằng các loài khủng long rộng hơn một triệu kilomet vuông.
Các nhà khoa học đã tìm ra một thế giới kỉ Jura ngay bên dưới nước Úc - Ảnh 1.
Hình ảnh từ các dữ liệu của nghiên cứu Gondwana, thuộc đại học Aberdeen / Adelaide.
Những vùng này là điểm nóng cho khai thác khí ga và dầu mỏ từ những năm 1960, và hiện tại đang là mỏ hidro carbon trên đất liền lớn nhất của nước Úc, khiến cho các phát hiện trở nên bất ngờ hơn.
Theo các tác giả, tìm ra một vùng núi lửa lớn vào khu vực đã được khai thác nheiefu như vậy cho thấy rằng những vùng đất đã được khai phá vẫn có tiềm năng cho các tỉnh núi lửa khác ở Úc và các nơi trên thế giới.
Khoảng tầm 1.400 giếng dầu đã được hình thành ở khu vực này trong vòng nửa thế kỷ qua, cho thấy có thể dung nham đã được bảo vệ trong lớp đá trầm tích đó.
Để có thể tìm hiểu sâu các khu vực này, Hardman và đồng nghiệp cần thu thập các thông tin địa chấn, trọng lực và từ trường từ máng Nappamerri trong lưu vực Cooper. Nhờ các thông tin đó mà họ có thể hình dung ra các đường viền của tỉnh núi lửa Warnie, vốn được đặt tên theo khu thám hiểm Warnie Tây 1 gần đó và tên của một cầu thủ Cricket người Úc là Shane Warne.
Nó không rõ rằng tại sao những núi lửa này được hình thành vào 180 triệu năm trước, nhất là khi chúng không được nằm trên rìa của của châu lục nào vào thời kì kỉ Jura cả, vốn là một trong những điều kiện tạo ra núi lửa.
Hardman và đội của ông đã cho một vài lý do cho sự hình thành này, ví dụ như là sự trải đều và nổi lên của các lớp đá tan chảy dưới bề mặt Trái đất. Cho dù thế, các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng cần có thêm các thông tin về khu vực này trước khi có thể xác định rõ ràng nguồn gốc của tỉnh núi lửa Warnie.
Cho dù quá trình hình thành như thế nào đi chăng nữa, việc hình thành dãy núi lửa này cho thấy rằng nó có tác động cho khu vực xung quanh nó - một thế giới kỉ Jura - theo lời của đồng tác giả Simon Holford của đại học Adelaide.
Từ lâu rồi, những vùng núi này bơm ra dung nham và khói bụi cho các con sông và hồ xung quanh trước khi tự chôn vùi dưới lớp đá trầm tích do chính nó tạo ra.
Theo Pascalculate
Trí Thức Trẻ

Sao chổi tan biến khi lao thẳng vào Mặt Trời

Tàu vũ trụ SOHO quan sát quá trình sao chổi bay tới khí quyển Mặt Trời và bị thiêu rụi hoàn toàn hôm 15/8.
Trong video do tàu vũ trụ Solar and Heliospheric Observatory (SOHO) ghi lại hôm thứ Năm, Mặt Trời là vật thể nằm chính giữa và bị một đĩa chắn sáng che khuất. Điểm sáng ngay trên Mặt Trời là sao Kim, trong khi sao Hỏa nằm lệch sang trái.
Xung quanh Mặt Trời có nhiều vật thể di chuyển. Sao chổi xuất hiện từ góc dưới bên phải, lao về phía trung tâm với vệt sáng ngày càng rõ. Nó giữ đường bay ổn định và bị thiêu rụi hoàn toàn khi tới khí quyển Mặt Trời.
Sao chổi lao về phía Mặt Trời, vật thể bị che khuất ở chính giữa. Ảnh: Space.
Sao chổi lao về phía Mặt Trời, vật thể bị che khuất ở chính giữa. Ảnh: Space.
Nhiều khả năng đây là sao chổi Kreutz sungrazer, theo nhà thiên văn Tony Phillips. Kreutz sungrazer là nhóm sao chổi được phát hiện cách đây vài trăm năm và được nhà thiên văn Heinrich Kreutz nghiên cứu cẩn thận cuối thế kỷ 19. Các nhà khoa học cho rằng chúng là những mảnh vỡ của một sao chổi cổ đại khổng lồ.
Đây không phải sao chổi đầu tiên SOHO quan sát trong hè năm nay. Hôm 20/6, hai sao chổi thuộc nhóm Kreutz sungrazer và Meyer sunskirter cũng được phát hiện. Các nhà khoa học của dự án Sungrazer tìm ra chúng nhờ dữ liệu từ SOHO và bộ đôi tàu vũ trụ STEREO.
Khoảng hơn một nửa sao chổi được phát hiện đến nay là nhờ dự án Sungrazer. Việc tìm ra những sao chổi mới giúp giới khoa học nghiên cứu quỹ đạo, thành phần cấu tạo, sự phát triển và nhiều vấn đề khác. Các sao chổi Kreutz sungrazer còn có thể mang lại thông tin hữu ích về Mặt Trời. 
Thu Thảo
 (Theo Space)

Lỗ đen trung tâm thiên hà đang có biểu hiện bất thường

Các nhà thiên văn học quan sát lỗ đen ở trung tâm Dải Ngân hà trong suốt 20 năm qua. Gần đây, họ phát hiện một thứ chưa từng được biết đến trước đó.
Về mặt kỹ thuật, các nhà khoa học không thể nhìn trực tiếp lỗ đen Sagittarius A* ở trung tâm thiên hà. Thay vào đó, họ quan sát các vấn đề xảy ra xung quanh. Khi lỗ đen này hoạt động mạnh hơn bình thường, chân trời sự kiện của nó sẽ sáng hơn do ma sát sinh ra nhiều năng lượng.
Lỗ đen Sgr A* thường được xem là “khá điềm tĩnh” vì ít khi xảy ra biến cố ở chân trời sự kiện. Nhưng từ hồi tháng 5 năm nay, lỗ đen này bắt đầu chớp tắt liên tục.
"Lỗ đen luôn luôn thay đổi, nhưng lần này là ảnh quang phổ hồng ngoại sáng nhất chúng ta từng thấy cho đến nay", Tuấn Đỗ, nhà thiên văn học tại Đại học California, Los Angeles, Mỹ, tác giả chính của nghiên cứu mới cho biết, "Có lẽ còn sáng hơn nữa trước khi chúng tôi bắt đầu quan sát đêm đó".
Lo den trung tam thien ha dang co bieu hien bat thuong hinh anh 1
Minh họa cho thấy vùng chân trời sự kiện của Sgr A* có những phát sáng không rõ nguyên nhân. Ảnh: ESA. 
Nhận định trên của Tuấn Đỗ dựa trên thực tế, khi các nhà thiên văn tập trung quan sát lỗ đen vào ngày 13/5, họ thấy độ sáng suy giảm theo thời gian tương đối cao. Điều này cho thấy lỗ đen đã vượt qua một đỉnh thậm chí còn sáng hơn.
Nhóm nghiên cứu của Tuấn Đỗ dùng kính thiên văn Keck trên đỉnh Mauna Kea ở Hawaii. Thiết bị này nhìn thấy dải quang phổ hồng ngoại gần, gồm các bước sóng dài hơn một chút so với những gì mắt chúng ta có thể nhìn thấy.
Các nhà khoa học cho rằng lỗ đen sáng lên đột ngột do có một ngôi sao đi qua, hoặc có thể là đám mây bụi G2 được phát hiện vào năm 2014. Nhóm nghiên cứu hy vọng các quan sát mới về Sgr A * sẽ giúp họ biết được lỗ đen khổng lồ đang xảy ra biến cố gì.
Lo den trung tam thien ha dang co bieu hien bat thuong hinh anh 2
Hình ảnh lỗ đen đầu tiên là M87 chứ không phải Sgr A* ở trung tâm thiên hà chúng ta. Ảnh: Event Horizon Telescope.
Các thiết bị khác, gồm kính viễn vọng không gian Spitzer, Chandra và nhiều thiết bị trên mặt đất cho thấy lỗ đen Sgr A* đã chớp tắt liên tục trong vài tháng qua, dù những dữ liệu này vẫn chưa được phân tích. ART-XC, kính viễn vọng không gian mới của Nga đi vào hoạt động khoảng một tháng trước, cũng đang hướng về lỗ đen dù vẫn trong giai đoạn hiệu chuẩn.
Lỗ đen Sgr A* cũng là mục tiêu của kính thiên văn Event Horizon, dự án thiên văn hợp tác toàn cầu đã công bố hình ảnh đầu tiên về lỗ đen vào tháng 4 vừa qua. Tuy nhiên, hình chụp hố đen đầu tiên là M87 chứ không phải lỗ đen ở trung tâm thiên hà chúng ta.


Theo Space

Những hành tinh chết có thể đang phát tín hiệu ngoài không gian

Dân trí Các nhà khoa học cho biết, các hành tinh chết có thể đang gửi đi những tín hiệu mà chúng ta có thể thu được trên Trái đất.



Những hành tinh chết có thể đang phát tín hiệu ngoài không gian - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Nghiên cứu có thể giúp tiết lộ tương lai của hệ mặt trời.
Các nhà khoa học hi vọng rằng có thể lắng nghe chúng, khao khát tìm thấy lõi của các hành tinh và tìm hiểu thêm về vũ trụ bao la.
Các nhà nghiên cứu đã từng thấy các hành tinh quay quanh những ngôi sao đã phá hủy chúng: ” Khi mặt trời đốt cháy tất cả nhiên liệu của nó và bong lớp vỏ bên ngoài, nó sẽ phá hủy các vật thể gần đó và đốt cháy các lớp bên ngoài của chúng.
Các lõi hành tinh còn sót lại có thể được nhìn thấy trong vũ trụ và tồn tại đủ lâu để có thể được phát hiện từ Trái đất.
Kỹ thuật được sử dụng để quan sát các hành tinh này dựa trên một kỹ thuật tương tự mà các nhà nghiên cứu đã sử dụng để tìm ra hành tinh ngoài Trái Đất được xác nhận đầu tiên. Để tìm kiếm ra một hành tinh, các nhà khoa học tìm kiếm các sóng vô tuyến được ngôi sao của nó phát ra và hy vọng họ có thể nhìn thấy các sao lùn trắng bằng cách theo dõi các xung năng lượng tương tự.
Một sao lùn trắng và lõi hành tinh bị tước vỏ của nó có thể cùng nhau tạo ra một mạch điện. Chúng giúp khuếch đại và phát tín hiệu trong không gian, đồng nghĩa với việc nó có thể được phát hiện bởi các kính viễn vọng vô tuyến trên Trái đất.


Những hành tinh chết có thể đang phát tín hiệu ngoài không gian - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Các nhà khoa học cần phải nghiên cứu nhiều hơn để tìm hiểu khoảng thời gian các lõi có thể tồn tại sau khi chúng bị tách bỏ lớp ngoài cùng và liệu chúng có tiếp tục phát sóng trong không gian hay không. Họ phát hiện ra rằng những lõi đó có thể tồn tại lên tới một tỷ năm, có nghĩa là các tín hiệu có thể tồn tại đủ lâu để có thể phát hiện ra chúng từ Trái đất.
Các nhà nghiên cứu đều hi vọng rằng các đài quan sát của mình có thể sớm tìm thấy các ứng cử viên tiềm năng và phát hiện ra các thông điệp.
Tiến sĩ Dimitri Veras từ Đại học Warwick cho biết: "Có một điểm thuận lợi để phát hiện các lõi hành tinh này: một lõi quá gần sao lùn trắng sẽ bị phá hủy bởi lực thủy triều và một lõi quá xa sẽ không thể phát hiện ra được. Ngoài ra, nếu từ trường quá mạnh, nó sẽ đẩy lõi vào sao lùn trắng và phá hủy nó. Do đó, chúng ta chỉ nên tìm kiếm các hành tinh xung quanh những sao lùn trắng có từ trường yếu hơn ở khoảng cách giữa khoảng 3 bán kính mặt trời và Khoảng cách Sao Thủy-Mặt Trời. Chưa từng có ai tìm thấy lõi trần của một hành tinh lớn hay chỉ thông qua giám sát các tín hiệu từ tính hoặc một hành tinh lớn quay quanh sao lùn trắng. Do đó, sự khám phá ở đây sẽ đại diện cho “những lần đầu tiên” theo ba nghĩa khác nhau đối với hệ thống hành tinh. "
Nghiên cứu có thể giúp tiết lộ tương lai của hệ mặt trời.
Alexander Wolszczan từ Đại học bang Pennsylvania cho hay "Chúng tôi sẽ sử dụng kết quả của công việc này làm hướng dẫn cho các thiết kế máy dò sóng vô tuyến cho lõi hành tinh xung quanh sao lùn trắng. Với các bằng chứng hiện có cho thấy sự hiện diện của các mảnh vụn hành tinh xung quanh nhiều trong số chúng, chúng tôi nghĩ rằng cơ hội cho những khám phá thú vị của chúng tôi là khá có triển vọng."
Tiến sĩ Veras nói thêm: "Chỉ cần tìm ra được một lõi cũng sẽ giúp tiết lộ lịch sử của các hệ sao này, bởi vì để một lõi đạt đến giai đoạn đó, nó sẽ không còn bầu khí quyển và lớp phủ tại một số điểm và sau đó bị đẩy về phía sao lùn trắng. Một lõi như vậy cũng có thể cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về tương lai xa của chính chúng ta và về tương lai phát triển của hệ mặt trời."
Hoài Anh
Theo The Independent

Sửng sốt gió nóng phát hiện gần lỗ đen

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà vật lý thiên văn quốc tế đến từ Southampton, Oxford và Nam Phi phát hiện một cơn gió rất nóng, dày đặc nằm gần một lỗ đen cách Trái đất ít nhất 25.000 năm ánh sáng.

Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Phil Charles đến từ Đại học Southampton giải thích rằng khí (helium bị ion hóa và hydro) được phát ra trong các vụ nổ lặp lại cứ sau 8 phút, lần đầu tiên cơ chế này được nhìn thấy xung quanh một lỗ đen.
Lỗ đen được nghiên cứu có tên là J1357.2-0933, nặng ít nhất gấp 6 lần khối lượng Mặt trời của chúng ta, giải phóng một nguồn năng lượng dồi dào.
Sung sot gio nong phat hien gan lo den
Nguồn ảnh: Sci-news. 
Giáo sư Charles cho biết: “Độ sáng quang học của lỗ đen này thay đổi từ khoảng 2 phút đến khoảng 10 phút sau các vụ nổ. Động thái kỳ lạ như vậy chưa bao giờ được nhìn thấy trong bất kỳ lỗ đen nào khác.
Giáo sư Charles nói thêm: "Kết quả từ quá trình thăm dò, phân tích quang phổ này thật đáng kinh ngạc, cho thấy helium bị ion hóa trong quá trình hấp thụ, điều chưa từng thấy trong các hệ thống lỗ đen tương tự trước đây".
Bên cạnh đó, lượng gió hoạt động gần lỗ đen có quang phổ màu xanh rực sáng, mật độ nguyên tử dày đặc và nóng lên tới khoảng 40.000 độ C. Những cơn gió này giật mạnh với tốc độ cực khủng lên tới khoảng 600km / giây.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực. 
Huỳnh Dũng (theo Phys)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH