CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 88
-Lấy tư tưởng Nho Giáo (Khổng Tử) làm cơ sở đánh giá tư cách thì Trường là anh hùng. Nhưng lấy tư tưởng Đạo Giáo (Lão Tử) làm cơ sở đánh giá tư cách thì Trường là thằng ngu!
------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Năm 1774, khi nội bộ Đàng trong lục đục, quyền thần Trương Phúc Loan lộng hành, chúa Trịnh Sâm từ Đàng ngoài liền đem quân vào xâm lấn. Chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần sai Tiết chế Tôn Thất Chất và Tôn Thất Doanh đem quân thủy, quân bộ đi chống cự. Nguyễn Đăng Trường được cử làm Tham tán, đánh nhau với quân Trịnh ở sông Phú Lễ, thất bại, nên ông theo chúa đi Quảng Nam.
Lúc sắp vượt biển vào Gia Định thì ngược gió, thuyền không thể đi được. Chúa sai Trường lên bộ cầu đảo. Thuyền chúa thuận gió đi ngay ban đêm. Trường không kịp đi theo, bèn về ẩn ở thôn quê.
Năm Bính Thân (1776), Trường quyết tâm vào nam, gửi vợ là Từ thị và con nhỏ là Minh nương náu ở nhà ngoại, còn mình đem mẹ là Hoàng thị vượt biển ra đi. Dọc đường vì gió thổi dạt vào cửa biển Thị Nại, bị quân của Nguyễn Huệ bắt được. Nguyễn Huệ nghe tiếng Trường là người hiền nên lưu lại, đãi lễ bằng bạn thầy nhưng Trường cố từ, không nhận.
Trước đó, Hoàng tôn Dương là cháu của chúa Nguyễn Phúc Thuần bị Nguyễn Nhạc cưỡng ép đem vào Quy Nhơn, Trường bèn bí mật bàn mưu với Hoàng tôn để Dương vào Gia Định trước. Một hôm Trường nói thực với Nguyễn Huệ xin được về theo chủ cũ cho toàn nghĩa vua tôi.
Nguyễn Huệ nói: "Tiên sinh đi chuyến này, ý muốn xoay lại trời đất,
được chăng? Tôi e ngày sau ăn năn cũng muộn mất". Trường trả lời: "Đại
trượng phu ở đời lấy trung hiếu làm đầu. Tôi nay mang mẹ đi theo vua,
nghĩa ấy thật đã rõ ràng; còn việc cùng hay thông, được hay hỏng là ở số
mệnh, đâu có ăn năn!".
Nguyễn Huệ khen là khảng khái, đồng ý thả cho đi và hậu tiễn cho vàng, lụa, Trường đều không nhận. Trường sau khi vào đến Gia Định, yết kiến chúa ở hành tại, được tham dự bàn mưu. Năm 1777, Nguyễn Huệ vào đánh Gia Định. Tân Chính vương (Hoàng tôn Dương) đóng quân ở Trấn Biên, cử quân Hòa Nghĩa của Lý Tài đánh nhau với quân Tây Sơn, bị thua. Trường xin lui về Sài Gòn để giữ.
Đến lúc Sài Gòn thất thủ, Trường lại bị bắt. Nguyễn Huệ hỏi "Tiên sinh, ngày nay tính sao?". Trường đáp: "Việc ngày nay, chỉ giữ nghĩa, không mong sống. Vua nhục, tôi chết đó là phận sự. Còn hỏi làm chi!". Nguyễn Huệ bèn sai giết đi. Khi sắp bị hành hình, Trường hướng về phía bắc, lạy hai lạy rồi chịu chết, lúc đó là tháng 4/1777.
Khi Trường chết rồi, con của Trường là Nguyễn Cao, các học trò là Nguyễn Thanh, Nguyễn Luân và Nguyễn Thường đều nhảy xuống sông tự tử.
Sau khi chúa Nguyễn Ánh đánh bại được quân Tây Sơn và lên ngôi vua, đến năm Gia Long năm thứ 3 (1804), triều đình bổ dụng con Trường là Minh cho vào Hàn lâm viện. Năm Gia Long thứ 9 (1810) cho đưa Trường vào thờ ở miếu Trung tiết công thần. Đến năm Minh Mạng năm thứ 3 (1822) lại truy tặng ông hàm Binh bộ Thượng thư, xét đến hai cháu là Trinh và Nguyên, đều miễn thuế thân suốt đời.
Bàn về câu chuyện này, tác giả Nguyễn Khắc Thuần trong Việt sử giai thoại tập 7, đã viết: "Nguyễn Huệ lúc ấy dầu mới chỉ có 23 tuổi nhưng đã đủ bình tĩnh để lắng nghe mọi người, kính thay! Múc bớt một gáo nước, biển cả chẳng hề vơi, thả một Nguyễn Đăng Trường, Tây Sơn không hề suy yếu, đại trượng phu trong các đại trượng phu chính là Nguyễn Huệ đó thôi”.
------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
4 Thời Kỳ “ Huynh Đệ Tương Tàn” Trong Lịch Sử Việt Nam, Từ Thời 12 Sứ Quân Đến Nguyễn Ánh - Tây Sơn
Câu chuyện Nguyễn Huệ bắt rồi thả Nguyễn Đăng Trường
Trong cuộc chiến giữa nhà Tây
Sơn và chúa Nguyễn, vị tướng Nguyễn Đăng Trường đã hai lần lọt vào tay
Nguyễn Huệ, để lại một câu chuyện đáng nhớ về lòng trung nghĩa.
Theo bộ sách Đại Nam liệt truyện, tập 1 (Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, Viện sử học dịch, NXB Thuận Hóa, 2006), phần Truyện các bề tôi,
viết: Nguyễn Đăng Trường quê ở huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên. Ông nội
của ông là Đàn, có tiếng là học giỏi, nết tốt, nên đời gọi là Siêu quần
tiên sinh. Nguyễn Đăng Trường từ lúc còn trẻ đã nổi tiếng về văn học,
khảng khái có chí khí và tiết tháo.Năm 1774, khi nội bộ Đàng trong lục đục, quyền thần Trương Phúc Loan lộng hành, chúa Trịnh Sâm từ Đàng ngoài liền đem quân vào xâm lấn. Chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần sai Tiết chế Tôn Thất Chất và Tôn Thất Doanh đem quân thủy, quân bộ đi chống cự. Nguyễn Đăng Trường được cử làm Tham tán, đánh nhau với quân Trịnh ở sông Phú Lễ, thất bại, nên ông theo chúa đi Quảng Nam.
Lúc sắp vượt biển vào Gia Định thì ngược gió, thuyền không thể đi được. Chúa sai Trường lên bộ cầu đảo. Thuyền chúa thuận gió đi ngay ban đêm. Trường không kịp đi theo, bèn về ẩn ở thôn quê.
Năm Bính Thân (1776), Trường quyết tâm vào nam, gửi vợ là Từ thị và con nhỏ là Minh nương náu ở nhà ngoại, còn mình đem mẹ là Hoàng thị vượt biển ra đi. Dọc đường vì gió thổi dạt vào cửa biển Thị Nại, bị quân của Nguyễn Huệ bắt được. Nguyễn Huệ nghe tiếng Trường là người hiền nên lưu lại, đãi lễ bằng bạn thầy nhưng Trường cố từ, không nhận.
Trước đó, Hoàng tôn Dương là cháu của chúa Nguyễn Phúc Thuần bị Nguyễn Nhạc cưỡng ép đem vào Quy Nhơn, Trường bèn bí mật bàn mưu với Hoàng tôn để Dương vào Gia Định trước. Một hôm Trường nói thực với Nguyễn Huệ xin được về theo chủ cũ cho toàn nghĩa vua tôi.
Nguyễn Huệ tỏ ra tôn trọng nghĩa khí của Nguyễn Đăng Trường. Ảnh: Báo Ninh Thuận. |
Nguyễn Huệ khen là khảng khái, đồng ý thả cho đi và hậu tiễn cho vàng, lụa, Trường đều không nhận. Trường sau khi vào đến Gia Định, yết kiến chúa ở hành tại, được tham dự bàn mưu. Năm 1777, Nguyễn Huệ vào đánh Gia Định. Tân Chính vương (Hoàng tôn Dương) đóng quân ở Trấn Biên, cử quân Hòa Nghĩa của Lý Tài đánh nhau với quân Tây Sơn, bị thua. Trường xin lui về Sài Gòn để giữ.
Đến lúc Sài Gòn thất thủ, Trường lại bị bắt. Nguyễn Huệ hỏi "Tiên sinh, ngày nay tính sao?". Trường đáp: "Việc ngày nay, chỉ giữ nghĩa, không mong sống. Vua nhục, tôi chết đó là phận sự. Còn hỏi làm chi!". Nguyễn Huệ bèn sai giết đi. Khi sắp bị hành hình, Trường hướng về phía bắc, lạy hai lạy rồi chịu chết, lúc đó là tháng 4/1777.
Khi Trường chết rồi, con của Trường là Nguyễn Cao, các học trò là Nguyễn Thanh, Nguyễn Luân và Nguyễn Thường đều nhảy xuống sông tự tử.
Sau khi chúa Nguyễn Ánh đánh bại được quân Tây Sơn và lên ngôi vua, đến năm Gia Long năm thứ 3 (1804), triều đình bổ dụng con Trường là Minh cho vào Hàn lâm viện. Năm Gia Long thứ 9 (1810) cho đưa Trường vào thờ ở miếu Trung tiết công thần. Đến năm Minh Mạng năm thứ 3 (1822) lại truy tặng ông hàm Binh bộ Thượng thư, xét đến hai cháu là Trinh và Nguyên, đều miễn thuế thân suốt đời.
Bàn về câu chuyện này, tác giả Nguyễn Khắc Thuần trong Việt sử giai thoại tập 7, đã viết: "Nguyễn Huệ lúc ấy dầu mới chỉ có 23 tuổi nhưng đã đủ bình tĩnh để lắng nghe mọi người, kính thay! Múc bớt một gáo nước, biển cả chẳng hề vơi, thả một Nguyễn Đăng Trường, Tây Sơn không hề suy yếu, đại trượng phu trong các đại trượng phu chính là Nguyễn Huệ đó thôi”.
Hậu duệ Nguyễn Trãi giúp chúa Nguyễn, nhiều lần chặn đứng chúa Trịnh
Vào giai đoạn đất nước xảy ra cuộc nội chiến giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, đã có 7 lần giao tranh lớn xảy ra. Các đời chúa Nguyễn đã thành công trong việc chặn đứng quân Trịnh phía bắc, tạo tiền đề cho việc khai phá vùng đất phương nam, định hình nên nước Việt ngày nay. Trong 7 lần giao tranh lớn này nổi lên có tướng Nguyễn Hữu Dật, một vị tướng quân tài giỏi nhiều lần giúp quân Nguyễn giữ vững chiến lũy, đánh bại cuộc nam tiến của quân Trịnh.
Hậu duệ của Nguyễn Trãi
Theo Phả hệ họ Nguyễn thì Nguyễn Hữu Dật là cháu 18 đời của Định Quốc công Nguyễn Bặc thời nhà Đinh, và là cháu 8 đời của công thần Nguyễn Trãi.
Nguyễn Hữu Dật sinh năm 1603, là con của vị quan Tham chiến Nguyễn Triều Văn được phong tước hầu (Triều Văn hầu). Do bất mãn với chúa Trịnh, năm 1609, Nguyễn Triều Văn đưa toàn bộ gia quyến vào nam theo chúa Nguyễn Hoàng.
Thuở nhỏ Nguyển Hữu Dật đã tỏ ra thông minh, có trí nhớ hơn người. Sách “Đại Nam chính biên liệt truyện còn chép về tư chất của một vị tướng quân tài giỏi bên trong Hữu Dật như sau: “Lúc mới lên vài tuổi, cùng đàn trẻ chơi đùa, Dật thường bày trận, đặt quân kỳ và quân chính, tự nhận mình là đại tướng”.
Nguyễn Triều Văn thấy con thông minh lanh lợi thì mừng lắm, liền tìm thầy cho con, may mắn “gặp được dị nhân, dạy cho binh pháp, bởi thế Dật học càng tiến”. Nguyễn Hữu Dật không chỉ học võ mà văn chương cũng được rèn dũa thành tài.
Rèn dũa tâm tính
Năm 16 tuổi, nhờ có tài văn, Nguyễn Hữu Dật được bổ nhiệm làm văn chức trong Triều. Thấy mình có tài, được bổ nhiệm lúc còn rất trẻ, Dật sinh ra tự cao, tính cách bốc đồng, một lần không kìm chế, nói lời trái ý chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, chúa bèn cho Dật về.
Năm 1627 là năm khởi đầu cuộc nội chiến Đàng Trong và Đàng Ngoài với 7 lần giao tranh lớn qua 3 đời chúa Phúc Nguyên, Phúc Lan, Phúc Tần. Đó cũng là giai đoạn Nguyễn Hữu Dật thể hiện tài cầm quân của mình khi nhiều lần phải đối mặt với đại quân của chúa Trịnh.
Đối mặt với quân chúa Trịnh lần đầu
Bắt đầu từ năm 1620, chúa Nguyễn quyết định hoàn toàn đoạn tuyệt với việc nộp cống thuế cho Đàng Ngoài bởi chúa Trịnh vô cớ gây chiến. Lấy cớ chúa Nguyễn không nộp thuế, năm 1627, Trịnh Tráng thống lãnh 20 vạn đại quân theo 2 đường thủy bộ nam tiến.
Chúa Sãi cử Nguyễn Phúc Vệ làm Tiết chế, Nguyễn Hữu Dật làm Giám chiến, Công Tử Trung tiếp ứng thủy quân.
Quân Trịnh lợi dụng quân đông tấn công nhưng không sao chọc thủng được phòng tuyến quân chúa Nguyễn. Nhờ mở cửa giao thương với phương tây mà quân chúa Nguyễn có được đại bác của Bồ Đào Nha, uy lực rất mạnh, đạn bắn rất ổn định, hầu như không bị tắc, tốc độ bắn nhanh hơn, khoảng cách bắn cũng xa hơn so với đại bác cũ, khiến 20 vạn đại quân Trịnh Tráng không thể làm gì được.
Mặc dù vậy, Trịnh Tráng vẫn muốn lợi dụng quân đông, cố gắng tìm cách chọc thủng phòng tuyến quân chúa Nguyễn. Lúc này Nguyễn Hữu Dật bàn mưu cho người phao tin Trịnh Gia, Trịnh Nhạc mưu phản. Trịnh Tráng quả nhiên trúng kế nghi ngờ nên vội thu quân về.
Dựa vào chiến lũy hiểm yếu
Năm 1630, quân sư Đào Duy Từ cho đắp lũy Trường Dục để ngăn quân Trịnh. Năm 1631, Đào Duy Từ cho đắp tiếp lũy Thầy, Nguyễn Hữu Dật cũng tham gia, sau này lũy Thầy trở thành chiến lũy kiên cố khiến quân Trịnh không thể công phá.
Năm 1633, Trịnh Tráng lại khởi binh nam tiến lần thứ hai. Nguyễn Hữu Dật Nhìn thấy nguy cơ quân Trịnh có thể chiếm bãi cát rộng ở Nam cửa Nhật Lệ để bọc ra lũy Động Hải, khiến quân Nguyễn bị bao vây. Vậy nên ông liền sai đắp ngay trên bãi cát này lũy Trường Sa để bảo vệ lũy Động Hải. Giúp quân Nguyễn chủ động phòng ngự.
Sau khi Đào Duy Từ và chúa Nguyễn Phúc Nguyên mất, Hữu Dật cho trùng tu lũy Dục và lũy Thầy, đồng thời cho xây thêm các chiến lũy khác tăng sức mạnh ngăn cản quân Trịnh, làm nền tảng quan trọng cho việc nam tiến của Đàng Trong.
Vị tướng quân tài giỏi mưu trí
Năm 1640, con rể của chúa Trịnh Tráng là Nguyễn Khắc Liệt cho quân đánh phá nam Bố Chánh (tức Quảng Bình ngày nay) rồi rút về. Khắc Liệt là kẻ hay thay đổi lòng dạ, trước từng có mật ước muốn hàng chúa Nguyễn, nhưng khi về với chúa Trịnh thì lại quên ngay. Trịnh Tráng biết chuyện này nhưng chưa muốn đánh vì e có biến khiến Khắc Liệt ngày càng đắc chí.
Nguyễn Hữu Dật biết Trịnh Tráng nghi ngờ Khắc Liệt, liền hiến kế để chúa Nguyễn viết mật thư cho Khắc Liệt nhưng cố ý để người của Trịnh Tráng lấy được thư này. Chúa Trịnh Tráng cho người bắt Khắc Liệt nhốt lại đến khi chết đói. Quân Trịnh sau đó vì thời tiết xấu cũng phải rút đi.
Năm 1648 Trịnh Tráng khởi binh đánh chúa Nguyễn. Tướng Nguyễn là Nguyễn Phúc Lộc thấy gió thổi ngược thì quyết định cho quân cố thủ. Tuy vậy Hữu Dật quan sát thiên thời địa lợi, quyết định ra quân đánh một trận lớn, quả nhiên quân Trịnh thua to.
“Việt sử diễn nghĩa” mô tả công lao của Hữu Dật như sau:
Thái Tôn sai Dật tiến công,
Dật đem tướng sĩ qua sông đánh nhào.
Phá tan Bắc Bố Chính châu,
Tất Toàn cùng khốn tới đầu cửa dinh.
Được lòng quân dân Đàng Trong
Mỗi khi được chúa Nguyễn ban thưởng, Hữu Dật thường nhường cho cấp dưới, và xét theo hoàn cảnh khó khăn của binh sĩ mà ban thưởng. Vì thế ông được lòng binh sĩ và người dân. Hơn nữa, Hữu Dật còn đối xử với tù binh rất nhân hậu.
Năm 1661, Nguyên Hữu Dật được thăng chức làm Chưởng cơ trấn thủ dinh Bố Chính, lo việc phòng thủ trước các cuộc tấn công của quân Trịnh. Ông thường dùng kế để tránh thiệt hại cho dân, sai dồn hết dân vào trong lũy, nên dân và quân ít bị tổn hại.
Năm 1672, chúa Trịnh Tạc đưa quân tấn công chiến lũy của Hữu Dật hàng thàng trời mà không sao hạ được, đành bất lực rút quân về bắc. Từ đó 2 bên đình chiến, lấy sông Gianh làm biên giới.
Năm 1681 Nguyễn Hữu Dật mất, thọ 78 tuổi, người dân Quảng Bình tưởng nhớ lập đền thờ ông. Đến khi vua Gia Long lên ngôi, tôn ông làm Thượng đẳng công thần, thờ trong Thái miếu, các đời sau lại cũng liên tục vinh phong.
Theo Trần Hưng (NHDTV)Theo Phả hệ họ Nguyễn thì Nguyễn Hữu Dật là cháu 18 đời của Định Quốc công Nguyễn Bặc thời nhà Đinh, và là cháu 8 đời của công thần Nguyễn Trãi.
Nguyễn Hữu Dật sinh năm 1603, là con của vị quan Tham chiến Nguyễn Triều Văn được phong tước hầu (Triều Văn hầu). Do bất mãn với chúa Trịnh, năm 1609, Nguyễn Triều Văn đưa toàn bộ gia quyến vào nam theo chúa Nguyễn Hoàng.
Thuở nhỏ Nguyển Hữu Dật đã tỏ ra thông minh, có trí nhớ hơn người. Sách “Đại Nam chính biên liệt truyện còn chép về tư chất của một vị tướng quân tài giỏi bên trong Hữu Dật như sau: “Lúc mới lên vài tuổi, cùng đàn trẻ chơi đùa, Dật thường bày trận, đặt quân kỳ và quân chính, tự nhận mình là đại tướng”.
Nguyễn Triều Văn thấy con thông minh lanh lợi thì mừng lắm, liền tìm thầy cho con, may mắn “gặp được dị nhân, dạy cho binh pháp, bởi thế Dật học càng tiến”. Nguyễn Hữu Dật không chỉ học võ mà văn chương cũng được rèn dũa thành tài.
Rèn dũa tâm tính
Năm 16 tuổi, nhờ có tài văn, Nguyễn Hữu Dật được bổ nhiệm làm văn chức trong Triều. Thấy mình có tài, được bổ nhiệm lúc còn rất trẻ, Dật sinh ra tự cao, tính cách bốc đồng, một lần không kìm chế, nói lời trái ý chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, chúa bèn cho Dật về.
(Tranh minh họa: Sỹ Hòa, Báo Bình Phước Online).
Sau khi nhận được bài học này, Dật không thối chí, mà rèn dũa bản
thân, siêng năng học hành. Vì thế đến năm 1626 khi 23 tuổi, Dật lại được
bổ nhiệm làm quan văn, không chỉ thế còn tham gia vào các việc cơ mật
của chúa và được chúa Sãi rất yêu quý.Năm 1627 là năm khởi đầu cuộc nội chiến Đàng Trong và Đàng Ngoài với 7 lần giao tranh lớn qua 3 đời chúa Phúc Nguyên, Phúc Lan, Phúc Tần. Đó cũng là giai đoạn Nguyễn Hữu Dật thể hiện tài cầm quân của mình khi nhiều lần phải đối mặt với đại quân của chúa Trịnh.
Đối mặt với quân chúa Trịnh lần đầu
Bắt đầu từ năm 1620, chúa Nguyễn quyết định hoàn toàn đoạn tuyệt với việc nộp cống thuế cho Đàng Ngoài bởi chúa Trịnh vô cớ gây chiến. Lấy cớ chúa Nguyễn không nộp thuế, năm 1627, Trịnh Tráng thống lãnh 20 vạn đại quân theo 2 đường thủy bộ nam tiến.
Chúa Sãi cử Nguyễn Phúc Vệ làm Tiết chế, Nguyễn Hữu Dật làm Giám chiến, Công Tử Trung tiếp ứng thủy quân.
Quân Trịnh lợi dụng quân đông tấn công nhưng không sao chọc thủng được phòng tuyến quân chúa Nguyễn. Nhờ mở cửa giao thương với phương tây mà quân chúa Nguyễn có được đại bác của Bồ Đào Nha, uy lực rất mạnh, đạn bắn rất ổn định, hầu như không bị tắc, tốc độ bắn nhanh hơn, khoảng cách bắn cũng xa hơn so với đại bác cũ, khiến 20 vạn đại quân Trịnh Tráng không thể làm gì được.
Mặc dù vậy, Trịnh Tráng vẫn muốn lợi dụng quân đông, cố gắng tìm cách chọc thủng phòng tuyến quân chúa Nguyễn. Lúc này Nguyễn Hữu Dật bàn mưu cho người phao tin Trịnh Gia, Trịnh Nhạc mưu phản. Trịnh Tráng quả nhiên trúng kế nghi ngờ nên vội thu quân về.
Dựa vào chiến lũy hiểm yếu
Năm 1630, quân sư Đào Duy Từ cho đắp lũy Trường Dục để ngăn quân Trịnh. Năm 1631, Đào Duy Từ cho đắp tiếp lũy Thầy, Nguyễn Hữu Dật cũng tham gia, sau này lũy Thầy trở thành chiến lũy kiên cố khiến quân Trịnh không thể công phá.
Năm 1633, Trịnh Tráng lại khởi binh nam tiến lần thứ hai. Nguyễn Hữu Dật Nhìn thấy nguy cơ quân Trịnh có thể chiếm bãi cát rộng ở Nam cửa Nhật Lệ để bọc ra lũy Động Hải, khiến quân Nguyễn bị bao vây. Vậy nên ông liền sai đắp ngay trên bãi cát này lũy Trường Sa để bảo vệ lũy Động Hải. Giúp quân Nguyễn chủ động phòng ngự.
Hệ thống lũy do Đàng Trong xây dựng. (Tranh: Wikipedia).
Trịnh Tráng không tiến được, đang tìm kế nội ứng thì bị Nguyễn Hữu
Dật cho quân bất ngờ đánh úp, quân Trịnh tan vỡ phải rút về bắc.Sau khi Đào Duy Từ và chúa Nguyễn Phúc Nguyên mất, Hữu Dật cho trùng tu lũy Dục và lũy Thầy, đồng thời cho xây thêm các chiến lũy khác tăng sức mạnh ngăn cản quân Trịnh, làm nền tảng quan trọng cho việc nam tiến của Đàng Trong.
Vị tướng quân tài giỏi mưu trí
Năm 1640, con rể của chúa Trịnh Tráng là Nguyễn Khắc Liệt cho quân đánh phá nam Bố Chánh (tức Quảng Bình ngày nay) rồi rút về. Khắc Liệt là kẻ hay thay đổi lòng dạ, trước từng có mật ước muốn hàng chúa Nguyễn, nhưng khi về với chúa Trịnh thì lại quên ngay. Trịnh Tráng biết chuyện này nhưng chưa muốn đánh vì e có biến khiến Khắc Liệt ngày càng đắc chí.
Nguyễn Hữu Dật biết Trịnh Tráng nghi ngờ Khắc Liệt, liền hiến kế để chúa Nguyễn viết mật thư cho Khắc Liệt nhưng cố ý để người của Trịnh Tráng lấy được thư này. Chúa Trịnh Tráng cho người bắt Khắc Liệt nhốt lại đến khi chết đói. Quân Trịnh sau đó vì thời tiết xấu cũng phải rút đi.
Năm 1648 Trịnh Tráng khởi binh đánh chúa Nguyễn. Tướng Nguyễn là Nguyễn Phúc Lộc thấy gió thổi ngược thì quyết định cho quân cố thủ. Tuy vậy Hữu Dật quan sát thiên thời địa lợi, quyết định ra quân đánh một trận lớn, quả nhiên quân Trịnh thua to.
(Tranh minh họa: Sỹ Hòa, Báo Bình Phước Online).
Trong 7 lần giao tranh lớn, thì có 6 lần quân Trịnh tấn công xuống
phía nam, lần duy nhất quân Nguyễn chủ động đánh quân Trịnh là lần thứ 5
vào năm 1655. Lần giao chiến này Hữu Dật phát kiến việc đặt đài hỏa
hiệu ở cửa biển thông tin cho nhanh, lại lập kế ly gián quân Trịnh giúp
quân Nguyễn có nhiều trận thắng lớn.“Việt sử diễn nghĩa” mô tả công lao của Hữu Dật như sau:
Thái Tôn sai Dật tiến công,
Dật đem tướng sĩ qua sông đánh nhào.
Phá tan Bắc Bố Chính châu,
Tất Toàn cùng khốn tới đầu cửa dinh.
Được lòng quân dân Đàng Trong
Mỗi khi được chúa Nguyễn ban thưởng, Hữu Dật thường nhường cho cấp dưới, và xét theo hoàn cảnh khó khăn của binh sĩ mà ban thưởng. Vì thế ông được lòng binh sĩ và người dân. Hơn nữa, Hữu Dật còn đối xử với tù binh rất nhân hậu.
Năm 1661, Nguyên Hữu Dật được thăng chức làm Chưởng cơ trấn thủ dinh Bố Chính, lo việc phòng thủ trước các cuộc tấn công của quân Trịnh. Ông thường dùng kế để tránh thiệt hại cho dân, sai dồn hết dân vào trong lũy, nên dân và quân ít bị tổn hại.
Năm 1672, chúa Trịnh Tạc đưa quân tấn công chiến lũy của Hữu Dật hàng thàng trời mà không sao hạ được, đành bất lực rút quân về bắc. Từ đó 2 bên đình chiến, lấy sông Gianh làm biên giới.
Miếu thờ Nguyễn Hữu Dật tại Xã Quảng Thọ, Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh từ baophapluat.vn).
Nguyễn Hữu Dật là một vị tướng quân tài giỏi, lập nhiều chiến công
lớn, dựa vào chiến lũy Đàng Trong đứng vững trước đại quân chúa Trịnh,
từ đó mà cuộc nam tiến của người Việt vào tận điểm cực nam của đất nước
ngày nay thành công.Năm 1681 Nguyễn Hữu Dật mất, thọ 78 tuổi, người dân Quảng Bình tưởng nhớ lập đền thờ ông. Đến khi vua Gia Long lên ngôi, tôn ông làm Thượng đẳng công thần, thờ trong Thái miếu, các đời sau lại cũng liên tục vinh phong.
Đô đốc Tây Sơn Nguyễn Văn Tuyết: Kế hoạch động trời nhằm vào chúa Nguyễn
Nguyễn Văn Tuyết là một trong thất hổ tướng Tây Sơn, từng được vua Quang Trung ưu ái. Tuy nhiên trước khi trở thành tài tướng, ông từng lên một kế hoạch động trời nhằm vào chúa Nguyễn.
Tây Sơn thất hổ tướng trong cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỷ XVIII
từng gây ra cho các lực lượng chính trị của chúa Nguyễn, vua Lê bao nỗi
khiếp vía, góp phần xác lập và duy trì vương triều Tây Sơn.
Trong đó, Nguyễn Văn Tuyết trước khi trở thành tài tướng của Tây Sơn đã lên kế hoạch ám sát chúa Nguyễn, khi sự việc bất thành, ông trộm ngựa thị uy.
Nguyễn Văn Tuyết hay Đô đốc Tuyết hiện nay chưa rõ năm sinh, chỉ biết ông mất năm 1802. Cùng với các nhân vật kiệt hiệt Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Lê Văn Hưng, Lý Văn Bưu, Nguyễn Văn Lộc tạo thành Tây Sơn thất hổ tiếng vang bóng một thủa.
Trong Huyền tích kinh xưa cho biết Nguyễn Văn Tuyết là người tổng Thời Đôn, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay là huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định). Tuy nhiên, Gia phả họ Nguyễn ở Quảng Trị lại cho rằng ông là người làng Ôn Tuyền, huyện Đăng Xương, Thuận Hóa (nay là làng Lệ Xuyên, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) và tên thật là Nguyễn Minh Mẫn.
Nguyễn Văn Tuyết là người có sức mạnh, giỏi võ. Trong thời loạn, trên con đường mưu sinh, ông tình cờ gặp được một cao thủ võ thuật bấy giờ. Về sau, Nguyễn Văn Tuyết theo thầy học võ và đạt được nhiều thành tựu, võ công cao cường giúp ông trở thành mãnh tướng Tây Sơn.
Trong chuyến tuần dương xuống phía Nam, chúa Nguyễn Phúc Khoát (chúa thứ tám của nhà Nguyễn ở Đàng Trong) cưỡi một con ngựa quý do người Cao Miên (Campuchia) bấy giờ tặng. Đó là giống ngựa Hãn huyết quý. Quan lại địa phương những nơi chúa Nguyễn đi qua phải cắt cử người phục dịch cẩn thận cho con ngựa quý.
Theo Nguyễn Thanh Mừng và Trần Thị Huyền Trang, khi biết được tin này, Nguyễn Văn Tuyết vui mừng nói với vợ "việc tiêu diệt nhà Tần (một triều đại ở Trung Quốc) tôi không làm nổi, nhưng một chùy Kinh Kha đánh gãy xe bạo chúa ở Bác Lãng (thích khách người nước Vệ, từng ám sát Tần Thủy Hoàng bất thành) may ra tôi làm được. Tôi không còn nín nhịn được nữa".
Để hạ uy thế chúa Nguyễn và lực lượng chính trị địa phương, ông đã lên kế hoạch ám sát chúa Nguyễn.
Tại đây, Nguyễn Văn Tuyết phát hiện thấy chuồng ngựa đang nhốt con Hãn huyết quý, thừa lúc lính canh đi lấy thức ăn, ông đã dắt ngựa ra khỏi thành.
Hôm sau, biết tin mất ngựa, chúa Nguyễn Phúc Khoát trong lúc bực tức đã định xử tử quan giữ thành Nguyễn Khắc Tuyên, sau nhờ Trương Phúc Loan van nài mới thôi. Ít ngày sau, trên vách tường của quan Tuần phủ Quy Nhơn ghi rõ ràng mấy chữ lớn "kẻ trộm ngựa là Nguyễn Văn Tuyết ở Tuy Viễn".
Sự kiện này làm trấn động thành Quy Nhơn, quan lại trong thành hoảng loạn. Quan quan nhanh chóng cho người về quê bắt ông nhưng đã muộn.
Đến tài tướng trong cuộc khởi nghĩa nông dân
Sau khi lấy được ngựa của chúa Nguyễn và công khai danh tính trong thành, Nguyễn Văn Tuyết đưa cả gia đình lên vùng Tây Sơn thượng đạo, nhập vào đoàn quân khởi nghĩa Tây Sơn. Sự nghiệp lẫy lừng của Đô đốc Tuyết bắt đầu từ đây.
Năm 1786, sau khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long, giúp nhà Lê tiêu diệt chúa Trịnh, cử Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân và Nguyễn Văn Tuyết cùng ở lại coi giữ. Tiếp đó, trong trận chiến chống lại 29 vạn quân Thanh xâm lược cuối 1788, tình hình cấp bách, Đô đốc Tuyết đã đích thân cưỡi ngựa Hãn huyết suốt ngày đêm về cấp báo cho Nguyễn Huệ ở Huế.
Cuối năm 1788, khi Quang Trung xưng hoàng đế, Nguyễn Văn Tuyết được phong Đại đô đốc Kinh lược Hải Dương, thống lĩnh đại quân tả, kiêm bộ binh và thủy binh, phụ trách chống giặc ở mặt trận phía Đông. Với sức mạnh sấm sét của ngựa Hãn huyết và cây ngân côn làm cho quân Thanh kinh hồn bạt vía, góp phần vào thắng lợi Xuân Kỷ Dậu (1789).
Hi sinh anh dũng cùng Hãn huyết
Sau khi vua Quang Trung đột ngột qua đời (1792) bỏ lại hoài bão xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước, người kế vị Nguyễn Quang Toản (vua Cảnh Thịnh) lệnh cho Nguyễn Văn Tuyết về giữ kinh thành Huế.
Biến cố Đô Võ Văn Dũng (một trong Tây Sơn thất hổ tướng) giết lộng thần Bùi Đắc Tuyên đã làm vua Cảnh Thịnh rút nữ tướng Bùi Thị Xuân từ Quảng Nam về Huế, Đô đốc Tuyết quay trở lại giữ Bắc Hà.
Năm 1801, Nguyễn Ánh phản công chiếm kinh đô Phú Xuân (Huế), Bùi Thị Xuân hộ tống vua Cảnh Thịnh chạy ra Bắc. Thế quân Nguyễn như chẻ tre, Đô đốc Tuyết cùng gia đình đưa vua Vượt sông Nhị Hà (sông Hồng) lên phía Bắc.
Ngày 16/6/1802, khi chạy tới Xương Giang (thuộc tỉnh Bắc Giang ngày nay) cánh quân Nguyễn do tướng Lê Chất dẫn đầu đã đuổi kịp. Đô đốc Tuyết ở lại tử chiến, cho vợ đưa vua chạy tiếp. Quân Nguyễn biết đối mặt đao thương không phải đối thủ của Đô đốc Tuyết nên dùng cung tên, đạn pháo bắn dữ dội.
Mặc dù là mãnh tướng tung hoành ngang dọc, song do chênh lệch lượng lượng và vũ khí, vòng vây áp sát "mãnh hổ nan địch quần hồ", Đô đốc Tuyết trúng đạn tử trận, cây ngân côn bay vút lên trời. Ngựa Hãn huyết từng theo chủ kinh qua trận mạng, mình đầy thương tích cũng hí vang một hồi dài và gục chết bên xác chủ.
Theo PV (Trí Thức Trẻ)
Trong đó, Nguyễn Văn Tuyết trước khi trở thành tài tướng của Tây Sơn đã lên kế hoạch ám sát chúa Nguyễn, khi sự việc bất thành, ông trộm ngựa thị uy.
Ngựa Hãn huyết (nguồn: Internet)
Thân thế của anh hùng trong thời loạnNguyễn Văn Tuyết hay Đô đốc Tuyết hiện nay chưa rõ năm sinh, chỉ biết ông mất năm 1802. Cùng với các nhân vật kiệt hiệt Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Lê Văn Hưng, Lý Văn Bưu, Nguyễn Văn Lộc tạo thành Tây Sơn thất hổ tiếng vang bóng một thủa.
Trong Huyền tích kinh xưa cho biết Nguyễn Văn Tuyết là người tổng Thời Đôn, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay là huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định). Tuy nhiên, Gia phả họ Nguyễn ở Quảng Trị lại cho rằng ông là người làng Ôn Tuyền, huyện Đăng Xương, Thuận Hóa (nay là làng Lệ Xuyên, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) và tên thật là Nguyễn Minh Mẫn.
Nguyễn Văn Tuyết là người có sức mạnh, giỏi võ. Trong thời loạn, trên con đường mưu sinh, ông tình cờ gặp được một cao thủ võ thuật bấy giờ. Về sau, Nguyễn Văn Tuyết theo thầy học võ và đạt được nhiều thành tựu, võ công cao cường giúp ông trở thành mãnh tướng Tây Sơn.
Tranh minh họa Đô đốc Tuyết cùng các tướng lĩnh Tây Sơn
Từ vụ án trộm ngựa nổi tiếng thành Quy NhơnTrong chuyến tuần dương xuống phía Nam, chúa Nguyễn Phúc Khoát (chúa thứ tám của nhà Nguyễn ở Đàng Trong) cưỡi một con ngựa quý do người Cao Miên (Campuchia) bấy giờ tặng. Đó là giống ngựa Hãn huyết quý. Quan lại địa phương những nơi chúa Nguyễn đi qua phải cắt cử người phục dịch cẩn thận cho con ngựa quý.
Theo Nguyễn Thanh Mừng và Trần Thị Huyền Trang, khi biết được tin này, Nguyễn Văn Tuyết vui mừng nói với vợ "việc tiêu diệt nhà Tần (một triều đại ở Trung Quốc) tôi không làm nổi, nhưng một chùy Kinh Kha đánh gãy xe bạo chúa ở Bác Lãng (thích khách người nước Vệ, từng ám sát Tần Thủy Hoàng bất thành) may ra tôi làm được. Tôi không còn nín nhịn được nữa".
Để hạ uy thế chúa Nguyễn và lực lượng chính trị địa phương, ông đã lên kế hoạch ám sát chúa Nguyễn.
Chân dung chúa Nguyễn Phúc Khoát (nguồn: Internet)
Khi đoàn xe của chúa Nguyễn Phúc Khoát đến địa phận thành Quy Nhơn
được quan chức địa phương đón tiếp và hầu hạ chu đáo. Lựa khi đêm khuya
thanh vắng, Nguyễn Văn Tuyết bí mật lẻn vào hành cung chúa Nguyễn nghỉ,
định ra tay ám sát, song do quân lính canh phòng cẩn mật, ông đánh lánh
ra phía vườn sau tìm cách khác.Tại đây, Nguyễn Văn Tuyết phát hiện thấy chuồng ngựa đang nhốt con Hãn huyết quý, thừa lúc lính canh đi lấy thức ăn, ông đã dắt ngựa ra khỏi thành.
Hôm sau, biết tin mất ngựa, chúa Nguyễn Phúc Khoát trong lúc bực tức đã định xử tử quan giữ thành Nguyễn Khắc Tuyên, sau nhờ Trương Phúc Loan van nài mới thôi. Ít ngày sau, trên vách tường của quan Tuần phủ Quy Nhơn ghi rõ ràng mấy chữ lớn "kẻ trộm ngựa là Nguyễn Văn Tuyết ở Tuy Viễn".
Sự kiện này làm trấn động thành Quy Nhơn, quan lại trong thành hoảng loạn. Quan quan nhanh chóng cho người về quê bắt ông nhưng đã muộn.
Đến tài tướng trong cuộc khởi nghĩa nông dân
Sau khi lấy được ngựa của chúa Nguyễn và công khai danh tính trong thành, Nguyễn Văn Tuyết đưa cả gia đình lên vùng Tây Sơn thượng đạo, nhập vào đoàn quân khởi nghĩa Tây Sơn. Sự nghiệp lẫy lừng của Đô đốc Tuyết bắt đầu từ đây.
Quân Tây Sơn tấn công thành (nguồn: Internet)
Trong trận công thành Quy Nhơn nổi tiếng, nhờ thông thạo địa hình từ
trước, Nguyễn Văn Tuyết được giao phụ trách quân tiên phong, nhanh chóng
phá được thành. Sau trận này, ông được phong Tả Đô đốc.Năm 1786, sau khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long, giúp nhà Lê tiêu diệt chúa Trịnh, cử Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân và Nguyễn Văn Tuyết cùng ở lại coi giữ. Tiếp đó, trong trận chiến chống lại 29 vạn quân Thanh xâm lược cuối 1788, tình hình cấp bách, Đô đốc Tuyết đã đích thân cưỡi ngựa Hãn huyết suốt ngày đêm về cấp báo cho Nguyễn Huệ ở Huế.
Cuối năm 1788, khi Quang Trung xưng hoàng đế, Nguyễn Văn Tuyết được phong Đại đô đốc Kinh lược Hải Dương, thống lĩnh đại quân tả, kiêm bộ binh và thủy binh, phụ trách chống giặc ở mặt trận phía Đông. Với sức mạnh sấm sét của ngựa Hãn huyết và cây ngân côn làm cho quân Thanh kinh hồn bạt vía, góp phần vào thắng lợi Xuân Kỷ Dậu (1789).
Hi sinh anh dũng cùng Hãn huyết
Sau khi vua Quang Trung đột ngột qua đời (1792) bỏ lại hoài bão xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước, người kế vị Nguyễn Quang Toản (vua Cảnh Thịnh) lệnh cho Nguyễn Văn Tuyết về giữ kinh thành Huế.
Biến cố Đô Võ Văn Dũng (một trong Tây Sơn thất hổ tướng) giết lộng thần Bùi Đắc Tuyên đã làm vua Cảnh Thịnh rút nữ tướng Bùi Thị Xuân từ Quảng Nam về Huế, Đô đốc Tuyết quay trở lại giữ Bắc Hà.
Năm 1801, Nguyễn Ánh phản công chiếm kinh đô Phú Xuân (Huế), Bùi Thị Xuân hộ tống vua Cảnh Thịnh chạy ra Bắc. Thế quân Nguyễn như chẻ tre, Đô đốc Tuyết cùng gia đình đưa vua Vượt sông Nhị Hà (sông Hồng) lên phía Bắc.
Ngày 16/6/1802, khi chạy tới Xương Giang (thuộc tỉnh Bắc Giang ngày nay) cánh quân Nguyễn do tướng Lê Chất dẫn đầu đã đuổi kịp. Đô đốc Tuyết ở lại tử chiến, cho vợ đưa vua chạy tiếp. Quân Nguyễn biết đối mặt đao thương không phải đối thủ của Đô đốc Tuyết nên dùng cung tên, đạn pháo bắn dữ dội.
Mặc dù là mãnh tướng tung hoành ngang dọc, song do chênh lệch lượng lượng và vũ khí, vòng vây áp sát "mãnh hổ nan địch quần hồ", Đô đốc Tuyết trúng đạn tử trận, cây ngân côn bay vút lên trời. Ngựa Hãn huyết từng theo chủ kinh qua trận mạng, mình đầy thương tích cũng hí vang một hồi dài và gục chết bên xác chủ.
Nhận xét
Đăng nhận xét