Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 32

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tại sao gian lận điểm thi ở Sơn La tinh vi hơn Hà Giang?| VTC14

Cục trưởng Mai Văn Trinh và nhiều cán bộ Bộ GD&ĐT bị xem xét kỷ luật

13 công chức là các cục, vụ trưởng, chánh thanh tra của Bộ GD&ĐT bị xem xét kỷ luật vì liên quan vụ gian lận thi cử tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình.
Ngày 30/8, thông tin từ Bộ GD&ĐT cho biết đơn vị này vừa có văn bản về việc xem xét kỷ luật công chức liên quan gian lận thi cử chấn động năm 2018 tại Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình.
Căn cứ khoản 1, điều 3 và khoản 2, điều 6 nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thông báo xem xét kỷ luật đối với 13 người. Thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại điều 7, nghị định 34/2011/NĐ-CP.
Cuc truong Mai Van Trinh va nhieu can bo Bo GD&DT bi xem xet ky luat hinh anh 1
Ông Mai Văn Trinh giữa tâm bão gian lận thi cử năm 2018 tại Hà Giang. Ảnh: Q.Q.
Theo Bộ GD&ĐT, kỳ thi THPT quốc gia 2018 và tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng, trung cấp các nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy đã xảy ra tiêu cực và gian lận thi cử trong việc tổ chức chấm thi ở Hội đồng thi tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, dẫn đến tâm lý lo ngại trong học sinh và bức xúc trong dư luận xã hội.
Qua những sai phạm xảy ra ở 3 địa phương, Bộ GD&ĐT nhận thấy còn có những thiếu sót về công tác xây dựng, ban hành văn bản và chỉ đạo tổ chức kỳ thi; công tác tập huấn, quán triệt quy chế thi; công tác tổ chức chấm trắc nghiệm và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Thời điểm vi phạm là tháng 6/2018, thời điểm phát hiện vi phạm là ngày 29/7/2019.
Tôi 30/8, Thứ trưởng GD&ĐT Lê Hải An cho biết Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018 đã tổ chức họp để rà soát, đánh giá công tác tổ chức của kỳ thi nhằm xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân thuộc Bộ GD&ĐT có liên quan.
Từ kết quả rà soát, đánh giá này, lãnh đạo Bộ GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức họp kiểm điểm và báo cáo kết quả. Căn cứ kết quả kiểm điểm của các đơn vị, 13 cá nhân có trách nhiệm về mặt quản lý Nhà nước liên quan tổ chức kỳ thi.
Bộ GD&ĐT thông tin đây mới chỉ là một bước trong quy trình xem xét kỷ luật công chức theo quy định. Hội đồng kỷ luật của Bộ GD&ĐT sẽ xem xét, đánh giá công tâm, khách quan để tư vấn cho Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng GD&ĐT xem xét, quyết định thấu tình, đạt lý.
Trong số 13 công chức của Bộ GD&ĐT bị xem xét kỷ luật có ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, người để lại nhiều dấu ấn về việc điều tra vụ gian lận thi cử năm 2018.
Cuc truong Mai Van Trinh va nhieu can bo Bo GD&DT bi xem xet ky luat hinh anh 2
Thông báo của Bộ GD&ĐT.
Theo Người Lao Động, danh sách 13 công chức bị xem xét kỷ luật gồm:
1. Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng.
2. Ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng
3. Ông Nguyễn Duy Kha, Trưởng phòng Quản lý thi, Cục Quản lý chất lượng
4. Ông Hà Xuân Thành, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm khảo thí quốc gia, Cục Quản lý chất lượng.
5. Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin.
6. Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra.
7. Ông Tống Duy Hiến, Phó Chánh thanh tra
8. Ông Trịnh Minh Trường, Phó Trưởng phòng thanh tra chuyên ngành
9. Ông Lê Văn Vương, Phó Trưởng phòng thanh tra hành chính
10. Bà Thẩm Thị Minh Hằng, Thanh tra viên
11. Ông Nguyễn Ngọc Chính, Thanh tra viên
12. Bà Lê Thị Kim Dung, Vụ trưởng vụ Pháp chế
13. Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng vụ Giáo dục trung học.
Vụ án nâng điểm thi THPT quốc gia 2018 được cho là gian lận thi cử lớn nhất từ trước đến nay. 222 thí sinh được nâng điểm ở Hà Giang (114), Sơn La (44), Hòa Bình (64). Trong đó, những thí sinh ở Hà Giang được trả lại điểm thật trước khi xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Các cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với 16 bị can về các tội danh khác nhau. Trong đó, Sơn La 8 người, Hòa Bình 3 và Hà Giang 5.
Với 108 thí sinh liên quan gian lận ở Sơn La, Hòa Bình, Bộ GD&ĐT công bố kết quả chấm thẩm định khi các em đã trúng tuyển vào nhiều trường đại học công an, quân đội, sư phạm, y, kinh tế... Thậm chí, một số em còn đỗ thủ khoa các trường đại học lớn ở Hà Nội.
Sau khi rà soát, nhiều trường đã cho thôi học sinh viên liên quan gian lận thi cử. Bộ Công an đã trả 53 sinh viên về Sơn La, Hòa Bình. Các trường quân đội cũng trả về địa phương 7 trường hợp. Một số sinh viên khác vẫn được học, dù được nâng điểm, vì không có căn cứ xử lý.
Nhiều cán bộ cũng bị xem xét kỷ luật vì liên quan "đại án gian lận" của ngành giáo dục.

Đang bị xem xét kỷ luật, giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình xin nghỉ chữa bệnh

Ngày 23/8, ông Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình, xác nhận ông vừa gửi đơn xin phép nghỉ để chữa bệnh dài hạn

Vì sao kiến nghị 'xử lý nghiêm khắc' ông Lê Hoàng Quân?

18 Thanh Niên Online
Liên quan vụ Nguyễn Hữu Tín chấp thuận giao đất cho Vũ 'nhôm', CQĐT Bộ Công an kết luận gì về trách nhiệm của ông Lê Hoàng Quân, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM?
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND tối cao truy tố 5 bị can: Nguyễn Hữu Tín (62 tuổi, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM), Đào Anh Kiệt (62 tuổi, nguyên Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM), Trương Văn Út (49 tuổi, nguyên Phó trưởng phòng Quản lý đất thuộc Sở TN-MT TP.HCM), Nguyễn Thanh Chương (45 tuổi, nguyên Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP.HCM) và Lê Văn Thanh (57 tuổi, nguyên Phó chánh văn phòng UBND TP.HCM), cùng tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, theo khoản 3 điều 219 bộ luật Hình sự năm 2015, khung hình phạt từ 10 - 20 năm tù.

Đề nghị xử lý  nghiêm khắc các cá nhân

Trong vụ án này, về trách nhiệm của ông Lê Hoàng Quân (nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo 09), Cơ quan CSĐT Bộ Công an nhận định, quá trình ông Nguyễn Hữu Tín chỉ đạo, ký các văn bản, quyết định chấp thuận cho Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 (Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ 'nhôm' làm chủ tịch HĐQT) được ký hợp đồng thuê đất số 15 Thi Sách (P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM) với Sở TN-MT, được khấu trừ tiền bồi thường tài sản, vật kiến trúc trên đất vào tiền thuê đất phải nộp, đã không báo cáo, xin ý kiến của ông Lê Hoàng Quân.
Ngoài ra, bản thân ông Lê Hoàng Quân và một số thành viên trong Ban chỉ đạo 09 có nhận được các văn bản, quyết định của ông Nguyễn Hữu Tín trong việc chấp thuận giao đất cho Vũ "nhôm". Tuy nhiên, việc nhận các văn bản trên không phải báo cáo hay văn bản trao đổi, mà nhận theo trình tự thủ tục hành chính. Do đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an thấy chưa đủ căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự của ông Lê Hoàng Quân cũng như các cá nhân liên quan khác.
Tuy nhiên, Cơ quan CSĐT Bộ Công an kiến nghị UBND TP.HCM có hình thức xử lý nghiêm khắc các cá nhân khi nhận được văn bản, quyết định do bị can Tín ký về việc chỉ định giao cho công ty của Vũ "nhôm" thuê nhà đất số 15 Thi Sách trái quy định pháp luật.
Trước đó, ngày 26.8, Cơ quan CSĐT Bộ Công an hoàn tất kết luận điều tra vụ việc trên, nêu trong thời gian giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND TP.HCM từ năm 2011 - 2016, khi được giao phụ trách lĩnh vực xây dựng, quản lý đất đai, môi trường, ông Tín nhận thức rõ nhà đất số 15 Thi Sách là tài sản thuộc sở hữu nhà nước được UBND TP.HCM duyệt phương án sắp xếp theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ; việc sắp xếp, xử lý lại nhà đất này thuộc trách nhiệm của Ban Chỉ đạo 09 TP.HCM.
Tuy nhiên, khi tiếp nhận đề nghị của Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79, bị can Nguyễn Hữu Tín đã không báo cáo Chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng Ban chỉ đạo 09; không giao Ban chỉ đạo 09 (Sở Tài chính) tham mưu, đề xuất mà đã bút phê chỉ đạo “Giao Sở TN - MT hướng dẫn thủ tục”.
Từ đó, các bị can Lê Văn Thanh, Nguyễn Thanh Chương, Đào Anh Kiệt, Trương Văn Út đã tham mưu cho bị can Nguyễn Hữu Tín ban hành chủ trương, quyết định cho thuê đất, bán chỉ định nhà và khấu trừ tiền thuê đất đối với nhà đất số 15 Thi Sách trái quy định, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 6,7 tỉ đồng.
Cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín khai gì về vụ giao đất công cho Vũ “nhôm”?
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa chuyển đến Viện KSND tối cao bản kết luận điều tra số 71 mới hoàn tất ngày 26.8.2019 liên quan dự án "đất vàng" tại TP.HCM.
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an), cựu Phó chủ tịch UBND TPHCM, bị can Nguyễn Hữu Tín đã khai báo thừa nhận sai phạm trong vụ xóa sổ nhà đất số 15 Thi Sách (TPHCM) trái quy định, gây thiệt hại ngân sách nhà nước hơn 6,7 tỷ đồng. Việc bị can ký các văn bản giao đất là do Bộ Công an đề nghị…
5 bị can liên quan tới Dự án
5 bị can liên quan tới dự án "đất vàng" tại TPHCM.

Bản kết luận điều tra số 71 mới hoàn tất ngày 26.8.2019 gửi tới Viện Kiểm sát để đề nghị truy tố 5 bị can: Nguyễn Hữu Tín (cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM); Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên-môi trường TP.HCM); Trương Văn Út (nguyên Phó trưởng phòng Quản lý đất thuộc Sở Tài nguyên-môi trường TP.HCM); Nguyễn Thanh Chương (nguyên Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP.HCM); Lê Văn Thanh (nguyên Phó chánh văn phòng UBND TP.HCM), cùng tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, theo khoản 3 điều 219 bộ luật Hình sự năm 2015, khung hình phạt từ 10 - 20 năm tù.
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, bị can Nguyễn Hữu Tín đã khai báo thành khẩn, thừa nhận hành vi sai phạm. Theo đó, bị can  Phan Văn Anh Vũ (còn gọi Vũ “nhôm”, Chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 - Công ty 79) với danh nghĩa công ty là “bình phong” của Tổng cục Tình báo (Bộ Công an), đã đề xuất lãnh đạo Bộ Công an ký nhiều văn bản gửi UBND TP.HCM đề nghị tạo điều kiện để được thuê, giao chỉ định nhà đất số 15 Thi Sách (phường Bến Nghé quận 1 TPHCM) nhằm phục vụ "công tác nghiệp vụ" của ngành công an. 
Trong thời gian giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND TP.HCM từ năm 2011 - 2016, ông Nguyễn Hữu Tín biết rõ nhà đất số 15 Thi Sách là tài sản thuộc sở hữu nhà nước được UBND TP.HCM duyệt phương án sắp xếp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc sắp xếp, xử lý lại nhà đất này thuộc trách nhiệm của Ban Chỉ đạo 09 TP.HCM (Sở Tài chính).
Tuy nhiên, khi tiếp nhận đề nghị của Vũ “nhôm” và Bộ Công an, ông Tín đã không báo cáo Chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng ban Chỉ đạo 09; không giao Ban Chỉ đạo 09 tham mưu, đề xuất mà đã bút phê giao Sở TN-MT hướng dẫn thủ tục.
Từ tham mưu của Sở Tài nguyên-môi trường, ngày 11.6.2015, ông Tín đã ký quyết định chấp thuận cho Công ty 79 được thuê đất 50 năm. Đến ngày 10.12.2015, ông Tín tiếp tục ký văn bản công nhận Công ty 79 làm chủ đầu tư dự án Khu phức hợp thương mại - dịch vụ - căn hộ tại 15 Thi Sách.
Khu đất của Công ty Saboco tại quận 1.
Khu đất của Công ty Sabeco tại quận 1.

 Ngày 29.12.2016, Sở Xây dựng TP.HCM cấp phép cho Công ty 79 được xây dựng công trình khu phức hợp gồm 3 tầng hầm, 18 tầng nổi tại địa chỉ trên.
Lý giải việc ký tá này, cựu Phó chủ tịch UBND TPHCM cho rằng, bản thân không biết được việc làm sau đó của Vũ “nhôm” là đem đi hợp tác với doanh nghiệp khác làm dự án để trục lợi cá nhân. Việc ký văn bản trái luât chủ yếu do có đề nghị của Bộ Công an để phục vụ công tác nghiệp vụ công an. 
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, bị can Nguyễn Hữu Tín  đã ban hành chủ trương, quyết định cho thuê đất, bán chỉ định nhà và khấu trừ tiền thuê đất đối với nhà đất số 15 Thi Sách trái quy định, gây thiệt hại ngân sách nhà nước hơn 6,7 tỷ đồng. 
 Đối với các bị can thuộc Sở Tài nguyên-môi trường TP.HCM, sau khi nhận chỉ đạo của bị can Tín,  bị can Đào Anh Kiệt đã chỉ đạo ký các văn bản tham mưu cho bị can Tín ban hành chủ trương cho Công ty 79 thuê đất, khấu trừ tiền thuê đất đối với nhà số 15 Thi Sách không đúng quy định; Các bị can Lê Văn Thanh, Nguyễn Thanh Chương và Trương Văn Út đã không thực hiện đúng chức năng của mình trong việc rà soát thẩm định hồ sơ, là đồng phạm với vai trò giúp sức cho bị can Tín. 
Không chỉ vụ giao đất liên quan Vũ “nhôm” nêu trên, ông Tín cũng sai phạm xảy ra khu "đất vàng" 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM mà Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bổ sung ngày 27.8.
Theo quyết định này, Bộ Công an khởi tố bổ sung thêm ông Lâm Nguyên Khôi, nguyên Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM; ông Nguyễn Quang Minh, nguyên Trưởng phòng hạ tầng, Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM; bà Nguyễn Lan Châu, chuyên viên Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM bị khởi tố về " Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí",  xảy ra tại Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) do liên quan đến khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP. HCM.
Trước đó, Cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã khởi tố ông Nguyễn Hữu Tín (cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM); Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP. HCM); ông Trương Văn Út (cựu Phó Trưởng Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM); Lê Văn Thanh (Phó Chánh Văn phòng UBND TP. HCM và Nguyễn Thanh Chương ( Trưởng Phòng Đô thị, Văn Phòng UBND TP.HCM).
Theo điều tra, năm 2008, UBND TP.HCM quyết định giao khu đất khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng diện tích hơn 6000m2 (thuộc sở hữu nhà nước) cho Sabeco triển khai dự án tổ hợp căn hộ, thương mại, văn phòng có tên Sài Gòn Mê Linh Tower, vốn đầu tư hơn 2.423 tỉ đồng. Năm 2015, Sabeco góp vốn thành lập Công ty Cổ phần đầu tư Sabeco Pearl (Sabeco góp 26%) cùng ba nhà đầu tư khác nhằm thực hiện dự án Sài Gòn Mê Linh Tower.
Tới năm 2016 Sabeco lại tuyên bố thoái toàn bộ vốn tại Sabeco Pearl và khu đất “vàng” trên nghiễm nhiêm thuộc sở hữu các nhà đầu tư còn lại.
Theo cơ quan điều tra, việc chuyển giao cơ sở nhà, đất nêu trên cho các công ty trên đã không thông qua đấu giá là trái quy định.
Cựu Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín cho phép chuyển dự án từ Sabeco sang Sabeco Pearl là sai phạm, chưa phù hợp với phương án sắp xếp xử lý nhà, đất công của Bộ Tài chính.
Ngô Nguyên


Kỷ luật 3 đảng viên Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM



Kỷ luật 3 đảng viên Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM
(PLO)- Tập thể Đảng ủy Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM nhiệm kỳ 2015-2020 cũng bị kỷ luật khiển trách.
Chiều 30-8, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM đã thông báo kết quả kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm xảy ra tại Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM.
Cụ thể, kỷ luật mức khiển trách đối với tập thể Đảng ủy Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM nhiệm kỳ 2015-2020.
Kỷ luật 3 đảng viên Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM - ảnh 1
Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.
Đối với cá nhân, kỷ luật mức khiển trách ba đảng viên gồm: Hà Thanh Việt, Hiệu trưởng; Lê Thị Thanh Tâm, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Hiệu trưởng; và Phan Minh Phụng, nguyên Phó Hiệu trưởng.
Theo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, thực hiện việc tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh theo Quy định 1374, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên có liên quan đến nội dung phản ánh của báo chí và đơn thư tố cáo tại Đảng bộ Trường Cán bộ quản lý Giáo dục TP.HCM.
Qua kết quả kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã chỉ đạo tiến hành kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xem xét thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm theo thẩm quyền. Đảng ủy Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM nhiệm kỳ 2015-2020 và các đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý đã có những hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của Đảng ủy trường; thực hiện quy chế dân chủ.
Cùng với đó là vi phạm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác tổ chức cán bộ; việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và công tác quản lý tài chính tại đơn vị.
TÁ LÂM

Ông Quách Duy bị khai trừ đảng



Ông Quách Duy bị khai trừ đảng
(PLO)- Theo Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng TP.HCM, ông Quách Duy, chuyên viên Văn phòng UBND TP.HCM, bị khai trừ đảng vì thiếu tu dưỡng rèn luyện, suy thoái tư tưởng chính trị rất nghiêm trọng.
Chiều nay (2-8), Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng TP.HCM đã thông báo thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ đảng đối với đảng viên Quách Duy, chuyên viên Văn phòng UBND TP.HCM.
Theo Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng TP.HCM, ông Quách Duy bị khai trừ đảng vì thiếu tu dưỡng rèn luyện, suy thoái tư tưởng chính trị rất nghiêm trọng.
Cụ thể, thông qua trang facebook cá nhân, ông Quách Duy đã cố ý viết bài và đăng các thông tin, bài viết tổng hợp từ internet và mạng xã hội có nội dung không đúng bản chất vụ việc, nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. “Việc làm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự cùa các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số cá nhân liên quan” – thông báo nêu rõ.
Thông báo cũng thông tin thêm: Ông Quách Duy cố ý đưa lên mạng xã hội các bài viết dưới hinh thức báo cáo, kiến nghị nhưng mang nội dung tố cáo, phản ánh kính gửi nhiều cấp, trong đó có cộng đồng mạng xã hội Facebook không phải là nơi có thẩm quyền giải quyết, để nhiều đối tượng bình luận, nói xấu, xuyên tạc, làm hiểu sai lệch bản chất vụ việc, tạo cách nhìn và thái độ tiêu cực đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước.
Hành vi của ông Duy vi phạm quy định 102 năm 2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm và quy định về những điều đảng víên không được làm.
Dù đã được các tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhắc nhở, giáo dục nhiều lần nhưng ông Duy không tiếp thu và không chấp hành các ý kiến chỉ đạo, kết luận của Đảng ủy và Chi bộ. Mặt khác, ông Duy đã đăng lên trang facebook cá nhân nhiều bài viết có nội dung thể hiện thái độ thách thức, xem thường tổ chức đảng, tạo dư luận, gây tác động xấu đến uy tín của tổ chức đảng.
Ngoài ra, thông báo còn cho biết: Trong quá trình triển khai công tác kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm và thực hiện kiểm điểm, ông Quách Duy có phát ngôn thiếu tôn trọng đoàn kiểm tra, đăng lên trang facebook cá nhân các bài viết, thông tin nội dung buổi làm việc của đoàn kiểm tra không đúng sự thật, không tự giác nhìn nhận khuyết điểm, không tiếp thu các ý kiến đóng góp của đảng viên và tổ chức đảng.
Với những hành vi trên, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng TP.HCM đã xác định vi phạm của ông Quách Duy rất nghiêm trọng và quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Duy bằng hình thức khai trừ.
Trước đó, ông Nguyễn Đức Thọ - Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Quách Duy.
Ông Quách Duy bị phạt 7,5 triệu đồng theo điểm g, khoản 3, Điều 66 Nghị định số 174 ngày 13-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, ông này viết Facebook thông tin “vu khống, xúc phạm danh dự người khác”.
Cụ thể, chiều 9-4, ông Duy đã đưa thông tin: “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao “đất vàng” giá rẻ liên quan đến Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến và Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ, điều tra làm rõ vụ thoái vốn gây thất thoát tài sản nhà nước trong việc giao đất, cho thuê đất trái phép khu đất “vàng” số 76 Tôn Thất Thuyết, quận 4, TP.HCM”.
Theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, thông tin này được đăng trong bài viết “Đốt củi” trên Facebook Duy Quách do ông Quách Duy thiết lập, đăng ký sử dụng có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác.
Ông Duy sau đó đã khởi kiện quyết định xử phạt này. Sau khi toà thụ lý vụ kiện, ngày 27-5, ông Duy có đơn yêu cầu thẩm phán được phân công giải quyết vụ kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (biện pháp tạm đình chỉ) đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.
Tuy nhiên toà không chấp nhận khiếu nại của ông Duy giữ nguyên thông báo về việc không không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quyết định giải quyết khiếu nại này là quyết định cuối cùng.
TÁ LÂM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét