CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 288
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trại X từ trên không vào năm 1943.
Theo chuyên trang Warisboring, các quan chức tình
báo cấp cao Quân đội Mỹ đang cảnh báo cơ quan này cần phải tích cực
chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với loại hình chiến mới trong tương lai - chiến tranh lưỡng dụng (hybrid warfare).
Đây sẽ là một chiến lược chiến tranh rất được ưu tiên trong thế kỷ 21, đặc biệt là với các đối thủ tiềm ẩn của Mỹ như Nga và Trung Quốc.
Trung tướng Lục quân Mỹ Karen Gibson, Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia về Quan hệ Đối tác An ninh Quốc gia đã đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề này trong một hội nghị tổ chức ở Virginia hồi tuần trước.
Đối với những ai không nghiên cứu sâu về vấn đề này thì chiến tranh lưỡng dụng được hiểu đơn giản là cách thức sử dụng các biện pháp phi truyền thống như một phần trong chiến lược chiến tranh tổng thể trên khắp các chiến trường.
Những biện pháp này nhằm mục đích làm gián đoạn, vô hiệu hóa hành động của đối phương mà không cần phải tiến hành đối đầu trực tiếp.
Bằng việc sử dụng các đội quân ủy nhiệm, lực lượng thông thường, các chiến dịch làm sai lệch thông tin và tác chiến mạng, chiến tranh lưỡng dụng giống với một cuộc chiến giành giật trí tuệ, tư tưởng nhiều hơn là giành giật lãnh thổ. Mục đích của nó là bắn càng ít đạn càng tốt.
Trung
tướng Karen Gibson cho rằng, một trong những chuyên gia bậc thầy về
chiến tranh lưỡng dụng hiện nay đó chính là Nga, quốc gia đã sử dụng
loại hình chiến tranh này rất hiệu quả để giành lợi thế áp đảo trong các
cuộc xung đột ở Georgia và Ukraine.
Ở một mức độ thấp hơn là Trung Quốc, nước cũng đã thử nghiệm chiến tranh lưỡng dụng ở Biển Đông cho dù việc xây dựng các đảo nhân tạo trái phép chỉ là một phần ví dụ tương đối khác biệt.
Điệp viên Liên Xô cười trong lúc bị một quân nhân Phần Lan hành quyết bằng súng. Ảnh: Bộ Quốc phòng Phần Lan.
Xe tăng T-62M của Liên Xô ở Afghanistan.
Tình báo Mỹ nói Việt Nam sỡ hữu những tên lửa bắn hạ được DF 31 của Trung Quốc
Lầu năm góc họp khẩn cấp khi tình báo Mỹ phát hện hành động này của Trung Quốc
Bí mật trại X trong Chiến tranh thế giới thứ 2
Duy Ân |
Trên bờ hồ Ontario giữa Whitby và Oshawa là một khu vực hiện được gọi là Công viên Intrepid. Rất ít những gì còn lại ngày nay gợi ý về lịch sử bí mật của nó, nhưng trong Chiến tranh thế giới lần 2, đây là địa điểm của Trại X - cơ sở đào tạo tình báo và gián điệp bí mật của quân Đồng minh.
Mặc dù được chính thức gọi là Trung tâm đào tạo bí mật 103,
nhưng cơ sở được biết đến nhiều hơn với biệt danh phản ánh tính chất bí
mật cao của các hoạt động của nó. Trại X được thành lập bởi một nỗ lực
chung giữa Chính phủ Anh và Canada và bắt đầu hoạt động vào ngày
6-12-1941, ngay trước khi Mỹ tham chiến.
Trại X nhằm tăng cường hỗ trợ tình báo giữa Mỹ và Anh, mặc dù về mặt kỹ thuật, Mỹ vẫn trung lập về chính trị vào thời điểm đó. Tuy nhiên, sau vụ đánh bom Trân Châu Cảng – tức 1 ngày sau khi Trại X chính thức mở cửa - nước Mỹ không còn trung lập, bắt đầu tham gia trực tiếp cả vào cuộc chiến và đào tạo điệp viên.
Hơn 500 sĩ quan tình báo Đồng minh đã được đào tạo tại Trại X và hầu hết được chuẩn bị cho các nhiệm vụ đặc biệt đằng sau chiến tuyến kẻ thù. Những kỹ năng huấn luyện bao gồm ám sát bí mật, chiến đấu không vũ trang, phá hoại và cách nhận ra những người ủng hộ tiềm năng của các phong trào kháng chiến có thể giúp quân Đồng Minh trong nhiệm vụ tình báo.
Họ cũng được đào tạo về phương pháp tìm kiếm những tân binh phù hợp. Do tính chất rất nhạy cảm của việc tuyển dụng, cơ sở đào tạo phải được thực hiện thông qua các liên hệ trực tiếp hoặc thông qua các kênh được biết và tin cậy. Các kỹ năng khác được dạy tại trại bao gồm phá hủy những cơ sở quân sự quân Đức, đọc bản đồ và mã Morse.
Chương trình huấn luyện cũng bao gồm cả khía cạnh thể chất và tâm lý. Các tân binh ban đầu hoàn thành 10 tuần huấn luyện về tất cả các khía cạnh của tình báo và gián điệp. Sau này, một số người sẽ tiếp tục đào tạo chuyên sâu thêm trong khi những người khác đã sẵn sàng cho nhiệm vụ đầu tiên của họ.
Ban đầu, tân binh chủ yếu đến từ Canada và bao gồm nhiều quốc tịch khác nhau. Canada có một lượng lớn người nhập cư châu Âu, những người cung cấp một loạt các kỹ năng ngôn ngữ hữu ích. Sau đó, các tân binh đến từ Nam và Trung Mỹ và Mỹ. Một số điệp viên Anh cũng được đào tạo ở Trại X.
Những nhân vật nổi tiếng đã đi qua Trại X bao gồm nhà văn Roald Dahl, người cũng là một phi công hạng Ace trong Chiến tranh thế giới lần 2. Nhà biên kịch Paul Dehn là một tân binh khác. Dehn đã viết kịch bản cho một số bộ phim gián điệp bao gồm “Goldfinger” (Ngón tay Vàng) và “The Spy who came in from the Cold” (Điệp viên đến từ Vùng đất lạnh).
Dehn giữ cấp bậc Thiếu tá và giữ vai trò của Sĩ quan Chiến tranh Chính trị. Người ta cũng đã suy đoán rằng Ian Fleming, cha đẻ của nhân vật điệp viên James Bond nổi tiếng, từng tham dự Trại X. Mặc dù Fleming làm việc cho Tình báo Hải quân Anh trong chiến tranh - nhưng mối liên hệ của nhà văn với trại vẫn còn đang trong vòng tranh cãi.
Một trong những phần quan trọng nhất của Trại là “Hydra”. Được đặt theo tên của con rắn nhiều đầu trong thần thoại Hy Lạp. Hydra là trung tâm liên lạc tinh vi được tạo lập để thu thập thông tin tình báo và truyền thông tin quan trọng.
Vị trí của Hydra phù hợp với mục đích của nó do nhận được tín hiệu vô tuyến rõ ràng, mạnh mẽ. Tòa nhà trông khá bí ẩn. Đó là một cấu trúc 4 mặt đơn giản và hoàn toàn mở ở bên trong. Tất cả các cửa sổ được đặt cao trên mặt đất khoảng hơn 2 mét do tính chất bí mật của những gì diễn ra bên trong.
Lối
vào duy nhất thông qua 2 cửa trước lớn được thiết kế để cho phép các
thiết bị lớn được đưa vào và ra. Những bộ não đằng sau Hydra là kỹ sư
điện tử người Canada tên là Benjamin de Forest Bayly.
Tại đây, các tân binh được đào tạo về phá mã, và những thành viên giỏi nhất vẫn ở lại làm việc trong Hydra thay vì được phái đi làm nhiệm vụ trên chiến trường.
Cả nam giới và phụ nữ đều đóng một vai trò quan trọng trong khu vực Hydra của Trại X. Hydra thường xuyên truyền đạt thông tin đến đối tác Anh là Aspidistra - một máy phát vô tuyến khổng lồ đặt trong một hầm ngầm bí mật ở hạt Sussex nước Anh.
Trong số các thông tin tình báo nhận bao gồm hàng loạt thông điệp tin nhắn nhạy cảm từ tàu ngầm Đức. Nhiều thông điệp trong số đó đã bị chặn bởi các đặc vụ làm việc ở Nam Mỹ, những người trước đây từng được huấn luyện tại Trại X.
Các thông điệp bị chặn sẽ được mã hóa lại bởi các điệp viên thu thập và sau đó gửi đến người viết mã ở Trại X để tiếp tục mã hóa. Các tin nhắn được mã hóa cũng được gửi đến trung tâm phá mã của Anh tại Bletchley Park (tọa lạc ở hạt Buckinghamshire miền nam nước Anh) để được các chuyên gia mới được đào tạo tại Hydra xử lý.
Sau chiến tranh, Hydra là phần duy nhất của Trại X vẫn được tiếp tục sử dụng. Lúc đó, Hydra được đổi tên thành Trạm không dây Oshawa và là trung tâm đánh chặn tín hiệu điện tử phục vụ cho Quân đoàn Tín hiệu Hoàng gia Canada (RCCS).
Trong thời gian này, trạm được sử dụng chủ yếu để “nghe” chứ không phải để “truyền”. Trung tâm này đóng một vai trò quan trọng trong cộng đồng chia sẻ thông tin tình báo sau Chiến tranh thế giới lần 2 của Canada, được biết đến với cái tên gọi là “Five Eyes” - liên minh hợp tác tình báo giữa 5 quốc gia: Canada, Anh, Mỹ, Australia và New Zealand.
Hydra ngừng hoạt động vào năm 1969 và từ đó Trại X không còn là nơi đào tạo các kỹ năng gián điệp thực tế như trong chiến tranh. Nhiều tài liệu nhạy cảm về Hydra và Trại X đã bị phá hủy vào cuối cuộc Chiến tranh Lạnh vì lý do an ninh. Khi cơ sở ngừng hoạt động vào năm 1969, các tòa nhà đã bị phá đổ xuống Hồ Ontario.
Hiện nay, một tượng đài được dựng lên trên khu vực Trại X ngày xưa và được gọi là Intrepid Park (Công viên Dũng cảm) nhằm tôn vinh những người đàn ông và phụ nữ được huấn luyện và làm việc ở đó đồng thời cũng để tưởng nhớ những đóng góp quan trọng của họ trong chiến tranh.
Trại X nhằm tăng cường hỗ trợ tình báo giữa Mỹ và Anh, mặc dù về mặt kỹ thuật, Mỹ vẫn trung lập về chính trị vào thời điểm đó. Tuy nhiên, sau vụ đánh bom Trân Châu Cảng – tức 1 ngày sau khi Trại X chính thức mở cửa - nước Mỹ không còn trung lập, bắt đầu tham gia trực tiếp cả vào cuộc chiến và đào tạo điệp viên.
Hơn 500 sĩ quan tình báo Đồng minh đã được đào tạo tại Trại X và hầu hết được chuẩn bị cho các nhiệm vụ đặc biệt đằng sau chiến tuyến kẻ thù. Những kỹ năng huấn luyện bao gồm ám sát bí mật, chiến đấu không vũ trang, phá hoại và cách nhận ra những người ủng hộ tiềm năng của các phong trào kháng chiến có thể giúp quân Đồng Minh trong nhiệm vụ tình báo.
Họ cũng được đào tạo về phương pháp tìm kiếm những tân binh phù hợp. Do tính chất rất nhạy cảm của việc tuyển dụng, cơ sở đào tạo phải được thực hiện thông qua các liên hệ trực tiếp hoặc thông qua các kênh được biết và tin cậy. Các kỹ năng khác được dạy tại trại bao gồm phá hủy những cơ sở quân sự quân Đức, đọc bản đồ và mã Morse.
Chương trình huấn luyện cũng bao gồm cả khía cạnh thể chất và tâm lý. Các tân binh ban đầu hoàn thành 10 tuần huấn luyện về tất cả các khía cạnh của tình báo và gián điệp. Sau này, một số người sẽ tiếp tục đào tạo chuyên sâu thêm trong khi những người khác đã sẵn sàng cho nhiệm vụ đầu tiên của họ.
Ban đầu, tân binh chủ yếu đến từ Canada và bao gồm nhiều quốc tịch khác nhau. Canada có một lượng lớn người nhập cư châu Âu, những người cung cấp một loạt các kỹ năng ngôn ngữ hữu ích. Sau đó, các tân binh đến từ Nam và Trung Mỹ và Mỹ. Một số điệp viên Anh cũng được đào tạo ở Trại X.
Những nhân vật nổi tiếng đã đi qua Trại X bao gồm nhà văn Roald Dahl, người cũng là một phi công hạng Ace trong Chiến tranh thế giới lần 2. Nhà biên kịch Paul Dehn là một tân binh khác. Dehn đã viết kịch bản cho một số bộ phim gián điệp bao gồm “Goldfinger” (Ngón tay Vàng) và “The Spy who came in from the Cold” (Điệp viên đến từ Vùng đất lạnh).
Dehn giữ cấp bậc Thiếu tá và giữ vai trò của Sĩ quan Chiến tranh Chính trị. Người ta cũng đã suy đoán rằng Ian Fleming, cha đẻ của nhân vật điệp viên James Bond nổi tiếng, từng tham dự Trại X. Mặc dù Fleming làm việc cho Tình báo Hải quân Anh trong chiến tranh - nhưng mối liên hệ của nhà văn với trại vẫn còn đang trong vòng tranh cãi.
Một trong những phần quan trọng nhất của Trại là “Hydra”. Được đặt theo tên của con rắn nhiều đầu trong thần thoại Hy Lạp. Hydra là trung tâm liên lạc tinh vi được tạo lập để thu thập thông tin tình báo và truyền thông tin quan trọng.
Vị trí của Hydra phù hợp với mục đích của nó do nhận được tín hiệu vô tuyến rõ ràng, mạnh mẽ. Tòa nhà trông khá bí ẩn. Đó là một cấu trúc 4 mặt đơn giản và hoàn toàn mở ở bên trong. Tất cả các cửa sổ được đặt cao trên mặt đất khoảng hơn 2 mét do tính chất bí mật của những gì diễn ra bên trong.
Tại đây, các tân binh được đào tạo về phá mã, và những thành viên giỏi nhất vẫn ở lại làm việc trong Hydra thay vì được phái đi làm nhiệm vụ trên chiến trường.
Cả nam giới và phụ nữ đều đóng một vai trò quan trọng trong khu vực Hydra của Trại X. Hydra thường xuyên truyền đạt thông tin đến đối tác Anh là Aspidistra - một máy phát vô tuyến khổng lồ đặt trong một hầm ngầm bí mật ở hạt Sussex nước Anh.
Trong số các thông tin tình báo nhận bao gồm hàng loạt thông điệp tin nhắn nhạy cảm từ tàu ngầm Đức. Nhiều thông điệp trong số đó đã bị chặn bởi các đặc vụ làm việc ở Nam Mỹ, những người trước đây từng được huấn luyện tại Trại X.
Các thông điệp bị chặn sẽ được mã hóa lại bởi các điệp viên thu thập và sau đó gửi đến người viết mã ở Trại X để tiếp tục mã hóa. Các tin nhắn được mã hóa cũng được gửi đến trung tâm phá mã của Anh tại Bletchley Park (tọa lạc ở hạt Buckinghamshire miền nam nước Anh) để được các chuyên gia mới được đào tạo tại Hydra xử lý.
Sau chiến tranh, Hydra là phần duy nhất của Trại X vẫn được tiếp tục sử dụng. Lúc đó, Hydra được đổi tên thành Trạm không dây Oshawa và là trung tâm đánh chặn tín hiệu điện tử phục vụ cho Quân đoàn Tín hiệu Hoàng gia Canada (RCCS).
Trong thời gian này, trạm được sử dụng chủ yếu để “nghe” chứ không phải để “truyền”. Trung tâm này đóng một vai trò quan trọng trong cộng đồng chia sẻ thông tin tình báo sau Chiến tranh thế giới lần 2 của Canada, được biết đến với cái tên gọi là “Five Eyes” - liên minh hợp tác tình báo giữa 5 quốc gia: Canada, Anh, Mỹ, Australia và New Zealand.
Hydra ngừng hoạt động vào năm 1969 và từ đó Trại X không còn là nơi đào tạo các kỹ năng gián điệp thực tế như trong chiến tranh. Nhiều tài liệu nhạy cảm về Hydra và Trại X đã bị phá hủy vào cuối cuộc Chiến tranh Lạnh vì lý do an ninh. Khi cơ sở ngừng hoạt động vào năm 1969, các tòa nhà đã bị phá đổ xuống Hồ Ontario.
Hiện nay, một tượng đài được dựng lên trên khu vực Trại X ngày xưa và được gọi là Intrepid Park (Công viên Dũng cảm) nhằm tôn vinh những người đàn ông và phụ nữ được huấn luyện và làm việc ở đó đồng thời cũng để tưởng nhớ những đóng góp quan trọng của họ trong chiến tranh.
theo Công an Nhân dân
Tướng tình báo Mỹ: Nga là "bậc thầy" về loại hình chiến tranh đặc biệt của tương lai
Anh Tú |
Trung tướng Lục quân Mỹ Karen Gibson cho rằng, một trong những chuyên gia bậc thầy về chiến tranh lưỡng dụng (Hybrid Warfare) hiện nay đó chính là Nga.
Đây sẽ là một chiến lược chiến tranh rất được ưu tiên trong thế kỷ 21, đặc biệt là với các đối thủ tiềm ẩn của Mỹ như Nga và Trung Quốc.
Trung tướng Lục quân Mỹ Karen Gibson, Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia về Quan hệ Đối tác An ninh Quốc gia đã đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề này trong một hội nghị tổ chức ở Virginia hồi tuần trước.
Đối với những ai không nghiên cứu sâu về vấn đề này thì chiến tranh lưỡng dụng được hiểu đơn giản là cách thức sử dụng các biện pháp phi truyền thống như một phần trong chiến lược chiến tranh tổng thể trên khắp các chiến trường.
Những biện pháp này nhằm mục đích làm gián đoạn, vô hiệu hóa hành động của đối phương mà không cần phải tiến hành đối đầu trực tiếp.
Bằng việc sử dụng các đội quân ủy nhiệm, lực lượng thông thường, các chiến dịch làm sai lệch thông tin và tác chiến mạng, chiến tranh lưỡng dụng giống với một cuộc chiến giành giật trí tuệ, tư tưởng nhiều hơn là giành giật lãnh thổ. Mục đích của nó là bắn càng ít đạn càng tốt.
Ở một mức độ thấp hơn là Trung Quốc, nước cũng đã thử nghiệm chiến tranh lưỡng dụng ở Biển Đông cho dù việc xây dựng các đảo nhân tạo trái phép chỉ là một phần ví dụ tương đối khác biệt.
Điệp viên Liên Xô cười ngạo nghễ khi bị hành quyết ở Phần Lan năm 1942
Trung Hiếu |
Một điệp viên Liên Xô cười ngạo nghễ với chính kẻ hành quyết mình trong một bức ảnh chụp ở Rukajarvi, Đông Karelia, Phần Lan, vào tháng 11/1942.
Bức ảnh này đã được Bộ Quốc phòng Phần Lan giải mật vào năm
2006, với dòng mô tả: “Sĩ quan tình báo Xô viết chưa rõ danh tính trước
khi bị bắn, Phần Lan, 1942”.
Trong nội bộ lực lượng quốc phòng Phần Lan, người ta vẫn nghĩ rằng quyết định giữ lại các bức ảnh về số phận của các tù nhân và điệp viên Liên Xô có thể là do mối quan ngại rằng những người thân Liên Xô trong xã hội Phần Lan có thể sử dụng các hình ảnh này cho mục đích tuyên truyền.
Bức ảnh tư liệu nói trên đã ghi lại những khoảnh khắc sống cuối cùng của người tù binh. Anh biết mình sẽ chết chỉ trong vài giây nữa, trong một cánh rừng lúc tuyết rơi, và rồi sẽ bị lãng quên. Nụ cười này là sự thách thức cuối cùng của người sĩ quan tình báo nhằm vào đối phương.
Lưu
ý thêm về bối cảnh bức ảnh. Khi đó Phần Lan là đồng minh của Đức và
đang trong tình trạng chiến tranh với Liên Xô. Vào năm 1942 Phần Lan
liên đới trong việc phong tỏa thành phố Leningrad (nay là Saint
Petersburg) – cuộc phong tỏa do phát xít Đức tiến hành này đã khiến 1
triệu thường dân chết đói./.
Trong nội bộ lực lượng quốc phòng Phần Lan, người ta vẫn nghĩ rằng quyết định giữ lại các bức ảnh về số phận của các tù nhân và điệp viên Liên Xô có thể là do mối quan ngại rằng những người thân Liên Xô trong xã hội Phần Lan có thể sử dụng các hình ảnh này cho mục đích tuyên truyền.
Bức ảnh tư liệu nói trên đã ghi lại những khoảnh khắc sống cuối cùng của người tù binh. Anh biết mình sẽ chết chỉ trong vài giây nữa, trong một cánh rừng lúc tuyết rơi, và rồi sẽ bị lãng quên. Nụ cười này là sự thách thức cuối cùng của người sĩ quan tình báo nhằm vào đối phương.
Khoảnh khắc quân nhân Phần Lan nổ súng, đạn găm vào người sĩ quan tình báo Liên Xô. Ảnh: Bộ Quốc phòng Phần Lan.
theo VOV
Tình báo CIA Mỹ đã mua chiếc xe tăng "quốc bảo và tối mật" của QĐ Liên Xô như thế nào?
Bảo Lam |
Xe tăng Т-62М một thời gian dài từng là "quả đấm thép" chủ lực của QĐ Liên Xô tại Afganistan cũng như là xương sống và là "quốc bảo" mà lục quân của siêu cường này giữ bí mật.
So với nguyên mẫu ban đầu, những chiếc xe tăng T-62M có tháp pháo được gia cố thêm bằng những hộp đa lớp, mà được lính xe tăng QĐ Liên Xô gọi là "râu quai nón của Ilich". Phía trước của thân xe cũng được tăng cường và đáy xe được tăng thêm cường lớp bảo vệ.
Chiếc
xe tăng này thời điểm đó được đánh giá rất cao nhờ trang bị hệ thống
điều khiển hoả lực hoàn thiện, với thước ngắm bằng laser và máy tính
đường đạn. Nó cũng có thể bắn tên lửa điều khiển phóng từ nòng pháo
chính.
Đương
nhiên, cỗ máy này không hoàn thiện như T-80, T-80U hoặc T-72B, nhưng nó
là xe tăng bí mật và có thể khiến giới tình báo nước ngoài quan tâm vì
những thiết bị mới được liệt kê ở trên rất được những người Mỹ khát khao
sở hữu với mục đích sưu tầm các loại khí tài chiến đấu "quốc bảo" của
Liên Xô.
Theo
các thông tin cho biết, kể từ thời điểm biên chế những xe tăng T-62M
cho Quân đoàn 40, không một chiếc nào trong tình trạng còn hoạt động lọt
được vào tay kẻ địch.
Tình hình đã
thay đổi sau khi Liên Xô rút quân. Các đơn vị quân đội chính phủ
Afganistan đã được bàn giao số lượng lớn các khí tài chiến đấu, trong đó
có cả các xe tăng T-62M.
Sau vài
tháng, một trong số các xe tăng này đã bị vứt đi trong tình trạng gần
như vẫn còn hoạt động khá tốt. Những phần tử khủng bố đã chiếm được nó,
sau đó chuyển nó tới Pakistan và bán cho các điệp viên CIA để đưa nó về
Mỹ phục vụ mục đích nghiên cứu.
Điều
thú vị là những chiếc xe tăng T-62M khác được bàn giao cho người
Afganistan đã trải qua giai đoạn sụp đổ của chế độ Nadjibulla, rồi từng
tham gia vào các cuộc chiến huynh đệ tương tàn, sau đó là góp công lớn
trong việc giải phóng thủ đô Kabul khỏi phe Taliban.
theo Trí Thức Trẻ
Nga truy tìm 'gián điệp CIA'
Bộ Nội vụ Nga đang tìm cách xác định tình trạng của Oleg Smolenkov, cựu quan chức Điện Kremlin được cho là gián điệp CIA.
Oleg Smolenkov, trợ lý thân tín của Yury Ushakov, cố vấn đối ngoại cấp
cao của Tổng thống Nga Vladimir Putin đang nằm trong danh sách người mất
tích của Bộ Nội vụ Nga, hãng tin Ria Novosti của Nga hôm nay cho hay.
Truyền thông Mỹ trước đó đưa tin Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA)
năm 2017 rút thành công một điệp viên được coi là nguồn tin cao cấp nhất
trong chính phủ Nga. Người này dường như được tiếp cận với Tổng thống
Putin và gửi những thông tin mật có giá trị cho Washington trong nhiều
năm.
Nhật báo Kommersant của Nga sau đó dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết
"gián điệp cấp cao" này có thể là Smolenkov, người từng làm việc tại đại
sứ quán Nga ở Mỹ dưới thời đại sứ Yury Ushakov và theo ông về Moskva
năm 2008 khi Ushakov được bổ nhiệm làm cố vấn cho Tổng thống Putin. Cố
vấn Ushakov từ chối bình luận khi được hỏi liệu ông có quen biết
Smolenkov hay không.
Cựu quan chức Nga Oleg Smolenkov, người bị nghi là điệp viên CIA. Ảnh: RITV.
|
Điệp viên trên được rút khỏi Nga sau khi Tổng thống Donald Trump tiết lộ
nhiều thông tin mật trong cuộc gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và
đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak tại Nhà Trắng giữa năm 2017. Tuy nhiên,
CIA đã phủ nhận thông tin.
Điện Kremlin hôm 10/9 xác nhận
Smolenkov từng làm việc trong chính quyền Nga nhưng không phải là quan
chức cao cấp và không có liên hệ trực tiếp với Putin. Moskva sau đó cũng
đề nghị Interpol cung cấp thông tin về Smolenkov.
Hãng tin CNN và tờ NYTimes của Mỹ cho biết Smolenkov biến mất cùng vợ và
ba con trong kỳ nghỉ ở Montenegro hồi năm 2017. Các điều tra viên Nga
ban đầu nghi ngờ Smolenkov bị sát hại, nhưng sau đó phát hiện rằng cựu
quan chức này đang sống ở nước ngoài. Hồ sơ mua bán bất động sản tại Mỹ
cho thấy hai vợ chồng Oleg và Antonina Smolenkov mua một căn nhà ở bang
Virginia.
Vũ Anh (Theo Ria Novosti)Mánh khóe của điệp viên CIA hoạt động ở Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh
Liên lạc bằng hộp thư chết và cải trang liên tục là những biện pháp điệp viên CIA thường dùng khi hoạt động ở Moskva.
Vợ chồng cựu điệp viên Mendez hồi năm 2018. Ảnh: CIA.
|
Năm 1975, Marti Peterson, nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA)
được điều đến đại sứ quán Mỹ ở Moskva dưới vỏ bọc là một nhân viên văn
thư vui tính để qua mặt an ninh Liên Xô. Nhiệm vụ của Perterson là bắt
liên lạc với một nhân viên Bộ Ngoại giao Liên Xô chuyên theo dõi các bức
điện gửi về từ đại sứ quán Liên Xô ở khắp thế giới.
"Chúng tôi nắm được lượng lớn thông tin về kế hoạch, ý định và lập
trường đàm phán của Liên Xô trước khi ngồi vào bàn đối thoại với họ",
Peterson nói, cho biết đây là một trong những nguồn tin giá trị nhất mà
CIA từng móc nối.
Peterson và nguồn tin mang mật danh TRIGON thường liên lạc với nhau bằng hộp thư chết.
Bà sẽ đặt một khúc gỗ giả chứa tin nhắn ở công viên Moskva vào nửa đêm.
Một giờ sau, TRIGON xuất hiện và vứt một cái lon rỉ sét hoặc chiếc găng
tay cũ đầy dầu mỡ gần đó, bên trong là cuộn vi phim chứa những tài liệu
tối mật được anh ta chụp bằng máy ảnh siêu nhỏ.
Peterson chưa bao giờ gặp mặt TRIGON hay nhìn thấy nội dung trong vi
phim. Chúng được gửi thẳng tới tổng thống Mỹ và đội ngũ cố vấn. "Chúng
tôi hiểu rằng công việc đó giống như nhặt vàng trên đường phố", Peterson
nói.
Đây chỉ là một trong nhiều câu chuyện được tiết lộ trong cuốn sách mới
xuất bản của vợ chồng điệp viên CIA Tony và Jonna Mendez. Các tác giả đã
đề cập đến một số quy tắc giúp điệp viên CIA qua mặt sự theo dõi chặt
chẽ của Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB).
CIA cho rằng việc tuyển mộ công dân Liên Xô ngay trong đất nước họ là
quá mạo hiểm. Các nguồn tin chỉ được tiếp cận khi ra nước ngoài và điệp
viên Mỹ sẽ không liên lạc trực tiếp sau khi họ về nước. "Bạn không bao
giờ thực sự ở một mình ở Moskva. Chúng tôi không bao giờ gặp mặt nguồn tin vì việc này quá nguy hiểm", Jonna Mendez khẳng định.
Tony và Jonna Mendez làm trong Văn Phòng Kỹ thuật Tình báo trực thuộc
CIA và được coi là những bậc thầy cải trang của cơ quan này. Để thoát
khỏi sự đeo bám của KGB, Tony Mendez phát triển kỹ thuật mang tên "cải
trang khi hành tẩu".
Peterson (giữa) sau khi bị KGB bắt tại Moskva. Ảnh: NPR.
|
"Ban đầu anh ấy xuất hiện như một doanh nhân mặc áo mưa và mang một
chiếc cặp. Chiếc áo mưa được lộn trái sẽ trở thành áo khoác ngoài của
phụ nữ. Sau khi kéo ống quần để lộ ra đôi tất đen, đeo mặt nạ và đội tóc
giả, anh ấy trở thành một bà lão. Chiếc cặp cũng bung thêm nhiều bánh
xe", Jonna Mendez nói.
Chỉ trong 45 giây, Tony Mendez đã trở thành bà lão mặc áo choàng màu hồng với mái tóc hoa râm đang đẩy xe tạp hóa.
Tony Mendez đã cộng tác với các nhân viên hóa trang hàng đầu của Hollywood để
hoàn thiện phương pháp ngụy trang. Trong khi đó, Jonna Mendez nhận công
việc rửa ảnh từ các cuộc vi phim do điệp viên CIA ở Liên Xô cung cấp
sau khi lấy chúng từ bút hoặc hộp đựng son môi.
Một buổi tối mùa hè năm 1977, Peterson đến một cây cầu và giấu gói đồ
chứa tiền, trang sức và một chiếc máy ảnh mới cho nguồn tin của mình.
Sau khi rời đi, bà bị ba người đàn ông bắt. "Họ biết chính xác nơi tôi
giấu đồ và có một xe tải chở nhiều người mặc đồng phục", Peterson nhớ
lại.
Peterson sau đó được đưa đến trung tâm thủ đô Moskva và hiểu rằng mình
đã bị KGB phát hiện. Bà cũng biết được rằng TRIGON, tên thật là
Alexandar Ogorodnik, đã lộ thân phận từ trước đó ba tuần.
Khi bị bắt, Ogorodnik xin được viết đơn tự thú bằng chiếc bút của mình.
"Nó chứa một chất độc tự nhiên được CIA cung cấp theo yêu cầu của anh
ta. Ogorodnik đã tự sát bằng chất độc này", Peterson nhớ lại. Bà bị trục
xuất khỏi Liên Xô ngay ngày hôm sau.
Duy Sơn (Theo NPR)
Nhận xét
Đăng nhận xét