CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 125
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lần đầu tiên, cơ chế lây nhiễm tế bào người của một loại virus có tên
là Adenovirus type 26 (Ad26) đã được các nhà khoa học tại Trường Y khoa
Đại học Cardiff giải mã. Nếu bạn chưa biết, Ad26 là chủng virus đã được
con người thuần hóa để biến thành nhiều loại vắc-xin.
Ở dạng tự nhiên, virus này có thể lây nhiễm con người và gây suy hô hấp nặng, thậm chí dẫn đến tử vong. Nhưng các nhà khoa học đã tìm ra cách lợi dụng nó trở thành thành phần chính trong các loại vắc-xin chống lại nhiều căn bệnh chết người.
Ngay lúc này, một loại vắc-xin dựa trên Ad26 hiện đang được triển khai ở Châu Phi để chống lại dịch Ebola. Tuy nhiên, cho đến nay, khoa học vẫn chưa hiểu làm thế nào những con virus này hoạt động bên trong cơ thể con người, và điều gì khiến nó trở thành một loại vắc-xin tốt đến vậy?
Nghiên
cứu được công bố trên tạp chí Science Advances, cung cấp phân tích chi
tiết đầu tiên về cấu trúc của virus Ad26 trong phức hợp với thụ thể mới
được phát hiện của nó.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Ad26 sử dụng một loại đường được tìm thấy trên bề mặt của hầu hết các tế bào, để xâm nhập và nhiễm vào bên trong tế bào người", Alexander Baker, nhà nghiên cứu dẫn đầu nhóm tại Trường Y khoa Đại học Cardiff cho biết.
"Trước đây, cộng đồng khoa học tin rằng Ad26 đã sử dụng một loại protein có tên CD46 để lây nhiễm tế bào. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điều này cực kỳ khó xảy ra và đưa ra một lời giải thích khác".
Bằng cách tìm hiểu quá trình lợi dụng phân tử đường trên bề mặt tế bào của Ad26, nhóm nghiên cứu tin rằng họ đã mở ra một nhánh nghiên cứu mới với rất nhiều ứng dụng. Virus Ad26 thuần hóa có thể tiếp tục được khai thác để tạo ra nhiều loại vắc-xin hiệu quả hơn, chống lại các bệnh truyền nhiễm thậm chí cả ung thư.
"Chúng tôi biết một loại vắc-xin dựa trên Ad26 đã thể hiện tiềm năng hứa hẹn khi đối phó với các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng, như Ebola", Alexander cho giải thích.
"Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta biết rất ít, nếu không muốn nói là không hề hiểu được quá trình hoạt động của virus này, khi nào nó có thể là một vắc-xin khi nào sẽ là một mầm bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi đã cung cấp câu trả lời mới cho câu hỏi đó".
Nhóm
nghiên cứu của Alexander bây giờ đã thiết lập được một mô hình xâm xập
và lây lan của Ad26 vào tế bào người. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học
khác và các bác sĩ lâm sàng nhắm mục tiêu vào vị trí gắn phân tử đường
để phát triển thuốc hoặc vắc-xin mới.
"Việc 'crack' được mã code của virus đã chứng minh tầm quan trọng của việc hiểu cách thức hoạt động hiệu quả của vắc-xin dựa trên virus, thứ bảo vệ chúng ta chống lại các bệnh nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng", Alexander nói.
Chưa dừng lại ở đó, công việc tiếp theo nhóm nghiên cứu của ông nhắm đến còn hấp dẫn hơn nữa. Alexander cho biết những khám phá này sẽ được ứng dụng để phát triển các loại vắc-xin dựa trên vi-rút để chống lại ung thư.
Vắc-xin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các tế bào khối u khi chúng phát triển. Hướng nghiên cứu này giống với liệu pháp miễn dịch, hiện đang là một lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu ung thư đặt nhiều kỳ vọng.
Tham khảo Cardiff
10 phát hiện kỳ lạ và bí ẩn nhất Thế Giới khoa học chưa có lời giải
Các nhà khoa học vừa "crack" được mã code một virus đặc biệt, từ đó họ sẽ tạo ra vắc-xin chống ung thư
Nghiên cứu cung cấp phân tích chi tiết đầu tiên về cấu trúc của virus Ad26 trong phức hợp với thụ thể mới được phát hiện của nó.
Ở dạng tự nhiên, virus này có thể lây nhiễm con người và gây suy hô hấp nặng, thậm chí dẫn đến tử vong. Nhưng các nhà khoa học đã tìm ra cách lợi dụng nó trở thành thành phần chính trong các loại vắc-xin chống lại nhiều căn bệnh chết người.
Ngay lúc này, một loại vắc-xin dựa trên Ad26 hiện đang được triển khai ở Châu Phi để chống lại dịch Ebola. Tuy nhiên, cho đến nay, khoa học vẫn chưa hiểu làm thế nào những con virus này hoạt động bên trong cơ thể con người, và điều gì khiến nó trở thành một loại vắc-xin tốt đến vậy?
Các nhà khoa học vừa "crack" được mã code một loại virus đặc biệt, họ nghĩ nó sẽ giúp tạo ra vắc-xin chống ung thư
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Ad26 sử dụng một loại đường được tìm thấy trên bề mặt của hầu hết các tế bào, để xâm nhập và nhiễm vào bên trong tế bào người", Alexander Baker, nhà nghiên cứu dẫn đầu nhóm tại Trường Y khoa Đại học Cardiff cho biết.
"Trước đây, cộng đồng khoa học tin rằng Ad26 đã sử dụng một loại protein có tên CD46 để lây nhiễm tế bào. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điều này cực kỳ khó xảy ra và đưa ra một lời giải thích khác".
Bằng cách tìm hiểu quá trình lợi dụng phân tử đường trên bề mặt tế bào của Ad26, nhóm nghiên cứu tin rằng họ đã mở ra một nhánh nghiên cứu mới với rất nhiều ứng dụng. Virus Ad26 thuần hóa có thể tiếp tục được khai thác để tạo ra nhiều loại vắc-xin hiệu quả hơn, chống lại các bệnh truyền nhiễm thậm chí cả ung thư.
"Chúng tôi biết một loại vắc-xin dựa trên Ad26 đã thể hiện tiềm năng hứa hẹn khi đối phó với các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng, như Ebola", Alexander cho giải thích.
"Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta biết rất ít, nếu không muốn nói là không hề hiểu được quá trình hoạt động của virus này, khi nào nó có thể là một vắc-xin khi nào sẽ là một mầm bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi đã cung cấp câu trả lời mới cho câu hỏi đó".
Mô hình phân tử đường liên kết với virus Ad26 trong phức hợp mới được phát hiện
"Việc 'crack' được mã code của virus đã chứng minh tầm quan trọng của việc hiểu cách thức hoạt động hiệu quả của vắc-xin dựa trên virus, thứ bảo vệ chúng ta chống lại các bệnh nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng", Alexander nói.
Chưa dừng lại ở đó, công việc tiếp theo nhóm nghiên cứu của ông nhắm đến còn hấp dẫn hơn nữa. Alexander cho biết những khám phá này sẽ được ứng dụng để phát triển các loại vắc-xin dựa trên vi-rút để chống lại ung thư.
Vắc-xin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các tế bào khối u khi chúng phát triển. Hướng nghiên cứu này giống với liệu pháp miễn dịch, hiện đang là một lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu ung thư đặt nhiều kỳ vọng.
Tham khảo Cardiff
Giới khoa học Mỹ tình cờ đảo ngược được quy trình lão hóa
08/09/2019 16:15 GMT+7
TTO - Trong khi thử tìm cách tái tạo tuyến ức, các nhà khoa học Đại học California (Mỹ) vô tình tìm được giải pháp không chỉ giảm tốc độ lão hóa mà thậm chí đảo ngược quy trình này.
Đài Fox News ngày 7-9 dẫn kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature cho
biết các nhà nghiên cứu đã cho những tình nguyện viên uống hỗn hợp ba
loại thuốc, gồm một loại hormone tăng trưởng và hai loại thuốc tiểu
đường nhằm kích thích việc tái tạo tuyến ức. Liệu trình kéo dài một năm.
Tuy nhiên, trước khi phân tích mục tiêu nghiên cứu
chính, các nhà khoa học bất ngờ khi phát hiện những người tham gia giảm
trung bình 2,5 năm trên "đồng hồ biểu sinh". Ngoài ra, hệ miễn dịch của
họ cũng được trẻ hóa.
Trong nghiên cứu này, việc đo đạc
đồng hồ biểu sinh bằng cách đánh giá sự thay đổi hóa học trên hệ gen
nhằm hiểu rõ tác động của hormone tăng trưởng trong việc tái tạo tuyến
ức, một cơ quan quan trọng đối với chức năng miễn dịch.
"Tôi đã đoán trước việc đồng hồ (lão hóa)
sẽ bị chậm lại nhưng không ngờ nó sẽ bị đảo ngược" -nhà nghiên cứu
Steve Horvath nói và cho biết kết quả như một sự kỳ diệu tưởng chừng chỉ
được khám phá trong tương lai.
Nhóm nghiên cứu cảnh báo đây chỉ mới là kết quả sơ bộ khi chỉ có chín người tình nguyện tham gia.
Tuy
nhiên nếu được củng cố tiếp bởi các nghiên cứu khác, kết quả này có thể
tạo ra tác động lớn lên ngành y tế và các mối quan hệ xã hội đối với
vấn đề lão hóa.
"Nghiên cứu cho thấy tác động sinh học
của việc điều trị là rất mạnh mẽ" - ông Horvath nói. Sáu tháng sau
nghiên cứu, mẫu máu của những tình nguyện viên tham gia cho thấy hiệu
ứng trẻ hóa vẫn được giữ nguyên.
Các nhà khoa học dự
kiến mở rộng nghiên cứu trên các đối tượng đa dạng hơn về tuổi tác, giới
tính, sắc tộc và thử nghiệm riêng từng loại thuốc trên để đánh giá tác
động cụ thể của mỗi loại.
Nhận xét
Đăng nhận xét