Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC (Bè lũ tư sản đỏ) 33

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"!                             

-Mặt trông đau đớn rụng rời,
Oan này còn một kêu trời, nhưng xa.
Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.

(Nguyễn Du) 
-Ngày xưa đi cướp chính quyền
 Là vì muốn sống trong miền ấm no
Ngày nay thấp thỏm âu lo
Lũ tư sản đỏ xông vô cướp nhà!
Chúng là một đám ba hoa
Luồn trên lách dưới, thành ma hại người.

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Việt Tân và phản động lưu vong lợi dụng tôn giáo, kích động giáo dân phá hoại Việt Nam

Cựu chủ tịch HĐQT Tổng công ty VEAM bị bắt

Ông Trần Ngọc Hà bị cáo buộc gây thất thoát tài sản nhà nước khi làm chủ tịch Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM).







Ngày 3/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (CO3) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí (điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015) xảy ra tại VEAM và một số đơn vị thành viên. 
Bị can Vũ Từ Công và Trần Ngọc Hà. Ảnh: Bộ Công an
Bị can Vũ Từ Công (trái) và Trần Ngọc Hà. Ảnh: Bộ Công an
Cùng ngày, CO3 đã khởi tố bị can theo điều 219, ra lệnh khám xét và tạm giam ông Trần Ngọc Hà (cựu chủ tịch hội đồng quản trị, cựu tổng Giám đốc VEAM), Nguyễn Mạnh Chung (Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn máy kéo nông nghiệp) và Lâm Chí Quang (cựu tổng giám đốc VEAM).
Liên quan vụ án, ông Vũ Từ Công (Phó tổng giám đốc VEAM) bị khởi tố song được tại ngoại. Bộ Công an cho biết, các quyết định tố tụng đã được VKS cùng cấp phê chuẩn. 
Bị can Lâm Chí Quang và Nguyễn Mạnh Chung. Ảnh: Bộ Công an
Bị can Lâm Chí Quang (trái) và Nguyễn Mạnh Chung. Ảnh: Bộ Công an
Ông Trần Ngọc Hà, 55 tuổi, làm việc tại VEAM từ năm 1988, trải qua nhiều chức vụ tại doanh nghiệp này. Sau ba năm làm tổng giám đốc, ông bị đình chỉ chức vụ vào tháng 9/2018. Tháng 3/2019, ông bị HĐQT bãi nhiệm chức danh.
Theo kết luận thanh tra của Bộ Công Thương, trong quá trình điều hành VEAM ông Hà có nhiều sai phạm như mua quá nhiều linh kiện ngoài kế hoạch, bổ nhiệm cán bộ sai quy định... VEAM ký 4 hợp đồng mua 3.000 bộ linh kiện của Công ty cổ phần Thành Công với tổng số tiền gần 1.635 tỷ đồng để lắp 3.000 ôtô Hyundai vào năm 2017 song việc này không nằm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, không được phê duyệt của HĐQT. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới con số tồn kho cuối năm 2017 của VEAM cao gấp hơn hai lần so với kế hoạch.
Tháng 4, hồ sơ sai phạm của ông Hà được Bộ Công Thương chuyển sang CO3. Ngày 28/6, HĐQT (VEAM) bãi nhiệm chức danh Thành viên HĐQT với ông Hà. Quyết định này đã được các cổ đông thông qua tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 tổ chức hai ngày sau đó.
Bá Đô - Anh Minh

Dàn lãnh đạo bị bắt hé lộ những sai phạm ngàn tỷ ở VEAM

09-08-2019 - 08:43 AM | Doanh nghiệp
Dàn lãnh đạo bị bắt hé lộ những sai phạm ngàn tỷ ở VEAM

Theo tài liệu chuyển sang cơ quan điều tra, những lãnh đạo VEAM bị khởi tố và bắt tạm giam có trách nhiệm liên quan đến những sai phạm ngàn tỷ ở tổng công ty này...

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang tiến hành điều tra, xác minh làm rõ các vi phạm pháp luật xảy ra tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra ở VEAM và một số đơn vị thành viên và ra quyết định khởi tố ông Trần Ngọc Hà, nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị, nguyên Tổng giám đốc VEAM; Lâm Chí Quang, nguyên Tổng giám đốc VEAM; Vũ Từ Công, Phó tổng giám đốc VEAM; Nguyễn Mạnh Chung, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn máy kéo nông nghiệp.
Dàn lãnh đạo VEAM này bị bắt vì có trách nhiệm liên quan đến những sai phạm ngàn tỷ ở VEAM.
VEAM trước nguy cơ thất thoát hàng trăm tỷ đồng
Theo nguồn tin của VnEconomy, kết luận thanh tra từ năm 2010 đến tháng 6/2018 của Bộ Công Thương đã chỉ ra loạt các sai phạm tại VEAM.
Về công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, công nợ VEAM có nhiều sai phạm. Công tác kiểm kê tài sản chưa đầy đủ, không chính xác, ghi nhận tài sản nhưng không kiểm kê, Mất tài sản 1 chiếc ô tô Fortuner với giá 1 tỷ đồng. Năm 2013, VM (nhà máy ô tô Hàn Quốc mà VEAM mua) nhận tài sản cố định nhưng hai bên không kiểm kê tài sản để ghi nhận chi tiết tài sản khi được bàn giao với giá trị tài sản cố định là 652 tỷ đồng. Tính và trích khấu hao với Disoco (tài sản điều chuyển từ VEAM) thực hiện khấu hao năm 2010 cao hơn khấu hao 1 lần là 6,16 tỷ đồng.
Nhà máy ôtô VEAM năm 2010 trích khấu hao thiếu 3,6 tỷ đồng, năm 2011 chưa trích khấu hao 6,9 tỷ, năm 2012 là 8,7 tỷ, năm 2017 trích khấu hao cao hơn 1 lần là 10,7 tỷ… Ghi nhận tăng giảm, điều chuyển tài sản không đúng như Viện công nghệ ghi giảm gần 29,5 tỷ đồng. Ngoài ra, việc mua sắm ô tô cũng vượt quy định của Bộ Tài chính, nhiều xe không tiến hành mua theo đấu thầu. Xưởng công nghệ cao của VEAM mới đạt 30% hiệu suất.
Một số đơn vị thuộc VEAM thua lỗ, gây mất vốn nhà nước như chi nhánh Bắc Kạn, nhà máy VM kinh doanh trong giai đoạn 2010 đến tháng 6/2018 gây mất vốn đầu tư của VEAM là 331 tỷ đồng. Đến thời điểm ngày 1/1/2018, TACMA đã mất toàn bộ vốn chủ sở hữu và bị âm 36 tỷ. Công ty Mê Linh thuộc Viện Công nghệ mất 5,6 tỷ vốn. Công ty VEAM Korea mất vốn 208 triệu won. Trong đó, Tổng công ty VEAM mất 185 triệu won, tương ứng 3,7 tỷ đồng.
VEAM còn thực hiện góp vốn điều lệ tại một số đơn vị vượt quá số cho phép như tại Công ty TNHH Cơ khí Mê Linh vượt 3,1 tỷ; sử dụng vốn không đúng mục đích với việc TACMA chi sai 2,7 tỷ từ khoảng 49,7 tỷ mà VEAM hỗ trợ và số tiền 33,7 tỷ từ khoản hỗ trợ di dời cơ sở từ Công ty CIRI; Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo đã sử dụng 112,6 tỷ không đúng mục đích: Viện Công nghệ khen thưởng, phúc lợi vượt số dư của quỹ.
Trong công tác đầu tư dự án, xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị VEAM cũng vướng nhiều sai phạm về quản lý hồ sơ, chất lượng, tiến độ và thanh quyết toán: Thiếu nhiều hồ sơ dẫn đến không đủ điều kiện để thanh toán gói thầu số 3 tại dự án phòng thí nghiệm động lực tại VEAM với giá trị 374 triệu đồng, một số góp thầu tại Viện Công nghệ giá trị hơn 504 triệu, đề tài 165X giá trị 1,3 tỷ đồng, một số dự án tại TAMAC giá trị 37 tỷ…
Công tác mua sắm trang thiết bị đầu tư của VEAM cũng không hiệu quả. Tại dự án VM hạng mục đầu tư phục vụ vận hành sản xuất năm 2012 của nhà máy VEAM Thanh Hóa - dây chuyền Nam Kinh giá trị 6,1 tỷ, dự án đầu tư bổ sung thiết bị phục vụ sản xuất xe Hyundai giá trị 26 tỷ, hạng mục bổ sung thiết bị dây chuyền hàn tự động MS giá trị 6,1 tỷ, dự án đầu tư máy kéo bốn bánh hạng trung gây thiệt hại 69 tỷ.
VEAM có sai phạm lớn trong công tác tổ chức cán bộ đó là không thực hiện đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục, quy chế trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ như không ban hành quyết định bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo đơn vị trực thuộc, không ban hành quy chế hoạt động của người đại diện tại doanh nghiệp có phần vốn góp của tổng công ty, nhiều sai sót trong ban hành một số quyết định nhân sự, hồ sơ bổ nhiệm không đủ…

Việc quản lý, sử dụng đất của VEAM cũng có nhiều vi phạm như khu đất 25A Vũ Ngọc Phan (Dống Đa, Hà Nội thuộc Viện Công nghệ); quản lý lô đất 27B Khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh), nhà nghỉ Sầm Sơn… Một số khu đất khác cũng có nguy cơ thất thoát mất tài sản như Công ty TNHH MTV Cơ khí Trần Hưng Đạo (khu đất 18 Tam Trinh, Hoàng Mai); khu đất 18 Đoàn Trần Nghiệp, khu đất 3,4ha thuộc Khu đô thị mới Nam Hồ Linh Đàm, khu đất 168 Ngô Quyền * Thanh Hoá) thửa đất ở 70 Lý Chiêu Hoàng (quận 6), khu đất ở sống Công, Thái Nguyên…
Nhiều sai phạm trong quản lý dòng tiền nghìn tỷ
VEAM là tổng công ty đang sở hữu 30% cổ phần Honda Việt Nam, 20% cổ phần Toyota Việt Nam, 25% cổ phần Ford Việt Nam. Với lượng tiền cổ tức được chia mỗi năm lên tới vài ngàn tỷ đồng, VEAM luôn rủng rỉnh về dòng tiền. Năm 2017, VEAM lãi hơn 5.100 tỷ, năm 2018 tổng công ty lãi 7.126 tỷ. Tuy vậy, việc sử dụng dòng tiền của công ty cũng có nhiều sai phạm.
Kết luận thanh tra VEAM cho thấy tổng công ty đã cho các thành viên vay tiền tính lãi suất trái quy định của Luật Các tổ chức tín dụng số 47. Một số các đơn vị VEAM cho vay, hỗ trợ lãi suất ưu đãi kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nhiều năm, mất cân đối tài chính, thuộc diện giám sát đặc biệt, khả năng thu hồi vốn khó khăn.
Việc cho vay tính lãi, gia hạn nợ gốc và giảm lãi, miễn lãi của VEAM không có quy định cụ thể bằng văn bản, một số trường hợp vay không có hợp đồng mà chỉ có giấy nhận nợ. Số tiền VEAM hỗ trợ, cho vay các đơn vị thành viên chưa thu hồi được là 595 tỷ đồng.
Số tiền phải thu của khách hàng tồn đọng lớn là 880 tỷ với tài khoản 131, và 5.919 tỷ đồng với tài khoản 138, trong đó Công ty Cổ phần Matexim Hải Phòng là 95 tỷ đồng, Công ty TNHH Máy Kéo và Máy Nông nghiệp là 68,5 tỷ, Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ là 136 tỷ đồng, Công ty Vetranco là 216 tỷ.
Một số đơn vị thành viên có nợ quá hạn chưa thu hồi được ở VM với số nợ quá hạn trên 3 năm là 3,67 tỷ, DISOCO là 8,7 tỷ. Nợ khó đòi tại Công ty Cơ khí Trần Hưng Đạo là gần 24 tỷ, Viện Công nghệ trên 2 tỷ và TAMAC là gần 28 tỷ.
Việc mua 3.000 bộ linh kiện xe Hyundai nhưng đến nay vẫn chưa giao hàng đủ, nhiều linh kiện chưa lắp ráp, trách nhiệm chủ yếu thuộc về ông Trần Ngọc Hà.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Theo kết luận thanh tra, những sai phạm lớn này thuộc trách nhiệm của ông Nguyễn Thanh Giang (Tổng giám đốc giai đoạn 2010 - 2011), ông Lâm Chí Quang (Chủ tịch giai đoạn 2004 - 2011, Tổng giám đốc từ 2011 - 2015), ông Trần Ngọc Hà (Chủ tịch từ năm 2011 - 2014, Tổng giám đốc từ năm 2015 - 2018), ông Bùi Quang Chuyện (Chủ tịch từ năm 2015 đến nay), Phạm Đình Công Nhân (Giám đốc công ty giai đoạn 2006 - 2011), người đại diện vốn nhà nước, kế toán trưởng, Chủ tịch các đơn vị thành viên, ban giám đốc đơn vị thành viên và các phòng ban có liên quan.

Theo Bạch Huệ
VnEconomy

Cựu phó giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội lãnh 12 năm tù

16/05/2018 14:27 GMT+7

TTO - Theo hội đồng xét xử, bị cáo Phan Minh Nguyệt có vai trò cầm đầu nhưng tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, đã khắc phục hậu quả nên được xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Cựu phó giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội lãnh 12 năm tù - Ảnh 1.
Các bị cáo tại tòa - Ảnh: GIANG LONG
Sau ba ngày xét xử và nghị án, sáng 16-5, TAND TP Hà Nội đã đưa ra phán quyết với bị cáo Phan Minh Nguyệt - cựu phó giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội và các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội (HADICO).
Theo nhận định của hội đồng xét xử (HĐXX), hành vi phá dỡ công trình, xây dựng mới 14 gian kiốt và 114 gian nhà cấp bốn để cho cán bộ nhân viên thuê là vi phạm pháp luật.
Hành vi trên đã gây thiệt hại cho những người đã nộp tiền thuê nhà. Các bị cáo vì lợi ích của HADICO đã làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của nhà nước.
HĐXX nhận định bị cáo Phan Minh Nguyệt có vai trò cầm đầu. Tuy nhiên trong quá trình điều tra, bị cáo tích cực hợp với cơ quan điều tra, đã khắc phục hậu quả nên được xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Ngoài bị cáo Nguyệt, một số bị cáo khác trong vụ án cũng được xem xét giảm nhẹ hình phạt vì có con nhỏ, đã khắc phục một phần hậu quả, không được hưởng lợi…
Do đó, HĐXX tuyên bị cáo Nguyệt 12 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn. Các bị cáo khác bị tuyên từ 3 năm tù (án treo) đến 9 năm tù giam cùng về tội danh trên.
Đề nghị 12-14 năm tù cho cựu phó giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Đề nghị 12-14 năm tù cho cựu phó giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội
TTO - Trong phiên tòa ngày 15-5, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đề nghị tuyên phạt bị cáo Phan Minh Nguyệt, cựu PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nội, từ 12-14 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn.
DIỆP THANH 

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội rơi từ tầng cao chung cư Vinaconex, tử vong

Dân trí Sự việc xảy ra vào khoảng 17h chiều 15/8 tại khu chung cư Vinaconex, có địa chỉ tại 289A Khuất Duy Tiến (quận Cầu Giấy, Hà Nội).
>>Đi hái măng tá hỏa phát hiện thi thể người đàn ông trong tư thế treo cổ






Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội rơi từ tầng cao chung cư Vinaconex, tử vong - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Khu vực phát hiện sự việc
Tối 15/8, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội xác nhận, ông Phạm Văn Khương (56 tuổi), Phó Giám đốc Sở này đã rơi từ tầng cao tòa nhà Vinaconex trên đường Khuất Duy Tiến (quận Cầu Giấy, Hà Nội) xuống đất tử vong.
“Sự việc xảy ra vào khoảng 17h chiều nay 15/8. Hiện tại, cơ quan công an đang điều tra nguyên nhân vụ việc”, ông Chu Phú Mỹ thông tin.
Vào khoảng thời gian trên, người dân sinh sống tại khu chung cư Vinaconex trong lúc đi bộ, bất ngờ phát hiện người đàn ông nằm bất động dưới sảnh chung cư, liền tiến lại kiểm tra thì phát hiện người này đã tử vong. Nhiều người sau đó đã thông báo sự việc đến cơ quan chức năng.
Người dân tại đây cho biết, thời điểm xảy ra vụ việc dưới sảnh chung cư rất vắng nên ít người chứng kiến vụ việc. Một số người cho rằng, có thể nạn nhân đã bị rơi từ tòa nhà B của khu chung cư xuống đất.

Ông Phạm Văn Khương sinh năm 1963, nguyên là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, được bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội từ tháng 5/2018. 
Trần Thanh

VEAM: Cho vay tràn lan, 'bốc hơi' hàng trăm tỷ đồng

VEAM: Cho vay tràn lan, 'bốc hơi' hàng trăm tỷ đồng

Trong Kết luận thanh tra của Bộ Công Thương, do Chánh thanh tra Lê Việt Long ký ban hành tháng 5/2019, cho thấy việc quản lý, sử dụng tài sản tại Tổng Công ty Cổ phần Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) hiệu suất không cao, việc đầu tư không hiệu quả đã gây lãng phí rất lớn tại nhiều đơn vị. Việc đầu tư, cho vay trái quy định, buông lỏng quản lý dưới thời ông Lâm Chí Quang và Trần Ngọc Hà đã khiến cho nhiều đơn vị thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu hàng trăm tỷ đồng.

Sai phạm chồng chất
Theo kết luận thanh tra của Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2010 đến tháng 6/2018, mặc dù kết quả kinh doanh hợp nhất tại VEAM hằng năm đều có lãi nhưng nguồn thu nhập chủ yếu do lợi nhuận từ các công ty liên doanh Honda, Toyota, Ford mang lại nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều đơn vị thuộc VEAM không đạt hiệu quả.
VEAM đã không ban hành các quyết định về bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo đơn vị trực thuộc phù hợp với mô hình mới của VEAM (mô hình công ty mẹ - công ty con). Ngay tại thời điểm ngày 30/4/2014, VEAM không ban hành quy chế hoạt động của người đại diện doanh nghiệp có phần vốn góp của tổng công ty. Hàng loạt sai phạm trong công tác bổ nhiệm cán bộ trong giai đoạn 2010 đến 2018 được cơ quan thanh tra chỉ ra sau này cho thấy, sự dính líu và chịu trách nhiệm chính thuộc về ông Nguyễn Thanh Giang (Tổng giám đốc giai đoạn 2010 -2011); ông Lâm Chí Quang (Chủ tịch giai đoạn 2004 -2011, Tổng giám đốc giai đoạn 2011-2015) và ông Trần Ngọc Hà (Chủ tịch giai đoạn 2011-2014, Tổng giám đốc giai đoạn 2015-2018).
Việc quản lý, sử dụng tài sản tại VEAM cũng cho thấy nhiều điều kỳ lạ. Điển hình như năm 2013, khi ghi nhận tài sản cố định VEAM và nhà máy ô tô không kiểm kê chi tiết số tài sản thuộc nhà máy được bàn giao với giá trị tài sản cố định lên tới hơn 652,9 tỷ đồng; để mất 1 ô tô Fortuner trị giá 1 tỷ đồng. Chỉ tính riêng tổng số tiền mua ô tô vượt tiêu chuẩn quy định dành cho các cán bộ có chức danh lên tới hơn 2,63 tỷ đồng.
Cùng đó, năm 2016, VEAM tiếp tục mua một xe Toyota Landcruiser với giá cao hơn mức quy định chi phí xe hợp lý của Bộ Tài chính tới hơn 990 triệu đồng… Đáng chú ý, việc mua xe này không được tiến hành theo hình thức đấu thầu. Tổng số tiền mua xe năm 2016 lên tới hơn 8,75 tỷ đồng.
Mất vốn chủ sở hữu hàng trăm tỷ đồng
Theo thông tin của PV Tiền Phong, ngoài những vi phạm về quản lý tài chính, ông Trần Ngọc Hà cùng các ông Nguyễn Thanh Giang, ông Lâm Chí Quang, ông Phạm Đình Công Nhân (Giám đốc Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo giai đoạn 2006 - 2011) có liên quan và phải chịu trách nhiệm trong nhiều vụ việc khác ở VEAM cũng như ở các đơn vị thành viên trong thời gian ông nắm quyền Chủ tịch HĐQT và  Tổng giám đốc.

VEAM: Cho vay tràn lan, bốc hơi hàng trăm tỷ đồng - Ảnh 1.
Ông Trần Ngọc Hà tại Đại hội cổ đông VEAM tháng 6/2019

ÔMột trong những vụ việc lùm xùm (đã được chuyển hồ sơ cho công an) liên quan đến những sai phạm về quản lý, tài sản, công nợ là việc sử dụng hơn 112 tỷ đồng không đúng mục đích từ nguồn vốn chuyển quyền sử dụng đất 191 và 193 Bà Triệu (Hà Nội) tại Công ty TNHH MTV cơ khí Trần Hưng Đạo trong dự án đầu tư di chuyển và xây dựng mới Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo. Các ông Quang, Hà còn để xảy ra việc Công ty TNHH MTV Cơ khí Trần Hưng Đạo chưa xin ý kiến VEAM đã ký phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng tại 18 Tam Trinh (Hà Nội) và tài sản tại Nhà nghỉ Sầm Sơn trong quá trình cổ phần hóa, gây thiệt hại hơn 6,8 tỷ đồng.
Kết luận thanh tra của Bộ Công Thương cho thấy, ông Trần Ngọc Hà, Lâm Chí Quang còn dính líu đến hàng loạt sai phạm về quản lý, sử dụng đất dưới thời điều hành của mình. Điển hình là vụ việc quản lý, sử dụng đất không đúng quy định với Khu đất 25A Vũ Ngọc Phan (quận Đống Đa, Hà Nội) cũng như khu đất 27B Khu Công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội).
“Việc quản lý không đúng quy định đối với một số khu đất (khu đất số 18 Tam Trinh (quận Hoàng Mai); khu đất 18 Đoàn Trần Nghiệp; khu đất A8/0DK1 với diện tích khoảng 3,4 ha thuộc dự án khu đô thị mới Nam hồ Linh Đàm; khu đất 1.224m2 tại Sông Công (Thái Nguyên) và khu đất của Công ty Disoco ở TPHCM) đã dẫn đến nguy cơ thất thoát, mất tài sản tại. Trách nhiệm chính thuộc về ông Nguyễn Thanh Giang, Lâm Chí Quang, Trần Ngọc Hà…”, Kết luận của Thanh tra Bộ Công Thương nêu rõ.
Ba cựu lãnh đạo VEAM cũng được xác định có liên quan trách nhiệm đối với việc Công ty TAMAC sử dụng sai mục đích hơn 2,7 tỷ đồng từ khoản hỗ trợ hơn 49,7 tỷ đồng của VEAM và hơn 33,7 tỷ đồng từ khoản hỗ trợ di dời cơ sở từ Công ty CIRI.
Bên cạnh việc cho vay tiền tràn lan, ông Trần Ngọc Hà và các cựu lãnh đạo của VEAM còn để xảy ra các khoản nợ đọng kéo dài lên tới cả nghìn tỷ đồng mà theo kết luận thanh tra chưa biết đến bao giờ mới thu hồi được. Cụ thể, các lãnh đạo VEAM đã cho các đơn vị thành viên vay tiền tính lãi suất trái quy định. Một số đơn vị được cho vay, hỗ trợ lãi suất ưu đãi khi kinh doanh không hiệu quả, có nhiều năm thua lỗ khiến các khoản vay này đến nay khó có khả năng thu hồi.
Nhiều công ty nợ VEAM hơn 880 tỷ đồng. Các công ty nợ VEAM khác phải kể đến như Công ty Cổ phần Matexim Hải Phòng nợ 95,3 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ nợ hơn 136 tỷ đồng; Công ty TNHH Máy kéo và Máy nông nghiệp nợ 68,5 tỷ đồng; Công ty Vetranco nợ 216 tỷ đồng…Chưa kể số nợ quá hạn, khó đòi của các đơn vị thành viên dưới thời các ông Giang, Quang và Hà cũng được ghi nhận đến nay lên tới gần 70 tỷ đồng.
Bộ Công Thương cho hay, đã yêu cầu lãnh đạo VEAM và các đơn vị thành viên kinh doanh thua lỗ cần khẩn trương giải quyết khắc phục và sớm có biện pháp thu hồi vốn (nợ quá hạn có khả năng thu hồi) nhằm bảo toàn vốn của VEAM tại doanh nghiệp. “Một số đơn vị thành viên của VEAM kinh doanh thua lỗ, mất vốn lên tới hơn 379 tỷ đồng. Đến nay, số nợ quá hạn trên 3 năm tại Công ty DISOCO đã lên tới hơn 8,71 tỷ đồng. Nợ khó đòi tại Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo hơn 23,9 tỷ đồng, Công ty TAMAC hơn 27,8 tỷ đồng”, Bộ Công Thương cho hay.

Còn quá nhiều khoản phải thu, tồn kho hàng hóa lớn
Theo một lãnh đạo đương nhiệm của VEAM, có nhiều việc ở tổng công ty đã bị báo cáo sai sự thật với Bộ Công Thương. Ví như: Sự việc Công ty TNHH một thành viên Chế tạo động cơ (VINAPPRO) thuộc VEAM bị sáp nhập, một số người ở VEAM đã báo cáo không trung thực Bộ Công Thương về khoản nợ IRA. Việc MATEXIM Hải Phòng (đơn vị trực thuộc VEAM) nợ thương mại và cho vay rất lớn từ đó đến nay cũng bị báo cáo sai; Việc chuyển khoản phải thu từ kinh doanh thương mại thành khoản cho vay đầu tư đối với MATEXIM (thuộc VEAM); Việc kinh doanh máy kéo tân trang không tuân thủ quy định tạm nhập - tái xuất của Chính phủ và hậu quả còn đến ngày nay; Việc kinh doanh xe Huantao, Lifan, Mudan với Mekong Auto (như kinh doanh xe Changan hiện nay) để lại hậu quả là những khoản tiền (phải thu) và hàng hóa, vật chất (tồn kho) không thể thu hồi… đều được báo cáo, thông tin không trung thực. Cũng theo nguồn tin này, hoạt động kinh doanh với VETRANCO dẫn đến một khoản phải thu khó đòi hiện nay (gần 71,5 tỷ đồng). Ngoài ra, VEAM bảo lãnh cho VETRANCO vay ngân hàng dẫn đến tồn tại khoản phải thu hỗ trợ vốn 144,5 tỷ đồng… Quyền Thành

Theo Phạm Tuyên
Tiền phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét