Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

TỰ NHIÊN TỒN TẠI 03

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
1 Thìa Vật Chất Trên Ngôi Sao Này Nặng 4 Tỉ Tấn

Phát hiện sao neutron lớn chưa từng thấy, thách thức giới hạn vật lý

15:12 17/09
Các nhà khoa học vừa phát hiện một ngôi sao neutron lớn nhất từ trước đến nay, với khối lượng khổng lồ được nén lại sát với giới hạn mà các định luật vật lý đặt ra.
Sao neutron là những ngôi sao nhỏ nhất trong vũ trụ, với đường kính có thể chỉ bằng một thành phố trên Trái Đất. Nó là một trong những dạng kết thúc của ngôi sao lớn, được tạo nên sau những vụ nổ siêu tân tinh. Ngôi sao đi vào trạng thái vô cùng cô đặc dù có khối lượng rất lớn, nhiều trường hợp hơn cả Mặt Trời của chúng ta.
Ngôi sao neutron vừa được phát hiện được đặt tên là J0740+6620, cách chúng ta khoảng 4.600 năm ánh sáng. Nó có khối lượng gấp 333.000 lần Trái Đất và gần 2,17 lần Mặt Trời. Tuy nhiên, toàn bộ lượng vật chất khổng lồ đó được cô đặc lại trong ngôi sao có đường kích chỉ hơn 24 km.
Theo CNN, sao neutron J0740+6620 đã tiến sát giới hạn một vật thể có thể nén được tổng khối lượng đến bao nhiêu trước khi sụp đổ thành hố đen vũ trụ.
Phat hien sao neutron lon chua tung thay, thach thuc gioi han vat ly hinh anh 1
Hình ảnh minh họa của một ngôi sao neutron siêu từ tính. Ảnh: NASA.
Ngôi sao neutron được xác định là một sao xung, xoay nhanh liên tục và tạo ra sóng radio từ hai cực. Sao xung đóng vai trò như đồng hồ nguyên tử của vũ trụ vì bước sóng mà nó tạo ra mang tính chu kỳ. Các nhà nghiên cứu thiên văn có thể dựa vào thiên thể này để nghiên cứu vũ trụ và thời gian.
Sao neutron J0740+6620 được phát hiện bởi kính viễn vọng Green Bank tại Tây Virginia. Các nhà khoa học vừa công bố phát hiện của mình trên tạp chí Nature Astronomy vào ngày 16/9. Họ ban đầu không có chủ đích tìm kiếm ngôi sao neutron "kỷ lục" mà chỉ đang nghiên cứu sóng hấp dẫn.
"Chúng tôi muốn phát hiện sóng hấp dẫn của sao xung với kính viễn vọng Green Bank. Để làm được điều đó, chúng tôi cần quan sát những sao xung quay ở tốc độ milli giây. Đây không phải là một bài viết nghiên cứu về sóng hấp dẫn mà chỉ là một trong nhiều kết quả quan trọng chúng tôi đạt được sau quá trình quan sát", Maura McLaughlin, giáo sư vật lý và thiên văn tại Đại học Tây Virginia, cho biết.
Các nhà khoa học vẫn còn nhiều câu hỏi chưa thể trả lời về sao neutron. Giới nghiên cứu thiên văn muốn biết nếu một ngôi sao neutron đạt đến trạng thái "siêu chảy", quá trình đó sẽ diễn ra như thế nào và đâu là thời điểm trọng lực bắt đầu tác động.
Phát hiện độc đáo của McLaughlin và cộng sự có thể giúp làm sáng tỏ phần nào những bí ẩn của vũ trụ.  
Theo Zing

Nổ tung tiểu hành tinh để chắn Mặt Trời, hạ nhiệt cho Trái Đất

Kết quả nghiên cứu công bố ngày 18/9 chỉ ra Trái Đất rơi vào kỷ Băng hà cách đây 470 triệu năm sau khi một tiểu hành tinh nổ tung, tạo ra bức màn mây bụi khổng lồ chắn ánh nắng Mặt Trời.



Nổ tung tiểu hành tinh để chắn Mặt Trời, hạ nhiệt cho Trái Đất - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Hình mô phỏng một tiểu hành tinh bị va chạm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc cách đây 470 triệu năm.  Ảnh: Reuters

Do đó, giới khoa học đang tìm cách tạo ra một sự kiện nhân tạo tương tự để làm mát cho Trái Đất. 
Tờ Strait Times đưa tin nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học tại trường Đại học Lund ở Thụy Điển cùng Bảo tàng Field ở Chicago, Mỹ, đã tìm ra “phát hiện bất ngờ” trên. Phát hiện này có thể mở ra một hướng đi mới trong công cuộc tìm kiếm giải pháp để đối phó với vấn nạn khí hậu ấm lên toàn cầu nếu như chúng ta không thể cắt giảm khí thải carbon dioxide. 
“Kết quả của chúng tôi cho thấy lần đầu tiên, mây bụi có thể làm mát Trái Đất đáng kể”, Giáo sư địa chất Birger Schmitz tại Đại học Lund – trưởng nhóm nghiên cứu – cho biết. 
Trong hơn một thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã xem xét nhiều biện pháp nhân tạo khác nhau để hạ nhiệt Trái Đất trong trường hợp xảy ra thảm họa khí hậu. 
Hiện nay, họ đã tính đến khả năng sắp xếp vị trí các tiểu hành tinh, giống như vệ tinh, trong quỹ đạo quanh Trái Đất để liên tục giải phóng bụi mịn và chắn một phần ánh nắng. 
Ông Schmitz giải thích: “Điều này tương tự như việc bạn đứng giữa phòng khác và đập tung một túi đựng rác của máy hút bụi, nhưng với quy mô lớn gấp nhiều lần”. 
Trong 25 năm qua đã có nhiều giả thuyết khác nhau về căn nguyên dẫn đến Kỷ Băng hà. Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học trên chỉ ra rằng cách đây 470 triệu năm, một tiểu hành tinh dài 150km giữa Sao Mộc và Sao Hỏa đã bị nghiền nát và phát tán bụi qua hệ Mặt Trời, tạo ra đám mây bụi ngăn một phần ánh nắng chạm đến Trái Đất.
Hiện tượng này đã gây biến đổi khí hậu từ "ít hoặc nhiều hơn đồng nhất trở nên bị phân chia thành các vùng khí hậu" và sau đó tạo ra mức độ đa dạng sinh học cao hơn. 
Theo Hoàng Trang 
Báo Tin tức

Có một "hệ mặt trời lỗ đen" sở hữu… 10.000 hành tinh?

23-09-2019 - 08:48 AM | Khoa học

(NLĐO)- Một nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên arxiv.org đã khẳng định khả năng hình thành một "hệ mặt trời" khổng lồ với ngôi sao mẹ là một… lỗ đen "quái vật".

Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Keiichi Wada từ Đại học Kagoshima (Nhật Bản) đã sử dụng các mô hình thiên văn để chứng minh sự tồn tại của một "hệ mặt trời" khổng lồ với số lượng hành tinh quay quanh có thể lên tới 10.000.
Điều đặc biệt nhất, trung tâm của "hệ mặt trời" đó không phải là một ngôi sao rực rỡ như mặt trời của chúng ta hay mọi hệ hành tinh đã biết, mà là một lỗ đen "quái vật" – cụm từ được dùng để chỉ những lỗ đen siêu khối to đến mức khó tưởng tượng.
Có một hệ mặt trời lỗ đen sở hữu… 10.000 hành tinh? - Ảnh 1.
Hình ảnh tuyệt đẹp về một lỗ đen siêu khối - ảnh: TRUNG TÂM BAY KHÔNG GIAN GODDARD, NASA
Để có thể tồn tại mà không bị hút mất, hành tinh gần nhất trong hệ này phải cách "mặt trời lỗ đen" ít nhất 10 năm ánh sáng. Để so sánh, khoảng cách từ mặt trời đến trái đất chỉ là 0,00001581 năm ánh sáng (149,6 triệu km).
Và với số lượng hành tinh lên tới 10.000, đó sẽ là một hệ hành tinh khổi lồ, ngoài sức tưởng tượng. Cách nó hình thành khá giống các hệ hành tinh bình thường, bởi môi trường xung quanh lỗ đen cho phép sự tồn tại của các đĩa hình thành hành tinh, trong đó các đám mây khí và bụi kết tụ lại với nhau và cho ra đời những hành tinh mới.
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy lỗ đen siêu khối thường thể hiện sự giãn nở thời gian, được cho là ức chế quá trình hình thành hành tinh. Nhưng theo công trình mới này, với khoảng cách đủ xa là 10-30 năm ánh sáng, các hành tinh sẽ thoát khỏi sự ức chế này mà vẫn có một môi trường giàu bụi vũ trụ để hình thành.
Phát biểu trên New Scientist, nhà khoa học Sean Raymond từ Đại học Bordeaux (Pháp), người không tham gia nghiên cứu trên, đã ca ngợi công trình. Theo ông, trên lý thuyết, từ lâu người ta đã cho rằng có thể có việc hàng triệu hành tinh quay quanh một lỗ đen siêu lớn. Công trình này lần đầu đã khẳng định điều đó là khả dĩ. Trực tiếp quan sát một hệ hành tinh như thế sẽ rất khó khăn bởi trở ngại về mặt khoảng cách, nhưng có thể có được bằng chứng gián tiếp thông qua các công cụ thiên văn hồng ngoại để tìm hiểu đĩa hình thành hành tinh quanh các lỗ đen "quái vật".
A. Thư (Theo New Scientist, Daily Mail)

6 thiên hà “trầm lặng” bỗng thành những chuẩn tinh sáng nhất vũ trụ

Kiều Anh, Theo VOV 17:02 22/09/2019

Các nhà thiên văn học phát hiện ra 1 hiện tượng bí ẩn khi 6 thiên hà “trầm lặng” thành những chuẩn tinh sáng nhất vũ trụ chỉ trong vài tháng ngắn ngủi.

So với vòng đời ngắn ngủi của con người, chúng ta thường nghĩ rằng những sự kiện có quy mô thuộc thiên hà như thế này xảy ra vô cùng chậm trong một khoảng thời gian rất dài. Những điều đó không phải lúc nào cũng đúng.
6 thiên hà “trầm lặng” bỗng thành những chuẩn tinh sáng nhất vũ trụ - Ảnh 1.
Thiên hà Sombrero là một ví dụ về thiên hà loại LINER. Ảnh: NASA
Với một tiến trình đáng kinh ngạc, 6 thiên hà này trải qua sự một sự biến đổi lớn lao chỉ trong vài tháng. Chúng từ những thiên hà khá bình yên nay đã trở thành những chuẩn tinh (quasar) sáng nhất vũ trụ, hoạt động dữ dội, tỏa ra một lượng phóng xạ khổng lồ vào không gian.
Hiện tượng này không chỉ vô cùng đặc biệt mà còn giúp lý giải những cuộc tranh luận trong một thời gian dài về việc cái gì đã tạo ra ánh sáng của một số loại thiên hà nhất định. Trên thực tế, chúng còn có thể cho chúng ta biết thêm về loại hoạt động trước đó của nhân thiên hà.
Theo trang Science Alert, 6 thiên hà trên ban đầu là những thiên hà loại LINER (low-ionisation nuclear emission-line region - các vùng vạch phát xạ hạt nhân ion hóa thấp). Chiếm khoảng 1/3 trong số những thiên hà được biết tới, các thiên hà loại LINER sáng hơn những thiên hà với các hố đen siêu nặng "đang ngủ" ở trung tâm nhưng không sáng như các thiên hà hoạt động mạnh, còn được gọi là thiên hà Seyfert với những hố đen siêu nặng sẵn sàng nuốt chửng các vật thể khác trong vũ trụ.
Cho tới nay, các thiên hà chuẩn tinh là những thiên hà hoạt động sáng nhất và chúng cũng là những vật thể sáng nhất của vũ trụ. Bức xạ ánh sáng và âm thanh chúng ta nhìn thấy được tạo nên bởi các vật chất quanh hố đen còn được gọi là đĩa bồi tụ.
Có nhiều ý kiến được đưa ra về việc chính xác thì cái gì đã tạo nên ánh sáng trong các thiên hà LINER. Một số nhà thiên văn học tin rằng nó được tạo ra bởi các hố đen trong khi số khác nhận định đó có thể là kết quả của việc rất nhiều vì sao được sinh ra.
Tuy nhiên, khi một nhóm các nhà thiên văn học, dẫn đầu là Sara Frederick thuộc Đại học Maryland sau khi thu thập dữ liệu trong vòng 9 tháng tại Cơ sở Tạm thời Zwicky, họ đã phát hiện ra 6 thiên hà LINER đang hoạt động có điều gì đó bất thường.
"Quan sát 1 trong số 6 vật thể này, ban đầu chúng tôi nghĩ rằng mình đã quan sát được sự kiện gián đoạn thủy triều, điều xảy ra khi một ngôi sao tiến quá gần đến một hố đen siêu nặng và sau đó bị ‘xé toạc’", Frederick cho biết.
"Nhưng sau đó chúng tôi phát hiện ra rằng hố đen ‘đang ngủ’ trước đó đang trải qua một sự thay đổi, dẫn đến việc hình thành chuẩn tinh vô cùng sáng. Quan sát sự thay đổi của 6 thiên hà này, tất cả đều là những thiên hà LINER khá ‘yên tĩnh’ đã giúp chúng tôi xác định được một lớp hạt nhân thiên hà hoạt động hoàn toàn mới".
"Sự thay đổi của 6 thiên hà này rất đột ngột và mạnh mẽ. Điều đó cho chúng tôi thấy rằng có điều gì đó khác biệt đang xảy ra bên trong chúng", Frederick phân tích thêm.
Nhà thiên văn học này cũng khẳng định: "Chúng tôi muốn biết lượng khí và bụi khổng lồ này có thể bắt đầu đột ngột rơi vào một hố đen như thế nào. Bởi vì chúng tôi đã bắt gặp sự chuyển đổi khi nó đang diễn ra nên điều đó sẽ mở ra nhiều cơ hội để so sánh hạt nhân thiên hà trông như thế nào trước và sau khi sự chuyển đổi này diễn ra".

Phát hiện sốc: ‘Bên kia’ Trái Đất là ‘thế giới bị lãng quên’ đã tồn tại 4,5 tỷ năm!

thaonguyen, Theo nguoiduatin 22 giờ trước

(Techz.vn) Giới khoa học vừa công bố một phát hiện cực sốc về một thế giới hoàn toàn khác ở bên trong lòng Trái Đất. Đặc biệt là ‘thế giới bị lãng quên’ này đã tồn tại tới 4,5 tỷ năm!

Advertisement
Trái Đất
Tạp chí khoa học Journal Geochemistry, Geophysics, Geosystems vừa đăng tải một công bố hé lộ về một "thế giới bị quên lãng" khó tin dưới lòng đất, có tuổi đời bằng với tuổi của chính trái đất: 4,5 tỉ năm tuổi. cụ thể, nhà địa chất học Curtis Williams ( thuộc Đại học California-Davis, Mỹ) và các cộng sự đã sử dụng các mô hình tìm kiếm vị trí và nguồn gốc các mẫu đá núi lửa được thu thập từ khắp thế giới. Tất cả đã dẫn đường họ đến thế giới bí ẩn gồm 2 lục địa bằng đá rắn được chôn trong lớp phủ sâu của hành tinh, cách mặt đất hàng trăm dặm.
Theo suy luận ban đầu thì đây rất có thể là những phần đất đai cổ xưa nhất của trái đất. Nghiên cứu cũng chỉ ra chúng có thể được hình thành từ một đại dương magma cổ đại, nên cực kỳ rắn chắc. 2 lục địa này có thể chính là phần đất đai hoặc đáy vững chắc của đại dương sơ khai, đã sống sót qua lịch sử núi lửa hỗn loạn của trái đất non trẻ và cả vụ va chạm với hành tinh Theia giả thuyết, tạo nên mặt trăng.
Tuy nhiên, đến cuối cùng, chính trái đất tự kết liễu phần đất đai cổ xưa này bằng quá trình hút chìm: hành tinh của chúng ta tự nuốt chửng một phần lớp vỏ của nó, theo nghĩa đen! Những mảnh đất đai cổ xưa này bị vùi sâu xuống hàng trăm dặm và trở thành thế giới bị quên lãng suốt phần lớn lịch sử hành tinh.
Những mảng kiến tạo thẳm sâu nhân cơ hội trồi lên mặt đất và tạo thành lớp vỏ mới cho hành tinh chúng ta. Trong suốt 4,5 tỉ năm lịch sử, trái đất từng nhiều lần nuốt chửng đất đai, mà bằng chứng rõ ràng nhất là dấu vết của những lần đại dương bị nuốt dẫn đến các lục địa tái hợp thành siêu lục địa rồi lại bị xé rách nhiều lần.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện mới này cung cấp thêm dữ liệu để các nhà địa chất hiểu hơn về các hoạt động kiến tạo cổ xưa đã góp phần tạo nên trái đất với bộ mặt ngày nay.

Ba hố đen khổng lồ sắp va chạm trong vũ trụ

Các nhà khoa học lần đầu tiên quan sát được hiện tượng 3 thiên hà cùng va vào nhau, đặt những siêu hố đen tại trung tâm của chúng vào quỹ đạo để hợp nhất.
Cuộc va chạm cách Trái Đất gần 1 tỷ năm ánh sáng, trong hệ thống sao SDSS J084905.51+111447.2. Để quan sát được hiện tượng này, các nhà nghiên cứu thiên văn cần dùng cả kính viễn vọng trên mặt đất lẫn kính viễn vọng không gian.
Những nhà khoa học dùng Kính viễn vọng Khảo sát Bầu trời Kỹ thuật số Sloan tại New Mexico để xây dựng hình ảnh hệ sao bằng cách thu sáng. Cộng đồng học giả dân sự thuộc dự án Galaxy Zoo sau đó hỗ trợ xác định hệ sao này là một vụ va chạm liên thiên hà, theo CNN.
Nhiều nỗ lực nghiên cứu khác được thực hiện. Ảnh chụp nhờ kính viễn vọng không gian thiên văn bước sóng hồng ngoại (WISE) cho thấy có ánh sáng hồng ngoại phát ra từ vụ va chạm. Đài quan sát Tia X Chandra cho thấy có nhiều điểm sáng mạnh tại trung tâm của mỗi thiên hà.
Ba ho den khong lo sap va cham trong vu tru hinh anh 1
Các siêu hố đen vũ trụ trên lộ trình va chạm khi 3 thiên hà va vào nhau. Ảnh: NASA.
NASA còn sử dụng NuSTAR, kính viễn vọng không gian tìm các tia X trong không gian sử dụng công nghệ tập trung các tia có năng lượng cao từ nguồn quang phổ hạt nhân, để nghiên cứu hiện tượng này. Kết quả khảo sát cho thấy có khí và bụi phát ra từ vụ va chạm.
Các nhà khoa học xâu chuỗi những yếu tố này và phát hiện ra các hố đen khổng lồ đang tồn tại và nuốt lấy vật chất trong 3 thiên hà. Nghiên cứu về vụ va chạm cực hiếm đã được đăng tải trên tạp chí nghiên cứu Astrophysical Journal vào tuần này.
"Ban đầu chúng tôi chỉ đang tìm kiếm hố đen trong vũ trụ. Tuy nhiên, thông qua hệ thống chọn lọc, chúng tôi đã vô tình gặp được hệ thống sao thú vị này", Pfeifle, nhà nghiên cứu tại Đại học George Mason, cho biết.
"Đây là bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy một hệ thống bộ ba với những hố đen siêu khổng lồ đang 'ăn' và hoạt động", Pfeifle cho biết.
Dù vụ va chạm với quy mô không tưởng, việc nhìn thấy nó không hề dễ dàng. Các hố đen không ngừng nuốt lấy vật chất khiến sự kiện bị bụi và khí che khuất khỏi các công cụ thu sáng của con người.
Các nhà khoa học thu thập hình ảnh và dữ liệu ở nhiều bước sóng quang phổ khác nhau để có đủ mảnh ghép xây dựng nên bức tranh kỳ vĩ của vũ trụ.
Ba ho den khong lo sap va cham trong vu tru hinh anh 2
Tại trung tâm Ngân Hà của chúng ta cũng một hố đen siêu lớn. Hành tinh SO-2 nằm gần nhất và đã đi vào sát tâm vào năm 2018. Ảnh: NASA.
Hiện tượng hai hố đen sắp va chạm với nhau từng được quan sát. Tuy nhiên, khoa học chưa từng ghi nhận được một vụ va chạm "tay ba" giữa các thiên hà và hố đen khổng lồ tại trung tâm của chúng. Khi va vào nhau, chúng sẽ hợp thành một hố đen còn lớn hơn. Việc có đến 3 hố đen vũ trụ cùng va chạm sẽ khiến quá trình hợp nhất diễn ra nhanh hơn.
Một hệ quả khác của quá trình này sẽ là sóng hấp dẫn, hay những dao động trong cấu trúc không gian và thời gian.
"Những vụ va chạm hố đen kép hoặc bộ ba rất hiếm gặp. Đây là hệ quả tự nhiên của sự hợp nhất các thiên hà, cũng là cách mà chúng phát triển và tiến hóa", Shobita Satyapal, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.


Cuộc tìm kiếm những 'siêu Trái Đất' trong dải Ngân Hà

Ngành thiên văn học thời gian qua đã phát hiện được hàng trăm "siêu Trái Đất", những hành tinh nằm bên ngoài hệ Mặt Trời nhưng tồn tại trong cùng dải Ngân Hà của chúng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét