KIẾP GIANG HỒ 185

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Truy Tìm Paplo Escobar


Băng đảng khát máu trỗi dậy quét sạch "đế chế" của trùm ma túy El Chapo?

Chủ Nhật, ngày 11/08/2019 12:00 PM (GMT+7)

Đế chế tội phạm của trùm ma túy khét tiếng El Chapo sẽ sớm bị quét sạch bởi những băng đảng cực kỳ tàn bạo, một chuyên gia nhận định.

Băng đảng khát máu trỗi dậy quét sạch "đế chế" của trùm ma túy El Chapo? - 1
Các băng đảng trỗi dậy ở Mexico có thể quét sạch những di sản của trùm ma túy El Chapo.
Theo Daily Star, trùm băng đảng Sinaloa, Joaquin Guzman, 62 tuổi, đã bị kết án tù chung thân hồi tháng này và bị giam ở nhà tù an ninh nghiêm ngặt nhất nước Mỹ.
Với việc El Chapo vĩnh viễn không bao giờ có thể ra ngoài và băng đảng Sinaloa có những mâu thuẫn nội bộ, các băng đảng khác có thể bắt đầu nhắm đến thành trì của băng đảng Sinaloa ở phía tây bắc Mexico.
Gladys McCormick, giáo sư đại học Syracuse và là chuyên gia về bạo lực chính trị ở Mexico, nói: “Có những băng đảng khác đang toan tính quét sạch những di sản của El Chapo. Đó là băng Gente Nueva – băng đảng này mới thành lập đã cho thấy sự nguy hiểm tiềm tàng”.
“Băng đảng Jalisco Generation cũng đang hoạt động mạnh. Băng đảng này tách ra từ băng Sinaloa vào năm 2014, khi El Chapo bị bắt”, giáo sư McCormick nói. “Băng đảng này đã kiểm soát toàn bộ bang Jalisco, bao gồm cả Guadalajara và Puerto Vallarta”.
Băng đảng khát máu trỗi dậy quét sạch "đế chế" của trùm ma túy El Chapo? - 2
Jalisco Generation là một trong những băng đảng nguy hiểm nhất Mexico hiện nay.
Jalisco Generation do Nemesio 'El Mencho' Oseguera Cervantes chỉ huy – người từng là đồng minh của El Chapo. Chính quyền Mỹ từng treo giải 10 triệu USD cho bất kỳ ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt El Mencho.
Băng đảng này đang không ngừng phô trương thanh thế, mở rộng địa bàn hoạt động, thanh trừng thành viên của các băng đảng khác.
Giáo sư McCormick nói: “Jalisco Generation sớm muộn cũng sẽ nuốt trọn cả băng đảng Sinaloa, vốn đang gặp bất đồng nội bộ”.
“Họ tách ra từ băng Sinaloa nên rất hiểu cách hoạt động của băng đảng này. Jalisco Generation thậm chí còn tàn bạo gấp nhiều lần”, giáo sư McCorrmick nói thêm.
Ngoài mối đe dọa từ bên ngoài, cộng sự của El Chapo là Ismael El Mayo Zambada có thể phát động cuộc nội chiến bên trong băng đảng Sinaloa. El Mayo là số ít thành viên sáng lập băng đảng còn chưa bị bắt cho đến nay.
El Mayo được cho là bất bình với cách lãnh đạo băng đảng của hai con trai El Chapo, bao gồm Ivan Archivaldo và Jesus Alfredo.

Theo Đăng Nguyễn - Daily Star (Dân Việt)

Băng đảng nguy hiểm nhất Mexico treo cổ trùm băng đối thủ trên đường cao tốc


Thứ Ba, ngày 06/08/2019 19:00 PM (GMT+7)

Video xuất hiện trên internet cho thấy băng đảng nguy hiểm nhất Mexico bắt sống một ông trùm cấp cao của băng đảng đối địch, bắt người này nói qua camera trước khi xử tử và treo xác trên đường cao tốc.

Thời gian hiện tại 0:32
/
Độ dài 0:55

Bật âm thanh
Theo Daily Mail, các thành viên băng đảng Jalisco New Generation xuất hiện trong video đứng vây quanh một người đàn ông cởi trần tên Adolfo Mendoza Valencia.
Đây là một trong những ông trùm băng đảng đối địch Santa Rosa de Lima. Mendoza Valencia chịu trách nhiệm giám sát hoạt động buôn bán ma túy của băng đảng ở thành phố Valle de Santiago, miền trung bang Guanajuato, Mexico.
Mendoza Valencia, hay còn được biết đến với tên El Michoacano, bị trói tay chân và ngồi trên một chiếc ghế.
Một giọng nói vang lên từ đằng sau camera, giống như đang thẩm vấn. Mendoza Valencia nói: “Tên tôi là Adolfo Mendoza Valencia. Tôi chịu trách nhiệm việc bán ma túy ở Valle de Santiago”.
Băng đảng nguy hiểm nhất Mexico treo cổ trùm băng đối thủ trên đường cao tốc - 1
Mendoza Valencia (giữa) bị băng đảng nguy hiểm nhất Mexico xử tử.
Một đoạn video khác quay cùng ngày, cho thấy cảnh thi thể Mendoza Valencia được đưa xuống đất, sau khi bị treo cổ trên một cầu vượt trên đường cao tốc ở Guanajuato.
Theo truyền thông Mexico, Mendoza Valencia từng thoát chết trong một vụ ám sát hôm 27.7, khiến con trai 17 tuổi và một người khác thiệt mạng.
Jalisco New Generation được coi là băng đảng nguy hiểm nhất Mexico hiện nay và cái chết của Mendoza Valencia là lời cảnh báo đến thủ lĩnh José Antonio 'El Marro' Yépez Ortiz của băng Santa Rosa de Lima.
Băng đảng nguy hiểm nhất Mexico treo cổ trùm băng đối thủ trên đường cao tốc - 2
Thi thể Mendoza Valencia được tìm thấy treo trên đường cao tốc ở Mexico.
El Marro năm 2017 đã tuyên chiến với băng đảng Jalisco New Generation, do thủ lĩnh Nemesio 'El Mencho' Oseguera Cervantes nắm quyền. Người này từng là đồng minh của trùm ma túy Joaquín 'El Chapo' Guzmán và cũng bị chính phủ Mỹ truy nã.
Cả hai băng đảng hiện đang tranh giành địa bàn buôn bán ma túy trong khu vực. “Xin chào mọi người ở Valle de Santiago, chúng ta là tàn bạo nhất. Chúng ta đã ở đây”, băng đảng Jalisco New Generation tuyên bố. “Chúng ta ở đây để dọn dẹp lại thành phố. Một ví dụ điển hình là Mendoza Valencia, người chịu trách nhiệm ở đây và chúng ta sẽ nhắm đến Marro”.
Cảnh sát Mexico hiện chưa bắt giữ bất cứ ai liên quan đến vụ giết người trên.

Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail (Dân Việt)

Băng đảng Brazil chém giết, chặt đầu nhau trong tù, 58 người chết: Điều đáng sợ phía sau

Thứ Tư, ngày 07/08/2019 06:30 AM (GMT+7)

Sau 5 giờ bạo lực đẫm máu vì xung đột giữa các băng đảng hôm 29.7, số tù nhân bị giam giữ ở nhà tù Altamira, Brazil đã giảm một phần sáu so với ban đầu.

Băng đảng Brazil chém giết, chặt đầu nhau trong tù, 58 người chết: Điều đáng sợ phía sau - 1
Các nhà tù ở Nam Mỹ thực tế lại là nơi bất ổn nhất, với việc các băng đảng chia bè phái, lũng đoạn chính quyền địa phương.
Khi nhà tù bị thiêu cháy còn các tù nhân la hét, lính canh đứng gác trên các tòa tháp, theo dõi cảnh địa ngục xảy ra.
"Xem này, chúng sẽ giết chết tù nhân!", một lính gác nói.
"Trời ơi, chúng tóm được hắn rồi".
"Hắn đã ngã xuống".
"Chuyện này sẽ tệ lắm đây".
Đây là sự khởi đầu cho cuộc hỗn chiến đẫm máu giữa thành viên hai băng đảng đối địch tại nhà tù Altamira hôm 29.7.
Nhà tù Altamira ở Brazil xong phút chốc trở thành chiến trường thanh toán lẫn nhau giữa các băng đảng tội phạm. Thay vì tìm cách kiểm soát tình hình, lính cánh với số lượng chỉ bằng một phần mười các tù nhân, đứng quan sát từ trên cao và ghi hình lại bằng điện thoại di động.
Đến cuối ngày 29.7, 58 người bị giết, trong đó có 16 người bị chặt đầu. Đây được coi là cuộc bạo loạn đẫm máu nhất trong tù ở Brazil trong vài thập kỷ qua.
Vụ bạo loạn hé lộ góc tối bên trong nhà tù các nước Mỹ Latin, nơi chính quyền dùng để giam giữ những kẻ phạm pháp, nhưng thực ra lại là nơi chính quyền ít kiểm soát được tình hình nhất, theo Washington Post.
Băng đảng Brazil chém giết, chặt đầu nhau trong tù, 58 người chết: Điều đáng sợ phía sau - 2
Những kẻ tham gia cuộc chiến đẫm máu ở nhà tù Altamira hôm 29.7 đã được chuyển đến nhà tù liên bang.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã mô tả kế hoạch "nhét đầy tội phạm vào các nhà tù". Khi được hỏi liệu có cần thêm an ninh ở nhà tù Altamira hay không, ông trả lời: "Hãy hỏi các nạn nhân của những người đã chết ở đó xem họ nghĩ gì".
Brazil, quốc gia lớn thứ 5 thế giới, có số lượng tù nhân lớn thứ 3, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Nhưng các nhà tù của nước này, thay vì là nơi cô lập tội phạm, thì lại trở thành nơi để tội phạm trỗi dậy.
Với quyền truy cập vào điện thoại di động, vũ khí và có cả đội quân tù nhân, các thủ lĩnh băng đảng bị giam giữ sử dụng các nhà tù làm thành lũy để thực hiện các chiến dịch đẫm máu, tranh giành quyền kiểm soát các đường dây ma túy.
Ở Brazil, nhiều nhà tù phức tạp nhất tọa lạc ở các bang nghèo khó, ở khu rừng rậm phía bắc. Các băng đảng ở khu vực này thường giàu có và quyền lực hơn cả chính quyền địa phương.
"Tội phạm có tổ chức đã lũng đoạn và thông đồng với chính quyền. Có thể nói, chính phủ đã nhượng quyền kiểm soát nhà tù cho các nhóm buôn ma túy", Rob Muggah, đồng sáng lập của Viện Igarapé, nhóm nghiên cứu về bạo lực ở Rio, nói với Washington Post.
Băng đảng Brazil chém giết, chặt đầu nhau trong tù, 58 người chết: Điều đáng sợ phía sau - 3
Các tù nhân xấu số thiệt mạng được đem đi chôn cất một cách chóng vánh.
Các nhóm nhân quyền đã phơi bày tình trạng bạo lực và tội phạm bên trong các nhà tù. Các tòa nhà được chia theo băng đảng. Lính gác thậm chí còn trao chìa khóa cho các “chaveiros” - những người chủ chốt, được các ông trùm cử vào “trông coi nhà tù”.
Khi vào nhà tù, các tù nhân mới dù không thuộc băng đảng nào, buộc phải chọn một phe. Điều này đã biến nhà tù thành nơi các ông trùm chiêu mộ thêm thành viên.
Một băng đảng ở Sao Paulo đã mở chiến dịch tuyển mộ tại các nhà tù trên toàn Brazil, kết quả là chiêu mộ được tới 1.000 thành viên mỗi tháng và nhanh chóng trở thành nhóm lớn nhất và mạnh nhất của đất nước.
Năm 2016, băng đảng này gây chiến với băng đảng quyền lực thứ hai ở Rio de Janeiro, để giành quyền kiểm soát các tuyến đường ma túy kéo dài từ Brazil đến Colombia, Peru và Bolivia.
Các cuộc chiến nổ ra trên đường phố và phía sau song sắt, góp phần vào số vụ giết người kỷ lục ở Brazil trong năm 2017.
Joao Batista Uchoa Pereira, giám đốc một tổ chức địa phương, nói ông đã làm việc tại nhà tù hơn 2 thập kỷ, cố gắng cải tạo tù nhân.
"Môi trường ở đó rất khắc nghiệt. Các lính gác bên trong không vũ trang và chỉ có thể sống sót bằng cách kết bạn với các tù nhân", Joao nói.
Băng đảng Brazil chém giết, chặt đầu nhau trong tù, 58 người chết: Điều đáng sợ phía sau - 4
Người thân của các tù nhân chờ đợi, nghe ngóng tin tức ở bên ngoài nhà tù.
Ở Altamira, nhà tù này có sức chứa 163 tù nhân, nhưng lại giam giữ tới 343 người và chỉ có 33 lính gác. Hội đồng Tư pháp Quốc gia Brazil từ tháng trước đã đề nghị xây thêm nhà tù mới và tuyển thêm lính gác để đối phó với tình hình.
Ở nhà tù này có 2 khu A và B, khu A là nơi giam giữ của băng đảng First Command of the Capital, khu B là nơi giam giữ các thành viên băng đảng Red Command. “Bạn không thể sống trung lập trong môi trường như vậy”, Ivonaldo Lopes, một luật sư nói trên Washington Post.
7 giờ sáng ngày 29.7, các thành viên băng đảng First Command of the Capital đã mở cuộc tấn công vào nơi giam giữ thành viên băng đảng đối địch ở khu B. Lửa cháy ngùn ngụt, nhà tù Altamira biến thành địa ngục.
Qua đám khói đen, các thi thể nằm rải rác trên sàn. Một người đàn ông vẫy một vật như cái rựa.
Manoella Batalha da Silva, Chủ tịch Hiệp hội luật sư Brazil ở Altamira, nói rằng cảnh tượng khi đó còn tệ hơn một bộ phim kinh dị.
Trận chiến kinh hoàng kéo dài trong 5 giờ cho đến trưa. Không rõ nhà chức trách Brazil đưa lực lượng đến can thiệp hay chỉ đơn giản là các thành viên băng đảng đã mệt mỏi.
Ronivia Teixeira Pontes, em gái của một nạn nhân chết trong tù, nói anh tra mình tử vong vì bị thiêu sống. "Mọi người đều nghe nói về vụ bạo loạn trước khi nó xảy ra. Và họ không làm gì cả. Họ để mọi thứ xảy ra", cô nói.
Sau vụ việc, giới chức Brazil đã cách ly các thủ lĩnh băng đảng, chuyển một số tù nhân đến các nhà tù liên bang. 4 trong số những người được chuyển đi chết vì ngạt thở, nhưng không rõ nguyên nhân cụ thể.
Ngày hôm sau, những người thân  tiếp tục tìm kiếm thông tin về những thân nhân trong nhà tù Altamira. Một chiếc xe tải thịt đã tới mang đi các thi thể đi. Số tù nhân trong nhà tù sau cuộc hỗn chiến đã giảm xuống chỉ còn một phần sáu. Nhưng bối cảnh thì vẫn căng thẳng như vậy, với những cuộc bạo loạn khác có thể nổ ra bất cứ lúc nào.
Đụng độ giữa thành viên hai băng đảng đối địch trong tù ở miền bắc Brazil hôm 29.7 đã khiến ít nhất 52 tù nhân thiệt...

Theo Đăng Nguyễn - Washington Post (Dân Việt) 

Hội Tam Hoàng – Hội kín nguy hiểm nhất thế giới: Làm việc thay cảnh sát

Hội Tam Hoàng là một trong những tổ chức có lịch sử lâu đời và quy mô lớn nhất thế giới.

Từ thế kỷ XIX, Hội Tam Hoàng đã gần như làm chủ Hong Kong với số lượng hội viên đông đảo, len lỏi trong nhiều ngành nghề. Sự bành trước ngày càng rộng của Hội Tam Hoàng đã khiến chính quyền thực dân Anh thực hiện chính sách đàn áp đặc biệt trong vòng 10 năm từ 1956 đến 1966. Tuy nhiên, chiến dịch này không đạt được thành công như mong đợi.
"Cảnh sát quản xã hội đen, xã hội đen quản trị an"
Sau năm 1966, khi chính sách đàn áp xã hội đen của chính phủ Hong Kong dần đi xuống thì số lượng thành viên Hội Tam Hoàng lại bắt đầu tăng lên. Trong thập niên 60, 70 Hội Tam Hoàng phát triển nhờ vào việc ngấm ngầm móc nối với cảnh sát Hong Kong. Nhờ có sự bao che của cảnh sát, hoạt động của Hội Tam Hoàng ngày càng công khai và táo tợn hơn. Ước tính vào từ năm 1968 đến năm 1976, số vụ phạm tội của thành viên hội tăng từ 110 vụ lên 4.089 vụ (gấp khoảng 37 lần), tội phạm tống tiền cũng tăng từ 344 lên 4.755 vụ.
Hoi Tam Hoang – Hoi kin nguy hiem nhat the gioi: Lam viec thay canh sat
Ảnh minh họa. 
Nhân vật quyền lực nhất cả trong giới giang hồ và cảnh sát Hong Kong thời bấy giờ là Lôi Lộc (Lữ Lạc) – một trong số bốn cảnh sát trưởng người Hoa nổi danh. Tuy là cảnh sát điều tra, nhưng Lôi Lộc thâu tóm cả giới xã hội đen, Tứ đại bang hội gồm Tân Nghĩa An, Bang phái Triều Châu, 14K, Hòa Thắng Hòa đều phải nể mặt vị cảnh sát trưởng này. Nhờ đó, Lôi Lộc nhanh chóng trở thành "ông trùm" giàu có với khối tài sản kếch xù. 
Tình trạng tham nhũng và cấu kết giữa cảnh sát với xã hội đen diễn ra ngày càng công khai, khiến người dân Hong Kong phẫn nộ. Trước tình trạng này, chính phủ buộc phải thành lập tổ chức chống tham nhũng ICAC. Những nhân vật cấp cao từng che chở cho Hội Tam Hoàng như cảnh sát trưởng Lôi Lộc đều nằm trong danh sách điều tra tham nhũng. Hệ quả tất yếu của cuộc cải tổ nội bộ này là các băng đảng Hội Tam Hoàng mất đi sự bảo trợ, nhanh chóng bị truy quét gắt gao.
Đến thập niên 90, số thành viên Hội Tam Hoàng sụt giảm nghiêm trọng, chỉ còn chưa đến 10% tiếp tục duy trì bang hội. Các hoạt động như ma túy, mại dâm, tống tiền, tranh giành địa bàn,... của xã hội đen Hong Kong do đó bị hạn chế dần. Thay vào đó, Hội Tam Hoàng đề ra phương pháp "sái mã" để đàm phán với phương châm không động thủ, không sử dụng vũ khí mà chỉ so bì về lực lượng cũng như hàng ngũ.
Hội Tam Hoàng trỗi dậy
Vượt qua thời kỳ suy yếu khó khăn của thế kỷ XX, các băng nhóm còn sót lại của Hội Tam Hoàng bắt đầu chuyển hướng sang lĩnh vực kinh doanh. Các ông trùm chủ yếu đầu tư vào những lĩnh vực như giao thông vận tải, nhà hàng, giải trí, điện ảnh,... và nhanh chóng nắm độc quyền. Bang hội kiếm tiền dễ dàng, hợp pháp hơn. Tuy nhiên, đường lối bạo lực vẫn được duy trì, đặc biệt trong giới điện ảnh Hong Kong những năm 1986-1993.
Từ năm 1992, ngành giải trí xuất hiện nhiều vụ tống tiền, hành hung và thậm chí cưỡng ép, lạm dụng diễn viên. Một số ngôi sao điện ảnh như Thành Long, Lưu Đức Hoa, Châu Nhuận Phát, Thư Kỳ,... đều từng là nạn nhân của các băng nhóm Hội Tam Hoàng. Tình trạng này chỉ chấm dứt một vài năm sau đó, khi chính phủ Hong Kong loại bỏ dần ảnh hưởng của xã hội đen trong ngành giải trí nói chung.
Theo PV/Helino

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH