Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

SỰ TẦM THƯỜNG CHÍ LÝ 02

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Người có phúc thì không cần toan tính, người vô phúc tính toán cũng bằng không


Mất sạch tài sản nhưng nhờ 7 câu hỏi, người đàn ông lấy lại được nhiều hơn những gì đã mất

Nguyễn Nhung |

Mất sạch tài sản nhưng nhờ 7 câu hỏi, người đàn ông lấy lại được nhiều hơn những gì đã mất
Ảnh minh họa.

Người đàn ông tuyệt vọng, liên tục nói: "Mất hết rồi, mất hết thật rồi, kiếp này bao nhiêu tài sản tích lũy được đều tan tành mây khói rồi!"

Cuộc trò chuyện ý nghĩa
Cuốn sách "Sức mạnh của tư duy tích cực" của tiến sĩ người Mỹ - Norman Vincent Peale được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và đã được bán ra với số lượng lên đến 20 triệu cuốn.
Vào năm 1915, sau khi được xuất bản, riêng tại Mỹ, nó đã đứng ở vị trí những cuốn sách bán chạy nhất trong suốt 1 năm.
Trong cuốn sách này có rất nhiều những câu chuyện chân thực có thể chạm đến trái tim của đám đông.
Dưới đây là một câu chuyện như vậy.
Một hôm, có một người đàn ông đến tìm tiến sĩ Norman để xin tư vấn. Nhìn bộ dạng, có vẻ như ông ta đang rất tuyệt vọng, liên tục nói: "Mất hết rồi, mất hết thật rồi, kiếp này bao nhiêu tài sản tích lũy được đều tan tành mây khói rồi!"
Tiến sĩ Norman hỏi: "Toàn bộ ư?"
"Đúng thế, toàn bộ, tôi chẳng còn lại gì, mất sạch rồi." – người đàn ông đáp. "Tôi đã già đến mức chẳng thể gây dựng lại sự nghiệp được nữa, tôi đã mất hết cả niềm tin."
Mất sạch tài sản nhưng nhờ 7 câu hỏi, người đàn ông lấy lại được nhiều hơn những gì đã mất - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.
Tiến sĩ Norman biết người đàn ông trước mặt mình thực ra đang mắc tâm bệnh, ông ta giống như một ông cụ 90 tuổi đang đếm từng ngày cuối cùng của cuộc đời.
Tiến sĩ Norman nói: "Vợ của ông còn sống cùng ông không?"
Người đàn ông trả lời: "Tất nhiên rồi, bà ấy vẫn khỏe mạnh. Chúng tôi đã kết hôn được 30 năm, cho dù là có xảy ra chuyện gì thì trước giờ bà ấy cũng chưa bao giờ bỏ tôi."
Tiến sĩ Norman tiếp tục: "Rất tốt, chúng ta viết điều này ra giấy nhé. Vậy ông có con cái chứ?"
Người đàn ông trả lời: "Có, tôi có 3 đứa, chúng đều rất khá. Chúng nói với tôi: Bố, chúng con yêu bố và luôn ủng hộ bố."
"Tốt! Ông có bạn bè gì không?" – Tiến sĩ Norman lại hỏi.
Và đối phương trả lời: "Có, tôi có vài người bạn tốt, họ luôn bày tỏ sẵn sàng giúp đỡ tôi."
Tiến sĩ Norman hỏi tiếp: "Vậy bản thân ông thì sao? Ông có từng làm việc gì chưa tốt không?"
Người đàn ông cười đáp: "Tôi trước giờ đều làm việc có lương tâm, chưa bao giờ làm việc gì gây tổn thương cho người khác."
Lúc này, tiến sĩ Norman cười nói: "Rất tốt. Vậy sức khỏe của ông thế nào?"
"Sức khỏe của tôi không có vấn đề gì. Chỉ là gần đây tôi hay buồn rầu, u uất trong lòng nên cảm thấy cuộc đời như kết thúc rồi vậy."
"Ông có tin ông trời sẽ giúp ông không?"
"Tôi tin nếu không có ông trời giúp sức, tôi đã không có được những thứ từng có." – người đàn ông trả lời.
Sau khi hỏi một hồi, tiến sĩ Norman nói: "Được rồi, bây giờ chúng ta cùng nhìn lại tờ giấy đã ghi các thông tin lại nhé. Hãy xem ông còn những gì.
Mất sạch tài sản nhưng nhờ 7 câu hỏi, người đàn ông lấy lại được nhiều hơn những gì đã mất - Ảnh 2.
1. Một người vợ tốt: Kết hôn 30 năm, chưa từng rời xa ông.
2. Ba đứa con: Chúng đều ủng hộ bố.
3. Một nhóm bạn: Coi trọng và sẵn sàng giúp đỡ ông.
4. Nguyên tắc của bản thân: Quang minh lỗi lạc, không làm việc hổ thẹn với lương tâm.
5. Sức khỏe tốt.
6. Sống ở Mỹ, một trong những quốc gia lớn mạnh nhất thế giới.
7. Có niềm tin."
Norman đẩy tờ giấy về phía đối phương: "Tôi cảm thấy ông vẫn còn nhiều tài sản lắm. Tôi nhớ là ông đã nói với tôi ông đã mất toàn bộ tài sản rồi mà."
Người đàn ông xem lại tờ giấy một lượt, bất giác tỉnh ngộ: "Tôi thực không nghĩ đến những điều này, tôi trước giờ chưa bao giờ nhìn sự việc ở góc độ này, nếu suy nghĩ đánh giá sự việc từ góc độ này, có lẽ tình hình đã khác rồi.
Nếu trong lòng tôi có niềm tin, cảm thấy bản thân vẫn còn chút sức mạnh, có lẽ tôi sẽ gây dựng lại được sự nghiệp."
Thật may mắn là về sau, người đàn ông này đã thực sự vực lại được sự nghiệp của mình.
Lời bình
Tất cả chúng ta đều mong muốn có được một cuộc sống hạnh phúc viên mãn, song con sóng của sinh mệnh sẽ đẩy chúng ta đi, hủy hoại tâm hồn của chúng ta, khiến chúng ta mất đi hi vọng vào cuộc sống.
Tuy nhiên, trong tình huống tuyệt vọng nhất, chúng ta cũng không nên từ bỏ mà cần trân trọng những gì mình đang có.
Mất sạch tài sản nhưng nhờ 7 câu hỏi, người đàn ông lấy lại được nhiều hơn những gì đã mất - Ảnh 4.
Danh lợi địa vị cố nhiên sẽ khiến người khác ngưỡng mộ, nhưng chúng không phải là những thứ quan trọng nhất cuộc đời mỗi con người. Tình yêu thương chân thành giữa người với người mới là tài sản quý giá nhất theo chúng ta cả đời.
Vì thế, hãy trân trọng tình yêu thương của gia đình, người thân, bạn bè dành cho mình, đối xử thật tốt với bản thân và sống một cuộc đời vui vẻ.
Tin rằng trong bất cứ tình huống nào, ông trời đều mở một hướng đi cho chúng ta, chỉ cần bạn có niềm tin, có thiện niệm, con đường nhân sinh càng đi sẽ càng rộng mở.
theo Trí Thức Trẻ

Học trò giận Khổng Tử bỏ về nhà, ông dặn 1 câu, cứu được đệ tử và 2 người nữa khỏi cái chết

Nguyễn Nhung |

Học trò giận Khổng Tử bỏ về nhà, ông dặn 1 câu, cứu được đệ tử và 2 người nữa khỏi cái chết

Khổng Tử đã nói gì mà ông có thể cứu được 3 người khỏi cái chết? Hãy cùng tìm hiểu trí tuệ của ông qua câu chuyện dưới đây.

Nhan Hồi là học trò yêu quý của Khổng Tử. Ông là người hiếu học và có đức hạnh. Một lần, Nhan Hồi ra ngoài làm việc, trên đường đi, vô tình thấy một cửa hàng vải có rất đông người vây quanh, ông tiến lại hỏi, mới biết rằng người bán và người mua hàng đang xảy ra tranh cãi.
Người mua hàng lớn tiếng nói: "Ba tám hai muơi ba, tại sao ông lại đòi tôi 24 đồng tiền?"
Nhan Hồi nghe vậy liền tiến lại, lịch sự nói: "Ba tám hai mươi tư, tại sao lại tính thành hai muoi ba? Ông tính sai rồi, đừng cãi nhau nữa."
Người mua vải vẫn không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Hồi nói: "Ai mời ông ra cãi lý, ông là cái thá gì? Muốn nói lý, chỉ có tìm Khổng Phu Tử, sai hay đúng chỉ có ông ta mới nói được. Đi, chúng ta đi tìm ông ta để xem ai đúng ai sai."
Nhan Hồi đáp: "Được, nếu Khổng Phu Tử nói ông sai thì sẽ thế nào?"
Người mua vải nói: "Nếu nói tôi sai, tôi sẽ mất đầu. Còn ông thua thì sao?"
Nhan Hồi trả lời: "Tôi thua sẽ cho ông lấy mũ trên đầu tôi."
Hai người đánh cược xong, liền đi tìm Khổng Tử.
Khổng Tử nghe rõ câu chuyện, nhìn học trò của mình cười nói: "Ba tám hai mươi ba! Nhan Hồi, con thua rồi, lấy mũ đưa cho người ta đi."
Học trò giận Khổng Tử bỏ về nhà, ông dặn 1 câu, cứu được đệ tử và 2 người nữa khỏi cái chết - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.
Nhan Hồi chưa bao giờ cãi lời thầy, nghe Khổng Tử nói mình sai liền bỏ mũ ở trên đầu xuống và đưa cho người mua vải. Người kia cầm mũ, đắc ý ra về.
Về lời phân định của thầy, mặc dù bề ngoài Nhan Hồi tỏ ra phục tùng nhưng trong lòng ông lấy làm khó chịu. Ông cho rằng thầy mình hồ đồ mất rồi, nên không muốn theo học Khổng Tử nữa.
Hôm sau, Nhan Hồi lấy cớ nhà có việc nên muốn xin phép về nhà. Khổng Tử biết rõ tâm sự của học trò, cũng không ngăn cản mà gật đầu đồng ý. Trước khi Nhan Hồi đi, có đến chào thầy.
Khổng Từ muốn đệ tử làm xong việc rồi hãy về, đồng thời dặn theo một câu: "Thiên niên cổ thụ mặc tồn thân, sát nhân bất minh vật động thủ." Câu này có nghĩa là: Không nên nương náu, trú tránh ở dưới gốc cây cổ thụ nghìn năm, giết người mà không rõ thực hư thì không nên động thủ.
Nhan Hồi trả lời "nhớ rồi" rồi quay người lên đường về nhà.
Lời dặn ứng nghiệm
Trên đường về, trời bỗng nhiên nổi gió lớn, mây đen vần vũ, rồi mưa như trút nước, sấm sét rẹt ngang trời.
Nhan Hồi vội chạy vào một gốc cây lớn bên đường, định đứng đó tránh mưa. Bất chợt, ông nhớ lại lời dặn của thầy: Thiên niên cổ thụ mặc tồn thân, nghĩ bụng dù sao cũng có tình nghĩa thầy trò, cứ nghe thầy thêm một lần xem sao.
Nghĩ vậy, Nhan Hồi vội chạy khỏi gốc cây. Thật không ngờ vừa chạy được một đoạn chưa xa lắm, một tiếng sét đánh chói tai, đánh trúng cây cổ thụ khiến thân cây bị xé toạc làm nhiều mảnh.
Học trò giận Khổng Tử bỏ về nhà, ông dặn 1 câu, cứu được đệ tử và 2 người nữa khỏi cái chết - Ảnh 2.
Ảnh minh họa.
Nhan Hồi kinh ngạc: Vế đầu tiên trong lời dặn của thầy đã ứng nghiệm rồi, chẳng lẽ sắp tới mình còn giết người nữa hay sao?
Nhan Hồi mang theo băn khoăn đó trở về nhà. Đến nhà cũng đã đêm muộn nên ông không muốn kinh động người nhà, vì thế, ông dùng thanh bảo kiếm mang theo bên mình đẩy then cửa lên.
Đến trước giường ngủ lấy tay quờ, ông giật thót mình, ông thấy ở đầu giường có một người nằm và phía cuối giường cũng lại có một người nằm.
Nhan Hồi bỗng nổi cơn thịnh nộ, ông tức tối cầm ngay thanh kiếm bên người định xông vào chém, nhưng đúng lúc đó, lại nhớ đến lời dặn của Khổng Tử: Sát nhân bất minh vật động thủ, ông khựng lại.
Thắp nến lên nhìn cho kỹ, ông mới nhận ra trên giường là vợ và em gái mình.
Hồi kết
Trời sáng, Nhan Hồi vội lên đường trở về chỗ Khổng Tử. Vừa thấy thầy, ông liền quỳ rạp xuống nói: "Thưa thầy, lời thầy dặn đã cứu được con, vợ con và em gái con, làm sao thầy có thể biết trước được rằng sẽ xảy ra những chuyện như vậy?"
Học trò giận Khổng Tử bỏ về nhà, ông dặn 1 câu, cứu được đệ tử và 2 người nữa khỏi cái chết - Ảnh 3.
Khổng Tử liền đỡ Nhan Hồi dậy và nói: "Hôm qua trời oi nóng, ta đoán trời sẽ có mưa gió, sấm sét, vì thế nhắc con không nên đứng dưới gốc cây. Con về nhà mà trong lòng giận dữ khó chịu, trên người lại mang theo kiếm, vì thế nên ta nhắc con không giết người mà chưa biết rõ thực hư mà tôi."
Nhan Hồi cúi người kính cẩn: "Thầy liệu sự như thần, học trò vô cùng kính phục."
Khổng Tử lại nói tiếp: "Ta biết con xin nghỉ về nhà có việc chỉ là cái cớ, thực ra con cho rằng ta hồ đồ nên không muốn theo học ta nữa.
Con nghĩ xem, ta nói ba tám hai mươi ba là đúng, con thua, nhưng chỉ mất một cái mũ; nếu ta nói ba tám hai mươi tư, người ta thua, chẳng phải mất một mạng sao? Cái mũ của con quan trọng hay là mạng người quan trọng hơn?"
Nhan Hồi lại một lần nữa kinh ngạc và bừng tỉnh ngộ, ông quỳ rạp trước mặt thầy nói: "Thầy trọng đại nghĩa mà xem nhẹ thị phi, học trò đã có rằng thầy tuổi cao mà không tỉnh táo, trò thật vô cùng xấu hổ."
Kể từ đó, Khổng Tử đi đâu, Nhan Hồi cũng đi cùng, chẳng mấy khi rời xa.
theo Trí Thức Trẻ

Nhịn đói đi làm vì nhà hết gạo, khi trở về, mẩu giấy trên bàn ăn khiến người vợ phát khóc

Nguyễn Nhung |

Nhịn đói đi làm vì nhà hết gạo, khi trở về, mẩu giấy trên bàn ăn khiến người vợ phát khóc
Ảnh minh họa.

Mẩu giấy để trên bàn ăn đã viết gì khiến người vợ nhịn đói đi làm cả buổi sáng phải rơi nước mắt?

Nguyên lý lúa mì
Nguyên lý lúa mì thực ra có nguồn gốc từ câu chuyện sau đây:
Nhà triết học vĩ đại Platon từng thỉnh giáo thầy dạy của mình là triết gia Socrates thế nào là tình yêu.
Socrates bảo học trò hãy đến ruộng lúa mì ngắt một bông lúa mì lớn nhất và vàng nhất ruộng về cho mình, trong thời gian này chỉ được hái đúng một lần và chỉ được phép đi về phía trước, không được quay lại phía sau.
Platon làm theo lời thầy, kết quả là ông chẳng mang được bông lúa mì nào từ ruộng về. Thầy Socrates mới hỏi học trò tại sao không ngắt lúa mì về, Platon đáp:
"Bởi vì chỉ được ngắt 1 lần, lại không được quay lại đường đã đi, ở giữa ruộng, cho dù có nhìn thấy bông lúa to nhất, vàng nhất nhưng con không chắc là ở phía trước có bông nào tốt hơn không nên con không ngắt bông nào cả.
Cứ tiến về phía trước, cuối cùng con phát hiện ra những bông lúa mì mà con thấy về sau không đạt yêu cầu bằng những bông con đã bỏ lỡ. Chính bởi vậy con đã không ngắt được bông nào."
Thầy Socrates nghe xong liền nói: "Đây chính là tình yêu."
Nhịn đói đi làm vì nhà hết gạo, khi trở về, mẩu giấy trên bàn ăn khiến người vợ phát khóc - Ảnh 1.
Lời bình
Trong quá trình yêu đương, con người thường hay gặp phải vấn đề tương tự như thế này, suy cho cùng đối tượng như thế nào mới là tốt nhất?
Đây là một vấn đề có nhiều cách nhìn nhận khác nhau và cách tốt nhất chính là dựa vào tình hình thực tế để đặt ra một mục tiêu phù hợp với mình nhất, không quá cao, cũng không quá thấp để sau này không phải hối hận.
Con người một khi bước sang cuộc sống dư dả no đủ thường dễ quên mất những ngày khổ sở, đây có vẻ cũng là lẽ thường tình. Nghèo khó không những không thể trở thành việc được yêu thích mà có lẽ còn trở thành việc nên quên càng nhanh càng tốt.
Nhưng cho dù là trong những ngày cơ cực nhất, cũng vẫn sẽ có những ký ức tươi đẹp. Hai câu chuyện vợ chồng dưới đây dù đã là chuyện cũ song dù vào thời điểm nào đi nữa, nó vẫn khiến chúng ta phải cảm động.
1. Đôi vợ chồng mới cưới nghèo khó
Các cặp vợ chồng thông thường đều là chồng ra ngoài kiếm tiền, vợ ở nhà đảm đương việc nhà cửa. Nhưng họ thì khác. Chồng sau khi thất nghiệp liền ở nhà, vợ đi làm ở một công ty cách nhà không xa.
Một buổi sáng nọ, trong nhà hết gạo, người vợ phải nhịn đói đi làm.
"Bất luận thế nào anh cũng sẽ nghĩ cách để nấu được cơm trưa, em cố nhịn đến lúc đó nhé." – Người chồng nói với vợ.
Đến giờ cơm trưa, vợ về nhà nhưng không thấy chồng đâu, chỉ thấy trên bàn ăn được phủ một tờ báo. Cô nhẹ nhàng lật tờ báo lên, bên dưới là một bát cơm còn nóng hổi và một chén nhỏ nước tương…
Xem ra chồng cô đã mua được gạo nhưng không kịp chuẩn bị thức ăn. Vừa định ăn cơm luôn thì người vợ lại phát hiện trên bàn có một mẩu giấy.
"Vương hậu ăn cơm, ăn mày ăn rau… hãy dùng thứ này để đuổi cơn đói nhé." Những dòng chữ chồng nhắn lại khiến người vợ rơi nước mắt. Với cô, điều này còn khiến cô hạnh phúc hơn cả vương hậu, trăm vàng nghìn bạc cũng không thể đánh đổi được.
Nhịn đói đi làm vì nhà hết gạo, khi trở về, mẩu giấy trên bàn ăn khiến người vợ phát khóc - Ảnh 2.
2. Câu chuyện của đôi vợ chồng trong chiến tranh
Khi họ còn trẻ, vì người chồng làm ăn nhiều lần thất bại nên cả hai vợ chồng chẳng mấy chốc rơi vào cảnh bần hàn.
Không nhụt chí, người chồng lại bắt đầu kinh doanh lại, họ bắt đầu bán táo. Anh lấy táo từ Seoul chuyển về Chuncheon bán, cũng có chút lợi nhuận để ra.
Nhưng có một lần, người chồng đến Chuncheon 4 ngày không về. Bình thường, cũng có lúc anh không thể về đúng giờ nhưng đến ngày thứ hai kiểu gì cũng có mặt ở nhà. Người vợ lo lắng không yên, sang ngày thứ 5, cô quyết định đến Chuncheon tìm chồng.
"Tôi nghĩ chỉ cần đến Chuncheon là tìm được chồng. Tôi đã nghĩ Chuncheon cũng nhỏ thôi, ngờ đâu nơi đó lại mênh mông rộng lớn thế. Không còn cách nào khác, tôi đành đi tìm hết một lượt các khách sạn. Tôi đã tìm hết các khách sạn nhưng vẫn không thấy chồng.
Tôi đó, tôi nằm ở khách sạn cả đêm không ngủ được. Sáng sớm hôm sau, tôi đột nhiên nhớ ra anh ấy còn một người bạn làm việc ở chính quyền địa phương, tôi liền đi tìm người đó. Trên đường đi, tôi nghĩ có khi anh ấy đang ở bãi đỗ xe, liền vào xem…"
Người chồng đúng là đang đứng xếp hàng trước cửa bán vé. Người vợ vừa vui vừa giận, nói không nên lời.
Người chồng nói anh lái xe tải chở táo đến Chuncheon, tiện đường còn chở thêm vài người nữa. Họ ngồi lên các bao táo, kết quả là táo hỏng sạch, không bán được giá tốt.
Không gánh được tổn thất quá lớn, anh quyết định gửi táo ở nhà bạn và ra chợ tìm một chỗ bán lẻ, đến tận tối ngày thứ 5 mới bán hết hàng. Thời điểm đó là sau ngày 15/8/1945 – ngày Quang Phục (Quốc khánh) của Hàn Quốc không lâu, điện báo không dùng được…
Trên đường về Seoul, người chồng nắm chặt tay vợ. Quãng đường về nhà mất 3 tiếng đồng hồ nhưng anh không bỏ tay vợ lấy 1 lần. Một bàn tay người vợ nằm trong tay người chồng, cảm giác hạnh phúc không gì tả xiết.
Nhưng vào ngày 25/6/1950 (chiến tránh Kháng Mỹ viện Triều), người chồng qua đời. Người vợ cùng con nhỏ khổ sở chống chọi với cuộc sống tàn khốc lúc bấy giờ.
Về sau, người phụ nữ ấy nói: "Giờ con tôi đã vào đại học, tôi sẽ không cảm thấy xấu hổ khi gặp chồng mình nữa. Tôi có thể kiên trì sống đến giờ, có lẽ là nhờ cái nắm tay thật chặt của ông ấy trên đường từ Chuncheon về Seoul."
Những khó khăn trong quá khứ có lẽ là thứ tốt nhất không nên lãng quên, tình yêu đẹp đẽ trong hoàn cảnh khó khăn lại càng cần phải nhớ. "Hạnh phúc không nhất định phải là sự giàu có".
Nhịn đói đi làm vì nhà hết gạo, khi trở về, mẩu giấy trên bàn ăn khiến người vợ phát khóc - Ảnh 4.
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét