Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

QUÁI KIỆT LÀNG CỜ 17

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Ván Cờ Tướng Bạc Tỷ Đình Đám Nhất Năm 2018

Giai thoại làng cờ tướng : Câu chuyện hơn 50 năm về trước

Trận đấu cờ tướng lịch sử giữa kỳ vương Lý Chí Hải với các cao thủ Sài Gòn tưởng chừng mới diễn ra ngày nào, nay nhẩm lại đã trên 50 năm.
Lúc đó là mùa hè năm 1963, kỳ vương Lý Chí Hai trở lại Sài Gòn lần thứ 2 với ý đồ phục thù Phạm Thanh Mai sau trận quyết đấu thất bại năm 1959. Về trận quyết đấu này chúng tôi đã có dịp kể trong một quyển sách cờ tướng online , nay xin có mấy dòng nhắc lại.
Thật không ai có thể ngờ vào thập niên 50, Lý Chí Hải lừng lẫy tiếng tăm ở Hong Kong, từng đến các nước Nam dương (Philippines, Indonesia, Tây Mã, Đông Mã, Thái Lan và Singapore) đã gây kinh hồn bạt vía cho làng cờ tướng ở các nơi đây. Chiến tích của ông ta thật đáng khâm phục; đánh đâu thắng đó, mà lại thắng các đối thủ như chẻ tre, do vậy Lý Chí Hải được cộng đồng người Hoa tôn vinh là Kỳ Vương Đông Nam Á. Thế mà khi đến Sài Gòn lần đầu tiên năm 1959, kỳ vương này đã thất bại đau đớn trước Phạm Thanh Mai. Cho đến năm 1963, Lý Chí Hải sau khi đã chuẩn bị kỹ càng, lại sang Sài Gòn lần nữa để phục hận.
Giai thoại làng cờ tướng : Câu chuyện hơn 50 năm về trước
Giai thoại làng cờ tướng : Câu chuyện hơn 50 năm về trước

Để đón kỳ vương Lý Chí Hải, hội Thể thao Tinh Võ ở Chợ Lớn chuẩn bị rất chu đáo. Lập Ban tổ chức tiếp tân, Ban thi đấu, Ban trọng tài, Ban giám sát, trật tự và lên danh sách các kỳ thủ Việt – Hoa cần mời tham dự.
Ban đầu người ta chỉ tổ chức các trận đấu gọi là “Cảng – Việt tượng kỳ tái” tức là cho kỳ vương mỗi ngày gặp một đối thủ người Việt hoặc người Hoa, nhưng trận then chốt Lý Chí Hải gặp Phạm Thanh Mai 2 ván căng thẳng, quyết liệt, rốt cuộc hòa cả hai, mục đích phục hận của Lý Chí Hải không thành.
Do vậy người ta phải tổ chức thêm một giải thu hẹp chỉ gồm 5 danh thủ để tạo điều kiện cho Lý Chí Hải có dịp gặp Phạm Thanh Mai một lần nữa. Giải này được đặt tên là “Cảng – Việt tượng kỳ ngũ hùng tranh bá tái” hoặc cũng gọi là “Cảng – Việt ngũ cường ngân bôi tranh bá chiến” và năm danh thủ tham dự gồm: Lý Chí Hải, Phạm Thanh Mai, Trần Dụ Tham, Tất Kiên Dương và Thái Văn Hiệp. Thể thức thi đấu vòng tròn, mỗi lượt, mỗi cặp gặp nhau trong 2 ván tính điểm; thời gian mỗi bên được sử dụng 120 phút được cộng thêm 30 phút để hoàn tất ván cờ, có trọng tài ghi biên bản, đấu thủ không cần ghi.
Các trận đấu giữa các danh kỳ này đều diễn ra sôi nổi, hào hứng vì ai cũng chơi quyết tâm, nhưng trận Lý Chí Hải – Phạm Thanh Mai được đặc biệt chú ý vì đó là trận đấu hay nhất, đầy ấn tượng. Nhiều doanh thương người Hoa ủng hộ Lý Chí Hải, đã động viên bằng cách hứa tặng thêm hàng chục ngàn đồng (bằng cả cây vàng) nếu Lý Chí Hải giành chiến thắng.
Nhân mùa Xuân, bạn cờ quây quần bên chung trà, chén rượu, chúng ta cùng bày cờ ra thưởng thức trận đấu lịch sử giữa kỳ vương Lý Chí Hải và danh kỳ Phạm Thanh Mai.
*** PHẠM THANH MAI (Tiên thắng) – LÝ CHÍ HẢI
1/P8-5 M2.3 2/M8.7 M8.7 3/X9-8 X1-2 4/B7.1 B7.1  5/M2.1 B9.1 6/P2-3 M7.8 7/M7.6 X9.3 8/X1.1 X9-6  9/X8.6 T3.5 10/X1-6 S4.5 11/B5.1 M8.9 12/P3/1 B7.1 13/M6.7 B7.1 14/B5.1 P8.1 15/M1.3 X6.3 16/M3.4 P8.6 17/S6.5 M9/7 18/X6.3 M7/5 19/M4.2 6-7 20/M7/5 B5.1 21/X6-3 X7/1 22/M2/3 P2-1 23/X8-7 X2.2  24/M3.5 M3/2 25/P3.6 X2.2  26/P3-9 đến đây Đen chưa thua 1-0 (xem hình) ván cờ này diễn ra năm 1959 khi Lý Chí Hải sang Việt Nam lần thứ nhất.

Truyện cười về Cờ Tướng

Truyện cười về cờ tướng thứ nhất:
Có 2 anh bạn mê cờ suốt ngày ra quán chơi. Vì chơi cờ quên ăn quên uống nên một anh lâm bệnh đột tử. Đêm nọ về báo mộng bạn. Bạn hỏi:- Ở dưới đó thế nào có vui không?
– Tui có tin vui & tin buồn. Ông muốn báo tin nào trước?
– Tin vui đi.
– Tui có gặp Dương Quan Lân. Mỗi ngày ổng sắp lịch đánh với một người. Hôm qua đánh với tui, tui thủ hòa được một ván!
– Vui quá ha! Thế còn tin buồn?
– Tui xem lịch của ổng thì thấy tuần tới ổng sẽ đánh với ông đấy! :20:
Truyện cười về cờ tướng thứ hai:
Giữa đường có người đàn ông đánh cờ với con chó.
Mọi người bu lại tấm tắc khen con chó khôn. Người kia bĩu môi:- Khôn gì mà khôn! Tui đang dẫn nó 3-2 đấy!
Truyện cười về cờ tướng thứ ba:Thanh tra Y tế đến kiểm tra bệnh viện tâm thần. Trong vườn, các bệnh nhân đang chơi cờ. Người thì làm bàn cờ, cứ chống tay chống chân xuống đất và để sỏi lên lưng làm xe, pháo, mã. Người thì nghĩ mình là cái đèn nên trèo lên cây, quắc mắt soi xuống bàn cho mấy người khác chơi. Thấy vậy, thanh tra nói với giám đốc bệnh viện:
– Những người chơi dưới đất thì mặc họ. Nhưng phải bảo mấy người ở trên cây xuống đi, không họ ngã thì rách việc!
Giám đốc nhíu mày băn khoăn:
– Tôi sợ hơi tối… :20:
Truyện cười về cờ tướng thứ tư:
Ðứa bé hỏi bố :
– Chơi thể thao có ích gì hả bố?
– Thể thao làm cho mọi cái đều to ra. Thí dụ : Bóng đá làm cho đùi to ra. Quyền anh làm cho tay to ra, cử tạ làm cho ngực to ra…
Bà vợ thấy thế hỏi luôn:
– Còn ông chơi cờ tướng suốt ngày, thì cái gì to ra?
Ông chồng bí quá :
– Thì cái mồm bà to ra, chứ còn cái gì nữa! :04:
Truyện cười về cờ tướng thứ năm:
Một ngày kia, T. tình cờ gặp một người bạn cũ.
T.: “Lâu quá không gặp, kỳ này thế nào?”
Bạn: “Chơi bóng rổ với đánh cờ tướng. Chỗ bạn bè nói thật, thằng vô địch bóng rổ với thằng vô địch cờ tướng toàn quốc vẫn chưa phải là đối thủ của mình đấy.”
Trương hoài nghi: “Có nổ quá không, ông bạn?”
Bạn: “Thật trăm phần trăm. Thằng vô địch cờ tướng chơi bóng rổ không lại với mình; còn thằng vô địch bóng rổ chắc chắn không hạ nổi cờ của mình đâu.” :07:
Truyện cười về cờ tướng thứ sáu:
Có một người rất ham chơi cờ tướng và thường khoe khoang là cao tay, sắc nước ít ai bì được. Một lần, anh ta đánh cờ với một người khác, anh ta bị thua ba ván liền. Hôm sau, có người vờ không biết hỏi:
-Tối qua chơi mấy ván?
Anh ta trả lời:
-Ba ván!
-Thắng thua thế nào?
Anh ta nói dõng dạc :
-Nước cờ tối qua à ván thứ nhất tôi không thắng anh ta.Ván thứ hai,anh ta không thua tôi .Ván thứ ba tôi bảo thủ hòa, anh ta dứt khoát không nghe ! :24:”
Truyện cười về cờ tướng thứ bảy:
Các nhà khoa học thế giới dồn công sức lại để chế tạo một chiếc máy tính mới vừa có thể chơi cờ tướng vừa chơi được cờ vua rất giỏi, xưa nay chưa ai từng thắng.
Một hôm có ba người đến xin đấu cờ với máy. Sau nửa tiếng, một người đứng lên cười tươi, đầy tự hào và vỗ ngực “I am Kasparov”.
Đến lượt người thứ hai vào thử sức, chỉ sau 15 phút, anh ta đứng dậy cũng cười rất tươi: “I am Lu Kham” (Lữ Khâm, nhà vô địch cờ tướng Trung Quốc).
Người thứ ba – một người Việt Nam đến đấu với máy. Mọi người nín thở theo dõi. Ngạc nghiên chưa, chỉ sau 1 phút người này đã đứng dậy và cũng nở nụ cười: “I am Sorry!!!” :04: :04: :04:

Lúc người dân biết chơi cờ tướng, Trung Quốc còn chưa có pháo, vậy quân pháo trong cờ tướng rốt cuộc có ‘bí ẩn’ gì?

Mọi người ai cũng biết quân pháo trong cờ tướng có nghĩa là cỗ xe pháo dùng trong chiến đấu, nhưng từ rất xa xưa khi người dân đã biết chơi cờ tướng thì chưa xuất hiện loại vũ khí chiến đấu này. Vậy đằng sau quân Pháo trong cờ tướng rốt cuộc có ẩn giấu bí ẩn gì không?
1. Trong bên quân màu đỏ, quân pháo được viết gồm bên trái là chữ Hỏa (火), bên phải là chữ Bao (包), ghép lại thành chữ Pháo (炮). Bên quân màu đen quân Pháo lại được viết gần bên trái là chữ Thạch (石), bên phải là chữ Bao (包). Ý nghĩa của hai quân Pháo này là: Một bên có chữ Hoả có nghĩa sẽ bắn ra lửa đạn, một bên có chữ Thạch có nghĩa sẽ bắn ra đá. Những ý nghĩa này chắc hẳn chúng ta ai cũng thấy dễ hiểu.

2. Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu đều nhất trí quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618). Đây là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn co tuong bởi cho tới thời đó con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh.
"Phong trần quái khách" cờ Tướng
10:07 03/07/2013
HLV trưởng đội tuyển cờ tướng Quốc gia: Hoàng Đình Hồng: “Quái khách” phong trần giữa đời thường…

Hơn 2 chục năm qua, biệt hiệu “Phong Trần Quái Khách” gắn với tên ông. Thoạt nghe đã thấy toát lên cái vẻ “bụi đời” trong nét phong trần của một đời người gắn với nhiều giai thoại thú vị. Nhưng có tiếp xúc với ông, hiểu ông, mới hay thật ra vị “quái khách” ấy chẳng hề “quái” mà rất đỗi bình dị, dễ gần, dễ mến.

Còn từ góc độ công việc, ông chẳng khác nào một “ngọn đuốc sống”, luôn có thể “cháy” đến tận cùng…

Từ một cao thủ cờ giang hồ khét tiếng…
Ngay từ lúc còn nhỏ xíu, cậu bé Hoàng Đình Hồng đã bị cái trò đấu trí trên bàn cờ vuông hút hồn khi phục vụ “điếu đóm” cho ông bác ruột Hoàng Đình Không và các bằng hữu. Lớn lên chút nữa, Hồng được thụ giáo ông thầy… hàng xóm Đỗ Quốc Sang, được thầy chỉ tận tình từ cách đọc Hán tự đến cách khai thác mấy cuốn sách cờ bằng tiếng Tàu.

Sau giải phóng, Hoàng Đình Hồng bắt đầu tham gia giới cờ độ – vốn phát triển rất mạnh ở TPHCM thời điểm ấy. Với bản tính ham học hỏi, Hồng được thụ giáo thêm danh thủ Hứa Kim Thành, và được các danh thủ khác như Thái Văn Hiệp, Quách Anh Tú, Lê Thiên Vị cho mượn tài liệu tự nghiên cứu nâng cao trình độ… Trong thời gian hơn 10 năm, Hoàng Đình Hồng gần như có mặt tại mọi sới cờ giang hồ của thành phố, và nằm lòng mọi mánh khóe “câu độ”, “gài độ” để có thể… sống khỏe trong môi trường phức tạp nhưng luôn thấm đẫm cái nghĩa khí giang hồ rất riêng của làng cờ tướng.

Quãng thời gian “hành hiệp” đã để lại trong ông rất nhiều kỷ niệm. Một lần, Hồng vét gần sạch túi một đối thủ mà trước đó cứ đinh ninh là chủ hãng xà bông (như giới thiệu của một số kỳ hữu) sau gần 1 tuần “gài” độ. Tới ngày so tài cuối cùng, mới hay ông ta chỉ là một anh… bán ve chai (sở dĩ túi ông ta rủng rỉnh tiền là do chủ vựa ve chai cho mượn), gia cảnh cực kỳ khó khăn với 1 vợ và 6 con nheo nhóc sinh sống trong một cái chòi vịt. Thế là trong mấy ngày liền sau đó, “quái khách” bỗng dưng… sút giảm phong độ lạ kỳ, bao nhiêu tiền “ăn” được trước đó lần lượt… trở lại túi cái ông bán ve chai mê cờ (đến nỗi quên mất cả vợ con) trong sự ngỡ ngàng của chính ông ta.

Một lần khác, “tay cờ lạ” Hoàng Đình Hồng quần một ông thầy bói người Tàu mê cờ ở Chợ Lớn tơi tả. Cuối cùng, thầy bói hỏi: “Anh tuổi gì?”, Hồng đáp bừa: “Tuổi Dần” (thực ra là tuổi Tí). Thầy bói gật gù: “Chả trách. Tôi tuổi Hợi, anh tuổi Dần, tôi thua là phải”. “Độc hành đại đạo” (biệt danh được làng cờ đặt cho, ám chỉ việc ông Hồng thường đi đánh cờ độ một mình) phải bấm bụng, tới khi rời xa hẳn khỏi “sới” mới dám cười một trận tưởng bể bụng…

Làng cờ đều biết kỳ nghệ siêu phàm của danh thủ Trần Quới (người Hoa, biệt hiệu “Lác Chảy”), người từng được ví von là “Nhất bộ đăng thiên” (một bước là tới trời). Nhưng ít ai biết đến câu chuyện về những trận so tài giữa danh kỳ này với “độc hành đại đạo” hơn 20 năm trước. Thoạt tiên, Trần Quới chấp Hoàng Đình Hồng tới 3 nước tiên kèm theo điều kiện: hòa được là thắng Quới. Những lần so tài đầu tiên, ông Hồng thua. Lần cuối cùng 2 người đấu với nhau, Trần Quới vẫn chấp 3 nước, nhưng bỏ điều kiện “hòa ăn”, Hoàng Đình Hồng thắng một lèo 5 ván… Nhưng với Hoàng Đình Hồng, mãi tới bây giờ Trần Quới vẫn là bậc kỳ tài đáng phục nhất. “Trước đây và mãi sau này khó có ai đạt tới trình độ như anh ta. Tiếc rằng họ Trần đoản mệnh…

Nếu có một tay cờ cỡ ấy trong đội tuyển ViệtNam, chúng ta không ngại gì đối thủ Trung Quốc!”, ông Hồng tâm sự. Trong nghiệp cờ giang hồ của mình, Hoàng Đình Hồng vẫn nhớ như in 3 lần đọ tài cùng các cao thủ đất Bắc. Hai lần đầu, ông đều thất thủ trước các danh kỳ Nguyễn Tấn Thọ (cựu vô địch Bắc Kỳ, người đứng đầu nhóm “Ngũ Tốt” lừng lẫy của Hà Nội hồi những năm 50-60) và Đinh Trường Sơn (cựu vô địch Hà Nội, sau là HLV của đội cờ tướng Quân đội). Tới lần thứ 3, ông mới thắng được danh thủ Cao Bá Dũng (vô địch Hải Phòng). Đáng nói ở chỗ, sau mỗi lần đọ sức, ông Hồng đều trở thành bạn tri kỷ với đối thủ do tìm thấy ở nhau sự đồng cảm, sẻ chia.

…tới một huấn luyện viên hết lòng vì nghiệp cờ
Sự nghiệp HLV của ông Hoàng Đình Hồng bắt đầu khá muộn: năm 1988 (khi đã tròn 40 tuổi) tại Trung tâm TDTT quận 8. Nhưng phải tới năm 1994, khi được một đàn anh – ông Lê Thiên Vị (cựu HLV đội tuyển QG, từng nổi tiếng trong giới cờ giang hồ những năm 60-70 với biệt danh “Mộc Thanh Cốc”) mời về làm HLV của quận 1 thì ông mới thực sự có chỗ đứng ổn định trong nghiệp… thầy cờ.

Vốn tính tình phóng khoáng, lại rất tận tình trong công việc, HLV Hoàng Đình Hồng luôn có được sự tín phục, tin yêu của các thế hệ học trò. Chẳng quản nắng mưa, ông từng phóng xe tới mấy chục cây số để đón một học trò có năng khiếu về rèn luyện; ông từng xuống tận Bình Dương để “bắt” một tài năng nhí có năng khiếu rất đặc biệt về huấn luyện đội năng khiếu quận 1… Năm 1996, ông được bổ nhiệm là HLV đội tuyển nữ TPHCM, sau đó là HLV tuyến năng khiếu của TPHCM.

Suốt 2 thập kỷ qua, HLV Hoàng Đình Hồng tham gia đào tạo nhiều học trò xuất sắc cho làng cờ thành phố HCM. Lớp trước có Lê Tân Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Kim Anh, Trần Thị Thúy Hồng, Trần Thu Hà, Vũ Thị Thu… Lớp nhỡ có Lý Thanh Phương, Nguyễn Tuyết Nhung, Đoàn Thị Anh Vũ, Trương Lê Hoàng… Lớp sau có Trần Nguyễn Thế Toàn, Trần Thanh Tân, Bùi Châu Ý Nhi, Đàm Thị Thùy Dung, Trần Thùy Trang, Võ Thị Thu Hằng… Một cái tên khá đặc biệt nữa là cựu VĐQG Hoàng Hải Bình (gốc Bình Định). Ít người biết rằng ngay khi Bình còn thi đấu cho Bình Định, cô đã được sự chỉ giáo tận tình của thầy Hồng. Khi quyết định rời đất Võ, cô nhất quyết đầu quân cho TPHCM, dù chính HLV Hoàng Đình Hồng giới thiệu cô về… Bà Rịa Vũng Tàu (để tránh tiếng dị nghị lôi kéo người của địa phương khác).

và nghĩa khí giữa đời thường
Có một kỷ niệm rất sâu sắc với HLV Hoàng Đình Hồng về cái gọi là “nghĩa khí” của dân cờ. Nhân dẫn quân dự giải VĐQG năm 1996 (tại Hà Nội), ông được danh thủ Nguyễn Tấn Thọ mời qua “sới” cờ Ngõ Trạm để tỉ thí với một kỳ thủ giang hồ khét tiếng Hà Nội khi ấy là Hưng “con” kèm theo điều kiện: phải chấp Hưng 2 nước tiên. Ông thắng 2 ván liên tiếp. Tới ván thứ 3, khi cờ đã ở thế ưu, ông Hồng sực nhớ phải chuẩn bị lên tàu về thành phố trong đêm, nên chủ động đề nghị hòa, đồng thời lấy số tiền thắng được mời nước tất cả các kỳ hữu có mặt lúc ấy. Ai ngờ trên đường đi xe xích-lô về KS, có cả đoàn 7-8 chiếc xe máy chặn ngang. Hóa ra chỉ vì phục tài lại mến cái nghĩa khí của ông, mà đám thanh niên ấy đuổi theo mời ông ở lại để chiêu đãi rồi mua vé máy bay cho ông về sau. Vất vả lắm ông mới có thể khước từ, nhưng trong hành trang của ông về TPHCM có thêm một mớ quà Hà Nội, bia và thuốc lá “để thầy hút trên tàu”.

Chủ trương sống hòa đồng, và “trải lòng với tất cả mọi người”, ông Hồng thường xuyên gửi tài liệu nghiên cứu cho rất nhiều kỳ hữu khắp mọi miền đất nước. Mới mấy ngày trước, ông còn nói chuyện điện thoại hàng tiếng đồng hồ để bổ sung tài liệu cho chàng sinh viên Hoàng Ngọc Khánh (Trường Đại học TDTT I) ở tận Bắc Ninh hoàn tất đề tài tốt nghiệp về cờ tướng.

“Niềm trăn trở lớn nhất của tôi là cờ tướng nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các cấp lãnh đạo. Trong môn thể thao trí tuệ này, chúng ta có tiềm năng nhân lực cực kỳ mạnh mẽ. Nếu được đầu tư chu đáo, bài bản thì dứt khoát cờ tướng ViệtNamsẽ còn rạng danh hơn trên kỳ đài quốc tế, thậm chí có thể cạnh tranh mạnh với Trung Quốc”, ông Hồng cả quyết.

Những điều ít người biết

2 năm nằm viện và… 7 lần mổ!
Trong thời gian làm công nhân ở công ty Xây dựng điện số 1, thi công phần điện cho SVĐ Long An và KS Vàm Cỏ chuẩn bị phục vụ giải bóng đá quân đội các nước xã hội chủ nghĩa (SKDA) 1984, ông Hồng bị tai nạn nghiêm trọng, bị đứt dây niệu đạo. Hậu quả của tai nạn ấy là 2 năm gắn với… giường bệnh và 6 lần mổ. Nếu tính thêm 1 lần mổ vì thủng dạ dày, tổng cộng ông Hồng đã phải trải qua tới 7 lẫn phẫu thuật ổ bụng: một kỷ lục không giống ai? “Tôi không thể mập nổi là vì thế”, ông lý giải!

HLV đội tuyển QG từng là nhà… quản lý 3 lò bánh mì
Năm 1986, sau 2 năm trị bệnh, ông Hồng tình cờ quen một kỳ hữu, được ông ta mời quản lý giúp 3 lò bánh mì. Duyên số đẩy đưa, ông “mến” cô em của ông chủ bánh mì ấy, rồi hai người nên nghĩa vợ chồng.

Kỷ lục gia viết sách cờ
Năm 2004, trung tâm sách kỷ lục Việt Nam từng xác nhận HLV Hoàng Đình Hồng là một kỷ lục gia viết sách cờ khi ông là tác giả, đồng tác giả của 41 tác phẩm cờ tướng. Tất cả đều thuộc dạng best-seller. Không thật thông thạo tiếng Hoa, ông Hồng thường hợp tác với một chuyên gia Hoa ngữ – anh Lý Kim Tường – cựu sinh viên trường Đại học Đà Lạt, đồng thời tham khảo thêm nơi các danh thủ Quách Anh Tú, Lê Thiên Vị, Diệp Khai Nguyên… và viết theo lối phân tích tổng hợp chứ không biên dịch đơn thuần. Cuốn sách đầu tiên của ông là bản dịch “Pháo cuộc bách biến” của danh thủ Hà Thuận An (TQ). Một số tác phẩm ưng ý: “Chiến thuật tấn công và phòng thủ”, “Khai cuộc hiện đại”, “Tinh hoa kỳ nghệ”, “Những cạm bẫy trong khai cuộc”…

“Bình luận viên cờ số 1 Việt Nam”
Điều này vốn đã được thừa nhận từ lâu. Lần đầu tiên ông chính thức trở thành bình luận viên cờ là tại giải VĐQG năm 1996. Tới nay, ông là “cộng tác viên ruột” của nhiều kỳ đài (Nhà VH Thanh niên, Kỳ Ngộ, Bằng Hữu…), đồng thời tham gia viết bình luận về cờ cho một số tờ báo, tạp chí. Ông từng là người đứng mục cờ tướng cho báo Hậu Giang.

“Huấn luyện viên nhân dân”
Ấy là cách gọi vui của đồng nghiệp về khí khái dân dã và sẵn sàng giao lưu với bất kỳ người hâm mộ cờ nào của ông. Trong các học trò “ngang” của thầy Hồng có một cái tên khá đặc biệt: ca sĩ nổi tiếng Ngọc Sơn. Cách nay khá lâu, khi còn tập bóng bàn tại CLB Nguyễn Du, ca sĩ Ngọc Sơn đã lên tiếng… thách đấu HLV Hoàng Đình Hồng. Được chấp 1 con Mã vẫn thua, Ngọc Sơn phục sát đất, bèn xin học cờ và được theo học thầy Hồng trong 1 tháng. Trong số các học trò ngoài đời của ông hiện nay có cả 1 tiến sĩ y khoa, anh Võ Minh Tuấn (du học tại Mỹ)…

Ván Cờ Tướng Chấm Dứt Ân Oán Giữa Quái Kiệt Đổng Văn Uyên Vs Kỳ Ma

Bàn cờ đại, quân cờ lá trà và những ngôi sao làng cờ Việt

Không cần phải làm quen mặt sân như bóng đá hay bóng chuyền, cũng chẳng cần đến việc tập luyện thường xuyên với thiết bị như bắn súng hoặc golf, các môn cờ có ưu thế hiển nhiên với tất cả sự tao nhã, lịch lãm của riêng mình.
Dù còn khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc của cờ tướng nhưng theo nhận định thống nhất của các nhà chuyên môn, trò chơi trí tuệ này ra đời từ thế kỷ VII trên nền tảng của Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ trước đó khoảng 200 năm. Saturanga sau này đi về phía Tây, cách tân để trở thành cờ vua và đi về phía Đông, biến thể thành cờ tướng.
Cờ tướng đi vào lịch sử Trung Quốc từ thời cận đại
Ban đầu là thú vui giải trí của tầng lớp vua chúa, quý tộc Trung Hoa thời Chiến quốc với tên gọi là Tượng kỳ nhưng cơ cấu quân cờ, cách thức thi đấu còn rất đơn giản, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, dần dần người ta bổ sung quân Pháo, giảm bớt số lượng quân Tốt, định rõ vai trò, nhiệm vụ của quân Sĩ, hoàn chỉnh bàn cờ với cửu cung và sông ngăn cách… Cuối thế kỷ XII sang đến đầu thế kỷ XIII, cờ tướng mới thực sự hoàn chỉnh từ bàn cờ, quân cờ cho đến các quy tắc, luật chơi.
Quân cờ tượng hình bằng đồng có niên đại hàng trăm năm
Mặc nhiên được xem là xứ sở khởi thủy của cờ tướng, Trung Quốc ra sức cổ xúy, phát triển loại hình này, trong đó, ngoài việc củng cố giai thoại về các “thánh” cờ như Trần Đoàn, ổn định chữ viết trên các quân cờ, còn có có việc cải tiến, hoàn thiện cũng như đa dạng hóa các sản phẩm cờ. Hai cựu danh thủ Lê Thiên Vị và Hoàng Đình Hồng khi dẫn dắt đội tuyển cờ tướng Việt Nam đi thi đấu ở Sơn Đông nhiều năm trước đã từng tặc lưỡi ngẩn ngơ trước bộ quân cờ làm bằng một loại bảo thạch trị giá gần 400 triệu đồng Việt Nam!
Bộ quân cờ làm bằng lá trà sắc sảo nhưng không dùng để thi đấu
Quân cờ khổng lồ đặt bên cạnh bộ cờ bình thường
Bộ cờ tướng làm bằng... chocolate do một nhà hàng danh tiếng thực hiện năm 2010
Chính từ lần ngẩn ngơ đó mà nguyên HLV trưởng Lê Thiên Vị đã cố công sưu tầm các loại bàn cờ, quân cờ tướng… qua những lần đi thi đấu ở nước ngoài. Trong căn nhà nhỏ ở quận 8 (TP HCM), ông hiện lưu giữ bộ sưu tập cờ tướng được xem lớn nhất Việt Nam với trên 200 bộ, do ông tự mua hoặc được bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài nước gửi tặng. Độc đáo nhất thì chưa dám tự nhận nhưng “Thiên hạ đệ nhất ác” Lê Thiên Vị - theo biệt danh mà đồng đạo làng cờ gán tặng khi còn thi đấu – lại sở hữu những bộ cờ có một không hai, như bộ cờ làm bằng… lá trà mà sau nhiều năm vẫn còn thoang thoảng hương thơm, hay bộ quân cờ tượng hình do cô học trò Nguyễn Hoàng Yến mua tặng, bộ quân cờ bằng đồng thau do một người hâm mộ kỳ công thực hiện và gửi biếu, riêng công thực hiện (tiện, chạm trổ) mỗi quân cờ đã có giá 70.000 đồng cách đây vài năm! Ngoài ra, một người hâm mộ cũng tặng ông bộ cờ tướng lớn nhất Việt Nam, bàn có kích cỡ 1,8m x 2m, mỗi quân cờ có đường kính 12 cm, tất cả đều được làm bằng loại gỗ quý, càng cầm càng lên nước rất đẹp. Ông cũng may mắn giữ được 2 bộ cờ được làm bằng gồm sứ mà hãng Minh Long sản xuất theo số lượng đặt hàng rất ít và chỉ làm một lần rồi thôi. Tuy nhiên, ông thích nhất bộ quân cờ làm bằng sừng trâu được trao thưởng vào năm 1966 ở giải cờ miền Nam, sau khi thua trận trước danh kỳ Quách Anh Tú.
Quân cờ làm bằng gỗ trắc
Quân cờ làm bằng gỗ tre ép, không thấm nước
Bộ quân cờ được làm bằng đồng thau
Bộ quân cờ làm bằng gốm sứ Minh Long
Nhà vô địch châu Á, á quân đơn nữ thế giới Nguyễn Hoàng Yến lại đặc biệt yêu thích việc sưu tầm các bộ quân cờ hiện đại và mở hẳn một cửa hàng mua bán sản phẩm cờ ở Q.5, cung cấp theo yêu cầu của người hâm mộ, từ bộ cờ bằng nhựa do hãng Quảng Thành Lợi sản xuất phục vụ người mới chơi cờ, cho đến các bộ cờ cao cấp được sản xuất bằng gỗ mun, gỗ trắc hay mới nhất là bộ quân cờ bằng pha lê (có nơi làm bằng nhựa trong), có khắc chìm hình ảnh 3D theo tên gọi từng quân cờ… Cô cho biết, giá cả các loại sản phẩm này dao động từ vài chục nghìn đồng cho đến 3 hoặc 4 triệu đồng, chủ yếu hàng nhập về từ Trung Quốc. Riêng bàn cờ đa phần được sản xuất trong nước, làm hoàn toàn bằng thủ công theo đơn đặt hàng, bảo đảm tính độc đáo và cả nguồn gốc “độc bản”.
Bộ bàn và quân cờ "Hán Sở tranh bá" có in hình chạm 3D
Hình vị Tướng khắc chìm bên trong quân Tướng
Lướt một vòng trên mạng, người ta có thể tìm thấy rất nhiều cửa hàng trực tuyến tương tự nhưng để giới thiệu một cách đầy đủ về nguồn gốc, ý nghĩa của từng loại sản phẩm có lẽ không ai “qua” được Hoàng Yến, nhất là cô có thể tư vấn đầy đủ theo nhu cầu của từng đối tượng chơi cờ. Các trang mạng buôn bán từ Trung Quốc cũng sẵn sàng thực hiện mọi giao dịch theo yêu cầu, cung cấp các sản phẩm cờ làm thủ công, trị giá từ vài USD cho đến trên cả nghìn USD, tùy theo độ sắc sảo của quân cờ cũng như niên đại của chúng. Ở Việt Nam, giới hâm mộ từng truyền tai nhau về bộ quân cờ làm toàn bằng vàng 24K của một bác sĩ nhà ở huyện Bình Chánh nhưng chưa mấy ai được “mục sở thị” tác phẩm này, có lẽ vì lý do an toàn cho bộ sưu tập chăng…… Nguyên trưởng bộ môn cờ Sở TDTT Hà Nội Nguyễn Ngọc Phan An lưu giữ bộ cờ được xem là vô giá được làm bằng ngọc, tương truyền thuộc về vua Tự Đức thời nhà Nguyễn, có niên đại từ năm 1847.
Bộ cờ tướng làm bằng hai loại ngọc men xanh và trắng, được cho là thuộc về vua Tự Đức
Giới chuyên môn nói vui, giá trị các quân cờ có là bao nhiêu đi nữa, làm bằng vật liệu quý hiếm đến đâu đi nữa có lẽ không thể sánh bằng các “quân cờ người”. Đây là sản phẩm hoàn toàn mang dấu ấn trí tuệ và sáng tạo của người Việt Nam, xuất hiện từ rất lâu tại các lễ hội dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ sau này vào cả miền Nam.
Cờ người là hình thức sáng tạo của người yêu cờ Việt Nam
Thi đấu cờ người tại một lễ hội đầu Xuân
Quân cờ người là những nam thanh nữ tú được tuyển chọn, đẹp người, đẹp nết mặc triều phục cung đình ngày xưa, chân đi hài thêu, lọng che. Sau này, ở miền Nam, võ phái Thiếu Lâm Tân Khánh Bà Trà của cố võ sư Hồ Tường phát triển loại hình võ thuật cờ người, mỗi nước ăn quân đều có màn giao chiến giữa các võ sinh thể hiện vị trí quân, phô diễn những nét đặc sắc của võ thuật dân tộc khiến người hâm mộ không thể dứt ra trước khi ván cờ người kết thúc, thường là hàng giờ.
Theo quan niệm thời xưa, người quân tử luôn phải rèn mình theo tiêu chuẩn “văn võ song toàn”, trong đó, ngoài tinh thông thập bát ban võ nghệ, vận dụng được mọi kế sách cầm quân phần “võ” thì ở mảng “văn”, phải am hiểu “cầm, kỳ, thi, họa”. “Kỳ” ở đây là cờ tướng, chỉ đứng thứ hai sau đàn và đứng trên thơ lẫn họa. Cờ tướng trở thành thú vui tao nhã mà người chơi qua đó để làm thư thái tâm hồn chứ không màng chuyện thắng thua, như những câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du: "Đôi phen nét vẽ câu thơ/ Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa” và "Khi chén rượu, khi cuộc cờ/ Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”.
Quân cờ vua của hãng pha lê danh tiếng Baccarat trị giá hàng chục nghìn USD
Riêng cờ vua, phương Tây thậm chí còn đi nhanh hơn cả những gì người Trung Quốc đã làm với cờ tướng. Được chế tác từ các vật liệu quý như vàng, bạc, kim cương hoặc các loại đá quý khác đã khiến các bộ cờ vua trở thành một loại tài sản giá trị cao, từ vài chục nghìn USD cho đến vài triệu USD. Tại Việt Nam, nhân Giải quốc tế HD Bank 2015, một nghệ nhân ở TP HCM đã làm tặng cho Ban tổ chức một bộ bàn và quân cờ bằng đồng thau hết sức tinh xảo, tổng khối lượng lên đến trên 30 kg. Chính tổng thư ký Liên đoàn Cờ Việt Nam, ông Đặng Tất Thắng, nổi tiếng đi nhiều và biết nhiều cũng phải tấm tắc khen bộ cờ “độc nhất vô nhị” này.
Bộ bàn và quân cờ bằng đồng nặng 31kg độc nhất vô nhị tại Việt Nam
Làng cờ Việt, kể cả cờ tướng, cờ vua và gần đây phát triển thêm cờ vây, đã sản sinh ra nhiều nhân tài: Xưa có trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, trạng Lợn Nguyễn Nghiêu Tư, thời cận đại có các danh kỳ Nguyễn Văn Ngoan, Nguyễn Thành Hội, Hà Quang Bố, Đặng Đình Yến, Phạm Nam Đài, Phạm Thanh Mai, Phạm Tấn Hòa, Quách Anh Tú, Trần Quới, Lê Thiên Vị và nay là những Mai Thanh Minh, Trương Á Minh, Trềnh A Sáng (cờ tướng)… Cờ vua Việt cũng lẫy lừng tên tuổi không kém với các nhà vô địch thế giới Lê Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Nguyễn Anh Khôi, Nguyễn Lê Cẩm Hiền cùng nhiều kỳ thủ khác dày công gầy dựng tên tuổi ở đấu trường khu vực và châu lục.
Lê Quang Liêm
Tương lai của cờ vua Việt Nam đến từ ước mơ hôm nay
Hẳn ai cũng có một thời thơ ấu, tập tành những nước đi đầu tiên trên những bàn cờ vẽ vội bằng than, gạch non trên vỉa hè, bên hiên nhà và quân cờ gỗ cùng nét vẽ nghuệch ngoạc đáng yêu. Đó mới là chân giá trị của mỗi tài năng mà không có bất cứ quân cờ, bàn cờ đắt giá nào có thể đánh đổi được.
Bài và ảnh: Đào Tùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét