Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 15

-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nói chung là độc ác, ngu xuẩn và mù quáng đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
 
Bob Dylan - Masters of War 

------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
ПИСЬМА НЕМЕЦКИХ СОЛДАТ ДОМОЙ|МЫ НЕ ПЕРЕЖИВЁМ (1942)
 
ПИСЬМА НЕМЕЦКИХ СОЛДАТ ДОМОЙ|МЫ НЕ ВЕРНЁМСЯ(1942)


Trận hải chiến 10 vạn người chết, vua quan TQ ôm nhau nhảy xuống biển tự vẫn

Thứ Hai, ngày 03/06/2019 00:30 AM (GMT+7)

Trung Hoa thời Nam Tống vào thế kỷ 13 phải liên tục chống đỡ sức tấn công mãnh liệt của Mông Cổ. Năm 1279, 20 vạn quân Tống cùng hoàng tộc, quan lại triều đình quyết chiến trận cuối cùng với quân Nguyên ở vùng biển Nhai Sơn.

Trận hải chiến 10 vạn người chết, vua quan TQ ôm nhau nhảy xuống biển tự vẫn - 1
Hốt Tất Liệt, cháu nội Thành Cát Tư Hãn là người thống trị Trung Hoa, lập nên nhà Nguyên.
Người Mông Cổ từ lâu đã nhăm nhe xâm chiếm Trung Hoa rộng lớn đầy màu mỡ, nhưng những bất ổn nội bộ khiến Hốt Tất Liệt – cháu nội Thành Cát Tư Hãn, phải gác lại chiến dịch xâm lược.
Năm 1264, Hốt Tất Liệt chính thức trở thành Đại Hãn của Mông Cổ, sau một thời gian tranh giành quyền lực với người em A Lý Bất Ca. Đó là lúc Hốt Tất Liệt đẩy mạnh cuộc xâm lược Nam Tống.
Nam Tống sụp đổ trước vó ngựa Mông Cổ
Chỉ sau một năm phát động chiến tranh, Hốt Tất Liệt đã san phẳng thành Điếu Ngư, vốn từng được coi là mồ chôn quân Mông Cổ. Chưa đầy 10 năm trước, Đại Hãn Mông Khai, anh trai của Hốt Tất Liệt đã bỏ mạng ở đây, theo KK News.
Trong khi chiến sự diễn ra dữ dội thì nội bộ triều đình Nam Tống không hề tỏ vẻ run sợ. Gian thần Giả Tử Đạo nắm mọi quyền hành khiến vua Tống bị che mắt, chẳng biết được tình hình chiến sự, chỉ ngày đêm ăn chơi hưởng lạc.
Quân lực nhà Nam Tống khi đó không hề yếu, nhưng sức chiến đấu không cao và không chủ trương gia cố phòng thủ các vị trí hiểm yếu.
Trận hải chiến 10 vạn người chết, vua quan TQ ôm nhau nhảy xuống biển tự vẫn - 2
Ngay sau khi trở thành Đại Hãn, Hốt Tất Liệt đã mở chiến dịch quyết định chiếm trọn Nam Tống.
năm sau, kinh thành Lâm An của Nam Tống bị thất thủ, Tống Cung Đế và Thái hoàng thái hậu bị bắt về Mông Cổ. Quan lại và tướng lĩnh nhà Tống lui về phòng thủ ở vùng ven biển phía đông, lập vua mới nhỏ tuổi làm hoàng đế, nuôi mộng chấn hưng nhà Tống.
Vụ tự sát tập thể lớn nhất lịch sử trên biển
Thừa lệnh Hốt Tất Liệt, tướng quân Nguyên là Trương Hoằng Phạm, một vị tướng người Hán, đem 50 chiến thuyền cùng 2 vạn quân đuổi theo triều đình lưu vong nhà Nam Tống.
Trong khi đó, hơn 1.000 thuyền cùng 200.000 người, bao gồm cả binh sĩ và quan lại và người hầu của triều đình nhà Tống đã lênh đênh trên biển suốt nhiều ngày, với hi vọng xuống đến Quảng Đông để liên kết với các lực lượng kháng quân Nguyên đang chiến đấu ở đây, theo báo Trung Quốc Sohu.
Chuyến đi cực nhọc này đã khiến Tống Đoan Tông đổ bệnh và qua đời. Tướng lĩnh nhà Nam Tống buộc phải chọn một đứa trẻ khác trong hoàng gia có tên Triệu Bính lên ngôi, gọi là Tống Đế Bính – hoàng đế cuối cùng của nhà Tống.
Trận hải chiến 10 vạn người chết, vua quan TQ ôm nhau nhảy xuống biển tự vẫn - 3
Hơn 10 vạn người chết thảm trên biển, bao gồm cả hoàng đế cuối cùng của nhà Nam Tống.
Hy vọng cuối cùng của nhà Tống không còn khi Quảng Đông rơi vào tay quân Nguyên. Vào thế đường cùng, Trương Thế Kiệt dừng đoàn thuyền tại vùng biển Nhai Môn để đối đầu với lực lượng quân Nguyên.
Hạm đội Tống do Trương Thế Kiệt chỉ huy tuy đông nhưng rất ô hợp, kỷ luật và sĩ khí đều kém, lại không phải là thủy quân.
Để đối phó với quân Nguyên, Trương Thế Kiệt cho xích cả ngàn thuyền lại với nhau, nhằm che chở cho chiếc thuyền của hoàng đế. Quân Nguyên không vội tấn công, mà dùng đại bác công phá từ xa trước.
Đến khi thấy quân Tống mệt mỏi, Trương Hoằng Phạm mới ra lệnh đồng loạt áp sát từ 3 hướng. Lực lượng ô hợp của quân Tống nhanh chóng bị quân Nguyên thiện chiến áp đảo, tiêu diệt.
Trong tình thế nguy cấp, đại thần nhà Tống là Lục Tú Phu do đã ôm hoàng đế nhảy xuống biển tự tử. Không ít người sau đó đã nhảy xuống biển tự sát theo vua vì không còn biết chạy đi đâu.
Đây được coi là vụ tự sát tập thể trên biển lớn nhất trong lịch sử thế giới được ghi nhận. Tống sử chép rằng, 7 ngày sau trận chiến, người ta thấy cả trăm nghìn xác người chết trôi nổi trên biển, bao gồm cả xác hoàng đế cuối cùng nhà Tống.
Thất bại ở Nhai Môn cùng cái chết của Tống Đế Bính đã đánh dấu sự diệt vong của nhà Tống, Trung Quốc từ đây chính thức nằm hoàn toàn dưới quyền cai trị của nhà Nguyên.
_____________________
Lịch sử Trung Hoa từng ghi nhận một vị hoàng đế lập ra triều đại riêng, nhưng kết thúc chỉ sau 16 năm. Hoàng đế này mạnh dạn đề ra những cải cách đột phá thời bấy giờ nhưng cuối cùng nhận cái kết bị chặt đầu, phanh thây. Bài viết tới sẽ kể về nhân vật này.

Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)


Trận đánh kỳ lạ: 47 người đánh bại 5.000 quân trong nội chiến Mỹ

Thứ Tư, ngày 28/11/2018 00:30 AM (GMT+7)

Đây là một trong những trận đánh hiếm hoi trong lịch sử mà lực lượng ít ỏi hơn nhiều lại giành chiến thắng quyết định, trong khi không tổn thất một người nào.

Trận đánh kỳ lạ: 47 người đánh bại 5.000 quân trong nội chiến Mỹ - 1
Liên minh miền Nam chỉ với 47 người đã buộc quân miền Bắc với 5.000 binh sĩ phải rút lui.
Trận chiến Đèo Sabine lần hai diễn ra trong cuộc nội chiến Mỹ. Năm 1863, tướng William B. Franklin dẫn một lực lượng của liên bang miền bắc tấn công đèo Sabine để có thể tiến vào bang Texas bằng đường thủy.
Đội quân của Franklin gồm 5.000 lính, 4 chiến hạm, 18 tàu chở quân. Trong khi đó, đối thủ của họ chỉ là khoảng 47 binh sĩ thuộc một trung đoàn pháo binh của Liên minh miền nam. Đồn trú tại pháo đài Griffin, họ chịu sự chỉ huy của trung úy Richard Dowling và có 6 khẩu pháo.
Nội chiến Mỹ đẫm máu
Sau khi Abraham Lincoln đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 1860, 11 tiểu bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam Hoa Kỳ đã tuyên bố ly khai khỏi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và lập ra liên minh miền Nam. 25 tiểu bang còn lại ủng hộ chính phủ liên bang miền Bắc. Lincoln chủ trương xóa bỏ chế độ nô lệ, trong khi liên minh miền Nam phản đối điều này và kết quả là chiến tranh nổ ra.
Sau hai năm đầu tiên nội chiến với những thắng lợi liên tiếp, cuộc chiến dần trở nên bất lợi với liên minh miền Nam. Đến năm 1863, phe miền Nam bắt đầu để mất những vùng lãnh thổ chiếm được, không còn thể hiện được ưu thế trên chiến trường.
Ở Gettysburg, nơi được coi là thành trì của liên minh miền Nam, liên bang miền Bắc đã giáng đòn mạnh mẽ để chiếm được thành trì này trong trận đánh ngày 1-3.7.1863, dù tồn thất tới 23.049 binh sĩ.
Ở Vicksburg, liên bang miền Bắc chia đôi lực lượng phe miền Nam làm đôi, sau khi chiếm quyền kiểm soát con sông Mississippi.
Đây là bàn đạp để liên bang miền Bắc tiếp tục tiến sâu xuống phía nam, nhắm đến Texas. Nhiều tàu chở quân, tàu pháo sẵn sàng khởi hành từ New Orleans, hướng qua đèo Sabine.
Trận đánh kỳ lạ: 47 người đánh bại 5.000 quân trong nội chiến Mỹ - 2
Ông Don Smart đã có hàng chục năm diễn lại những trận đánh nổi tiếng, bao gồm trận Đèo Sabine lần hai.
Trận đánh ở Đèo Sabine lần hai diễn ra vào ngày 8.9.1863 được ghi nhớ với chiến công lịch sử của phe miền Nam, khi làm nên điều không tưởng và ngăn liên bang miền Bắc bén mảng đến Texas trong suốt hai năm còn lại của nội chiến.
Don Smart, 67 tuổi, là một người chuyên diễn lại trận đánh lịch sử trong cuộc nội chiến và dĩ nhiên ông rất quen thuộc với trận đánh ở Đèo Sabine lần hai.
“Tôi đã diễn lại các trận đánh suốt hơn 20 năm qua”, Smart nói. “Nhưng trận đánh ở Đèo Sabine khiến tôi nhớ rõ nhất”.
Bởi đây là trận đánh sống còn đối với riêng bang Texas, Smart nói. Liên bang miền Bắc có thể dùng 5.000 quân chính quy và 10.000 quân dự bị để ngăn phe miền Nam giao thương với Mexico, bằng cách chiếm các cảng biển chính.
Nếu thành công, phe miền Nam có thể sớm cạn kiệt nguồn lực, không thể kéo dài chiến tranh. Tát cả những gì phe miền Bắc cần làm là vượt qua pháo đài Griffin ở Đèo Sabine. Trung úy Richard Dowling, chỉ huy pháo đài khi đó có không đến 50 binh sĩ dưới quyền, và 6 khẩu pháo.
Theo kế hoạch, 5.000 binh sĩ miền bắc với 4 tàu pháo và 18 tàu chở quân sẽ vượt qua Đèo Sabine bằng đường biển.
Trận chiến sống còn với bang Texas
Sáng sớm ngày 8.9, các tàu pháo của liên bang miền Bắc nã đạn dữ dội vào pháo đài Griffin. Dowling ra lệnh cho binh sĩ dưới quyền bình tĩnh chờ đối phương đến gần mới khai hỏa. Lợi thế của Dowling là đã sắp đặt sẵn 6 khẩu pháo ở vị trí thuận lợi để giáng đòn bất ngờ vào tầu chiến đối phương.
Kết quả trận đánh diễn ra thảm hại đối với một liên bang miền Bắc đang hừng hực khí thế. Tàu Khi tàu USS Sachem, USS Clifton của liên bang miền Bắc tiến đến gần căn cứ ở khoảng cách không đến 1km, Dowling ra lệnh cho binh sĩ đồng loại khai hỏa.
Sau 45 phút giao tranh ác liệt đầu tiên, tàu USS Sachem chìm nghỉm trước loạt đạn pháo trúng vào nồi hơi nước. Tàu USS Cliffton bị vô hiệu hóa hoàn toàn, rơi vào tay liên minh miền Nam.
Binh sĩ phe miền Nam phá hủy hoặc làm hỏng nhiều tàu của đối phương đến nỗi chúng chặn ngang dòng sông. Tình thế ấy buộc tướng William B. Franklin, chỉ huy chiến dịch của phe miền Bắc ra lệnh rút lui về New Orleans.
Trận đánh kỳ lạ: 47 người đánh bại 5.000 quân trong nội chiến Mỹ - 3
Hàng chục tàu chiến của phe miền Bắc tiến vào Texas qua pháo đài Grifffin nhưng buộc phải rút lui.
Theo các nhà sử học Mỹ, phe miền bắc trong trận đánh này tổn thất tới 200 người, hai tàu pháo bị đánh chìm hoặc rơi vào tay quân miền Nam. Ngược lại, phe miền Nam không mất một người nào.
Chiến thắng của Dowling và các đồng đội đã ngăn liên bang miền Bắc chiếm Texas trong suốt hai năm còn lại của cuộc nội chiến, giúp khu vực này không bị tàn phá bởi chiến tranh.
“Texas được cứu khỏi sự hủy diệt, giống như phần còn lại của liên minh miền Nam”, Smart nói.
Ngày nay, một phần của tàu USS Cliffton vẫn còn được trưng bày trong bảo tàng. Sau trận đánh ở Đèo Sabine lần hai, liên minh miền Nam sửa chữa lại tàu Cliffton, sử dụng nó làm vật cản ngăn phe miền Bắc.
Dù giành chiến thắng không tưởng ở Đèo Sabine nhưng nỗ lực trên là không đủ để liên minh miền Nam có thể kết thúc chiến tranh trong vinh quang.
Quân miền Bắc đông hơn gấp đôi, lại có tướng giỏi chỉ huy và Tổng thống Mỹ Lincoln thì tiếp tục đắc cử lần hai, dẫn đến kết cục thắng lợi tất yếu vào năm 1865.
Kết quả sau nội chiến là toàn bộ người nô lệ tại các bang miền Nam được thả tự do. Nô lệ tại các tiểu bang ranh giới, kể cả Washington, D.C., được trả tự do vào mùa xuân năm 1865. Tổng cộng có khoảng 4 triệu nô lệ được tự do.

Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)


Trận đánh vĩ đại của 600 đặc nhiệm Anh vào cảng biển Đức

Thứ Bảy, ngày 17/09/2016 11:00 AM (GMT+7)

Cuộc cuộc tấn công cảng St. Nazaire luôn được biết đến như chiến dịch tập kích vĩ đại nhất trong Thế chiến II của đặc nhiệm Anh, bởi mục tiêu phá hủy cảng biển quan trọng của phát xít Đức chỉ với lực lượng hạn chế.

Trận đánh vĩ đại của 600 đặc nhiệm Anh vào cảng biển Đức - 1
HMS Cambeltown khi lao vào ụ nổi tại cảng St. Nazaire.
Những trận đột kích với số lượng ít ỏi lính đặc nhiệm hay lực lượng không quân tinh nhuệ thường diễn ra điều kiện gần như bất khả thi, với xác suất rủi ro cực cao, thường khiến nhiều người phải trả giá bằng  mạng sống. Mời bạn đọc theo dõi loạt bài về những trận đột kích lớn như vậy trên thế giới.
Kể từ khi bắt đầu Thế Chiến II, Hải quân phát xít Đức đã gây ra ác mộng với các tàu thuyền thương mại đi qua Đại Tây Dương. Sau khi nước Pháp sụp đổ, phát xít Đức nắm trong tay hàng loạt cảng biển ở Đại Tây Dương để phục vụ mục đích quân sự, chống lại lực lượng đồng minh, trong đó có cảng chiến lược St. Nazaire.
Người Anh muốn phá hủy cảng hậu cần quan trọng này bằng cách tổ chức cuộc tập kích đường biển hết sức tạo bạo năm 1942. Hơn 600 biệt kích và binh sĩ Hải quân Anh phải đối đầu với lực lượng phòng vệ hùng hậu, bao gồm 5.000 lính phát xít Đức ở cảng St. Nazaire.
Theo kế hoạch, 265 lính đặc nhiệm Anh thuộc Tiểu đoàn đặc nhiệm số 2 cùng 346 lính hải quân chất đầy thuốc nổ lên tàu khu trục hoán cải Campbeltown. HMS Campbeltown có nhiệm vụ lao thẳng vào ụ nổi ở St. Nazaire và kích nổ. Biệt kích Anh lợi dụng tình hình hỗn loạn, đổ bộ và phá hủy các mục tiêu còn lại tại cảng một cách chớp nhoáng trước khi rút quân bằng các xuồng máy vũ trang và 4 tàu ngư lôi.
Trận đánh vĩ đại của 600 đặc nhiệm Anh vào cảng biển Đức - 2
HMS Campbeltown đang được hoán cải để phục vụ mục đích tấn công.
Ngày 26.3.1942, nhóm đặc nhiệm rời Anh và tiếp cận mục tiêu vào đêm ngày 28.3. HMS Campbeltown lặng lẽ giương cờ hải quân Đức tiến vào cảng St. Nazaire. Tuy nhiên, kế hoạch đánh bom của Hải quân Hoàng gia Anh bại lộ khi chỉ còn cách mục tiêu 8 phút di chuyển, do bị lính Đức chiếu đèn pha kiểm tra.
Giao tranh diễn ra ngay lập tức giữa đặc nhiệm Anh trên tàu Campbeltown và lính phòng thủ bờ biển Đức. Thủy thủ trên tàu Campbeltown thay cờ Hải quân Anh trong khi lái tàu trúng đạn hy sinh, người thay thế bị thương nặng còn những người khác bị lóa mắt. Mãi đến 1h34 phút sáng, tàu khu trục mới xác định được vị trí của ụ tàu Normandie và lao thẳng vào mục tiêu.
Ngay khi đổ bộ lên bờ, đặc nhiệm Anh vấp phải hỏa lực bắn xối xả của phát xít Đức. Dù chịu nhiều thương vong, nhưng những người lính anh dũng này này cuối cũng hoàn thành nhiệm vụ khi phá hủy cơ sở hạ tầng và trang thiết bị máy móc tại cảng.
Nhóm đặc nhiệm điều khiển 14 xuồng máy vũ trang và 4 tàu ngư lôi lại không may mắn như vậy. Trong khi tìm cách tiếp cận bờ, đa số đã bị tiêu diệt bởi đạn pháo phát xít Đức. 12 chiếc bị chìm khi chưa kịp đến cảng. Những người chết cháy ngay trên biển tạo nên cảnh tượng đầy bi tráng.
Trận đánh vĩ đại của 600 đặc nhiệm Anh vào cảng biển Đức - 3
Binh sĩ Anh bị bắt làm tù binh.
Trung tá Newman, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm trên bờ và chỉ huy Ryder của hải quân Anh nhận thấy việc rút quân bằng đường biển đã hoàn toàn phá sản. Ryder ra lệnh các tàu còn lại rời cảng, hướng ra biển. Trong khi Newman ra mệnh lệnh: Tìm mọi cách để trở về Anh, chiến đấu đến cùng cho đến khi hết sạch đạn và không được đầu hàng.
Như vậy, họ buộc phải tiến sâu vào thành phố và tìm cách thoát thân từ đất liền. Đáng tiếc rằng, những người lính đặc nhiệm Anh nhanh chóng bị phát xít Đức bao vây. Họ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng trước khi buộc phải đầu hàng vì không còn lựa chọn nào khác. Chỉ có 5 biệt kích thoát khỏi vòng vây và chạy trốn xuyên nước Pháp, qua Tây Ban Nha, đến vùng lãnh thổ Gibraltar thuộc Anh và từ đây mới có thể trở về Anh.
Phát xít Đức nhanh chóng giành lai quyền kiểm soát cảng St. Nazaire, bắt giữ 215 lính biệt kích và binh sĩ Hải quân Hoàng gia Anh. Không hề biết rằng tàu Campbeltown được chất đầy thuốc nổ, sĩ quan Đức còn giễu cợt Trung tá Sam Beattie, chỉ huy tàu Cambeltown, cho rằng thiệt hại do cú đâm chỉ mất một tuần là khắc phục xong.
Trận đánh vĩ đại của 600 đặc nhiệm Anh vào cảng biển Đức - 4
Cảng St. Nazaire đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn trong suốt quãng thời gian còn lại của Thế Chiến II.
Viên sĩ quan Đức vừa dứt lời thì tàu Campbeltown phát nổ, khiến 360 người thiệt mạng và phá hủy nặng nề cảng St. Nazaire, khiến nó không còn có thể hoạt động trở lại được trong thời gian còn lại của cuộc chiến.
Phía Anh trả giá đắt cho chiến thắng này. Trong số 600 người tham gia chiến dịch, chỉ có 227 người trở về Anh. Bên cạnh những người bị bắt làm tù binh, 169 biệt kích và binh sí Hải quân Anh đã thiệt mạng.
Cuộc đột kích đã khiến Hitler hết sức tức giận, cùng với các cuộc tấn công khác đã khiến phát xít Đức buộc phải dàn trải quân dọc theo bờ biển để tăng cường phòng thủ trước các cuộc tấn công hoặc xâm lược trong tương lai.
Cảng St. Nazaire bị phá hủy khiến Đức bị mất một địa điểm sửa chữa quan trọng cho các tàu chiến lớn ở Đại Tây Dương. Do bản chất táo bạo của chiến dịch và cái giá phải trả là rất lớn, đây được coi là chiến dịch tập kích vĩ đại nhất trong Thế chiến II của đặc nhiệm Anh.
_____________

Theo Đăng Nguyễn (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét