Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 35

 
MỘT MAI GIÃ TỪ VŨ KHÍ- GUITAR COVER- Nhạc: Trịnh Lâm Ngân

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
 
John Lennon - Imagine HD

------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Thành Cát Tư Hãn đã đánh chiếm Trung Hoa như thế nào ?

Yom Kippur 1973 - trận đánh xe tăng lớn nhất hậu Thế chiến II

Khoảng 4.700 xe tăng, 8.000 xe bọc thép các loại và 1,1 triệu binh lính đã được huy động trong trận chiến Yom Kippur, cuộc chạm trán xe tăng lớn nhất từ sau Thế chiến II.
Yom Kippur 1973 - tran danh xe tang lon nhat hau The chien II hinh anh 1
Trong Chiến tranh Sáu Ngày năm 1967, Israel đã giáng cho liên minh Arab một đòn chí mạng. Ai Cập, Syria và Jordan tổn thất nặng nề trước cuộc phản kích chớp nhoáng của quân đội Israel. Khối Arab một lần nữa liên thủ để tấn công Israel, chiếm lại phần lãnh thổ đã mất. Ảnh: Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng Israel.
Yom Kippur 1973 - tran danh xe tang lon nhat hau The chien II hinh anh 2
Theo History, ngày 6/10/1973, liên quân Arab bất ngờ mở cuộc tấn công vào khu vực do Israel chiếm đóng. Cuộc tấn công diễn ra đúng vào ngày Yom Kippur (ngày chuộc lỗi), ngày linh thiêng nhất của người Do Thái, khi mà phần lớn binh sĩ quân đội Israel đang cầu nguyện. Trong ảnh, xe tăng T-62 của quân đội Ai Cập tiến về bán đảo Sinai. Ảnh: War History.
Yom Kippur 1973 - tran danh xe tang lon nhat hau The chien II hinh anh 3
Khối Arab đã huy động lực lượng quân sự khổng lồ gồm Ai Cập với hơn 1.000 xe tăng,  Syria 1.200 xe tăng. Tổng số thiết bị quân sự mà khối Arab huy động cho chiến dịch là khoảng 3.000 xe tăng, 5.000 xe bọc thép, 1.200 đơn vị pháo binh, hơn 800.000 binh sĩ. Về quân số và thiết bị, khối Arab hoàn toàn áp đảo. Ảnh: CIA.
Yom Kippur 1973 - tran danh xe tang lon nhat hau The chien II hinh anh 4
Xe tăng T-55 và T-62 của Syria trên cao nguyên Golan. Sự kết hợp giữa yếu tố bất ngờ và vũ khí hiện đại - các xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 do Liên Xô viện trợ, quân đội Ai Cập nhanh chóng tiến sâu vào khu vực do Israel chiếm đóng ở bán đảo Sinai. Trên cao nguyên Golan, quân đội Syria cũng tạo ra sự đột phá lớn. Ảnh: CIA.
Yom Kippur 1973 - tran danh xe tang lon nhat hau The chien II hinh anh 5
Xe tăng của Israel tập kết ở bán đảo Sinai. Israel nhanh chóng tổ chức lại lực lượng và phản kích trên quy mô lớn. Israel đã huy động khoảng 1.700 xe tăng, trong đó nòng cốt là xe tăng chiến đấu chủ lực Centurion của Anh và M60 Patton của Mỹ, 3.000 xe bọc thép và hơn 300.000 binh sĩ. Ảnh: Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng Israel.
Yom Kippur 1973 - tran danh xe tang lon nhat hau The chien II hinh anh 6
Vũ khí hiện đại kết hợp với chiến thuật tốt, quân đội Israel nhanh chóng lấy lại thế trận và phản công trên toàn mặt trận. Những chiếc xe tăng M60 và Centurion của Israel tỏ ra vượt trội so với T-62 và T-55 của khối Arab. Tuy vậy, các nhà sử học cho rằng, sự vượt trội của xe tăng Israel phần lớn do chiến thuật và binh sĩ Israel vận hành xe tăng rất thuần thục và chuyên nghiệp. Ảnh: Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng Israel.
Yom Kippur 1973 - tran danh xe tang lon nhat hau The chien II hinh anh 7
Một xe tăng T-62 của khối Arab bị phá hủy trên bán đảo Sinai. Khối Arab tuy áp đảo về quân số, nhưng chiến thuật không hợp lý cùng với sự ngờ vực lẫn nhau. Tuy có cùng mục đích là tiêu diệt Israel, nhưng mỗi nước lại có toan tính riêng, nên thiếu sự phối hợp trong chiến đấu. Israel đã khoét sâu vào điểm yếu này và bẻ gãy từng mũi tấn công một. Ảnh: Getty.
Yom Kippur 1973 - tran danh xe tang lon nhat hau The chien II hinh anh 8
Xe tăng T-62 của Syria bị bỏ lại trên cao nguyên Golan. Ngày 25/10/1973, dưới áp lực của Mỹ và Liên Xô, Israel và Ai Cập ký hiệp định ngừng bắn, kết thúc chiến tranh, tạo tiền đề cho hiệp định hòa bình vào năm 1978 và bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Điều này đã giáng một đòn chí mạng vào Syria và Liên đoàn Arab. Ảnh: CIA.
Yom Kippur 1973 - tran danh xe tang lon nhat hau The chien II hinh anh 9
Xe tăng của Israel bị phá hủy. Việc Ai Cập bất ngờ ngừng bắn với Israel khiến Syria tổn thất thêm trầm trọng. Quân đội Israel đã chiếm giữ nhiều lãnh thổ hơn trên cao nguyên Golan so với trước chiến tranh. Năm 1979, Syria đã bỏ phiếu cùng một số nước Arab khác, trục xuất Ai Cập khỏi Liên đoàn Arab. Ảnh: CIA.
Yom Kippur 1973 - tran danh xe tang lon nhat hau The chien II hinh anh 10
Cuộc chiến Yom Kippur, hay còn được gọi là Chiến tranh Arab - Israel lần 4, Chiến tranh Tháng Mười, kéo dài chỉ 19 ngày (6-25/10/1973), nhưng tổn thất cho các bên là rất lớn. Xét về quy mô tập trung trang thiết bị quân sự và binh sĩ, Yom Kippur là trận chiến xe tăng lớn nhất kể từ sau Thế chiến II. Ảnh: CIA.
Yom Kippur 1973 - tran danh xe tang lon nhat hau The chien II hinh anh 11
Theo các số liệu không chính thức, Israel tổn thất khoảng hơn 1.000 xe tăng và xe bọc thép, khoảng 3.000 binh sĩ thiệt mạng, 102 máy bay bị bắn rơi. Về phía khối Arab, khoảng 10.000 binh sĩ thiệt mạng, hơn 2.500 xe tăng và xe bọc thép bị phá hủy, hơn 300 máy bay bị bắn rơi. Ảnh: CIA. 
Yom Kippur 1973 - tran danh xe tang lon nhat hau The chien II hinh anh 12
Cuộc chiến Yom Kippur tiếp tục khẳng định vai trò then chốt của xe tăng trong việc quyết định cục diện chiến trường trên bộ. Sự vượt trội của xe tăng Israel đã giúp họ phản công lấy lại thế trận. Trong ảnh, xe tăng Israel chuẩn bị cho cuộc phản công ở bán đảo Sinai. Ảnh: CIA.
Yom Kippur 1973 - tran danh xe tang lon nhat hau The chien II hinh anh 13
Xe tăng Centurion do Anh chế tạo và được quân đội Israel cải tiến đã trở thành huyền thoại trong trận chiến ở thung lũng Tears, khi 100 chiếc Centurion của Israel đã đánh bại cuộc tấn công của 500 xe tăng Syria.  Ảnh: CIA.
Yom Kippur 1973 - tran danh xe tang lon nhat hau The chien II hinh anh 14
Sau cuộc chiến Yom Kippur, các nước lớn như Mỹ, Liên Xô và Anh đều gấp rút nâng cấp xe tăng. Israel cũng bắt tay chế tạo xe tăng riêng để tránh sự phụ thuộc vào Mỹ. Kết quả là sự ra đời của xe tăng Merkava, một trong 10 xe tăng mạnh nhất thế giới. Ảnh: CIA.

Những xe tăng thay đổi lịch sử nhân loại

Xe tăng ra đời trong Thế chiến I và nhanh chóng trở thành loại vũ khí chủ lực trên chiến trường trong chiến tranh hiện đại.
Mark IV của Anh
Nhung xe tang thay doi lich su nhan loai hinh anh 1
Xe tăng Mark IV của Anh.
Sự ra đời của xe tăng Mark IV tạo ra cuộc cách mạng trên chiến trường nhờ khả năng hoạt động ưu việt của động cơ cùng hỏa lực mạnh. Mark IV thừa hưởng mọi thành tựu của quá trình nghiên cứu và phát triển xe tăng của Anh trong Thế chiến I.
Mark I là cỗ xe tăng đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, nó hoạt động kém và thường xuyên hỏng. Anh tiếp tục phát triển những chiếc Mark II và III nhưng chúng cũng không thực sự tạo dấu ấn. Cuối cùng, nhà sản xuất cải tiến động cơ và hệ thống truyền lực, giúp Mark IV trở thành vũ khí hiệu quả trên các chiến trường.
Mark IV có khối lượng 29 tấn, chiều dài 4,12 m, có khả năng chở 8 người. Chúng di chuyển với vận tốc 6,4 km/h trong phạm vi 56 km. Hệ thống súng máy gắn trên thân giúp kíp chiến đấu đáp trả và tấn công mục tiêu, tạo ra lợi thế lớn cho quân đội Anh trong Thế chiến I. Anh chế tạo 1.220 xe tăng loại này từ tháng 5/1917 tới cuối năm 1918.
Panzer II của Đức
Đây là tên thường gọi của loại xe tăng hạng nhẹ Panzerkampfwagen II mà Phát xít Đức sử dụng trong Thế chiến thứ II. Chúng ra đời nhằm lấp chỗ trống khi Đức đang tập trung phát triển loại xe tăng hiện đại và tối tân hơn nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại quân đồng minh. Tuy nhiên, Panzer II chứng minh hiệu quả trong tác chiến và mang lại cho quân Đức rất nhiều lợi thế.
Nhung xe tang thay doi lich su nhan loai hinh anh 2
Xe tăng hạng nhẹ Panzer II của Đức.
Trong cuối những năm 1930, đầu những năm 1940, Panzer II liên tục tham chiến ở Ba Lan, Pháp, Bắc Phi và vùng Đông Âu gần Xô Viết và giành nhiều thắng lợi quan trọng cho quân Đức. Dù là xe tăng hạng nhẹ với tải trọng 8,9 tấn nhưng Panzer II nhiều lần đóng vai trò chủ lực trong các trận chiến với quân đồng minh. Phát xít Đức chế tạo 1.850 xe tăng loại này trong giai đoạn 1935 đến 1943.
Panzer II chính thức bị loại khỏi biên chế chiến đấu của quân đội Đức năm 1942. Sau đó, nó trở thành xe tăng trinh sát và tiếp tục chứng minh khả năng vượt trội. Cuối cùng, người ta sử dụng Panzer II để đào tạo tân binh. Đức ngừng chế tạo Panzer II trong năm 1943 nhưng khung gầm của nó tiếp tục được sản xuất để làm nền tảng cho pháo tự hành Wespe hay tăng pháo Marder II.
Xe tăng T-34 của Liên Xô
T-34 là xe tăng hạng trung của quân đội Liên Xô, chính thức được sản xuất trong từ năm 1940. Người ta sử dụng T-34 trong cuộc chiến chống lại quân đội phát xít Đức và giành nhiều thắng lợi quan trọng. Sau đó, T-34 tiếp tục chứng minh hiệu quả trong Chiến tranh Triều Tiên và Cách mạng Hungary năm 1956, các cuộc xung đột ở Trung Đông và châu Phi, cuộc chiến chống Mỹ tại Việt Nam và Chiến tranh Bosnia.
Nhung xe tang thay doi lich su nhan loai hinh anh 3
Xe tăng T-34 của Liên Xô.
Sự ra đời của T-34 là cuộc cách mạng trong thiết kế và chế tạo xe tăng toàn cầu. Nó là loại xe tăng hiệu quả và gây ảnh hưởng nhất Thế chiến II dù nhiều mẫu xe tăng vượt trội hơn T-34 về giáp và hỏa lực. T-34 là sự kết hợp tối ưu giữa khả năng bảo vệ, tính cơ động, sức mạnh hỏa lực và độ tin cậy. Liên Xô chế tạo 84.000 chiếc xe tăng loại này.
Vũ khí chính của T-34 là pháo F-34 cỡ nòng 76,2 mm. Hai vũ khí phụ là đại liên cỡ nòng 7,62 mm. Động cơ 500 mã lực cho phép T-34 di chuyển với vận tốc 53 km/h cùng phạm vi hoạt động 400 km. Ở thời điểm hiện tại, T-34 là loại xe tăng được sử dụng lâu nhất thế giới. Một vài mẫu T-34 vẫn đang được sử dụng.
M4 Sherman của Mỹ
M4 Sherman là xe tăng nổi tiếng nhất của quân đội Mỹ, ra đời trong Thế chiến II. Nó có hỏa lực mạnh, tốc độ nhanh và độ tin cậy cao trong khi chi phí sản xuất thấp và ngắn. Trong các trận chiến với quân Đức, M4 thường giành lợi thế trên chiến trường. Nó cũng hiện diện trong nội chiến Hy Lạp, chiến tranh Ả Rập - Do Thái, Ấn Độ - Pakistan, Ả Rập - Israel và Yom Kippur.
Nhung xe tang thay doi lich su nhan loai hinh anh 4
Tăng M4 Sherman của Mỹ.
Sự ra đời của M4 Sherman giúp quân đồng minh giành lại lợi thế trên chiến trường trước quân đội Đức. M4 đóng vai trò tích cực trong trận chiến Normandy vào mùa hè năm 1944 trước khi nó lăn xích trên toàn nước Pháp. M4 Sherman liên tục đánh bại những chiếc Tiger và Panther của phát xít Đức.
M4 Sherman có chiều dài 5,84 m, rộng 2,62 m, cao 2,74 m và nặng 30,3 tấn. Nó có khả năng di chuyển với vận tốc 38,5 km/h với phạm vi 200 km. Vũ khí chính của M4 Sherman là pháo cỡ nòng 75 mm cùng hai súng phụ. Quân đội Mỹ chế tạo hơn 50.000 chiếc M4 Sherman trong khi khung sườn của nó được dùng cho các loại xe bọc thép, xe kéo pháo…
Ảnh: Wikipedia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét