Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 28

 
MỘT MAI GIÃ TỪ VŨ KHÍ - Ca sĩ: THẾ SƠN

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
 
Vietnam War Music - Run Through The Jungle

------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
11 Trận chiến cuối cùng Tập 6 Phần 1 1 ĐỊa ngục



Hạm đội hùng hậu TQ bị hải quân Pháp "bắt nạt" như thế nào?

Thứ Tư, ngày 22/08/2018 00:30 AM (GMT+7)

Trung Quốc thời nhà Thanh từng dấn thân vào chiến tranh không chính thức với Pháp và phải nhận lấy kết cục thảm bại trên biển, dù lực lượng có phần hùng hậu hơn.

Hạm đội hùng hậu TQ bị hải quân Pháp "bắt nạt" như thế nào? - 1
Hải quân Pháp dễ dàng bẻ gãy sức chống cự của triều đình nhà Thanh.
134 năm trước, quan hệ Pháp-Trung Quốc (thời nhà Thanh do Từ Hi Thái hậu nắm quyền) trở nên căng thẳng, dẫn đến một cuộc chiến tranh không chính thức.
Chiến tranh Pháp-Thanh
Cuộc xung đột kéo dài 9 tháng được coi là bất phân thắng bại nhưng đã làm suy yếu chính quyền phong kiến nhà Thanh, khiến cho một quốc gia có số dân đông đảo, năng lực chiến đấu đáng kể lộ rõ sự yếu đuối.
Nguyên nhân nổ ra chiến tranh Pháp-Thanh nằm ở việc Pháp muốn mở rộng hoạt động thương mại và buôn bán sang Trung Quốc, cạnh tranh với người Anh.
Với việc Hong Kong rơi vào tay người Anh từ sau Chiến tranh nha phiến, con đường giao thương mà Pháp lựa chọn là thông qua phía bắc Việt Nam đến các tỉnh phía tây nam Trung Quốc.
“Người Pháp tin rằng họ cần phải mở rộng quyền kiểm sang miền bắc Việt Nam trước khi người Anh để mắt đến”, David Wilmshurst một sỹ quan hải quân Pháp ở thời kỳ đó từng nói.
Nhưng Trung Quốc thời nhà Thanh không chịu từ bỏ quyền kiểm soát và chi phối Việt Nam. Căng thẳng Pháp-Thanh đẩy lên cao trào sau khi quân Thanh đánh úp lực lượng Pháp trong trận Bắc Lệ, cách Lạng Sơn gần 30 km vào tháng 6.1884.

Hạm đội hùng hậu TQ bị hải quân Pháp "bắt nạt" như thế nào? - 2
Người Pháp thể hiện sự vượt trội trước Trung Quốc trên chiến trường.
22 lính Pháp chết và 60 người khác bị thương đã tạo nên làn sóng giận giữ ở Paris, yêu cầu chính quyền phải đáp trả. Nhà Thanh biết các nỗ lực ngoại giao đã thất bại nên âm thầm gia cố thành lũy, tăng cường phòng thủ tại các hải cảng chiến lược.
Nhà Thanh khi đó sở hữu hạm đội Nam Dương với quy mô hùng hậu nhất. Lực lượng chủ lực của hạm đội được đặt ở Thượng Hải, trong đó tàu tuần dương Kaiji được đánh giá mạnh nhất trong khu vực.
Tổng cộng cả hạm đội có 20 tàu chiến, trong đó có 5 tàu vỏ sắt và 2 tàu vỏ thép lượng giãn nước 2.200 tấn. Thiết giáp hạm Jinou trong hạm đội còn được châu Âu gọi là “cơn ác mộng của phương Tây”.
Đến tháng 7.1884, hạm đội Nam Dương được bổ sung thêm hai tàu tuần dương vỏ thép do Đức đóng mới, khởi hành từ Đức vào tháng 3.1884.
Năng lực chiến đấu đáng nể của hạm đội Nam Dương ở Thượng Hải khiến người Pháp phải cẩn trọng. Các chỉ huy Pháp cho rằng không nên liều tấn công vào trung tâm đầu não của hạm đội.
Thay vào đó, hải quân Pháp do Đo đốc Amedee Courbet chỉ huy quyết định nhắm vào hạm đội Phúc Kiến.
Hải quân Pháp “bẻ gãy” hạm đội nhà Thanh
Tháng 8.1884, hạm đội hùng hậu của Pháp bao gồm 7 tàu chiến và 2 tàu phóng lôi nổ súng tấn công các tàu Trung Quốc trên sông Min, cách Phúc Châu vài km.
Trận đánh diễn ra chỉ vỏn vẹn 30 phút là ngã ngũ, khiến cho nhiều người gọi đây là một cuộc thảm sát. Các tàu chiến Pháp đánh chìm 9 tàu chiến của nhà Thanh, bao gồm cả tàu được vũ trang hạng nặng.
Ngày hôm sau, tàu chiến Pháp pháo kích và phá hủy công xưởng quân Thanh. Tới ngày 25 tháng 8, hạm đội Pháp hướng ra biển, trên đường đi họ bắn phá và dễ dàng tiêu diệt tất cả các pháo lũy của nhà Thanh bố trí dọc theo bờ sông,
Hạm đội hùng hậu TQ bị hải quân Pháp "bắt nạt" như thế nào? - 3
Quân Thanh buộc phải ký với Pháp hòa ước và bồi thường chiến phí.
Trong suốt quãng thời gian diễn ra chiến dịch, hải quân Pháp chỉ để một tàu tuần dương ở ngoài khơi Thượng Hải, giám sát hoạt động của hạm đội Nam Dương. Trên thực tế, hạm đội mạnh nhất của nhà Thanh khi đó án binh bất động, thậm chí không chặn đường tàu tuần dương Pháp khi nó rút khỏi khu vực.
Sau trận Phúc Châu, hải quân Pháp tiếp tục tiến lên phía bắc, phong tỏa eo biển Đài Loan. Để phá vòng vây của quân Pháp, nhà Thanh điều hạm đội Nam Dương khởi hành từ Thượng Hải. Nhưng vì mâu thuẫn nội bộ trong chính quyền Thanh Triều mà lực lượng chặn đánh hải quân Pháp chỉ có 5 tàu chiến, bao gồm 3 tàu tuần dương.
Tới mãi tận giữa tháng 2 năm 1885, hạm đội quân Thanh mới đến vịnh Thạch Phổ và chạm trán hạm đội Pháp. Hạm đội Pháp với ưu thế vượt trội về hỏa lực khiến các tàu chiến quân Thanh rút lui.
Hai tàu nhỏ hơn không chạy kịp bị tàu chiến Pháp đánh chìm. 3 tàu tuần dương còn lại chạy về được đến Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang thì bị hải quân Pháp phong tỏa và không có bất kỳ một đóng góp quân sự gì cho tới khi chiến tranh kết thúc.
Trận đánh này cũng kết thúc xung đột Pháp-Thanh trên biển. Hải quân nhà Thanh với lực lượng hùng hậu chấp nhận để một lực lượng tàu chiến Pháp khá mỏng phong tỏa một khu vực trải dài từ bờ biển miền nam và tây nam Trung Quốc.
Đến tháng 9.1885, nhà Thanh phải ký với Pháp hiệp ước gây nhiều tranh cãi. Nhà Thanh không những bị tổn hại uy tín, tổn thất hạm đội Phúc Kiến, để cảng Phúc Châu bị phá hủy, kéo theo tổn thất về kinh tế nặng nề lên tới 100 triệu lạng bạc và phải bồi thường Pháp chiến phí 20 triệu lạng bạc.
Sau chiến tranh Pháp-Thanh, các nước phương Tây, bao gồm cả Mỹ và các nước láng giềng như Nga, Nhật Bản nhận thấy sự yếu kém của Trung Quốc thời nhà Thanh và bắt đầu lấn tới, đòi quyền lợi riêng.
______________________
Cuộc đối đầu giữa một siêu cường hải quân thời suy thoái như Trung Quốc với hải quân Nhật thời Minh Trị diễn ra như thế nào. Mời quý độc giả đón đọc bài dài kỳ tới vào rạng sáng ngày 23.8

Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)


Trận thảm bại trước quân Nhật khiến người TQ nuốt hận mãi trăm năm

Thứ Năm, ngày 23/08/2018 00:30 AM (GMT+7)

Trung Quốc thời nhà Thanh sở hữu hạm đội mạnh nhất châu Á nhưng đối thủ Nhật Bản thời Minh Trị từng bước trỗi dậy mạnh mẽ, dẫn đến cuộc chiến “một mất một còn”.

Trận thảm bại trước quân Nhật khiến người TQ nuốt hận mãi trăm năm - 1
Cuối thế kỷ 19, Trung Quốc dưới thời nhà Thanh từng bước bị phương Tây nhòm ngó, xâu xé. Sau hai thất bại trước người Anh và người Pháp, triều đình nhà Thanh dưới thời Từ Hi Thái Hậu vẫn còn rất mạnh bởi hạm đội Bắc Dương với 78 chiến thuyền, tổng lượng giãn nước 83.900 tấn.
Giai đoạn này cũng đánh dấu Thời kỳ Minh Trị cải cách vượt bậc của Nhật Bản. Đón nhận tinh hoa của nền văn minh phương Tây, nước Nhật từng bước vượt qua sự lạc hậu để hiện đại hóa quân đội, mua nhiều tàu chiến đóng của Pháp và Anh.
Hải quân Trung Quốc và Nhật Bản đối đầu nhau một trận quyết chiến trên biển Hoàng Hải được coi là điều tất yếu, giữa một Trung Quốc thống trị Đông Á và một Nhật Bản ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ.
Trận thảm bại của hạm đội hàng đầu châu Á
Nhận thấy sức mạnh của Trung Quốc thời nhà Thanh suy yếu, đặc biệt sau khi bị người Anh và Pháp đánh bại, Nhật Bản bắt đầu thể hiện ý đồ bá chủ.
Ở thời điểm đó, Hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc được coi là mạnh nhất châu Á và mạnh thứ 8 trên thế giới. Hạm đội còn được đánh giá là có vị thế và sức mạnh ngang bằng với các hạm đội hùng mạnh của phương Tây, vì sở hữu các tàu bọc thép mua từ Đức.

Mâu thuẫn Trung-Nhật lên đến đỉnh điểm vào ngày 4.6.1894, khi nhà Thanh lấy danh nghĩa diệt trừ phản loạn, đưa quân tiến vào Triều Tiên. Đáp trả lại hành động này, Nhật Bản cũng đưa 8.000 lính viễn chinh đổ bộ lên bán đảo.
Chỉ trong chưa đầy một tháng, quân Nhật bắt giữ vua Triều Tiên, thay bộ máy cầm quyền bằng những người thân Nhật. Trên đà thắng lợi, Nhật Bản tiếp tục tiến quân lên phía bắc.
Trận thảm bại trước quân Nhật khiến người TQ nuốt hận mãi trăm năm - 2
Hạm đội Bắc Dương từng sở hữu thiết giáp hạm uy lực mua từ Đức.
Tại trận Phong Đảo diễn ra vào ngày 25.7.1894 trong vịnh Asan (Hàn Quốc ngày nay), tàu chiến Nhật tấn công dữ đội các tàu Trung Quốc, đánh chìm nhiều chiến hạm đối phương mà không phải chịu bất kỳ một tổn thất nào.
Hai tháng sau, Nhật Bản tiếp tục đánh chiếm Bình Nhưỡng, đẩy lùi quân Thanh tới tận sông Áp Lục. Đó là lúc mà hạm đội uy lực của Nhật Bản với các tàu chiến thế hệ mới tiến sâu vào trong lãnh hải Trung Quốc.
Đến lúc này, đại thần nhà Thanh là Lý Hồng Chương mới ra lệnh cho Hạm đội Bắc Dương xuất kích. Xét về sức mạnh, hạm đội nhà Thanh chiếm ưu thế đáng kể nhờ 2 thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn.
Hai thiết giáp hạm này bọc giáp dày đáng kể, gần như miễn nhiễm với mọi loại đại bác cỡ nhỏ trang bị trên tàu Nhật Bản. Tuy vậy, hạm đội Liên hợp của Nhật đã thể hiện tư duy chiến thuật vượt trội, khi tận dụng các tàu nhỏ hơn che chắn để tàu pháo đứng sau khai hỏa.
Trận hải chiến kéo dài suốt cả ngày 17.9.1894 kết thúc với phần thắng thuộc về người Nhật. Hạm đội Bắc Dương bị đánh chìm 5 tàu, bao gồm tàu tuần dương Zhiyuen, Jingyuan, Chaoyong, Yangwei và một tàu cỡ nhỏ Kwan Chia, trong khi những chiến còn lại bỏ chạy về căn cứ.
Phía Nhật cũng tổn thất 4 tàu chiến nhưng sức chiến đấu ngày càng tăng lên. Đại thần nhà Thanh Lý Hồng Chương khi đó không còn dám “tất tay” với toàn bộ hạm đội.
Trung Quốc nuốt mối hận ngàn thu
Trận thảm bại trước quân Nhật khiến người TQ nuốt hận mãi trăm năm - 3
Kỳ hạm Matsushima của hải quân Nhật không được trang bị những khẩu pháo uy lực như của Trung Quốc.
Sang đến năm 1895, hạm đội Nhật đánh thẳng vào Uy Hải Vệ, căn cứ của Hạm đội Bắc Dương. Lính viễn chinh Nhật đổ bộ chiếm các pháo đài Trung Quốc, tạo thế gọng kìm khiến các tàu của Hạm đội Bắc Dương không còn đường thoát.
Soái hạm Định Viễn cùng các tàu cỡ lớn bị đánh chìm trong khi thiết giáp hạm Trấn Viễn bị quân Nhật tịch thu. Hạm đội Bắc Dương coi như bị xóa sổ kể từ đó.
Bình luận về nguyên nhân thất bại, các nhà sử học ngày nay đều đồng ý rằng nhà Thanh sở hữu hạm đội mạnh bậc nhất, vũ khí thậm chí còn vượt trội so với quân Nhật nhưng sức chiến đấu quá yếu kém.
Kỳ hạm Matsushima của Nhật chỉ được trang bị duy nhất một khẩu pháo 320mm, trong khi thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn sở hữu tổng cộng 8 khẩu pháo 305mm.
Bên cạnh đó, các tàu Trung Quốc hầu như không được cấp đạn thật huấn luyện, trong khi số đạn dự trữ không nhiều, không đủ để chiến đấu dài hơi. 8 khẩu pháo 305mm trên 2 thiết giáp hạm chỉ có 300 viên đạn, không đủ chiến đấu trong một ngày.
Trận thảm bại trước quân Nhật khiến người TQ nuốt hận mãi trăm năm - 4
5 tàu chiến của Hạm đội Bắc Dương bị hải quân Nhật đánh chìm trong một ngày.
Kế hoạch thay thế các khẩu pháo 305mm bằng loại pháo 305mm kiểu mới, có tốc độ bắn cao hơn và chính xác hơn được đề ra từ năm 1892, nhưng không bao giờ trở thành hiện thực.
Nhiều quả đạn pháo thậm chí còn bị nhồi mạt cưa và nước chứ không phải thuốc nổ, theo tài liệu chép lại của tác giả Sarah C.M. Paine, trong cuốn sách Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895). Cá biệt có trường hợp hai khẩu pháo 250mm trên tàu chiến của hạm đội bị đem ra ngoài bán lấy tiền tiêu xài.
Thất bại nặng nề trong 8 tháng giao chiến khiến nhà Thanh phải ký hòa hước với Nhật Bản, chấm dứt tầm ảnh hưởng ở Triều Tiên. Nhà Thanh phải nhượng đảo Đài Loan và nhiều vùng đất khác cho Nhật, bồi thường chiến phí khổng lồ.
Ngược lại, chiến thắng trước Trung Quốc tạo cơ hội để hải quân Nhật tích lũy kinh nghiệm, láy tiền chiến phí bổ sung thêm lực lượng. Người Nhật còn tiếp tục đánh bại Đế quốc Nga trong cuộc chiến năm 1904-1905 để thay thế Trung Quốc, trở thành nước có lực lượng hải quân hàng đầu châu Á.
Người Trung Quốc ngày nay không mấy ưa Nhật Bản, một phần vì những vụ đụng độ mà họ phải chuốc lấy phần thất bại, trong đó có trận thủy chiến nổi tiếng nói trên.
_____________________
Một quyết định sai lầm của Từ Hi Thái Hậu đã khiến liên quân 8 nước phương Tây và Nhật Bản chiếm quyền kiểm soát Bắc Kinh suốt một năm. Bài dài kỳ tới sẽ điểm lại sự kiện cay đắng đối với người Trung Quốc này.

Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt


Trận liên quân 8 nước phương Tây tấn công khiến thủ đô TQ thất thủ

Thứ Sáu, ngày 24/08/2018 00:30 AM (GMT+7)

Quyết định sai lầm của Từ Hi Thái Hậu cuối thời nhà Thanh khiến Trung Quốc đối đầu với liên quân 8 nước, để rồi phải chịu khoản chiến phí khổng lồ, khiến cuộc sống người dân thêm lầm than.

Trận liên quân 8 nước phương Tây tấn công khiến thủ đô TQ thất thủ - 1
Quân phương Tây với vũ khí vượt trội đánh bại Nghĩa Hòa Đoàn và quân Thanh triều.
Cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, triều đình nhà Thanh trở nên bất lực trước sự can thiệp của nước ngoài, đặc biệt là phương Tây. Đó là thời điểm phong trào Nghĩa Hòa Đoàn trỗi dậy, với khẩu hiệu “ủng hộ Thanh triều, tiêu diệt người Tây”.
Nội bộ nhà Thanh khi đó một phần ủng hộ Nghĩa Hòa Đoàn, một phần tỏ ra nhún nhường phương Tây để Từ Hi Thái Hậu có thể tiếp tục nắm quyền. Do đó, nhà Thanh làm ngơ để Nghĩa Hòa Đoàn tập hợp lực lượng, sát hại người nước ngoài, chủ yếu ở khu vực xung quanh Bắc Kinh.
Tuyên chiến phương Tây
Đến giữa năm 1900, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn trở nên mạnh mẽ với hơn 100.000 người. Đó là thời điểm mà các đại thần trong triều Thanh truyền tai nhau về khả năng phương Tây muốn “phế truất Từ Hi Thái Hậu, chuyển giao quyền lực cho người khác”.
Đại thần nhà Thanh khi đó là Vinh Lộc đã mật báo lên Hoàng Thái Hậu. Trong bối cảnh người phương Tây tùy nghi hoạt động ở Trung Quốc, không tuân theo mệnh lệnh của chính quyền phong kiến, Thái Hậu càng tin việc mình bị phế truất chỉ còn là vấn đề thời gian.

Từ Hi Thái hậu khi đó nhận được sự ủng hộ của các đại thần trong triều, cam kết tận trung đến cùng. Thái hậu được cho là đã nói rằng: "Chiến đấu cũng chết, không chiến đấu cũng chết, đợi cũng chết, vậy thì do dự gì nữa mà không đánh".
Theo các nhà sử học, thông tin phương Tây muốn lật đổ Từ Hi Thái Hậu thực chất không chính xác. Chỉ là nhận định một chiều từ một tờ báo bằng tiếng Anh xuất bản ở Thượng Hải. Người phương Tây khi đó thực chất đã được trao rất nhiều quyền lợi kể từ Chiến tranh Nha phiến.
Trận liên quân 8 nước phương Tây tấn công khiến thủ đô TQ thất thủ - 2
Lính thủy đánh bộ Mỹ ở Bắc Kinh.
Chính quyền nhà Thanh khi đó gần như chỉ còn là bù nhìn không nắm thực quyền. Nhưng với quyết định ngả hẳn về Nghĩa Hòa Đoàn, 100.000 quân Thanh đã hợp sức cùng hơn 100.000 thành viên Nghĩa Hòa Đoàn nhằm “quét sạch bóng dáng người nước ngoài ở Bắc Kinh”.
Liên quân 8 nước xâu xé Trung Quốc
Trước khi quân nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn tiến vào Bắc Kinh, lực lượng nước ngoài đã được tăng cường ở khu tòa công sứ và các cơ sở khác của người phương Tây.
Ngày 31.5.1900, một lực lượng viễn chinh gồm 56 lính Thủy quân lục chiến Mỹ được triển khai đến Bắc Kinh. Họ cùng với khoảng 350 lính ngoại quốc khác hình thành một vành đai phòng thủ bên ngoài. Tòa công sứ khi đó có 473 nhân viên ngoại giao phương Tây trú ẩn và sau đó là hàng ngàn người Trung Quốc theo Công giáo.
Từ đầu tháng 6.1900, quân nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn bắt đầu tấn công dữ dội vào khu tòa công sứ. Thủy quân lục chiến Mỹ cùng binh sĩ các nước khác cố gắng chống cự, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công.
Thủy quân lục chiến Mỹ và Đức khi đó trấn giữ tường thành Tartar cao hơn 13 mét ở mạn phía nam của tòa công sứ. Đây được coi là nơi trọng yếu nhất vì từ đây có thể quan sát rõ ràng tình hình trên chiến trường. Quân Thanh và Nghĩa Hòa Đoàn liên tục dùng đại bác và các loại hỏa lực công phá vị trí này, đồng thời dựng lên một hệ thống chướng ngại vật ngày càng áp sát tường thành.
Ngày 2.7, lực lượng phòng thủ của Đức bị đẩy lùi. Có thời điểm quân Trung Quốc chỉ cách tường thành vài mét. Trong tình thế “nước sôi lửa bỏng”, lính thủy đánh bộ Mỹ mở cuộc phản công.
Trận liên quân 8 nước phương Tây tấn công khiến thủ đô TQ thất thủ - 3
Nhóm binh sĩ phương Tây quyết tử thủ ở tòa công sứ.
2 giờ sáng hôm sau, dưới trời mưa tầm tã, đại úy John Twiggs Myers dẫn đầu lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ cùng một nhóm nhỏ binh sĩ Anh, Nga tấn công vào các vị trí của quân nổi dậy bên ngoài tường thành.
Choáng váng vì bị tấn công bất ngờ, quân nổi dậy tuy đông nhưng chỉ là những thành phần ô hợp, nhanh chóng vỡ trận, hò nhau tháo chạy.
Trong suốt thời gian 55 ngày bị vây hãm, Thủy quân lục chiến Mỹ cùng quân đội các nước khác đã  cầm cự trước những cuộc tấn công liên tiếp của Nghĩa Hòa Đoàn và quân triều đình trong môi trường tác chiến đô thị.
Họ hiểu rằng nếu thất bại, chính bản thân các binh sĩ và người phương Tây trong khu tòa công sứ có thể sẽ bị mất mạng.
Trong khi đó, lực lượng liên hợp bao gồm quân đội 8 nước lên tới 55.000 người, trong đó lớn nhất là Nhật Bản (20.300 người) đổ bộ vào đất liền và chiếm được Thiên Tân, thành phố cảng phía Đông Bắc Trung Quốc vào ngày 14.7.
Đến ngày 4.8, khoảng một nửa trong số đội quân liên hợp bắt đầu hành trình dài 120km tiến đến Bắc Kinh. Đối đầu trên đường đi là 70.000 quân triều đình và 50-70.000 quân Nghĩa Hòa Đoàn. Đội quân liên hợp dù quân số ít hơn nhưng rất thiện chiến, chỉ gặp phải những ổ kháng cự nhỏ.
Trận liên quân 8 nước phương Tây tấn công khiến thủ đô TQ thất thủ - 4
Lực lượng liên quân 8 nước duyệt binh ở Bắc Kinh sau khi đánh bại quân triều đình.
Đến ngày 14.8, đội quân liên hợp mở cuộc tấn công quyết định vào Bắc Kinh. Quân Thanh và Nghĩa Hòa đoàn thất thủ chỉ trong vòng chưa đầy một ngày. Đến chiều cùng ngày, binh sĩ Anh là những người đặt chân đến tòa công sứ đầu tiên.
Về phần Từ Hi Thái Hậu, bà đã cùng đoàn tùy tùng rời Tử Cấm Thành đến Tây An lánh nạn. Người ta nhìn thấy Thái Hậu mặc trang phục của một nông dân cùng Hoàng đế Quang Tự trèo lên ba chiếc xe bò bằng gỗ rời khỏi Bắc Kinh, theo cuốn sách "Vây hãm Bắc Kinh: Chuyện về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900", xuất bản ở Anh năm 1999.
Từ Hi Thái Hậu nhường quyền kiểm soát Bắc Kinh cho phương Tây trong hơn một năm, cho đến khi ký kết hòa ước vào năm 1901.
Hòa ước bao gồm các điều khoản có lợi cho phương Tây, buộc nhà Thanh phải bồi thường 450 triệu lạng bạc trong 39 năm, với mức lãi suất 4%/năm. Con số 450 triệu tương đương với dân số Trung Quốc thời điểm đó, tức là mỗi người phải trả 1 lạng.
Tính ra Trung Quốc phải trả 668 triệu lạng bạc từ năm 1901-1939, tương đương 61 tỷ USD theo tỷ giá năm 2010. Thất bại năm 1900 trước liên quân 8 nước gây ra những hậu quả sâu rộng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thanh sau đó 12 năm.

Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét