Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 86
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lịch Sử Samsung - Niềm Kiêu Hãnh Của Hàn Quốc Và Câu Chuyện Khởi Nghiệp Từ Những Thất Bại
Trận tử thủ bi tráng của 123 lính Ấn Độ trước 5000 quân TQ
Thứ Bảy, ngày 22/07/2017 19:01 PM (GMT+7)
Chiến tranh biên giới Ấn-Trung 1962
được coi là sự kiện đáng quên của Ấn Độ, nhưng trong trận chiến không
cân sức ấy, những người lính Ấn Độ đã làm nên điều thần kỳ.
Thất bại trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962 là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Ấn Độ hiện đại hóa quân đội.
Chiến tranh biên giới Trung-Ấn nổ ra ngày 20.10.1962 đánh dấu đợt tiến quân ồ ạt của Trung Quốc trên khắp các khu vực tranh chấp với Ấn Độ. Cuộc chiến không cân sức
Quân Trung Quốc tiến qua cao nguyên Aksai Chin hướng đến khu vực
Ladakh, nơi có cao điểm chiến lược Rezang La. Nếu sân bay quân sự
Chunsul đặt ở khu vực này thất thủ, Ấn Độ hoàn toàn có thể để mất cả
Ladakh vào tay người Trung Quốc
Trách nhiệm phòng thủ cứ điểm quan trọng nhất ở Ladakh đặt lên vai
123 người lính Ấn Độ thuộc 2 tiểu đoàn bộ binh do thiếu tá Shaitan Singh
chỉ huy.
Nhóm binh sĩ Ấn Độ đóng quân từ tháng 9 và đến ngày 18.12.1962, họ
phải chiến đấu chống quân Trung Quốc trong một trận đánh không cân sức.
Đó là một ngày Chủ nhật lạnh cóng và nhiệt độ có lúc xuống đến âm 40
độ C. Một vết nhỏ ở bàn tay trong điều kiện thời tiết như vậy cũng sẽ
khiến cả bàn tay bị buộc phải cắt bỏ.
Địa hình đồi núi khiến cho Ấn Độ rất khó khăn trong việc điều quân tiếp viện.
Con người thông thường không thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ như
vậy trong thời gian dài nhưng các binh sĩ Ấn Độ vẫn phải chiến đấu bảo
vệ lãnh thổ.
Để mất cao điểm Rezang La, nơi cao hơn mực nước biển tới 4.800 mét,
đồng nghĩa với việc Ấn Độ sẽ không thể tiếp cận Ladakh từ phía đông bắc.
3 giờ 30 phút sáng, 5.000-6.000 quân Trung Quốc tấn công Rezang La
dưới sự yểm trợ của pháo binh. Lực lượng Trung Quốc được trang bị hỏa
lực cực mạnh bao gồm súng máy, súng cối, rocket 120mm, súng không giật
75mm và 57mm chuyên dùng để tấn công lô cốt quân sự.
Khi thiếu tá Shaitan Singh nhận ra đợt tấn công của quân Trung Quốc,
ông đã gọi điện cho trung tâm chỉ huy và yêu cầu chi viện. Shaitan nói
qua radio rằng ông và người của mình sẽ cố thủ cho đến khi quân tiếp
viện đến.
Tuy nhiên, yêu cầu chi viện bị bác bỏ bởi Ấn Độ không sẵn sàng dùng máy bay vận tải đem vũ khí và nhân lực đến Rezang La. Sở chỉ huy còn yêu cầu Shaitan rút người của mình khỏi khu vực để tránh thương vong.
Thiếu tá Shaitan Singh trả lời rằng ông sẽ không rời Rezang La và quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
Trong thông điệp cuối cùng với binh sĩ dưới quyền, Shaitan nói:
“Rezang La nuôi sống chúng ta nhiều năm qua, đến lúc chúng ta phải bảo
vệ nơi này. Tôi yêu cầu mọi người giữ vững vị trí và chiến đấu bảo vệ
Rezang La”. Trận tử thủ vĩ đại của người Ấn Độ
Trong bối cảnh hàng ngàn quân Trung Quốc áp sát cứ điểm phòng thủ của
123 lính Ấn Độ, thiếu tá Shaitan Singh ra lệnh cho mọi người bình tĩnh
và không phung phí đạn dược.
Chỉ đến khi quân Trung Quốc đến gần, binh sĩ Ấn Độ mới đồng loạt nã súng khiến đối phương bất ngờ.
Ram Kumar là một trong số ít người lính Ấn Độ sống sót sau trận Rezang La.
Nguồn tin của quân đội Ấn Độ kể lại rằng, binh sĩ Trung Quốc đã gọi
điện về trung tâm chỉ huy, thông báo “về tin tình báo sai lệch và chúng
tôi chỉ còn cách Rezang La vài mét. Dường như có tới 3.000 quân Ấn Độ cố
thủ ở đây”.
Quân Trung Quốc mặc dù chịu thương vong lớn nhưng được hỗ trợ đạn
dược và tăng cường binh lực nên tiếp tục tấn công không ngừng nghỉ trong
suốt 5 giờ đồng hồ.
Đại úy Ramchander Yadav, một trong 6 người sống sót bên phía Ấn Độ kể
lại rằng quân Trung Quốc dường như không hề biết sợ. “Họ tấn liên tục
tấn công dù bị đẩy lùi 2 lần”.
Đến khi cạn kiệt đạn dược, những người lính Ấn Độ phải chiến đấu bằng dao và lưỡi lê.
Yadav nói người lính tên Naik Ram Singh từng là một đô vật. Anh ta
dùng dao giết tất cả những kẻ địch lao đến gần cho đến khi bị bắn vào
đầu.
Bản thân thiếu tá Shaitan Singh là một trong những người chiến đấu
anh dũng nhất. Ông cướp được khẩu súng máy tự động của quân Trung Quốc
và nã đạn không ngừng nghỉ cho đến khi gục ngã.
Yadav kể lại rằng thi thể Shaitan đầy những vết đạn. Tay vị thiếu tá này vẫn giữ vững cò súng đến giây phút cuối cùng.
Yadav nói ông là người được Thiếu tá Shaitan Singh ra lệnh trở về sở
chỉ huy để kể lại về những gì đã xảy ra ở Rezang La và cách những người
lính Ấn Độ chiến đấu anh dũng đến chết như thế nào.
Trong số 123 người cố thủ ở Rezang La, 114 người chết, 8 người bị bắt
làm tù binh còn ông Yadav về được đến sở chỉ huy vào 1 giờ chiều ngày
hôm sau (19.11.1962).
Nơi tưởng niệm những người lính Ấn Độ ngã xuống trong trận Rezang La.
Điều thần kỳ là những tù binh này đều trốn thoát trở về Ấn Độ không lâu sau chiến tranh.
Ở Rezang La ngày nay có đặt một tấm bia tưởng niệm nhỏ, ghi nhớ công
lao của những người lính chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ lãnh
thổ. Tấm bia viết rõ thương vong của phía Trung Quốc vào khoảng 1.300
người.
Trả lời phỏng vấn trên India Express, Yadav từng nói: “Không ai tin
chúng tôi đã tiêu diệt nhiều quân địch đến vậy. Nhưng đó là sự thật”.
Yadav nói xác quân Trung Quốc nằm la liệt khắp nơi và đơn vị của ông chỉ chịu thua vì cạn kiệt đạn dược.
Trận tử thủ lịch sử này từng được Bollywood dựng thành phim năm 1964
và ca khúc Kar Chale Hum Fida trong phim khiến nhiều người Ấn Độ rơi
nước mắt.
Đến ngày 21.11.1962, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố đạt được mục đích trong cuộc chiến tranh biên giới và rút quân.
Ladakh ngày nay trở thành điểm du lịch nổi tiếng của những người ưa
mạo hiểm. Khách du lịch cũng được phép đến tham quan nơi 123 người lính
Ấn Độ từng tử chiến năm xưa.
_____________
Sau
thất bại trong chiến tranh biên giới Ấn-Trung năm 1962, Ấn Độ từng đáp
trả khiến Trung Quốc không dám gây hấn ở khu vực tranh chấp. Bài viết
xuất bản ngày 23.7 sẽ tập trung khai thác sự kiện này.
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)
80.000 quân TQ từng tràn qua biên giới, đánh sâu vào Ấn Độ
Thứ Sáu, ngày 21/07/2017 19:00 PM (GMT+7)
Mâu thuẫn biên giới lên tới đỉnh điểm
khi 80.000 quân Trung Quốc tràn vào Ấn Độ, mở đầu chiến tranh biên giới
Trung-Ấn năm 1962.
Ảnh minh họa.
Khi hai quốc gia hùng mạnh không thể đạt được sự đồng thuận về vấn đề biên giới, rắc rối xảy ra. Đó là trường hợp của Trung Quốc và Ấn Độ vào tháng 10.1962.
Cao nguyên Aksai Chin một trong hai khu vực tranh chấp căng thẳng
giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Khu vực này nối Tây Tạng với tỉnh Tân Cương
của Trung Quốc. Ấn Độ cứng rắn với Trung Quốc
Căng thẳng Trung-Ấn bắt đầu từ năm 1959, khi Ấn Độ phát hiện ra việc
Trung Quốc bí mật xây đường cao tốc nối Tây Tạng với Tân Cương, thông
qua lãnh thổ Ấn Độ ở cao nguyên Aksai Chin.
Đáp trả Trung Quốc, Thủ tướng Ấn Độ khi đó là Jawaharlal Nehru ra
lệnh tăng cường binh sĩ đến khu vực. Các nhóm binh sĩ Ấn Độ từ 5-10
người tiến vào vùng lãnh thổ tranh chấp và lập tiền đồn ở đây.
Xung đột nhỏ lẻ nổ ra giữa hai bên khiến quân đội Ấn Độ đề xuất
chuyển 7 tiểu đoàn từ biên giới Pakistan sang tăng viện. Tuy nhiên,
chính phủ đã bác bỏ đề xuất này và ra lệnh tiếp tục lập tiền đồn.
Cựu đại tá Ấn Độ Anil Athale nhận định, Trung Quốc không có ý định
chiếm thêm đất. Nhưng Ấn Độ buộc phải có hành động cụ thể trước sức ép
từ người dân. Trong khi đó, quân đội đề xuất cần phải xây dựng cơ sở
quân sự kiên cố ở Aksai Chin để đề phòng.
Tình hình biên giới trở nên phức tạp khi Trung Quốc gửi thông điệp
tới Ấn Độ, nhấn mạnh rằng quân đội nước này chiếm ưu thế ở biên giới và
New Delhi tốt nhất là nên tránh việc kích động chiến tranh.
Binh sĩ Ấn Độ chiến đấu trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1962.
Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ cho rằng chiến lược lập tiền đồn là một
thành công, khiến Trung Quốc phải kiềm chế trong 2 năm qua. “Chúng ta
phải giương cao lá cờ của mình”, đó là mệnh lệnh.
Ngày 14.10.1962, Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản
Trung Quốc đăng tải bài xã luận, nhắc nhở độc giả về khả năng một cuộc
tấn công nhằm vào Ấn Độ xảy ra. “Những tuyên bố của Thủ tướng Nehru chỉ
càng khiến cho Trung Quốc sẵn sàng tấn công Ấn Độ”.
Hai ngày sau đó, khủng hoảng tên lửa Cuba nổ ra khi Liên Xô tìm cách
đưa vũ khí hạt nhân đến Cuba. Giới chuyên gia cho rằng, Trung Quốc có
thể đã tính toán về việc Mỹ phải tập trung giải quyết căng thẳng mà
không thể giúp Ấn Độ.
Chuyên gia tình báo hàng đầu của Mỹ, Bruce Riedel từng nhận định, mục
tiêu tiến quân của Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông khi đó ngoài vấn
đề lãnh thổ còn nhằm làm bẽ mặt Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, đồng
thời chứng tỏ sức mạnh với Tổng thống Mỹ John F.Kennedy và lãnh đạo Liên
Xô Nikita Khrushchev. Quân Trung Quốc tràn qua biên giới
Ngày 20.12.1962, 80.000 quân Trung Quốc mở hai đợt tấn công đồng thời
cách nhau 1.000km. Lực lượng Ấn Độ trấn giữ biên giới chỉ khoảng
10.000-12.000 người.
Cuộc chiến kéo dài một tháng trong điều kiện khắc nghiệt ở độ cao
trên 4.250 m, thời tiết giá lạnh và hai bên đều không sử dụng không
quân.
Binh sĩ Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1962.
Quân Trung Quốc tấn công với quân số đông gấp nhiều lần lại sử dụng
súng trường tự động trong khi Ấn Độ chỉ có những khẩu súng bắn từng phát
một lỗi thời nên dễ dàng chiếm ưu thế.
Ở mặt trận phía đông, quân Trung Quốc mở đợt tấn công vào phía nam bờ
sông Namka Chu. Một tiểu đoàn Ấn Độ không thể chống đỡ 3 trung đoàn
Trung Quốc và thất thủ sau vài giờ.
Lực lượng Ấn Độ dự định tập kích khi quân Trung Quốc tiến qua 5 chiếc
cầu bắc qua sông. Nhưng phía Trung Quốc đã dự tính trước, dồn pháo kích
từ sáng sớm đồng thời tấn công từ nhiều hướng khiến quân Ấn Độ bỏ chạy
khỏi chiến hào.
Lực lượng Ấn Độ phòng thủ biên giới cũng không thể gọi điện yêu cầu
chi viện vì đường dây liên lạc bị cắt đứt. Nhiều binh sĩ Ấn Độ phải chạy
qua Bhutan để thoát thân vì quân Trung Quốc không vượt qua ranh giới
này.
Tại những điểm nóng giao tranh khác, quân Ấn Độ hầu như chỉ kháng cự yếu ớt trước khi đồng loạt bỏ chạy.
Ở mặt trận phía tây trên cao nguyên the Aksai Chin, Trung Quốc dễ
dàng nắm quyền kiểm soát các khu vực tranh chấp. Lực lượng Ấn Độ cố thủ
tại các cứ điểm hầu hết đều bị tiêu diệt hoặc bắt làm tù binh.
Đến ngày 24.10, quân Trung Quốc xộc thẳng vào lãnh thổ Ấn Độ, tiến
sâu thêm 16km trước khi nhận lệnh tạm thời ngừng tấn công từ Thủ tướng
Chu Ân Lai. Phía Trung Quốc gửi thư yêu cầu phân địch lại biên giới
tranh chấp.
Ấn Độ bác bỏ đề nghị này khiến chiến sự quay trở lại vào ngày 14.11.
Giao tranh nổ ra ác liệt nhất tại Rezang La, khi 123 binh sĩ Ấn Độ tiêu
diệt 1.300 quân đối phương.
Sau trận đánh này, quân Ấn Độ dù chiến thắng nhưng vẫn phải rút gần
hết khỏi cao nguyên Aksai Chin. Điểm xa nhất mà quân Trung Quốc tới được
là ngoại ô thành phố Tezpur, bang Assam, nằm sâu trong biên giới Ấn Độ
50km.
Bản đồ
minh họa điểm nóng tranh chấp biên giới Trung-Ấn. Cao nguyên Aksai Chin
rơi vào tay Trung Quốc sau chiến tranh biên giới năm 1962.
Chính quyền địa phương ra lệnh cho người dân sơ tán trong khi quan
chức ở lại để phá hủy các tài liệu và kho dự trữ tiền mặt đề phòng khả
năng rơi vào tay Trung Quốc.
Trước nguy cơ thảm bại, Thủ tướng Ấn Độ Nehru đã phải cầu cứu Mỹ. Ông
yêu cầu người đồng cấp Kennedy điều chiến đấu cơ và máy bay vận tải đến
hỗ trợ quân Ấn Độ. New Delhi còn muốn có thêm 2 phi đội oanh tạc cơ
B-47 để dội bom Tây Tạng.
Đáp lời, Tổng Thống Mỹ Kennedy khi đó đã ra lệnh điều đội tàu sân bay
áp sát Ấn Độ vào ngày 19.11. Chuyên gia Riedel nhận định, đây là một
trong những nguyên nhân chính khiến Trung Quốc vội tuyên bố ngừng bắn và
rút quân vào ngày 21.11.
Thiệt hại đối với Ấn Độ sau một tháng giao tranh là khá nặng nề. Ước
tính 1.383 binh sĩ thiệt mạng, 1.047 người bị thương, 1.696 người mất
tích và gần 4.000 lính bị bắt làm tù binh. Thương vong bên phía Trung
Quốc ước tính hơn 2.300 người.
Chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962 được coi là thắng lợi đối với
Trung Quốc bởi Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát cao nguyên Askai Chin (rộng
gần 38.000km2) đến tận ngày nay, kết nối Tây Tạng với Tân Cương.
Sau chiến tranh, Ấn Độ phải đánh giá lại mối đe dọa từ Trung Quốc và cương quyết đi theo con đường phát triển vũ khí hạt nhân.
Về phần mình, mỗi khi xảy ra căng thẳng biên giới, Bắc Kinh đều nhắc nhở New Delhi về “bài học năm 1962”.
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)
Chuyện hai đặc công Việt Nam đánh chìm tàu sân bay Mỹ
Thứ Bảy, ngày 07/07/2018 13:00 PM (GMT+7)
Hai đặc công Việt Nam bí mật xâm nhập
vào cảng Sài Gòn, mỗi người mang theo 40kg thuốc nổ và các bộ phận cần
thiết để tạo nên hai quả bom hẹn giờ
Tàu sân bay USNS Card neo tại cảng Sài Gòn.
Tạp chí Mỹ National Interest mới đây đã đăng bài về sự kiện hai
đặc công Việt nam đánh chìm tàu sân bay Mỹ ngày 2.5.1964. Chúng tôi xin
lược dịch bài viết này.
Theo National Interest, mục tiêu của hai đặc công Việt Nam chính là
tàu sân bay lớn nhất của Mỹ neo tại cảng Sài Gòn vào ngày 2.5.1964.
Tàu sân bay USNS Card vốn là tàu hộ tống chuyên chở máy bay săn ngầm
hoạt động ở Bắc Đại Tây Dương trong Thế Chiến 2. Tàu được cải tiến trở
thành tàu sân bay chuyên chở máy bay chiến đấu, trực thăng.
USNS Card dài 151 mét, rộng 34 mét, lượng giãn nước tối đa 16.500
tấn. Tàu neo tại cảng Sài Gòn khi đó chở theo 39 máy bay và nhiều trang
thiết bị vũ khí khác.
Sự xuất hiện của tàu sân bay USNS Card được coi là cam kết của Mỹ trong việc leo thang Chiến tranh Việt Nam sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1961.
Theo National Interest, chiến sỹ đặc công Ba náo (Lâm Sơn Náo) từng
là nhân viên bảo trì tại cảng Sài Gòn ở thời điểm vụ tấn công xảy ra.
Công việc này thực chất chỉ là vỏ bọc để ông thu thập thông tin tình
báo, che giấu khối thuốc nổ và chuẩn bị phương án tấn công.
Theo kế hoạch, Ba Náo đưa một chiến sĩ trẻ đi cùng vào tối ngày 1.5.
Hai người chèo xuồng từ Kinh Tẻ băng sông Sài Gòn về phía Thủ Thiêm, từ
đó vượt sông hướng về phía cảng Sài Gòn.
Trải qua nhiều khó khăn để tới được cảng Sài Gòn, trong đó có cả việc
bị lính địch chặn hỏi, hai người lính đặc công khéo léo vượt qua và
chèo xuồng vào đường cống. Đi được khoảng 300 mét thì nước cạn, hai
người nhảy xuống vác thuốc nổ đi về phía chiếc tàu sân bay Mỹ đang cập ở
bờ cảng.
USNS Card thuộc lớp tàu sân bay Bogue. Ảnh minh họa.
Tại đây, hai chiến sỹ đặc công dành khoảng một giờ dưới nước để lắp
đặt hai quả bom hẹn giờ nặng 40kg. Vị trí đặc bom được tính toán kỹ
lưỡng để nước có thể tràn ngập vào khoang động cơ.
2 giờ sáng ngày 2.5.1964, quả bom phát nổ khiến tàu USNS Card chìm
dần xuống sông Sài Gòn. Vụ nổ tạo ra hố rộng ở khoang động cơ, nhấn chìm
con tàu từng sống sót qua đợt tấn công của tàu ngầm U-boat Đức trong
Thế chiến 2.
Nhiều nhân viên quân sự Mỹ trên tàu thiệt mạng và 24 máy bay chìm
theo tàu. Mỹ coi USNS Card tàu sân bay cuối cùng bị đánh đắm trong một
cuộc chiến tranh cho đến nay.
Sau chiến công lịch sử này, Lâm Sơn Náo được tặng thưởng Huân chương
Quân công giải phóng hạng ba. Hai chiến sỹ giúp vận chuyển thuốc nổ vào
thành phố được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.
USS Card sau này được “vinh danh” trên con tem của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với tên gọi “Hàng không mẫu hạm Mỹ bị đánh”.
Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson khi đó muốn sự kiện tàu sân bay Mỹ bị
đánh chìm nhanh chóng chìm vào quên lãng. Chính phủ Mỹ phủ nhận thông
tin có tàu chìm ở cảng Sài Gòn và nói với công chúng rằng tàu sân bay
USNS Card chỉ bị hư hỏng nhẹ.
Chính vì lý do này mà hải quân Mỹ đã huy động toàn lực trục vớt tàu
sân bay chìm dưới mặt nước khoảng 15 mét. Mỹ điều hai tàu cứu hộ USS
Reclaimer và USS Tawakoni đến cảng Sài Gòn để bơm nước ra khỏi tàu sân
bay.
USNS Card mang theo máy bay chiến đấu.
17 ngày sau, USNS Card được trục vớt thành công trong tình trạng tồi
tệ và nhiều trang thiết bị hư hỏng nặng. 6 tháng sau, con tàu phục vụ
trở lại trong 6 năm nữa trước khi được đem rã sắt vụn.
Vụ đánh chìm tàu sân bay Mỹ cho thấy các tàu chiến dễ bị tổn thương như thế nào trước đối phương sử dụng vũ khí thô sơ.
Giới chuyên gia quân sự nhận định, tàu sân bay được coi là “biểu
tượng sức mạnh” của một quốc gia. Nhưng con tàu cỡ lớn chở theo hàng
chục máy bay này lại rất dễ bị tấn công.
Đó là lý do vì sao tàu sân bay cần đội tàu hộ tống hùng hậu, bao gồm
tàu khu trục, tàu tuần dương tên lửa và thậm chí cả tàu ngầm.
James Holmes, chuyên gia lịch sử hải quân tại Đại học Hải chiến Mỹ
nói: “Vụ đặc công Việt Nam đánh chìm tàu USNS Card khiến người Mỹ không
còn gọi tàu sân bay là ‘pháo đài bằng thép’”.
“Pháo đài có lớp tường dày bảo vệ nhưng tàu chiến hiện đại chỉ có lớp
giáp mỏng. Một ai đó mang theo quả bom là đủ để tạo ra thiệt hại lớn”,
ông Holmes nói.
Theo Đăng Nguyễn - NI (Dân Việt)
Sứ mệnh Thế chiến II: Xâm nhập "bầy sói" Đức, lật đổ âm mưu tàn độc của Hitler
Trang Ly |
0
Ảnh gốc minh họa: Wallpapersafari
Có thể suýt chút nữa Hitler và Đức Quốc xã đã sở hữu "siêu bom"
hủy diệt, và vì thế, lịch sử thế giới sẽ còn biến động hơn rất nhiều.
Hôm nay 20/4/2019 đánh dấu tròn 130 năm ngày Adolf Hitler ra đời. Tạp chí Time đăng tải bài viết tựa đề: "130 Years After Hitler's Birth, He Continues to Live as a Symbol of Evil" (tạm dịch: Tròn 130 năm kể từ khi Hitler ra đời, hắn vẫn là hiện thân của Quỷ dữ).
"Cỗ
máy diệt chủng" Holocaust của Hitler và phe cánh của hắn, đối với nhiều
nhân chứng lịch sử mà nói, vẫn là một trong những nỗi kinh hoàng lớn
nhất của thế kỷ 20. Lịch sử nhân loại sẽ còn biến động ra sao nếu "kẻ
hiện thân của Quỷ dữ" kia sở hữu bom nguyên tử?
01.
Sứ mệnh Mỹ năm 1943: Lật đổ âm mưu chế tạo "siêu bom" hủy diệt của Đức Quốc xã
Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của quân Đồng minh trong Thế chiến II là việc tên trùm phát xít Adolf Hitler và lực lượng Đức Quốc xã của hắn sẽ "tung ra" cái gọi là Wunderwaffe - Vũ khí kỳ diệu.
Máy
tạo động đất, tia tử thần, hay vũ khí vi khuẩn, tên lửa và khí độc chết
người là những thứ mà "những bộ óc Đức" có thể tạo ra. Đáng sợ hơn cả,
người Đức còn có khả năng chế tạo ra "siêu bom" với sức hủy diệt chưa
từng có trong lịch sử.
Vậy tại sao Mỹ, chứ không phải Đức, là quốc gia đầu tiên chế tạo bom nguyên tử? History Channel (Mỹ) sẽ lật mở vấn đề này.
Trùn phát xít Đức Adolf Hitler. Nguồn: Battmann/Getty Images
Vào
đầu cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 - 1945), Đức vượt xa các
nước khác trong nghiên cứu nguyên tử. Năm 1938, các nhà khoa học Đức đã
phát hiện ra sự phân hạch hạt nhân. Người Đức thậm chí còn thiết lập một
đơn vị khoa học đặc biệt do nhà vật lý lượng tử Werner Karl Heisenberg
đứng đầu để phát triển vũ khí nguyên tử, tích trữ kho Uranium cho nỗ lực
này.
Để tìm hiểu sự thật, Mỹ đã tạo ra một đơn vị
đặc nhiệm bí mật năm 1943, với sứ mệnh có 1-0-2 trong lịch sử mang tên
Sứ mệnh Alsos (Alsos Mission) nhằm: Lật tẩy bí mật hạt nhân của Đức Quốc
xã và bắt các nhà khoa học hàng đầu của chúng.
Dưới sự
phối hợp của các nhà quân sự hàng đầu của Mỹ cùng các chuyên gia tình
báo khoa học xuất chúng, Alsos Mission mang sứ mệnh kép: Không chỉ nhắm
vào dự án năng lượng hạt nhân Đức, bắt "những bộ óc hàng đầu" của chúng;
Alsos Mission còn điều tra cả vũ khí hóa học, sinh học và phương tiện
để triển khai các loại vũ khí này.
Đại tá Boris Pash. Nguồn: Internet
Alsos
Mission, mang mật danh "Lightning A" do Đại tá Boris Pash (cựu nhân
viên an ninh của Dự án Manhattan) chỉ huy, cùng với Samuel Goudsmit làm
trưởng cố vấn khoa học.
Sứ mệnh này được phối hợp bởi Văn phòng Tình báo Hải quân (ONI), Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển Khoa học (OSRD), Dự án Manhattan và Tình báo Quân đội (G-2).
Đại tá Boris Pash và nhóm của ông ban đầu theo quân Đồng minh lên chiến tuyến của Ý và Pháp thẩm vấn các nhà khoa học Đức.
Vì
không tìm được bất cứ tài liệu nào liên quan đến nghiên cứu hạt nhân,
tình báo Mỹ vội vã kết luận: Đức có thể không có khả năng phát triển vũ
khí hạt nhân. Sự thực là họ không có bằng chứng, và khi thế giới bắt đầu
bị cuốn vào cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, thì Washington lo lắng gấp đôi khi những nghiên cứu hạt nhân cùng các bộ óc Đức của nó chẳng may rơi vào tay Liên Xô.
Trong
cuộc đối đầu kéo dài hơn 4 thập kỷ với Liên Xô, người Mỹ luôn thừa sự
lo lắng. Washington sợ thứ tiềm lực hạt nhân mà Liên Xô bí mật nắm trong
tay đến mức ám ảnh. Sự kiện Mỹ bí mật do thám Liên Xô trên không với
kết cục phi công máy bay trinh sát U-2 kiêm điệp viên CIA Francis Gary
Powers bị bắt sống tại Liên Xô, gây nên cuộc khủng hoảng ngoại giao vốn
đã đóng băng của 2 địch thủ Chiến tranh Lạnh, là bằng chứng. (Đọc chi tiết).
Quay
trở lại Sứ mệnh Alsos, vì lo sợ Liên Xô có được tài liệu và các nhà
khoa học hạt nhân Đức trước mình, Đại tá Boris Pash đã đưa Alsos Mission
lên một tầm hoạt động mới, nguy hiểm và táo bạo hơn: Xâm nhập "hang sói" Đức.
02.
"Chiến dịch Lớn": Xâm nhập "hang sói", truy lùng bí mật hạt nhân Đức Quốc xã
Khi
đội đặc nhiệm của Đại tá Boris Pash tiến vào lãnh thổ kẻ thủ ngày
22/4/1945 trong khuôn khổ nhiệm vụ mới mang mật danh "Chiến dịch Lớn",
họ chỉ được trang bị hai chiếc xe bọc thép và 4 chiếc xe jeep gắn súng
máy.
Mặc dù chế độ Đức Quốc xã đang dần sụp đổ, đội đặc
nhiệm của Boris Pash vấp phải sự phản kháng của bọn Werwolf (nghĩa đen:
Người Sói), một lực lượng ngầm của Đức Quốc xã thực hiện nhiệm vụ tiêu
diệt quân Đồng minh tiến vào Đức.
Lùng sục khắp vùng nông
thôn của Đức, cuối cùng đội đặc nhiệm của Boris Pash cũng tìm ra một
phòng thí nghiệm hạt nhân của Đức Quốc xã giấu mình trong một hang động
không xa thị trấn Haigerloch, tây bắc cao nguyên Schwäbische Alb.
Sau
khi thâm nhập hang động, Đại tá Pash cho quân xóa sổ phòng thí nghiệm
và chia đội ra truy lùng các nhà khoa học Đức đang lẩn trốn.
Hai
ngày sau, đội của Đại tá Pash thu được phát hiện lớn: Một phòng thí
nghiệm hạt nhân lớn ngụy trang dưới vỏ bọc một nhà máy dệt. Lần này
không còn là "vườn không nhà trống" nữa, họ vây bắt được 25 nhà khoa học
Đức đang nỗ lực nghiên cứu hạt nhân.
Werner
Karl Heisenberg, từng đoạt giải Nobel, người sau này trở thành nhân vật
chủ chốt trong dự án nguyên tử của Hitler. Nguồn: Corbis/Getty Images.
Qua
thẩm vấn, Mỹ biết được rằng các tài liệu nghiên cứu hạt nhân của Đức
không những có mà còn không bị tiêu hủy như kết luận của tình báo Mỹ. Dự
đoán được sự xuất hiện của quân Đồng minh, các nhà khoa học Đức đã giấu
các tập tài liệu vào một chiếc trống kín nước và thả xuống một bến tàu.
Song
song với việc thu hồi chiếc trống chứa tài liệu hạt nhân mật, đội của
Đại tá Pash còn tìm được lượng Uranium và nước nặng (một dạng nước chứa
lượng đồng vị deuterium cao hơn bình thường) được chôn ở một cánh đồng
gần đó.
Họ thậm chí còn tìm ra văn phòng làm việc mật của Werner Karl Heisenberg - nhân vật chủ chốt trong dự án nguyên tử của Hitler - kẻ đã chạy trốn bằng tàu hỏa đến Bavaria trước khi đội của Đại tá Pash ập đến 1 tuần trước đó.
"Chiến dịch Lớn" kết thúc và thành công ngoài mong đợi. Nhưng Đại tá Boris Pash vẫn muốn Werner Karl Heisenberg.
Khi
Đức Quốc xã sắp chìm vào hố thất bại, tình báo Mỹ vẫn nhận được những
cảnh báo về đội "Người Sói" trong nỗ lực cuối cùng chống lại quân Đồng
minh tại vùng núi Alps.
Đại tá Boris Pash kiên quyết truy
bắt bằng được Werner Karl Heisenberg. Khi tiếp cận thị trấn Urfeld vùng
Bavaria, đặc nhiệm Mỹ tiến hành thẩm vấn dân địa phương rồi nhanh chóng
tìm thấy hắn ta cùng gia đình đang lẩn trốn trong một ngôi nhà trên núi
vào ngày 2/5 /1945 - hai ngày trước khi Hitler tự sát trong hầm trú ẩn
của mình.
Sau khi bắt được Werner Karl Heisenberg,
đặc nhiệm Mỹ tiếp tục truy bắt những nhà khoa học mấu chốt còn lại và
đưa đến một ngôi nhà có tên Farm Hall ở Anh.
Về phần
mình, các nhà khoa học Đức công khai tuyên bố rằng họ chống Đức Quốc xã
và đã cố gắng phá hoại những nghiên cứu hạt nhân để Hitler không thể có
được bom hủy diệt. Thậm chí, họ còn ngạc nhiên khi hay tin người Mỹ kích
nổ thành công quả bom nguyên tử ở Hiroshima (Nhật Bản).
Otto
Hahn* (người đã phát hiện ra phân hạch hạt nhân, là người chống Đức
Quốc xã và không tham gia vào nỗ lực nghiên cứu hạt nhân của Đức) còn
cảm thấy cay đắng và ân hận khi cho rằng những khám phá ban đầu của ông
đã dẫn đến rất nhiều cái chết khủng khiếp.
Lịch sử chứng kiến, không phải Đức là quốc gia đầu tiên trên thế giới chế tạo thành công bom nguyên tử mà là Mỹ.
Cuối
cùng, những lo lắng về một Đức Quốc xã sở hữu "bom hủy diệt" đã được
dập tắt, nước Mỹ bước vào cuộc đối đầu căng thẳng gấp bội với Liên Xô
trong cuộc chiến mang tên Chiến tranh Lạnh.
Chú thích:
Otto
Hahn được coi là "Cha đẻ của hóa học hạt nhân" và "Người sáng lập thời
đại nguyên tử". Ông còn là một người phản đối việc tàn sát người Do Thái
của Đức Quốc xã và sau Thế chiến II ông trở thành người vận động chống
lại việc sử dụng năng lượng nguyên tử làm vũ khí.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét