Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 32



 
Lâm Kim Lệ Hằng _ Một Mai Giã Từ Vũ Khí

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
                                    
                                                              Alice In Chains - Rooster
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
10 Nhà Lãnh Đạo Tàn Bạo Khét Tiếng Nhất Trong Lịch Sử Nhân Loại



10 trận "tăng chiến" kinh hoàng nhất trong lịch sử (II)

Công Thuận |


10 trận "tăng chiến" kinh hoàng nhất trong lịch sử (II)

Kể từ khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, xe tăng là loại phương tiện không thể thiếu trong các cuộc xung đột trên chiến trường.

Phần 1: 10 trận "tăng chiến" kinh hoàng nhất trong lịch sử
4. Trận Brody (1941)
Nếu không tính đến trận Vòng cung Kursk năm 1943, trận Brody (1941) là trận đấu tăng lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ 2 và lớn nhất trong lịch sử đến thời điểm đó.
Diễn ra ngay trong những ngày đầu của Chiến dịch Barbarossa (Chiến dịch xâm lược Liên Xô của Đức Quốc xã), trận Brody là cuộc đối đầu giữa tập đoàn quân thiết giáp số 1 của Đức (800 xe tăng) với 5 quân đoàn cơ giới của Liên Xô tại Ukraine (3.500 xe tăng).
Trận Brody (1941) - trận đấu tăng ác liệt trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Ngày 26/6/1941, tại khu vực tam giác Dubno, Lutsk và Brody, 5 quân đoàn cơ giới của Liên Xô tiến hành phản công từ các hướng bắc và nam, nhằm đánh tạt vào sườn tập đoàn quân thiết giáp số 1 của Đức và cùng lúc chiếm lĩnh trận địa gần thành phố Dubno.
Trong suốt 4 ngày đêm, quân đội Liên Xô chiến đấu rất mãnh liệt, các biên đội xe tăng và các khẩu đội súng chống tăng của Đức rất khiếp sợ trước loại xe tăng mới T-34 của Liên Xô do các loại đạn của chúng không thể tiêu diệt được kiểu xe tăng này.
Tuy nhiên, quân đội Liên Xô chưa triển khai đội hình xe tăng một cách tốt nhất hoặc không tập trung hỏa lực được thành từng nhóm.
Xe tăng phía Liên Xô thường tác chiến độc lập, do vậy xe tăng quân Đức đã thoải mái tràn ngập khắp chiến trường, bẻ gãy đội hình của phía Liên Xô và bắn phá loạn xạ vào bất kỳ mục tiêu nào chúng gặp.
Kết quả, gọng kìm của các lực lượng Liên Xô dự định chiếm lĩnh trận địa tại Dubno bị thất bại.
Cuộc chiến kết thúc vào ngày 30/6/1941, quân Liên Xô thiệt hại 800 chiếc xe tăng trong khi quân Đức thiệt hại 200 chiếc.
5. Trận El Alamein 2 (1942)
Trận đấu này đánh dấu một bước ngoặt trong chiến dịch Bắc Phi, và là trận chiến xe tăng lớn nhất mà các lực lượng thuộc Liên hiệp Anh giành chiến thắng mà không có sự tham gia trực tiếp của Mỹ.
Diễn ra trong vòng 20 ngày, từ 23/10/1942, đây là cuộc chiến bền bỉ và kiên nhẫn của tướng Bernard Montgomery cùng lực lượng của ông chống lại lực lượng quân Đức của tướng Erwin Rommel, vốn có biệt danh là “con cáo sa mạc”.
Tuy nhiên, thật không may cho quân Đức, tướng Rommel đột nhiên bị bệnh nặng và ông này đã buộc phải nhập viện trước khi cuộc chiến nổ ra.
Một vấn đề “xui xẻo” khác đến với quân Đức lúc đó là tướng Georg von Stumme, người thay thế ông Rommel, đã bị chết vì một cơn đau tim trong trận chiến này.
Phía Đức cũng gặp phải một số vấn đề khó khăn khác, đặt biệt là tình trạng thiếu nhiên liệu. Tất cả những điều trên đã dẫn đến một thảm họa đối với người Đức trong cuộc chiến này.
Cả quân đội Anh và Đức mất khoảng 500 xe tăng trong trận El Alamein 2.
Tướng Montgomery đã thực hiện cuộc tấn công theo 2 hướng. Giai đoạn đầu tiên là chiến dịch Lightfoot, quân Liên Xô sử dụng pháo bắn phá ác liệt và tiếp theo là một cuộc tấn công bằng bộ binh.
Trong giai đoạn thứ hai, bộ binh đã dọn đường cho các sư đoàn thiết giáp tiến công. Sau đó, tướng Rommel được điều động trở lại chiến trường nhưng trong sự tuyệt vọng, ông này đã thừa nhận rằng tất cả đã mất.
Kết quả của cuộc chiến, cả quân đội Anh và Đức mất khoảng 500 xe tăng, nhưng quân đồng minh đã không chủ động tiếp tục cuộc tấn công khi giành chiến thắng, cho phép người Đức có đủ thời gian để hồi phục lại.
Chiến thắng trên khiến Thủ tướng Anh lúc đó là Winston Churchill từng tuyên bố: "Trước trận El Alamein chúng ta không có một chiến thắng nào. Sau trận El Alamein chúng ta không có một chiến bại nào”.
6. Trận Vòng cung Kursk (1943)
Trận vòng cung Kursk bắt đầu vào ngày 5/7/1943 và kết thúc vào ngày 23/8/1943.
Đỉnh điểm của Chiến dịch phòng ngự-phản công Vòng cung Kursk chính là trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh với sự tham chiến của hơn 1.200 xe tăng và pháo chống tăng tự hành.
Nhằm nhanh chóng lập lại thế trận trên chiến trường, sau một thời gian tích cực chuẩn bị, quân đội Đức quyết định tập trung tối đa lực lượng xe tăng, xe thiết giáp để chuẩn bị tấn công Hồng quân Liên Xô trên tuyến phòng ngự Vòng cung Kursk.
Tổng số binh lực mà quân đội Đức huy động lớn chưa từng có:
Khoảng 950.000 quân, 2.928 xe tăng, 9.467 pháo (không kể pháo dưới 45 mm) và hơn 2.200 máy bay - chiếm 17% số sư đoàn bộ binh, 70% số sư đoàn xe tăng, 30% số sư đoàn cơ giới và 60% số máy bay của Đức trên mặt trận phía Đông.
Sau khi đánh giá về khả năng tấn công của quân Đức quốc xã vào tuyến phòng thủ Kursk, Hồng quân Liên Xô đã có những bước chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng.
Khoảng 1,3 triệu quân được huy động, 3.600 xe tăng, 20.000 pháo cối, 2.792 máy bay được tăng cường, chiếm 26% quân số và số lượng pháo cối, 35% số máy bay và 46% số xe tăng thiết giáp của Hồng quân Liên Xô.
Sự tăng cường này đã biến Vòng cung Kursk trở thành một trong những khu vực được bố phòng dày đặc nhất trong lịch sử chiến tranh.
Một chiếc xe tăng bị phá hủy trong cuộc chiến Vòng cung Kursk.
Nhận được thông tin tình báo về việc quân Đức sẽ sớm tấn công tuyến phòng thủ Kursk, sáng sớm ngày 5/7/1943, Hồng quân Liên Xô quyết định tiến hành tấn công trước.
Ngày 10/7, tại thị trấn Pokrovka trên bờ sông Vorskla đã bắt đầu diễn ra trận đấu xe tăng kéo dài suốt 3 ngày trên cánh nam của Vòng cung Kursk.
Cuộc chiến giằng co giữa 4 sư đoàn xe tăng cùng 1 sư đoàn cơ giới Đức với 4 quân đoàn xe tăng và một quân đoàn cơ giới Liên Xô tại khu vực này diễn ra trong nhiều ngày nhưng không đi đến kết quả ngã ngũ.
Đến tối 12/7, tàn quân của các sư đoàn xe tăng Đức buộc phải rút lui.
Theo người Anh tổng kết, quân đội Đức Quốc xã mất 320 xe tăng, quân đội Liên Xô mất khoảng 400 chiếc.
Phía Liên Xô đưa ra kết quả ngược lại, quân đội Liên Xô mất 300 xe tăng và pháo tự hành nhưng đã phá hủy 400 xe tăng và pháo tự hành, 88 pháo, 70 súng cối và hơn 300 xe quân sự của đối phương.
Phía Đức thừa nhận trận tấn công đã hoàn toàn thất bại. Đến ngày 20/7, toàn bộ quân Đức buộc phải rút lui, Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công.
Giai đoạn phản công của quân đội Liên Xô kết thúc bằng việc đánh chiếm lại thành phố Kharkov lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng ngày 23/8.
Với thất bại sau trận chiến Kursk, quân đội Đức Quốc xã không đạt được mục tiêu và chịu thiệt hại hết sức nặng nề: 500.000 quân bị thương vong; 1.500 xe tăng, 3.000 khẩu pháo và 3.700 máy bay bị bắn hạ hoặc phá hủy.
Ngoài ra, quân Đức Quốc xã còn phải rút lui thêm về phía Tây hàng trăm km.
Thua trận, quân đội Đức Quốc xã đã mất hẳn quyền chủ động tấn công chiến lược và rơi vào thế phòng thủ bị động.
Lúc này, quân Đức Quốc xã chỉ còn có thể phòng ngự, kết hợp một số trận phản công nhỏ và hầu hết đều không thành công cho đến khi đầu hàng toàn bộ vào tháng 5/1945.
Với thắng lợi thuộc về Hồng quân Liên Xô, trận Vòng cung Kursk đã trở thành một trong những chiến thắng bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự đi xuống của quân đội Đức Quốc xã trên chiến trường Xô-Đức cũng như trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
(Còn tiếp)
theo Báo tin tức


10 trận "tăng chiến" kinh hoàng nhất trong lịch sử- Kỳ cuối

Công Thuận |


10 trận "tăng chiến" kinh hoàng nhất trong lịch sử- Kỳ cuối

Kể từ khi chiếc xe tăng đầu tiên xuất hiện trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, loại xe bọc thép này đã trở thành một loại vũ khí không thể thiếu trong các cuộc giao tranh trên bộ.

10 trận "tăng chiến" kinh hoàng nhất trong lịch sử (I)
10 trận "tăng chiến" kinh hoàng nhất trong lịch sử (II)
Nhiều cuộc đụng độ “tăng đấu tăng” cũng đã diễn ra trong những năm qua.
7. Trận Arracourt (1944)
Nằm trong tổng thể chiến dịch Lorraine do tướng Lục quân George Patton chỉ huy, diễn ra từ tháng 9 đến thắng 11/1944, rất ít người biết rằng Trận Arracourt là cuộc chiến tăng lớn nhất mà quân đội Mỹ thực hiện tính đến thời điểm đó.
Đây là một cuộc đụng độ lớn giữa các lực lượng thiết giáp của quân Mỹ và Đức gần thị trấn Arracourt, Lorraine, Pháp, từ ngày 18-29/9/1944, trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Những chiếc xe tăng tham chiến trong Trận Arracourt (1944).
Ngày 18/9, hai bên bắt đầu giao tranh trong điều kiện thời tiết xấu và sương mù dày đặc. Lực lượng không quân chiến thuật của Mỹ đã không thể xác định vị trí và tiêu diệt các đơn vị thiết giáp tiên tiến của Đức.
Tuy nhiên, thời tiết cũng đã hạn chế tầm nhìn của phía Đức. Do vậy, ban đầu hai bên chỉ đấu pháo với nhau.
Từ ngày 20-25/9, các đơn vị xe tăng Panzer bắt đầu mở một loạt các cuộc tấn công nhằm vào Arracourt. Nhưng lực lượng này đã bị quân Mỹ đánh bật trở lại và chịu thiệt hại nặng.
Đến ngày 26/9, lực lượng Đức tại đây chỉ còn 25 chiếc xe tăng và không còn đủ sức để tấn công tiếp.
Ngày 29/9, quân Đức buộc phải rút lui về khu vực biên giới nước này.
Trận chiến trên rất có ý nghĩa khi mà toàn bộ lực lượng xe tăng Đức được trang bị xe tăng nổi tiếng Panzers, nhưng đã bị đánh bại bởi một lực lượng Mỹ chủ yếu được trang bị xe tăng Sherman 75mm.
Đây cũng là một trận chiến quan trọng trong cuộc tấn công quyết liệt chung nhằm vào quân Đức của tướng Patton.
Bằng cách phối hợp tấn công giữa xe tăng, pháo binh, bộ binh và không quân, quân Đức đã bị phong tỏa, cho phép quân đoàn số 21 của tướng Montgomery tấn công ở phía bắc.
Khi Trận Arracourt kết thúc, các lực lượng Mỹ đã đánh bại hai lữ đoàn xe tăng Panzer và một phần của 2 sư đoàn tăng Panzer khác.
Trong số 262 xe tăng mà quân Đức triển khai trong trận chiến trên, hơn 86 chiếc bị phá hủy, 114 chiếc khác bị hư hỏng. Ngược lại, quân Mỹ chỉ mất có 25 xe tăng.
Trận Arracourt cũng đã ngăn chặn một cuộc phản công của quân Đức và sau đó quân Đức không còn khả năng giành bất kỳ thắng lợi nào trên chiến trường.
8. Trận Chawinda (1965)
Trận Chawinda là một trong những trận chiến xe tăng lớn nhất kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Diễn ra trong Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1965, đây là cuộc đọ sức của khoảng 132 xe tăng Pakistan với 225 xe tăng, bọc thép của Ấn Độ.
Trận Chawinda là một trong những trận chiến xe tăng lớn nhất kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Cuộc chiến kéo dài từ ngày 6-22/9, diễn ra dọc theo tuyến hành lang Ravi-Chenab nối vùng Jammu và Kashmir với Ấn Độ.
Quân đội Ấn Độ đã hy vọng cắt đứt tuyến đường tiếp tế của Pakistan bằng cách chia cắt thành phố Sialkot với khu vực Lahore.
Cuộc chiến lên đến đỉnh điểm vào ngày 8/9 khi quân Ấn Độ tiến vào Chawinda.
Máy bay Pakistan đã tham chiến trước, tiếp theo là cuộc đối đầu giữa tăng với tăng. Một trận chiến xe tăng lớn khác xảy ra sau đó vào ngày 11/9 tại khu vực Phillora.
Cuộc chiến cuối cùng đã kết thúc vào ngày 21/9 khi quân đội Ấn Độ rút lui. Pakistan mất 40 xe tăng, trong khi Ấn Độ mất hơn 120.
9. Trận chiến Thung lũng Nước mắt (1973)
Trong Chiến tranh Arập-Israel năm 1973 (hay còn gọi là Chiến tranh Yom Kippur hoặc Thũng lũng Nước mắt), quân đội Israel đã chiến đấu với một liên minh bao gồm Ai Cập, Syria, Jordan và Iraq.
Mục tiêu của liên minh là để loại bỏ lực lượng Israel chiếm bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan (6-24/10/1973).
Ngày 6/10, sau khi mở cuộc không kích lớn với chừng 200-250 máy bay, đánh vào 3 sân bay, 10 vị trí tên lửa phòng không, các sở chỉ huy chính, trung tâm gây nhiễu điện tử, trạm radar, hai căn cứ pháo tầm xa và một cứ điểm mạnh ở phía đông Port Fuad của Israel, 8.000 quân Ai Cập tiến hành vượt kênh Suez đợt đầu bằng 1000 xuồng cao su.
Chỉ trong chưa đầy sáu giờ, quân Ai Cập đã hạ 15 đồn, tiến sâu đến vài km. Đến lúc này, quân Ai Cập tiếp tục đưa 5 sư đoàn bộ binh và 850 xe tăng bắt đầu vượt kênh đợt 2.
Trong khi đó, một lữ đoàn chiến xa lội nước gồm một ngàn quân, 20 xe tăng PT-76 và 80 APC vượt Đại hồ Bitter. Mục tiêu của họ là cắt đứt hệ thống liên lạc và chỉ huy dọc theo các con đèo Mitla và Gedy.
Chiến tranh Yom Kippur đã diễn ra trong vòng 19 ngày với sự tham gia của 1.700 xe tăng Israel (trong đó 63% bị phá hủy) và khoảng 3.430 xe tăng liên minh (khoảng 2.250 - 2.300 chiếc bị phá hủy).
Quân Ai Cập hoàn thành cuộc vượt kênh với rất ít tổn thất: 280 binh sỹ, 15 máy bay và 20 xe tăng.
Trong khi đó, tổn thất của Israel lớn hơn nhiều: tới ngày 7/10, tướng Mandler phía Israel thông báo sư đoàn bọc thép của mình từ 291 xe tăng chỉ còn 100 xe, lữ đoàn bọc thép Shomron ở phía nam từ 100 xe tăng chỉ còn 23 xe tăng.
Tổng cộng, có 300 xe tăng của Israel bị phá hủy trong cuộc tấn công của Ai Cập vào chiến lũy Bar-Lev, lữ đoàn bộ binh bảo vệ chiến tuyến bị tiêu diệt.
Trên Cao nguyên Golan, quân Syria sử dụng năm sư đoàn và 188 khẩu đội pháo tấn công hệ thống phòng thủ của Israel gồm hai lữ đoàn và 11 khẩu đội pháo.
Lúc trận chiến mở màn, 180 xe tăng và 60 pháo của Israel phải đọ lại với 1.300 xe tăng Syria. Tất cả các xe tăng Israel tại Cao nguyên Golan đều được tung vào trận.
Iraq cũng đưa một lực lượng viễn chinh tới Golan, bao gồm khoảng 30.000 quân, 500 xe tăng, và 700 xe bọc thép.
Sư đoàn Iraq trên là một bất ngờ chiến lược cho Israel, vì họ tin rằng họ có thể nhận được tin tình báo về sự chuyển quân này trước 24 giờ.
Bất ngờ này chuyển thành bất ngờ chiến thuật, vì quân Iraq đánh vào sườn phía nam để hở của các xe tăng Israel đang tấn công, buộc họ phải rút lui chừng vài km để đề phòng bị bao vây.
Chiến tranh Yom Kippur đã diễn ra trong vòng 19 ngày với sự tham gia của 1.700 xe tăng Israel (trong đó 63% bị phá hủy) và khoảng 3.430 xe tăng liên minh (trong đó có khoảng 2.250 - 2.300 bị phá hủy).
Cuối cùng, Israel chiếm ưu thế và một lệnh ngừng bắn do Liên Hợp Quốc làm trung gian có hiệu lực vào ngày 25/10/1973.
10. Trận 73 Easting (1991)
Cuộc giao tranh giữa xe tăng Mỹ và Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.
Trong những gì được mô tả là "cuộc chiến xe tăng vĩ đại cuối cùng của thế kỷ 20", một lực lượng Mỹ bao gồm hơn một chục xe bọc thép M3 Bradley và 9 xe tăng chiến đấu M1A1 Abrams đã đối đầu với hơn 85 xe tăng Iraq (trong đó bao gồm các xe tăng T-55 và T-72 do Nga chế tạo).
Cuộc đấu diễn ra trong bối cảnh chung là Chiến tranh vùng Vịnh, nổ ra trên sa mạc Iraq, và dẫn đến một thảm họa lớn đối với các lực lượng Iraq.
Trong cuộc đối đầu này, xe tăng của Mỹ có một số lợi thế về công nghệ so với lực lượng Vệ binh Cộng hòa Iraq, cụ thể những chiếc M1A1 có tầm sát thương ở cự ly 2,5km, trong khi các xe tăng Iraq chỉ có tầm sát thương trong bán kính 2km.
Kết quả là, khoảng 600 quân Iraq thiệt mạng hoặc bị thương, trong khi phía Mỹ thiệt mạng hơn 10 người và và 57 người khác bị thương. 85 xe tăng Iraq đã bị phá hủy trong khi phía Mỹ chỉ có 1 chiếc bị thiệt hại.
theo Báo tin tức

Trận chiến xe tăng lớn nhất lịch sử nhân loại ở Kursk

6.000 xe tăng, 4.000 máy bay, 2 triệu binh lính đã được huy động trong trận Vòng cung Kursk, trận đánh xe tăng lớn nhất lịch sử nhân loại, làm xoay chuyển cục diện Thế chiến II.
Theo History, sau khi đánh bại phần lớn châu Âu một cách dễ dàng với chiến thuật “Blitzkrieg” - sử dụng bộ binh cơ giới với nòng cốt là xe tăng hùng hậu đánh thọc sâu, phá vỡ tuyến phòng thủ của đối phương ở tốc độ cao, sự áp đảo về quân số và xe tăng của Đức quốc xã khiến quân đội các nước châu Âu nhanh chóng vỡ trận và thất bại. Adolf Hitler cao ngạo dồn hết lực lượng quyết tâm đánh bại bằng được Liên Xô.
Đến tháng 6/1942, quân đội Đức quốc xã đã tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Hitler tin rằng sẽ dễ dàng chiếm thành phố chiến lược Stalingrad, từ đó mở đường cho việc đánh bại Liên Xô. Tuy nhiên, khi Tập đoàn quân số 6 của Đức quốc xã tấn công vào Stalingrad đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của Hồng quân.
Tran chien xe tang lon nhat lich su nhan loai o Kursk hinh anh 1
Đức quốc xã đã nướng 60% lực lượng tăng thiết giáp vào trận vòng cung Kursk hòng đánh bại Liên Xô. Ảnh: War History.
Cuộc vây hãm ở Stalingrad khiến quân đội Đức quốc xã tổn thất nặng nề. Binh sĩ Đức không được chuẩn bị cho mùa đông khắc nghiệt ở Nga, trong khi nguồn cung lương thực ngày một cạn kiệt. Binh sĩ đói rét, bệnh tật, trong khi lời hứa tăng quân tiếp viện mà Hitler cam kết trước đó không thực hiện được.
Tướng Friedrich Paulus, Tư lệnh Tập đoàn quân số 6 đã đầu hàng Hồng quân vào tháng 2/1943, hành động mà Hitler gọi là “phản quốc”. Thất bại ở Stalingrad trở thành điểm then chốt trong cuộc chiến. Nó đẩy Đức quốc xã ở lại phía nam Liên Xô và yếu đi.
Nó cho thấy quân đội Đức quốc xã không phải là đội quân “bất khả chiến bại”. Với Hitler đó là “sự sỉ nhục” và quyết tâm lấy lại thanh thế bằng một cuộc tấn công với quy mô chưa từng có.

Kế hoạch liều lĩnh của Hitler

Sau thất bại Stalingrad, mùa hè năm 1943, quân đội Đức quốc xã quyết định tổ chức cuộc tấn công quy mô lớn vào khu vực vòng cung Kursk nhằm làm suy yếu tiềm năng của Liên Xô.
Hitler cho rằng chiến thắng ở đây sẽ khẳng định sức mạnh của Đức, nâng cao uy tín với các đồng minh đang muốn rút khỏi cuộc chiến.
Để phục vụ cho trận đánh chiến lược quyết định này, quân đội Đức quốc xã đã huy động 22 sư đoàn bộ binh với tổng quân số 912.460 binh lính, 17 sư đoàn xe tăng, 2 sư đoàn bộ binh cơ giới với tổng số 2.982 xe tăng các loại trong đó có 800 chiếc Tiger - loại xe tăng chiến đấu chủ lực lừng danh của Đức, 9.966 khẩu pháo các loại, 2.110 máy bay chiến đấu.
Lực lượng này chiếm đến 17% số sư đoàn bộ binh, 70% số sư đoàn xe tăng, 30% số sư đoàn cơ giới và 60% số máy bay của Đức trên mặt trận phía Đông.
Hitler đã đặt mật danh cho chiến dịch này là Citadel. Ông chính là người đã khai sinh việc đặt mật danh cho các chiến dịch quân sự lớn về sau. Theo sắc lệnh số 6 do Hitler phát hành, tập đoàn quân Trung tâm do Thống chế Gunther von Kluge chỉ huy phối hợp cùng Tập đoàn quân số 9 do tướng Walter Model lãnh đạo tạo thành gọng kìm ở phía bắc.
Tập đoàn quân phía nam do Thống chế Erich von Manstein chỉ huy phối hợp cùng Quân đoàn Panzer 4 tấn công.
Ban đầu chiến dịch Citadel dự định bắt đầu vào ngày 3/5/1943, nhưng sau đó Hitler đã cho hoãn chiến dịch đến ngày 12/6. Ông cho rằng, xe tăng là chìa khóa của chiến dịch nên tiếp tục hoãn chiến dịch đến ngày 5/7 để chờ đợi các vũ khí mới như xe tăng Panzer và nâng cấp xe tăng Tiger.
Việc Đức hoãn kế hoạch tấn công để củng cố thêm lực lượng đã tạo điều kiện cho đối phương gia tăng tuyến phòng ngự.
Về phía Liên Xô, từ các thông tin tình báo và trinh sát thu thập được, Nguyên soái Georgy Zhukov khẳng định rằng, quân đội Đức sẽ tiến hành chiến dịch quân sự lớn vào khu vực Kursk cách 450 km về phía tây nam Moscow.
Nguyên soái Zhukov đề nghị xây dựng tuyến phòng ngự vững chắc kéo quân Đức sa vào cái bẫy để đập tan lực lượng thiết giáp, tạo điều kiện cho một cuộc phản công quy mô lớn nhằm giành thắng lợi quyết định. Hồng quân đã xây dựng 6 vành đai phòng thủ với chiều sâu 130-150 km trong đó có 3 khu vực phòng ngự chính với chiều sâu 40 km.
Lực lượng công binh Hồng quân đã cài 503.663 quả mìn chống tăng, 439.348 quả mìn sát thương trên 3 khu vực phòng ngự chính. 4.800 km giao thông hào đã được đào chằng chịt trong khu vực. Các bãi mìn tại khu vực Kursk có mật độ 1.700 quả mìn sát thương và 1.500 mìn chống tăng trên km 2, gấp 4 lần mật độ được sử dụng để bảo vệ Moscow.
Lực lượng huy động cho chiến dịch phòng ngự tại vòng cung Kursk lên đến 1,3 triệu quân, 3.600 xe tăng các loại, 20.000 khẩu pháo chủ yếu là pháo chống tăng, 2.729 máy bay chiến đấu các loại. Lực lượng này chiếm 26% tổng quân số Hồng quân, 26% lực lượng pháo binh, 35% máy bay và 46% lực lượng tăng thiết giáp.

1.200 xe tăng xung trận cùng lúc

Sáng sớm ngày 5/7/1943, quân đoàn II SS Panzer phát động cuộc tấn công quy mô lớn vào khu vực Kursk. Sau một tuần công kích, mũi tấn công phía nam của Thống chế Von Manstein tiến được 36 km vào tuyến phòng ngự nhưng không phá vỡ được. Hướng tấn công phía bắc của Tập đoàn quân trung tâm chỉ tiến được 12 km vào tuyến phòng ngự.
Tran chien xe tang lon nhat lich su nhan loai o Kursk hinh anh 2
Lực lượng tăng thiết giáp đôi  bên đều tổn thất nặng nề. Ảnh: Bảo tàng quân sự Đức.
Ngày 10/7, Hồng quân bắt đầu chiến dịch phản công quy mô lớn, cuộc chạm trán giữa đôi bên lên đến đỉnh điểm vào ngày 12/7 tại cánh đồng Prokhorovka.
Chỉ trong vòng 3 ngày, hai bên đã tung vào trận chiến những sư đoàn xe tăng hùng mạnh nhất với tổng số lên đến 1.200 xe tăng và pháo chống tăng tự hành. Trận đánh tại Prokhorovka trở thành cuộc chiến xe tăng lớn nhất lịch sử nhân loại.
Tại Prokhorovka Tập đoàn quân xe tăng số 5 của Hồng quân đã chạm trán Tập đoàn quân II SS-Panzer của Đức.
Hồng quân đã sử dụng chiến thuật táo bạo khi cho xe tăng hạng trung T-34 cắt vào giữa đội hình xe tăng Đức. Những chiếc T-34 nhanh nhẹn quần thảo giữa đội hình những chiếc Tiger và Panzer nặng nề khiến đội hình tấn công bị cắt đứt buộc phải rút lui.
Cả hai bên đều chịu thiệt hại nặng song đợt tấn công của Đức đã bị chặn đứng. Tối 12/7, Hitler triệu tập Kluge và Manstein yêu cầu ngưng chiến dịch Citadel để rút quân về đối phó với đợt tấn công của quân đồng minh vào miền Nam nước Pháp.
Ngày 16/7 quân Đức rút về vạch xuất phát, trong khi Hồng quân đã phát động đợt phản công quy mô lớn nhằm chiếm ưu thế trên mặt trận phía đông. Lần đầu tiên, một đợt tấn quy mô lớn chưa từng có của Đức phải dừng lại trước khi đạt được sự đột phá.

Tổn thất của đôi bên

Trận Vòng cung Kursk là chiến thắng mang tính chiến lược có ý nghĩa quyết định đến cục diện chiến trường. Thắng lợi của Hồng quân đẩy quân đội Đức quốc xã từ thế chủ động lâm vào thế bị động. Tuy nhiên, cái giá của chiến thắng không hề rẻ.
Tran chien xe tang lon nhat lich su nhan loai o Kursk hinh anh 3
Thất bại ở trận Vòng cung Kursk là khởi đầu cho sự thất bại của Đức quốc xã. Ảnh: Bảo tàng quân sự Đức.
Theo số liệu của nhà sử học Grigoriy Krivosheyev, trong trận Kursk, 429.890 chiến sĩ Hồng quân hy sinh, tổng số quân hy sinh và thương vong lên đến 685.456 người. Tổn thất về trang thiết bị vũ khí rất lớn, 1.614 xe tăng bị phá hủy trong tổng số 3.600 chiếc tham chiến. 2.349 khẩu pháo các loại bị phá hủy, 1.116 máy bay bị bắn rơi.
Các số liệu về tổn thất của quân Đức không rõ ràng. Theo nhà sử học Karl Heinz Frieser, khoảng 198.000 binh lính thiệt mạng hoặc bị thương, 760 xe tăng bị phá hủy, 524 máy bay bị bắn rơi. Cựu thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói "Trận Stalingrad là kết thúc của sự khởi đầu nhưng trận Kursk là khởi đầu của sự kết thúc".
Thất bại tại trận vòng cung Kursk khiến cục diện Thế chiến II đảo chiều. Hồng quân phản công, kết hợp với Mặt trận phía tây của phe Đồng minh tạo nên gọng kìm siết chặt lực lượng Đức quốc xã.
2 năm sau thất bại tại Kursk, quân đội Đức quốc xã đã bị đánh tan. Một số nhà sử học nhận định, chính sự ngông cuồng của Hitler trong việc đánh bại bằng được Liên Xô đã khiến Đế chế thứ 3 sớm lụi tàn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét