Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 38

 
Một mai giã từ vũ khí - G Tone Band

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
 
Cake- War Pigs

------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Top 9 Trận vây hãm đẫm máu nhất trong lịch sử thời cổ trung đại




Trận đánh vĩ đại của 600 đặc nhiệm Anh vào cảng biển Đức

Thứ Bảy, ngày 17/09/2016 11:00 AM (GMT+7)

Cuộc cuộc tấn công cảng St. Nazaire luôn được biết đến như chiến dịch tập kích vĩ đại nhất trong Thế chiến II của đặc nhiệm Anh, bởi mục tiêu phá hủy cảng biển quan trọng của phát xít Đức chỉ với lực lượng hạn chế.

Trận đánh vĩ đại của 600 đặc nhiệm Anh vào cảng biển Đức - 1
HMS Cambeltown khi lao vào ụ nổi tại cảng St. Nazaire.
Những trận đột kích với số lượng ít ỏi lính đặc nhiệm hay lực lượng không quân tinh nhuệ thường diễn ra điều kiện gần như bất khả thi, với xác suất rủi ro cực cao, thường khiến nhiều người phải trả giá bằng  mạng sống. Mời bạn đọc theo dõi loạt bài về những trận đột kích lớn như vậy trên thế giới.
Kể từ khi bắt đầu Thế Chiến II, Hải quân phát xít Đức đã gây ra ác mộng với các tàu thuyền thương mại đi qua Đại Tây Dương. Sau khi nước Pháp sụp đổ, phát xít Đức nắm trong tay hàng loạt cảng biển ở Đại Tây Dương để phục vụ mục đích quân sự, chống lại lực lượng đồng minh, trong đó có cảng chiến lược St. Nazaire.
Người Anh muốn phá hủy cảng hậu cần quan trọng này bằng cách tổ chức cuộc tập kích đường biển hết sức tạo bạo năm 1942. Hơn 600 biệt kích và binh sĩ Hải quân Anh phải đối đầu với lực lượng phòng vệ hùng hậu, bao gồm 5.000 lính phát xít Đức ở cảng St. Nazaire.
Theo kế hoạch, 265 lính đặc nhiệm Anh thuộc Tiểu đoàn đặc nhiệm số 2 cùng 346 lính hải quân chất đầy thuốc nổ lên tàu khu trục hoán cải Campbeltown. HMS Campbeltown có nhiệm vụ lao thẳng vào ụ nổi ở St. Nazaire và kích nổ. Biệt kích Anh lợi dụng tình hình hỗn loạn, đổ bộ và phá hủy các mục tiêu còn lại tại cảng một cách chớp nhoáng trước khi rút quân bằng các xuồng máy vũ trang và 4 tàu ngư lôi.
Trận đánh vĩ đại của 600 đặc nhiệm Anh vào cảng biển Đức - 2
HMS Campbeltown đang được hoán cải để phục vụ mục đích tấn công.
Ngày 26.3.1942, nhóm đặc nhiệm rời Anh và tiếp cận mục tiêu vào đêm ngày 28.3. HMS Campbeltown lặng lẽ giương cờ hải quân Đức tiến vào cảng St. Nazaire. Tuy nhiên, kế hoạch đánh bom của Hải quân Hoàng gia Anh bại lộ khi chỉ còn cách mục tiêu 8 phút di chuyển, do bị lính Đức chiếu đèn pha kiểm tra.
Giao tranh diễn ra ngay lập tức giữa đặc nhiệm Anh trên tàu Campbeltown và lính phòng thủ bờ biển Đức. Thủy thủ trên tàu Campbeltown thay cờ Hải quân Anh trong khi lái tàu trúng đạn hy sinh, người thay thế bị thương nặng còn những người khác bị lóa mắt. Mãi đến 1h34 phút sáng, tàu khu trục mới xác định được vị trí của ụ tàu Normandie và lao thẳng vào mục tiêu.
Ngay khi đổ bộ lên bờ, đặc nhiệm Anh vấp phải hỏa lực bắn xối xả của phát xít Đức. Dù chịu nhiều thương vong, nhưng những người lính anh dũng này này cuối cũng hoàn thành nhiệm vụ khi phá hủy cơ sở hạ tầng và trang thiết bị máy móc tại cảng.
Nhóm đặc nhiệm điều khiển 14 xuồng máy vũ trang và 4 tàu ngư lôi lại không may mắn như vậy. Trong khi tìm cách tiếp cận bờ, đa số đã bị tiêu diệt bởi đạn pháo phát xít Đức. 12 chiếc bị chìm khi chưa kịp đến cảng. Những người chết cháy ngay trên biển tạo nên cảnh tượng đầy bi tráng.
Trận đánh vĩ đại của 600 đặc nhiệm Anh vào cảng biển Đức - 3
Binh sĩ Anh bị bắt làm tù binh.
Trung tá Newman, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm trên bờ và chỉ huy Ryder của hải quân Anh nhận thấy việc rút quân bằng đường biển đã hoàn toàn phá sản. Ryder ra lệnh các tàu còn lại rời cảng, hướng ra biển. Trong khi Newman ra mệnh lệnh: Tìm mọi cách để trở về Anh, chiến đấu đến cùng cho đến khi hết sạch đạn và không được đầu hàng.
Như vậy, họ buộc phải tiến sâu vào thành phố và tìm cách thoát thân từ đất liền. Đáng tiếc rằng, những người lính đặc nhiệm Anh nhanh chóng bị phát xít Đức bao vây. Họ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng trước khi buộc phải đầu hàng vì không còn lựa chọn nào khác. Chỉ có 5 biệt kích thoát khỏi vòng vây và chạy trốn xuyên nước Pháp, qua Tây Ban Nha, đến vùng lãnh thổ Gibraltar thuộc Anh và từ đây mới có thể trở về Anh.
Phát xít Đức nhanh chóng giành lai quyền kiểm soát cảng St. Nazaire, bắt giữ 215 lính biệt kích và binh sĩ Hải quân Hoàng gia Anh. Không hề biết rằng tàu Campbeltown được chất đầy thuốc nổ, sĩ quan Đức còn giễu cợt Trung tá Sam Beattie, chỉ huy tàu Cambeltown, cho rằng thiệt hại do cú đâm chỉ mất một tuần là khắc phục xong.
Trận đánh vĩ đại của 600 đặc nhiệm Anh vào cảng biển Đức - 4
Cảng St. Nazaire đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn trong suốt quãng thời gian còn lại của Thế Chiến II.
Viên sĩ quan Đức vừa dứt lời thì tàu Campbeltown phát nổ, khiến 360 người thiệt mạng và phá hủy nặng nề cảng St. Nazaire, khiến nó không còn có thể hoạt động trở lại được trong thời gian còn lại của cuộc chiến.
Phía Anh trả giá đắt cho chiến thắng này. Trong số 600 người tham gia chiến dịch, chỉ có 227 người trở về Anh. Bên cạnh những người bị bắt làm tù binh, 169 biệt kích và binh sí Hải quân Anh đã thiệt mạng.
Cuộc đột kích đã khiến Hitler hết sức tức giận, cùng với các cuộc tấn công khác đã khiến phát xít Đức buộc phải dàn trải quân dọc theo bờ biển để tăng cường phòng thủ trước các cuộc tấn công hoặc xâm lược trong tương lai.
Cảng St. Nazaire bị phá hủy khiến Đức bị mất một địa điểm sửa chữa quan trọng cho các tàu chiến lớn ở Đại Tây Dương. Do bản chất táo bạo của chiến dịch và cái giá phải trả là rất lớn, đây được coi là chiến dịch tập kích vĩ đại nhất trong Thế chiến II của đặc nhiệm Anh.
_____________
Đón đọc bài tiếp theo vào 10h ngày 18.9: Vụ Mỹ táo bạo đột kích Nhật Bản sau trận Trân châu cảng

Theo Đăng Nguyễn (Dân Việt)









Đòn tập kích táo bạo của lính dù trong Thế Chiến II

Thứ Hai, ngày 21/07/2014 19:00 PM (GMT+7)

Những chiến dịch nhảy dù đại quy mô vào hậu phương địch đã tạo nên bước ngoặt chiến tranh.

Từ những ý tưởng manh nha ban đầu, được xúc tiến bởi sự bế tắc khủng khiếp của "chiến tranh chiến hào" trong Thế Chiến I, lực lượng lính dù dần dần thu hút được sự quan tâm của quân đội các nước, trong bối cảnh thế giới hồi đó đang sôi sục chuẩn bị cho Thế Chiến II.
Trong thời gian này, nước Đức dưới chế độ Quốc xã của Hitler cũng tích cực xây dựng cho mình một lực lượng lính dù hùng hậu. Lính dù ở Đức được gọi bằng danh từ Fallschirmjager, ghép lại giữa hai từ “thợ săn” và “dù”.
Chiến tranh Thế giới lần thứ hai nổ ra, và Đức là quân đội đầu tiên trên thế giới sử dụng lính dù trong chiến đấu. Chiến dịch đổ bộ bằng lính dù này được thực hiện vào năm 1940 trong cuộc xâm lược Na Uy và Đan Mạch.
Đòn tập kích táo bạo của lính dù trong Thế Chiến II - 1
Lực lượng lính dù Fallschirmjager của quân đội Đức trong Thế Chiến II
Vào rạng sáng ngày 9/4/1940, các “thợ săn dù” của Đức lao ra khỏi những chiếc máy bay vận tải Junkers Ju-52 và nhẹ nhàng bung dù đáp xuống sân bay Aalborg ở Đan Mạch. Một đơn vị khác nhanh chóng chiếm giữ các cây cầu gần đó trong sự bất ngờ đến choáng váng của quân Đan Mạch.
Trong các đợt nhảy dù tiếp theo, lính dù Fallschirmjager của Đức từ trên trời rơi xuống tấn công và chiếm giữ một pháo đài trên đảo Masnedo và cầu Stostrom, cắt đứt Masnedo với các hòn đảo xung quanh. Thành công của chiến dịch nhảy dù này tiếp tục được phát huy trên chiến trường Na Uy, khiến lực lượng phòng thủ địa phương không kịp trở tay.
Tiếp sau đó là cuộc xâm lược Crete vào năm 1941, khi cả một sư đoàn Đức được tung xuống lãnh thổ đối phương bằng dù. Hiệu quả của chiến thuật này đã vượt ngoài sức tưởng tượng của các sĩ quan chỉ huy Đức. Lính dù Đức đã gây ra tình trạng rối loạn và hoảng sợ trong lực lượng phòng thủ Crete khiến họ thất thủ nhanh chóng.
Nhiều nhà sử học khi phân tích về chiến dịch này đã kết luận rằng chính chất lượng của những người lính dù và sự hiệu quả của chiến thuật nhảy dù đã đem lại thành công cho chiến dịch tấn công của Đức, mặc dù họ phải hứng chịu tổn thất không ít bởi hỏa lực mặt đất của đối phương.
Trong thời kỳ này, độ tin cậy của việc nhảy dù không được cao như ngày nay. Lính dù thường không có dù phụ, và nhiều dù không chịu bung sau khi lính đã nhảy ra khỏi máy bay, dẫn đến những cái chết thương tâm. Ngay cả trong huấn luyện, tình trạng quân nhân chết hoặc bị thương khi nhảy dù không phải là hiếm gặp.
Trong chiến đấu, lính dù thường nhảy ra khỏi máy bay mà không mang theo các loại vũ khí hạng nặng và nhảy xuống những nơi đối diện với hỏa lực của kẻ thù. Ngoài ra, những chiếc máy bay vận tải chở họ còn là mục tiêu kềnh càng, ngon ăn dễ dàng bị hỏa lực phòng không của đối phương bắn hạ ngay khi người lính dù đầu tiên còn chưa kịp nhảy xuống.
Đòn tập kích táo bạo của lính dù trong Thế Chiến II - 2
Lính dù Anh trên khoang một chiếc máy bay vận tải C-47
Đổi lại, khả năng tấn công chớp nhoáng và bất ngờ của lực lượng lính dù mang lại hiệu quả tác chiến vô cùng cao có thể làm mê mẩn bất cứ chiến lược gia quân sự nào. Trước cú sốc do lính dù Đức gây ra ở trận Crete, quân đội Anh và Mỹ mới bắt đầu thực sự chú trọng vào lực lượng chiến lược này.
Tuy nhiên Liên Xô mới là nước đầu tiên của phe Đồng minh sử dụng lực lượng lính dù trong tác chiến. Ngày 23/2/1942, hơn 7000 lính dù Liên Xô thuộc Lữ đoàn Dù số 4 đã nhảy dù xuống thị trấn Vyazma để thực hiện chiến dịch Rzhev-Vyazma.
Bốn ngày sau, Sư đoàn Dù số 1 của Anh mới bắt đầu có những trải nghiệm thực sự đầu tiên trên chiến trường trong chiến dịch Biting. Khoảng 120 đặc nhiệm dù Anh đã đáp xuống khu vực Bruneval bị quân Đức chiếm đóng trên đất Pháp để chiếm một trạm radar.
Theo kế hoạch, các đặc nhiệm dù này sau khi nhảy xuống đất địch sẽ tấn công trạm radar và sau đó rút ra bờ biển để lên một chiếc tàu chiến đang đợi sẵn. Trong chiến địch đột kích táo bạo đó, quân Anh mất hai lính dù và 6 người khác bị thương, nhưng họ đã lấy được thiết bị radar tối mật của Đức rồi rút ra biển an toàn.
Dù đây chỉ là một chiến dịch nhỏ, song thắng lợi của nó đã trở thành một liều doping động viên tinh thần cho dư luận nước Anh đang không ngớt lo lắng về cuộc chiến, đồng thời thể hiện tính hiệu quả ưu việt của lực lượng lính dù trong tác chiến.
Đến cuối năm 1942, Trung đoàn Bộ binh Nhảy dù 509 của quân đội Mỹ mới có chiến dịch tấn công đầu tiên trong lịch sử. Trong chiến dịch này, 39 chiếc máy bay vận tải C-47 chở theo hơn 500 lính dù đã cất cánh từ Anh tới các mục tiêu ở Bắc Phi.
Đòn tập kích táo bạo của lính dù trong Thế Chiến II - 3
Sĩ quan dặn dò các lính dù Mỹ trước khi lên đường làm nhiệm vụ
Tuy nhiên chiến dịch này không hề thành công như mong đợi. Chỉ có 10 chiếc máy bay đến được mục tiêu là 2 sân bay đang do phe phát xít kiểm soát, và một số máy bay còn bị lạc đội hình, buộc phải chuyển hướng hạ cánh xuống Gibraltar.
Một số chiếc lại nhầm mục tiêu và thả lính dù xuống một sa mạc rộng lớn, khiến lính dù phải vất vả hành quân trên bộ suốt một quãng đường xa mới đến được mục tiêu, làm mất tính bất ngờ và chớp nhoáng của chiến dịch. Một tuần sau, một nhóm lính dù khác mới thực hiện cuộc đổ bộ thành công hơn xuống dọc biên giới Tunisia.
Đến cuối năm 1942, khái niệm về tác chiến lính dù ngày càng được hoàn thiện khi lực lượng “thiên binh” này ngày càng được sử dụng nhiều hơn và hiệu quả hơn. Ngày càng có thêm nhiều lính dù được đào tạo, và các chiến thuật nhảy dù cũng được thay đổi tùy theo tính chất của từng nhiệm vụ.
Đến thời kỳ này, lực lượng lính dù của phe Đồng minh đã bắt kịp với khả năng tác chiến của lính dù Đức, và đến cuộc tấn công vào Sicily năm 1943, các đơn vị lính dù đã trở thành một lực lượng không thể thiếu trong quân đội Đồng minh.
Cho đến cuộc đổ bộ Normandy năm 1944, các đơn vị nhảy dù của phe Đồng minh đã trở thành những lực lượng tinh nhuệ có kỹ năng và trình độ cao. Trong cuộc đổ bộ mang tính bước ngoặt này, những cuộc nhảy dù của Sư đoàn Dù 101, 82 của Mỹ Sư đoàn Dù 6 của Anh đã trở thành lực lượng tối quan trọng đảm bảo cho thành công của chiến dịch.
Đòn tập kích táo bạo của lính dù trong Thế Chiến II - 4
Lính Mỹ đổ bộ bằng dù xuống đất Pháp trong chiến dịch lịch sử Normandi
Tuy nhiên, cuộc đổ bộ Normandy vẫn không phải là chiến dịch nhảy dù lớn nhất trong lịch sử chiến tranh. Kỷ lục này thuộc về chiến dịch Varsity diễn ra vào ngày 24/3/1945, khi hơn 16.000 lính dù và hàng ngàn máy bay của liên quân Anh-Mỹ nhảy xuống chiến trường chỉ trong một ngày để giành quyền kiểm soát vài cây cầu bắc qua sông Rhine.
Bên kia chiến tuyến, quân đội Đế quốc Nhật Bản cũng xây dựng một lực lượng lính dù hải quân có tên gọi là Rikusentai gây ra nhiều nỗi khiếp đảm ở châu Á. Tháng 1/1942, lực lượng Rikusentai của Nhật Bản nhảy dù xuống Indonesia và quét sạch lực lượng phòng thủ Hà Lan trong trận chiến Manado. Quân Nhật tiếp tục tổ chức nhiều chiến dịch nhảy dù khác sau khi xâm lược Timor và Sumatra trong năm 1942.
Tháng 12/1944, 750 lính bộ binh nhảy dù của Nhật Bản (Teishin Shudan) đã mở một chiến dịch nhảy dù quy mô lớn vào các sân bay do lính Mỹ kiểm soát ở Philippines. Hơn một nửa số lính dù này thiệt mạng khi máy bay của họ bị hỏa lực phòng không đối phương bắn rơi, 300 lính dù còn lại chiến đấu quyết liệt với quân Mỹ và gây ra thiệt hại nặng nề cho đối phương.
Có thể nói Thế Chiến II là thời kỳ hoàng kim của lực lượng lính dù và cũng là thời kỳ các chiến thuật nhảy dù liên tục được phát triển, thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của từng nhiệm vụ tác chiến.
Trong thời kỳ này, sự xuất hiện bất thình lình “từ trên trời rơi xuống” theo đúng nghĩa đen của những người lính dù luôn là nỗi khiếp đảm cho bất cứ lực lượng phòng thủ nào. Những chiến dịch nhảy dù đại quy mô đã góp phần tạo nên bước ngoặt của chiến tranh, giúp phe Đồng minh có được chiến thắng vang dội trước phe Phát xít.
Sau Thế Chiến II, người ta không còn thấy những chiến dịch nhảy dù cấp sư đoàn hay lữ đoàn với những cánh dù ngập trời nữa, thay vào đó là những chiến dịch cỡ tiểu đoàn gọn nhẹ và hiệu quả hơn. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, lính dù ngày càng trở nên gọn nhẹ hơn, hiệu quả hơn với lực lượng nhỏ hơn, cơ động hơn, thể hiện tính ưu việt của lực lượng “thiên binh” này.
_____________________

Theo Trí Dũng (Tổng hợp) (Khampha.vn)



Tàu sân bay lớn nhất thế giới của Nhật bị Mỹ đánh chìm, hơn 1.400 người quyết ở lại cùng chết

Thứ Tư, ngày 21/08/2019 00:30 AM (GMT+7)

Trong những năm cuối Thế chiến 2, Nhật Bản hạ thủy một trong những tàu chiến, tàu sân bay uy lực nhất thế giới, nhưng con tàu có số phận ngắn ngủi khi trở thành mồi ngon cho các tàu ngầm Mỹ.

Tàu sân bay lớn nhất thế giới của Nhật bị Mỹ đánh chìm, hơn 1.400 người quyết ở lại cùng chết - 1
Shinano là tàu sân bay cuối cùng phát xít Nhật chế tạo trong Thế chiến 2.
Theo National Interest, được đưa vào sử dụng tháng 10.1944, tàu sân bay Shinano có thể được coi là niềm tự hào cuối cùng của hải quân phát xít Nhật.
Với lượng giãn nước lên tới hơn 69.000 tấn, con tàu lẽ ra vẫn là tàu sân bay lớn nhất thế giới, ít nhất cho đến những năm 1960. Nhưng con tàu không tồn tại được lâu như vậy, nó trở thành tàu chiến lớn nhất thế giới từng bị đánh chìm bởi tàu ngầm.
Tàu ngầm Mỹ USS Archerfish đánh chìm tàu sân bay Nhật chỉ có lượng giãn nước 1.500 tấn, tức là nhỏ hơn 46 lần.
Câu chuyện bắt đầu từ tháng 5.1940, trước khi người Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Shinano được hạ thủy với tư cách là thiết giáp hạm thứ ba trong lớp Yamato.
Đây là những thiết giáp hạm lớn nhất lịch sử thế giới, với hi vọng của người Nhật rằng có thể dùng chất lượng để đánh bật các hạm đội Mỹ có số lượng đông đảo hơn.
Theo kế hoạch, Shinano sẽ sớm hiệp đồng tác chiến cùng hai thiết giáp hạm Musashi và Yamato để trở thành bộ ba uy lực nhất thế giới ở thời điểm đó.

Đến năm 1942, Nhật Bản nhận ra rằng họ cần tàu sân bay hơn là thiết giáp hạm. Môi trường tác chiến trên biển ngày nay phụ thuộc hoàn toàn vào các sân bay nổi trên mặt nước. Nhật Bản đã mất 4 tàu sân bay uy lực nhất trong trận hải chiến Midway. Đây là trận chiến mang ý nghĩa quyết định giữa Mỹ và Nhật Bản ở mặt trận Thái Bình Dương.
Theo mệnh lệnh,  Shinano được hoán cải để trở thành tàu sân bay lớn nhất thế giới thời điểm đó. Con tàu lớn gấp đôi tàu sân bay lớp Essex của Mỹ, chỉ bị tàu sân bay hạt nhân Mỹ soán ngôi vào những năm 1960.
Tàu sân bay lớn nhất thế giới của Nhật bị Mỹ đánh chìm, hơn 1.400 người quyết ở lại cùng chết - 2
Shinano được hoán cải từ thiết giáp hạm lớp Yamato.
Tàu được bọc giáp dày nhất trong số các tàu sân bay, với khả năng mang theo 47 máy bay, có phần ít hơn tàu sân bay Mỹ (mang theo 75-100 máy bay). Nhưng Shinano có hỏa lực đáng nể, bao gồm 16 súng phòng không cỡ nòng 12,7mm, 145 pháo phòng không 25mm, 12 bệ phóng rocket đa nòng chống máy bay.
Shinano xuất hiện với hi vọng khắc phục những điểm yếu của tàu sân bay Nhật trước đây. Đó là các tàu sân bay Nhật quá dễ cháy, được bọc giáp mỏng không chống được bom xuyên giáp của máy bay Mỹ.
Nhưng sự bất khả xâm phạm của Shinano chỉ nằm trên giấy. Con tàu được chế tạo một cách gấp rút, không có cách khắc phục trong trường hợp nước rò vào khoang.
Ngày 28.11, tàu được đưa đến căn cứ hải quân Kure bằng đường biển, với 3 tàu khu trục hộ tống. Phi đội máy bay trên tàu Shinano khi đó chỉ mang theo bom, không có các máy bay săn ngầm.
Kết quả là Shinano rơi vào ổ phục kích của tàu ngầm Mỹ USS Archerfish ngay trong đêm.
Tàu sân bay lớn nhất thế giới của Nhật bị Mỹ đánh chìm, hơn 1.400 người quyết ở lại cùng chết - 3
4 quả ngư lôi của tàu ngầm Mỹ khiến tàu sân bay Shinano vĩnh viễn chìm dưới đáy biển.
Archerfish di chuyển song song với tàu sân bay Nhật, chờ đợi cơ hội tấn công. Thuyền trưởng tàu Shinano phát hiện tín hiệu radar từ tàu ngầm Mỹ, nhưng cảm thấy chưa đến mức quá lo ngại vì ông đang chỉ huy một trong những chiến hạm lớn nhất của hải quân Nhật.
Trong trận đánh ở Philippines, thiết giáp hạm Musashi với thân tàu tương tự như Shinano, đứng vững dù bị trúng 10 ngư lôi và 16 quả bom. Con tàu cũng có biện pháp phòng ngừa, bằng cách di chuyển theo đường zic zac để né tránh ngư lôi tàu ngầm Mỹ.
3 giờ 15 phút sáng ngày 29.11.1944, Archerfish phóng 6 ngư lôi khi thấy mục tiêu rơi vào vị trí mai phục. 4 trong số này đánh trúng mục tiêu. Thủy thủ trên tàu có một chút choáng váng, nhưng không ai lo lắng vì tàu được bọc giáp dày.
Kết quả là tàu sân bay Shinano vẫn di chuyển với tốc độ tối đa, nước rò vào bên trong thân tàu, làm hư hại máy bơm và máy phát điện mà không có cách nào ngăn được.
Đến 10 giờ 18 phút sáng, thuyền trưởng ra lệnh bỏ tàu. Nhưng 1.435 thủy thủ, bao gồm cả thuyền trưởng vẫn ở lại chết cùng với tàu. Khoảng 1.000 người khác được giải cứu.
Giới phân tích quân sự sau này đánh giá tàu sân bay khổng lồ của Nhật có nhiều sai sót trong thiết kế, nhưng cũng gặp vận rủi khi bị ngư lôi đánh trúng vào phần yếu nhất ở bên hông.
Cuối cùng, Shinano vẫn làm nên lịch sử không mấy vẻ vang và vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển Thái Bình Dương cùng hài cốt những thủy thủ.

Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét