Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 283

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
2000 ngày ‘CHẢY MÁU NÃO’ của tình báo Việt Nam | HỒ SƠ VỤ ÁN

Điệp viên hai mang huyền thoại trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 - Kỳ 1

Thùy Dương |

Điệp viên hai mang huyền thoại trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 - Kỳ 1

Câu chuyện cuộc đời phi thường của Juan Pujol Garcia giống như kịch bản một bộ phim bom tấn của Hollywood, chỉ có điều mọi chi tiết trong câu chuyện gần như không thể tin được lại là sự thật.

Kỳ 1: Điệp viên tự thân
Juan Pujob Garcia là một gián điệp và điệp viên hai mang có biệt danh Garbo, đóng vai trò rất lớn trong việc giúp quân Đồng minh giành chiến thắng Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ông giành nhiều giải thưởng từ cả Chính phủ Anh và Đức quốc xã.
Điệp viên hai mang huyền thoại trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 - Kỳ 1 - Ảnh 1.
Juan Pujob Garcia. Ảnh: warhistoryonline
Theo trang warhistoryonline, Garcia là người đàn ông duy nhất trong lịch sử được trao cả huân chương Chữ thập Sắt (huân chương cao quý nhất của quân đội Đức quốc xã) và MBE (huân chương vinh dự nhất của Đế chế Anh dành cho người có lòng dũng cảm).
Mặc dù Garcia đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến nhưng vai trò và danh tính của ông được giữ bí mật suốt nhiều chục năm sau đó. Trong phần còn lại cuộc đời sau chiến tranh, ông sống ẩn danh ở Venezuela.
Xuất thân bình thường
Một trong những điều truyền cảm hứng nhất trong câu chuyện cuộc đời của điệp viên Garcia là mọi thứ về ông dường như đều rất bình thường ở phương diện đào tạo, xuất thân, kỹ năng.
Ông không phải là James Bond cũng không phải là một siêu điệp viên như trong phim Hollywood. Ông chỉ là một người đàn ông nhỏ bé, vẻ ngoài khiêm tốn, sinh ra ở Barcelona (Tây Ban Nha) năm 1912, lớn lên trong một gia đình bình thường.
Điệp viên hai mang huyền thoại trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 - Kỳ 1 - Ảnh 2.
Binh lính phe Chủ nghĩa dân tộc đột kích khu vực ngoại ô Madrid trong Nội chiến Tây Ban Nha năm 1937. Ảnh: warhistoryonline
Garcia không xuất sắc bất kỳ điều gì, nhưng xét những thành công ông đạt được khi là điệp viên hai mang sau này, rõ ràng Garcia hẳn phải có một trí tưởng tượng rất siêu phàm.
Sau khi học xong, Garcia tập sự trong một thời gian tại một cửa hàng kim khí và bắt đầu nghiên cứu về chăn nuôi. Ông chuyển hết nghề này tới nghề khác nhưng đều không thành công, kể cả khi làm quản lý rạp chiếu phim. Sau đó, ông bị gọi nhập ngũ năm 1931 và phục vụ trong một đơn vị kỵ binh Cộng hòa Tây Ban Nha.
Khi được giải ngũ sau 6 tháng phục vụ bắt buộc trong quân đội, Garcia quay trở lại làm việc. Vị hôn phu của em gái ông bị quân Cộng hòa bắt và bị cáo buộc tội phản cách mạng.
Về sau, em gái và mẹ công cũng bị bắt với cáo buộc tương tự. May mắn là một họ hàng trong nghiệp đoàn đã giúp họ được thả tự do. Dù vậy, sự cố này đã khiến Garcia có mối hận thù sâu sắc với người Cộng hòa và lý tưởng của họ.
Khi Nội chiến Tây Ban Nha nổ ra năm 1936, Garcia đang quản lý một trang trại gia cầm. Ông được triệu tập để chiến đấu cho phe Cộng hòa. Ông không muốn theo phe những người đã ngược đãi gia đình mình nên đã trốn trong nhà bạn gái. Sau đó, ông bị cảnh sát bắt trong một cuộc đột kích và bị tống giam trong một thời gian ngắn.
Sau này, để trả thù những người Cộng hòa, Garcia đã dùng giấy tờ giả để gia nhập phe này với ý định sau đó đào ngũ và chiến đấu với những người theo phe Chủ nghĩa dân tộc.
Tuy nhiên, Garcia cũng bị phe Chủ nghĩa dân tộc đối xử tệ bạc. Họ đánh đập và tống ông vào nhà tù quân đội sau khi ông bày tỏ ủng hộ nền quân chủ Tây Ban Nha. Những gì ông trải qua ở đây đã khiến ông căm ghét chủ nghĩa Phát xít.
Quyết tâm làm gián điệp
Điệp viên hai mang huyền thoại trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 - Kỳ 1 - Ảnh 3.
Garcia năm 1931. Ảnh: warhistoryonline
Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra năm 1939, Garcia quyết tâm làm bất kỳ điều gì mình có thể để chống chế độ Đức quốc xã. Nhìn thấy Anh là lực lượng lớn duy nhất phản kháng trùm Phát xít Adolf Hitler, Garcia đã quyết định tiếp cận Mật vụ Anh ở Madrid và đề nghị làm gián điệp cho họ. Ông đã làm gián điệp cho Anh từ năm 1941.
Có một số vấn đề khi Garcia đề nghị làm gián điệp. Thứ nhất, ông không có kinh nghiệm làm gián điệp và cũng chưa làm bất kỳ công việc tình báo nào.
Thứ hai, ông có một số lần kinh doanh thất bại và chỉ làm quản lý khách sạn 1 sao lụp xụp lúc bây giờ. Do đó, ông không có điều kiện thuận lợi để có bất kỳ trải nghiệm tình báo nào. Thứ ba, Garcia không nói được một từ tiếng Anh.
Không ngạc nhiên khi phía Anh bác bỏ đề xuất của Garcia – người không có gì ngoài quyết tâm. Ông đã thử thêm hai lần xin phía Anh cho làm gián điệp những vẫn bị từ chối. Vẫn không nản chí, Garcia quyết định tự mình chống người Đức.
Ông đã tiếp cận các đặc vụ tình báo Đức ở Madrid và tự nhận là một nhân viên Chính phủ Tây Ban Nha thường xuyên có các chuyến đi ngoại giao tới London.
Ông giả vờ là người yêu thích lý tưởng của Đức quốc xã và nói với các đặc vụ Đức rằng ông sẵn sàng do thám người Anh vì lợi ích thúc đẩy sự nghiệp Đức quốc xã. Tại thời điểm đó, Chính phủ Tây Ban Nha ủng hộ Chính phủ Đức quốc xã nhưng không kết đồng minh nên Garcia rất dễ liên hệ với quân đội Đức.
Người Đức đã bị Garcia lừa, nhất là sau khi xem hộ chiếu ngoại giao giả mà ông làm tại một cửa hàng in ấn. Họ đã để ông làm gián điệp cho mình dù hơi nghi ngờ.
Các đặc vụ Đức đã dạy Garcia một khóa học tăng cường về nghệ thuật gián điệp, hướng dẫn ông thiết lập mạng lưới gián điệp trên đất Anh, cấp cho ông 600 bảng Anh chi phí làm nhiệm vụ (tương đương 42.000 USD ngày nay). Sau đó, họ cử ông đi làm việc. Như vậy, Garcia đã bước đầu chiếm được lòng tin của người Đức. 
(Còn tiếp)

Điệp viên hai mang huyền thoại trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 - Kỳ cuối


Đóng góp lớn nhất của điệp viên mật danh Garbo diễn ra trước cuộc đổ bộ D-Day của quân Đồng minh.

Kỳ cuối: Đóng góp lớn của Garbo
Garcia rời Tây Ban Nha và thông báo với các đặc vụ Đức rằng ông đã tới London thành công, nhưng thực tế, ông đã ở rất gần quê nhà vì ông đã di chuyển tới Lisbon (Bồ Đào Nha).
Đây là nơi mà sự sáng tạo và trí tưởng tượng của Garci thực sự được phát huy. Sử dụng sách hướng dẫn bằng tiếng Tây Ban Nha dành cho khách du lịch, tạp chí và lịch trình tàu chạy, Garcia đã vẽ ra toàn bộ cuộc đời của mình ở Anh. Không chỉ Đức quốc xã mắc mưu mà cả người Anh (sau khi chặn được một số báo cáo của Garcia) cũng bắt đầu truy lùng điệp viên này ở Anh khi mà ông còn thậm chí không ở đó.
Chú thích ảnh

Tomás Harris, người phụ trách Garcia ở MI5. Ảnh: warhistoryonline
Người Anh sớm nhận ra Garcia không thể nào ở nước mình và các báo cáo này do ông bịa ra. Trong các báo cáo, Garcia mô tả những đơn vị quân đội, những động thái của binh lính và kế hoạch quân sự không hề tồn tại. Ông cũng mắc vô số lỗi cơ bản về cuộc sống ở Anh.
Tuy nhiên, người Đức tin rằng Garcia nói thật. Garcia giải thích lý do thư từ của mình đều được đóng dấu ở Bồ Đào Nha là vì một trong 27 điệp viên của ông là một phi công thường xuyên bay qua lại giữa London và Lisbon và phi công này sẽ lén mang thư của Garcia và gửi chứng từ Bồ Đào Nha.
Ngoài ra, Garcia cũng dùng tin tức trên báo để bổ sung thêm thông tin thật vào thư gửi người Đức. Người Anh sớm nhận ra Garcia có thể đóng một vai trò rất giá trị trong chiến tranh, đặc biệt là khi Garcia thông báo cho người Đức rằng có một hạm đội tàu Anh đang ở Malta trong khi hạm đội tàu này không hề tồn tại. Phía Đức đã huy động lực lượng lớn để đối phó với hạm tàu tưởng tượng trên. Khi họ phát hiện ra không có dấu vết tàu Anh nào ở đó, Garcia đã giải thích thuyết phục và vẫn được người Đức tin cậy.
Sau sự việc này, người Anh đã đưa Garcia và gia đình tới Anh, cấp cho ông một số tiền hào phóng và cử một đặc vụ tình báo nói tiếng Tây Ban Nha hỗ trợ ông thực hiện nhiệm vụ. Khi đã ở trong tình báo quân đội Anh, Garcia đã có thể tận dụng tối đa trí tưởng tượng. Người Anh cung cấp thông tin giả cho Garcia chuyển tới người Đức.
Cơ quan tình báo Anh MI5 đã hỗ trợ để giúp báo cáo của Garcia đáng tin cậy hơn. Khi người Đức bắt đầu nghi ngờ về những thông tin do Garcia cung cấp vì chúng thường sai hoàn toàn hoặc gửi quá muộn, ông sẽ giải thích là một điệp viên của mình bị MI5 bắt hoặc ám sát. MI5 sau đó sẽ cho đăng cáo phó của các điệp viên giả này trên báo chí Anh để khiến người Đức tin tưởng Garcia.
Công việc đáng giá nhất mà Garcia đã làm là trước sự kiện D-Day, ngày quân Đồng minh đổ bộ vào bờ biển Normandy của Pháp để tấn công quân Đức. Là một nhân tố chính trong chiến dịch tình báo Fortitude, Garcia tìm cách thuyết phục Bộ Chỉ huy tối cao Đức rằng đa số lực lượng Đồng minh sẽ không đổ bộ vào Normandy mà đổ bộ vào Pas de Calais.
Chú thích ảnh
Binh lính, xe tăng và thiết bị tham gia cuộc lật đổ Đức quốc xã ở châu Âu tới bờ biển Normandy sau ngày D-Day. Ảnh: Wikimedia Commons
Để khiến người Đức tin tưởng, Garcia nói với họ chờ một tin nhắn quan trọng lúc 3 giờ sáng. Tin nhắn này được thiết kế để cung cấp cho quân Đức về mục tiêu thực sự của quân Đồng minh nhưng thời điểm cung cấp thông tin sẽ là muộn nên người Đức không thể ngăn chặn cuộc đổ bộ.
May mắn với Garcia là phía Đức không có ai tới để tiếp nhận thông tin lúc 3 giờ sáng và mãi tới sáng muộn hôm đó mới phản ứng. Garcia đã chỉ trích phía Đức vì bỏ lỡ thông tin quan trọng. Ông nói: “Tôi không thể chấp nhận lời viện cớ hoặc tắc trách. Nếu không vì lý tưởng, tôi sẽ bỏ công việc này”.
Sau sự việc, Garcia càng được người Đức tin cậy. Nhờ đó, ông đã thành công khi thuyết phục quân Đức tin vào sự tồn tại của “Tập đoàn Quân đội Mỹ số 1” – một đội quân tưởng tượng gồm 150.000 binh lính mà Garcia nói là sẽ do Tướng Patton chỉ huy. Không thể tưởng tượng được là Hitler lại tin vào những gì Garcia bịa đặt. Một lý do khiến Hitler tin ngay là do MI5 đã tung tin giả mạo qua sóng vô tuyến, nói về một lực lượng Mỹ khổng lồ đang đồn trú ở miền Nam nước Anh. Do đó, Hitler đã không huy động toàn lực lượng tại bờ biển Normandy để đối phó với quân Đồng minh vì theo lời Garcia, cuộc đổ bộ ở Normandy chỉ là đánh lạc hướng.
Ngay cả sau khi lực lượng Đồng minh đổ bộ vào Normandy, Garcia vẫn tiếp tục cung cấp tin giả cho Đức quốc xã về cuộc đổ bộ chính dự kiến diễn ra ở Pas de Calais. Cách cung cấp thông tin giả chuyên nghiệp của Garcia cho quân Đức đã đóng vai trò quan trọng khó tin trong thành công của cuộc đổ bộ. Cuộc đổ bộ này cuối cùng đã lật ngược thế cờ trong cuộc chiến.
Quân Đức vẫn tin tưởng danh tính của Garcia và ông đã được trao huân chương Chữ Thập sắt vì phục vụ người Đức. Trong khi đó, người Anh vừa trao cho Garcia huân chương MBE. Nhờ đó, Garcia là người duy nhất từng nhận được cả hai phần thưởng cao quý này.
Sau chiến tranh, sợ người Đức trả thù, Garcia đã giả chết năm 1949 và chuyển tới Venezuela sống. Tại đây, ông sống một cuộc đời ẩn danh yên bình và mở một cửa hàng sách. Những gì ông làm vẫn được giữ bí mật suốt nhiều năm. Trong những năm 1980, ông được mời tới London và được gặp Hoàng tử Phillip. Ông qua đời trong bình yên năm 1988.
Nếu câu chuyện của điệp viên Garcia có thể dạy cho chúng ta một điều gì đó, thì đó chính là bài học rằng bất kỳ cá nhân nào nếu nhiệt huyết thì cho dù xuất thân bình thường, không tài năng đặc biệt, họ cũng có thể thay đổi bánh xe lịch sử, miễn là họ tận tâm với sự nghiệp mình theo đuổi và không bao giờ bỏ cuộc.
Thùy Dương/Báo Tin tức

Ẩn số trong cuộc tàn sát người Do Thái của Hitler: Cựu điệp viên FBI khét tiếng vào cuộc


Ẩn số trong cuộc tàn sát người Do Thái của Hitler: Cựu điệp viên FBI khét tiếng vào cuộc
Cô bé Anne Frank (12/6/1929 - 1945), tác giả 'Nhật ký Anne Frank'.

Sau khi bị bắt vào trại tập trung, cô bé Anne Frank trải qua những năm tháng cuối đời trong bệnh tật, đói khổ...

Ở kỳ trước, kênh lịch sử History Channel của Mỹ đã cung cấp bài viết nói về cuốn 'Nhật ký Anne Frank' lay động lòng người, chứa đựng những dòng tự sự thường nhật của một cô bé 13 tuổi trong suốt những tháng ngày sống trầm lặng cùng gia đình ở 'ngôi nhà nhỏ phía sau' nơi xứ người nhằm trốn tránh sự truy lùng cay nghiệt của Đức Quốc xã trong cuộc diệt chủng Holocaust(đọc tại đây).
25 tháng (từ 12/6/1942 đến 1/8/1944) sống giữa bom đạn chiến tranh, trong lằn ranh giới mỏng manh giữa sự sống-cái chết, giữa sợ hãi-hoài bão, giữa tội ác-nhân văn, cô bé Anne Frank vẫn 'cất tiếng hát trong trẻo giữa đời', vẫn khiến người đời cảm phục về một niềm tin tuổi thơ vốn dĩ ngập tràn ánh ban mai về bản ngã thiện-mỹ của con người "Vượt lên tất thảy, mình vẫn tin rằng, bản chất con người thực sự rất tốt..."
Ngày 1/8 cách đây 7 thập kỷ có lẻ chứng kiến những dòng cuối cuốn 'Nhật ký Anne Frank', bởi chỉ 3 ngày sau đó (ngày 4/8/1944), cả gia đình Frank và 7 người khác bị lính Đức ập vào bất ngờ, hung hăng lùng sục và bắt nhốt vào 'trại tử thần' Bergen-Belsen (miền Bắc nước Đức).
Họ bị chỉ điểm, bị phản bội...
Ẩn số trong cuộc tàn sát người Do Thái của Hitler: Cựu điệp viên FBI khét tiếng vào cuộc - Ảnh 1.
Ngay từ giây phút kẻ phản bội 'bán lòng tin của gia đình Frank' để nhận lấy những đồng tiền ít ỏi từ quân Đức, cả nhà Frank phải trải qua những tháng ngày địa ngục thực sự: 
Từ sự chia cắt vợ chồng con cái, đến cái chết vì bệnh tật giày vò trong trại tập trung, nhà Frank kẻ sống-người chết, gánh chịu những nỗi đau cay nghiệt thực sự của chiến tranh và sự tàn ác của Hitler cùng Đức Quốc xã.
Nếu như vợ chồng bà Miep Gies tốt bụng (nhân viên của ông Otto Frank (cha của Anne Frank), làm việc tại chi nhánh công ty Opekta do ông Otto làm giám đốc tại Hà Lan) là những người âm thầm cung cấp nhu yếu phẩm cho cả gia đình người Đức gốc Do Thái Frank trong 25 tháng ròng rã thì ai là kẻ đã phản bội họ, để 'bầy sói' Đức xộc vào, cắt đứt những ước mộng tuổi thơ của một bé gái 13 tuổi, khiến gia đình nhỏ chia lìa mãi mãi?
Giữa tháng 8 chứng kiến nhiều biến cố lịch sử cách đây nhiều thập kỷ, National Geographic cung cấp bài viết tựa đề tiếng Việt "Hành trình truy tìm kẻ phản bội gia đình Anne Frank", mời độc giả theo dõi.
Ẩn số trong cuộc tàn sát người Do Thái của Hitler: Cựu điệp viên FBI khét tiếng vào cuộc - Ảnh 2.
Ai... Điều gì... đã làm bại lộ nơi trú ẩn của gia đình Frank sau hơn 2 năm sống dưới vỏ bọc an toàn giữa thủ đô Amsterdam? là câu hỏi khiến các thám tử, sử gia, nhà tâm lý học, nhà phân tích dữ liệu, giới pháp ý và tội phạm học quốc tế quan tâm dù 75 năm đã trôi qua.
Công chúng thế giới cũng đặt chung câu hỏi liên quan đến số phận của Anne Frank, tác giả cuốn 'Nhật ký Anne Frank' được UNESCO xếp vào danh lục Ký ức thế giới.
7 thập kỷ qua, đã có hơn 30 người bị đưa vào diện tình nghi phản bội gia đình nhà Frank.
Trong số những kẻ bị tình nghi có một nhân viên quản lý kho tên là Wilhelm van Maaren, làm việc tại công ty Opekta, biết về nơi ẩn náu của gia đình Frank. Tuy nhiên, dù đã mở 2 cuộc điều tra trong các năm 1947 và 1963 nhưng cuối cùng vì không có bằng chứng nên người này không bị buộc tội cung cấp thông tin mật cho lính Đức.
Ẩn số trong cuộc tàn sát người Do Thái của Hitler: Cựu điệp viên FBI khét tiếng vào cuộc - Ảnh 3.
Một nghi phạm khác là Lena Hartog-van Bladeren. Người này được cho là phát hiện những bất thường tại căn nhà nơi gia đình Frank ẩn náu rồi tung những tin đồn nguy hiểm. Sau các cuộc điều tra, bà này khẳng định không hay biết về những người Đức sống trong căn nhà ở giữa thủ đô Hà Lan và cuộc đột kích bất ngờ của lính Đức.
Danh sách các nghi phạm tiếp tục tăng theo thời gian và mức độ quan tâm của công chúng, đặc biệt là sau khi cuốn 'Nhật ký Anne Frank' được dịch ra hơn 70 thứ tiếng, bán được 35 triệu bản trên toàn thế giới.
Riêng Công ty khoa học dữ liệu Xomnia hàng đầu của Hà Lan cũng đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra một chương trình phân tích văn bản lưu trữ cho phép tìm hiểu tần suất, cũng như đưa ra các báo cáo về các mối quan hệ gia đình và cảnh sát để xem ai có khả năng nắm giữ thông tin xoay quanh căn nhà Frank ẩn náu thời chiến tranh, từ đó lọc ra kẻ tình nghi nhất.
Nhà nghiên cứu người Hà Lan Gertjan Broek, sau 2 năm điều tra nhận định, có thể gia đình Frank không bị phản bội, họ chỉ bị lính Đức tình cờ phát hiện và bắt giữ. Và việc nhiều người đổ xô tìm kiếm kẻ chỉ điểm có thể vô hình chung làm chệch hướng khám phá những gì thực sự đã diễn ra tại đây ngày 4/8/1944.
Tuy nhiên, đó là ý kiến cá nhân của ông Gertjan Broek, bởi hành trình truy tìm sự thật về kẻ chỉ điểm gia đình Frank vẫn tiếp tục, trong số đó có cựu đặc vụ FBI Mỹ Vincent Pankoke.
Ẩn số trong cuộc tàn sát người Do Thái của Hitler: Cựu điệp viên FBI khét tiếng vào cuộc - Ảnh 4.
Bà Edith Frank, mẹ của Anne, mất năm 1945 tại trại tập trung Auschwitz. Ảnh: ANNE FRANK HOUSE
Với vai trò là một đặc vụ ngầm, Vincent Pankoke từng thâm nhập vào các hoạt động tài chính của những tên tội phạm khét tiếng ở Phố Wall để thực hiện các sứ mệnh tối mật. Kinh nghiệm FBI của Vincent Pankoke cho phép ông tiếp cận vụ án Anne Frank theo cách mới.
Dẫn đầu một nhóm điều tra gồm hơn 20 nhà nghiên cứu pháp y, tội phạm học và chuyên gia phân tích dữ liệu, ông Vincent Pankoke đã dành nhiều năm liên tục tìm hiểu các tài liệu lưu trữ liên quan, đồng thời sử dụng các công nghệ hiện đại của thế kỷ 21 để 'lọc' ra các nghi phạm đáng ngờ nhất.
Nhóm của cựu đặc vụ FBI đã tạo ra một bản quét 3D nơi ẩn náu của Anne Frank để tìm hiểu xem âm thanh có thể truyền đến các tòa nhà đó như thế nào. Nhóm cũng sử dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) để tìm ra các kết nối ẩn giữa các cá nhân, địa điểm và sự kiện ngày 4/8/1944.
Không chỉ nhận được sự hỗ trợ của các đồng nghiệp từ FBI từ Mỹ, gồm một trong những thành viên sáng lập Đơn vị khoa học hành vi FBI - Tiến sĩ Roger Depue, nhóm của Vincent Pankoke còn nhận được sự trợ giúp nhiệt tình đến từ Hà Lan, gồm phòng Lưu trữ quốc gia Hà Lan, Viện nghiên cứu chiến tranh và diệt chủng (NIOD), phòng Lưu trữ thành phố Amsterdam và ban quản lý căn nhà Anne Frank từng trú ẩn; cũng như công nghệ AI của Xomnia.
Cho đến nay, cuộc điều tra của Vincent Pankoke vẫn chưa dừng lại.
Ẩn số trong cuộc tàn sát người Do Thái của Hitler: Cựu điệp viên FBI khét tiếng vào cuộc - Ảnh 5.
Là người duy nhất trong gia đình nhà Frank sống sót sau cuộc diệt chủng Holocaust, ông Otto quay lại căn nhà bà Miep Gies ở địa chỉ 263 Prinsengracht (trung tâm thủ đô Amsterdam) và nhận lại được di vật cuối cùng của con gái út - nhật ký của Anne Frank, được bà Miep Gies gìn giữ cẩn thận trong ngăn kéo.
Sau khi lính Đức xộc vào bắt giữ, hai chị em nhà Frank bị đưa đến trại tập trung Bergen-Belsen ở miền Bắc nước Đức. 
Ẩn số trong cuộc tàn sát người Do Thái của Hitler: Cựu điệp viên FBI khét tiếng vào cuộc - Ảnh 6.
Ông Otto Frank, cha của Anne Frank, là người duy nhất trong gia đình Frank sống sót sau cuộc diệt chủng Holocaust. Ảnh: ANNE FRANK HOUSE
Tại đây, Anne Frank trải qua những năm tháng cuối đời trong bệnh tật, đói khổ. Bước sang tuổi 15, cô bé vĩnh viễn lìa xa cõi đời, kết thúc những ngày tháng bị giày vò trong sự tàn ác của phát xít Đức để 'cất tiếng hát trong trẻo' ở một thế giới yên bình hơn...
Quá đau buồn vì cái chết của vợ và 2 con gái, ông Otto Frank đã cất cuốn nhật ký của con gái út vào tận sâu ký ức. Thời gian trôi đi, khi vết thương lên da non, ông bắt đầu đọc lại những dòng ký ức của con gái, chắp nối và viết thành một cuốn sách liền mạch.
Mùa hè năm 1947, cuốn nhật ký của Anne Frank được xuất bản lần đầu tiên tại Hà Lan với cái tên "Het Achterhuis". Ông Otto Frank được công nhận là đồng tác giả cuốn sách.
Sau khi lập gia đình mới, ông Otto đã thành lập Quỹ Anne Frank vào ngày 3/5/1957 nhằm cứu và khôi phục căn nhà mà cả gia đình ông từng ẩn náu thời Holocaust để công chúng có cơ hội tham quan.
Cho đến nay Nhà Anne Frank hoạt động như một bảo tàng, trở thành di tích từng chứng kiến những năm tháng giúp cô bé Anne Frank viết nên cuốn sách "tái hiện chân thực nhất sự ghê rợn và độc ác của chủ nghĩa phát xít" (theo lời của Tiến sĩ, nhà sử học Hà Lan Jan Romein (1893-1962)).
Về sau, ông Otto Frank qua đời tại Basel (Thụy Sĩ) vì bệnh ung thư phổi ở tuổi 91. 
Ẩn số trong cuộc tàn sát người Do Thái của Hitler: Cựu điệp viên FBI khét tiếng vào cuộc - Ảnh 7.
Hơn 7 thập kỷ sau sự kiện Anne Frank cùng gia đình bị quân lính Đức bắt giữ, nguyên nhân khiến nơi ẩn náu bị bại lộ, hay liệu có nhân vật nào đứng đằng sau vụ việc này vẫn khiến nhiều chuyên gia, giới phân tích quốc tế tìm hiểu nguồn cơn.
Cũng như cuốn 'Nhật ký Anne Frank', câu chuyện xoay quanh cuộc đời và gia đình của cô bé Anne cho đến nay vẫn thu hút sự chú ý của công chúng. Cuốn 'Nhật ký Anne Frank' được UNESCO công nhận là một trong '10 cuốn sách được đọc rộng rãi nhất trong lịch sử'.
Bài viết sử dụng nguồn: National Geographic
theo Helino

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét