BỘ MẶT CHIẾN TRANH 36
MỘT MAI GIÃ TỪ VŨ KHÍ - Ca sĩ: THẾ SƠN
-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
Green Day - 21 Guns
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trận đánh Mãn Châu, Hồng quân Liên Xô tiêu diệt 1 triệu quân Quan Đông Nhật
Đạo quân Quan đông và cơn ác mộng của cả Đông Á
Không chỉ nổi tiếng dã man, Đạo quân Quan đông của Quân đội Đế quốc Nhật Bản còn nổi tiếng với một loạt các tội ác chiến tranh khác, trong đó bao gồm cả các tội ác nghiên cứu vũ khí hoá học và thử nghiệm y học trên người.
Đạo quân Quan đông là một
trong các Tổng quân của Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Đây là lực lượng
tinh nhuệ nhất của Lục quân Nhật và cũng là lực lượng máu lạnh, dã man
nhất của Nhật tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh:
Baidu.
Đạo quân Quan đông được xây dựng từ lính
tuyển chọn của các đơn vị lục quân khác trong Quân đội Nhật Hoàng. Đây
là đạo quân bao gồm các binh lính ưu tú nhất cũng như cuồng tính nhất
đối với chủ nghĩa quân phiệt của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Baidu.
Đạo quân Quan đông đồn trú tại Quan Đông -
một phần lãnh thổ thuộc Nhật nằm trong Trung Quốc Đại Lục. Tên gọi đạo
quân Quan đông cũng từ đây mà ra. Lực lượng này có tiền thân là bảo vệ
của Phủ Đô hộ Quan Đông. Nguồn ảnh: Baidu.
Ban đầu, quy mô của Đạo quân Quan đông chỉ
là một quân đoàn. Sau sự kiện Mãn Châu, lực lượng này mới được nâng cấp
thành tổng quân, trụ sở được di dời tới thủ đô của Mãn Châu Quốc là Tân
Kinh - nay là thành phố Trường Xuân, thuộc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.
Nguồn ảnh: Baidu.
Lực lượng này nổi tiếng về độ tinh nhuệ
cũng như hiếu chiến. Nhiều chỉ huy trong Đạo quân Quan đông đã thăng
tiến với thành tích chiến đấu cực kỳ đáng nể và trở thành lãnh đạo quân
đội hoặc thậm chí là có chân trong Chính phủ Nhật Bản. Nguồn ảnh:
Jiajiao.
Đây cũng được coi là lực lượng đã châm
ngòi cho Chiến tranh Thái Bình Dương khi tự tiện tạo ra sự kiện Mãn Châu
nhằm dắt mũi chính phủ Nhật Bản - dẫn tới việc kéo cả châu Á vào một
cuộc chiến tranh mới diễn ra trước Chiến tranh Thế giới thứ hai hai năm.
Nguồn ảnh: Baidu.
Tuy nhiên, nhiều nhà sử gia lại cho rằng
Đạo quân Quan Đông thực tế không thiện chiến như những gì sử sách ghi
chép lại. Các nhà sử gia này lý luận rằng, Đạo quân Quan đông thực tế
chỉ chạm trán với Hồng quân Liên Xô một vài lần trước khi Chiến tranh
Thế giới thứ hai kết thúc, còn lại, trong toàn bộ cuộc chiến, Đạo quân
này chỉ chiến đấu với một đối thủ dưới cơ rất nhiều. Nguồn ảnh: 7788.
Đó là Trung Quốc - một quốc gia đang trong
tình trạng bị chia năm xẻ bảy hồi trước Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Thực tế, với trang bị vượt trội và kỹ năng cũng như kinh nghiệm tác
chiến nhất châu Á thời bấy giờ, một đối thủ như Trung Quốc là quá yếu để
đối đầu với đạo quân này. Nguồn ảnh: Baidu.
Biên chế của Đạo quân Quan Đông bao gồm ba
phương diện quân và hai quân đoàn độc lập. Trong đó xương sống chủ chốt
là phương diện quân số 1, số 3 và số 17. Nguồn ảnh: Baidu.
Trong tháng 8/1945, Đạo quân Quan đông đã
đối đầu một thời gian ngắn với Hồng quân Liên Xô ở khu vực Mãn Châu Lý.
Tuy nhiên, sự tan rã và thất bại của đạo quân này là điều tất yếu vì
những đơn vị mạnh nhất của Liên Xô sau khi đánh gục được Phát xít Đức
hiện đã có mặt ở châu Á. Nguồn ảnh: Baidu.
Do là một đạo quân cực kỳ sùng tính và có
niềm tin tưởng mãnh liệt vào Nhật Hoàng nên ngay lập tức, sau khi Nhật
Hoàng ban lệnh buông khí giới và đầu hàng, Đạo quân Quan đông đã thực
thi mệnh lệnh triệt để, tránh được những sự hy sinh không đáng có. Nguồn
ảnh: Tiexue.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, cùng với
sự giải tán của Quân đội Nhật, Đạo quân Quan đông cũng bị xoá sổ. Những
chỉ huy của Đạo quân Quan đông gần như đều bị đưa ra xét xử về việc vi
phạm tội ác chiến tranh. Nguồn ảnh: Baidu.
Những binh lính thuộc Đạo quân Quan đông khi bị bắt làm tù binh. Nguồn ảnh: Baidu.
Súng chống tăng B41: “Đại bác” vác vai của Việt Nam
Được phát triển và chế tạo ở Liên Xô thế nhưng “đại bác” vác vai RGP-7 còn được gọi là B41 lại sớm thành danh ở Việt Nam, cũng như gắn liền với hình ảnh người chiến sĩ Giải phóng quân.
Là một trong những loại súng chống tăng
không giật cá nhân xuất hiện trong cuộc Kháng chiến Chống Mỹ cũng như
hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới sau đó, súng chống tăng RPG-7 của
Liên Xô hay còn gọi là B41 được coi là một trong những thứ vũ khí chống
tăng nguy hiểm bậc nhất của bộ đội Việt Nam trên chiến trường. Nguồn
ảnh: TTXVN.
Và trong cuộc Chiến tranh Biên giới
1979, súng chống tăng B41 là một trong những vũ khí đặc biệt hiểu quả
giúp quân và dân ta bẻ gãy các cuộc tấn công của xe tăng Trung Quốc trên
khắc các mặt trận. Và cũng trong cuộc chiến này đã có hơn 200 trong
tổng số 550 xe tăng Trung Quốc tham chiến bị các loại vũ khí chống tăng
của ta loại khỏi vòng chiến. Nguồn ảnh: TTXVN.
Ở thời điểm hiện tại, B41 vẫn là một trong
những vũ khí tiêu chuẩn của bộ binh Việt Nam ngay từ cấp tiểu đội và là
hỏa lực chính để chống lại các mục tiêu cơ giới cũng như cả bộ binh của
đối phương. Chính vì vậy, trong những năm qua Quân đội Nhân dân Việt
Nam mà cụ thể hơn là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã không ngừng hoàn
thiện cũng như nâng cấp loại vũ khí đặc biệt sau nhiều năm sử dụng.
Nguồn ảnh: QĐND.
Theo đó bên cạnh việc có thể tự sản xuất
được ống phóng cũng như các loại đạn của B41 dựa trên công nghệ có sẵn
sàng trong nước, Việt Nam còn tiến hành cải tiến loại vũ khí này cho
phép nó sở hữu khả năng tấn công trong đêm tối với việc tích hợp thêm
kính ngắm đêm do Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự chế tạo. Nguồn ảnh:
QĐND.
Như vậy có thể thấy sau nhiều nhiều năm
phục vụ, vai trò của B41 đối với bộ binh Việt Nam gần như không thể thay
thế, khi nó sở hữu nhiều ưu điểm mà không phải loại súng hay tên lửa
chống tăng nào cũng có như: đáng tin cậy, chi phí thấp, dễ sử dụng và có
thể hạ gục mọi loại xe tăng. Nguồn ảnh: QĐND.
Về cấu tạo B41 chỉ là một “ống sắt” có
đường kính trong 40mm, cỡ đạn to hơn cỡ nòng, đạn chỉ nhồi chuôi vào
nòng súng. Giữa thân súng phình to ra thành một buồng rộng, đây là buồng
đốt, chứa liều phóng, Việc tạo thành buồng đốt này sẽ đẩy súng về phía
trước, nhưng lực này được cân bằng bởi lỗ thoát khí và tuyến sau. Nguồn
ảnh: QĐND.
Súng dài 953 mm khi không đạn và 1,340 mét
với đạn tiêu chuẩn PG-7. Trọng lượng của B41 khi không có đạn nặng 7,9
kg và đạn PG-7 nặng 2,25 kg. Nếu so sánh với các mẫu súng chống tăng
hiện trọng lượng chiến đấu lên đến 10kg và dài tới 1.3m của B41 có phần
hơi cồng kềnh, nhưng bù lại nó có thể hoạt động bền bỉ và liên tục trong
mọi điều kiện chiến trường. Nguồn ảnh: QĐND.
Điểm yếu lớn nhất của B41 so với các mẫu
vũ khí chống tăng hiện đại chính là tầm bắn hạn chế của nó, với tầm bắn
hiệu quả chỉ 330m và tối đa là 700m. Với khoảng cách này xạ thủ B41 phải
di chuyển tới thật gần mục tiêu để khai hỏa nếu muốn đảm bảo tỉ lệ
thành công cho đòn tấn công của mình, bản thân các mẫu xe tăng hiện đại
cũng trở khó tấn công hơn từ cự ly quá xa. Nguồn ảnh: QĐND.
Và để chống lại các dòng xe tăng hiện đại
có trang bị ERA, B41 cũng được tăng cường sức mạnh với các phiên bản đạn
chống tăng hạng nặng 105mm tăng sức xuyên, nhưng bù lại tầm bắn hiệu
quả tụt xuống do đạn nặng hơn. Điển hình có thể kể tới đạn xuyên phá
mang theo hai đầu nổ PG-7VR với tầm bắn hiệu quả chỉ khoảng 200m. Nguồn
ảnh: QPVN.
Trong ảnh là một khẩu B41 do Việt Nam chế
tạo, với thiết kế không khác mấy so với nguyên bản của Liên Xô. Tuy
nhiên, súng cũng sở hữu một số cải tiến nhỏ để phù hợp hơn với yêu cầu
trong nước. Nguồn ảnh: QPVN.
Với những bước tiến của ngành công nghiệp
quốc phòng trong nước hiện nay, hy vọng trong tương lai gần chúng ta có
thể cho ra đời các phiên bản cải tiến mới của B41, sử dụng các công nghệ
và vật liệu tiên tiến giúp cải thiện và nâng cấp sức chiến đấu của loại
vũ khí chống tăng đặc biệt này. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là một số mẫu vũ khí chống tăng
được giới thiệu tại Hội nghị Sơ kết 5 năm (2013-2018) thực hiện Nghị
quyết 765-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương. Trong đó có thể thấy chúng ta
đã chế tạo được tất cả các loại đạn giành cho B41 từ đạn chống tăng
thông thường PG-7, PG-7VL, PG-7VR, OG-7V (đạn phân mảnh), cho đến TBG-7V
(đạn nhiệt áp). Nguồn ảnh: QĐND.
Nhận xét
Đăng nhận xét