Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019

QUÁI KIỆT LÀNG CỜ 06

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Ván cờ tướng BÁ ĐẠO nhất mọi thời đại
ADVERTISEMENT
Mạc Đĩnh Chi là là nhân tài hiếm có của đất Việt, ông từng hai lần đi sứ sang nhà Nguyên. Tài năng của ông khiến nhà Nguyên phải nể phục, Nguyên Thành Tổ đã cảm khái phong cho ông là “lưỡng quốc trạng nguyên”.


Mạc Đĩnh Chi
Mạc Đĩnh Chi. (Sách “Mạc Đĩnh Chi” của NXB Kim Đồng – Ảnh từ violet.vn)

Mạc Đĩnh Chi là người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Đông (tỉnh Hải Dương hiện nay). Năm 1304 đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi Cống sĩ lấy 44 người đỗ Thái học sinh, Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên. Ông thông minh hơn người, chỉ hiềm nỗi tướng mạo xấu xí.
Mới đầu bị vua Anh Tông chê xấu, Mạc Đĩnh Chi đã làm bài phú Ngọc tỉnh liên (Sen trong giếng ngọc) để tự ví mình với sen. Trong bài phú có đoạn:
Há rằng trống rỗng bất tài
Thuyền quyên lắm kẻ lỡ thời thương thay
Nếu ta giữ mực thẳng ngay
Mưa sa gió táp xem nay cũng thường
Vua Trần Anh Tông xem rồi khen hay, thăng ông làm Thái học sinh dũng thủ, sung chức Nội thư gia.
Sau này, Mạc Đĩnh Chi “làm quan có phong độ, ngạnh trực dám nói thẳng, có phong độ đại thần”, nên càng được hậu đãi. Ông tham dự triều chính qua 3 đời vua Trần tiếp theo là Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông.


Mạc Đĩnh Chi
Ông là một vị quan cương trực dám nói thẳng. (Ảnh từ Violet.vn)

Những giai thoại nổi tiếng nhất của Mạc Đĩnh Chi đều xoay quanh việc ông đi sứ nhà Nguyên. Dù lúc đó chỉ mới 20 năm sau khi quân Nguyên đại bại lần thứ 3 trên đất Việt, nhưng Mạc Đĩnh Chi đã xuất sắc vượt qua mọi thử thách, khiến vua quan nhà Nguyên nể phục. Nguyên Thành Tổ đã cảm khái phong ông là “lưỡng quốc trạng nguyên”.
Bên cạnh tài năng ứng đối, Mạc Đĩnh Chi còn thông tỏ cả cầm, kỳ, thi, họa. Có một câu chuyện về tài chơi cờ của Mạc Đĩnh Chi thế này:
Năm 1322, Mạc Đĩnh Chi được đi sứ sang nhà Nguyên lần thứ 2. Một lần cưỡi ngựa dạo phố, ông đi qua một ngôi nhà trước có đề bảng “trạng cờ xứ Hoa”. Vốn cũng là người mê cờ, Mạc Đĩnh Chi liền bước vào nhà thưa rằng là khách độ đường nên vào xin hớp chè để uống. Ông lân la hỏi thăm chủ nhà, khiến câu chuyện chuyển sang những lời bàn về cờ. Người chủ cũng khoe bộ cờ bằng ngà voi rất đẹp.
Chủ nhà đương nhiên rất am hiểu về cờ nên nói chuyện vô cùng tâm đắc với Mạc Đĩnh Chi. Hóa ra ông ta vốn là tiến sĩ nhà Tống, khi quân Nguyên diệt nhà Tống, ông ta không muốn ra làm quan mà chỉ ngồi nhà thơ phú và chơi cờ.
Lúc này Mạc Đĩnh Chi ngỏ ý muốn đánh một ván cờ. Chủ nhà biết khách muốn thử tài mình, liền mang bộ cờ bằng sừng ra tiếp. Nhưng Mạc Đĩnh Chi lại muốn chơi bộ cờ bằng ngà voi. Chủ nhà bèn nói: “Bộ quân bằng ngà chỉ để tiếp vua mà thôi. Ngoài ra cũng chỉ tiếp những người hơn cờ tôi thôi. Nếu mang ra đánh, ngài thua cờ tôi thì sao?”
Mạc Đĩnh Chi bèn hứng thú nói: “Nếu tôi thua thì xin gửi lại ngài cái đầu, còn nếu tôi thắng thì chỉ xin ngài cái bảng treo chữ trạng cờ và bộ quân bằng ngà này”.
Hai người cùng đánh cờ, nhưng do tài nghệ đều siêu quần nên ván cờ kéo dài đến 3 ngày. Tối ngày thứ 3, Mạc Đĩnh Chi thấy cờ của mình núng thế, cũng đã tới giờ nghỉ nên ông xin ngừng ván cờ để sáng hôm sau đánh tiếp.


Mạc Đĩnh Chi
Đánh cờ thời xưa. (Ảnh từ artsy.net)

Đêm đó, Mạc Đĩnh Chi miên man suy nghĩ để tìm cách thoát khỏi thế khó. Ông dựng lại bàn cờ trong óc và cuối cùng chợt phát hiện ra nước thí xe đánh tốt quyết định.
Sáng hôm sau, Mạc Đĩnh Chi đi nước cờ quyết định, khiến chủ nhà thốt lên rằng: “Đúng là nước cờ thần, xin chịu thua ngài”.
Chủ nhà lấy bộ quân cờ bằng ngà voi và cái biển “trạng cờ xứ Hoa” trao lại Mạc Đĩnh Chi, nhưng ông từ chối không nhận, mà chỉ khuyên chủ nhà từ nay nên cất bảng trạng cờ kia đi.


Đền thờ Mạc Đĩnh Chi tại quê ông. (Ảnh từ wikipedia.org)

Có lẽ người chủ nhà cũng không thể biết rằng kẻ đánh bại mình là “lưỡng quốc trạng nguyên” đất Việt. Câu chuyện này được gia phả họ Mạc ghi chép lại và vẫn được lưu truyền trong dân gian.
Trần Hưng


19 vị kỳ vương của kỳ đàn cờ tướng Trung Hoa


Từ năm 1956 cho đến tháng 11 năm 2017 giải cờ tướng cá nhân toàn Trung Quốc đã trải qua 52 kỳ Dịch Lâm đại hội . Đặc biệt vào năm 1962 với sự nhất quán của hiệp hội cờ tướng Trung Quốc thì kỳ đàn Trung Hoa có đồng thời 2 nhà vô địch . Đó là Dương Quan Lân và Hồ Vinh Hoa.
Điều đáng tiếc là do nhiều nguyên nhân khác nhau giải cá nhân Trung Quốc đã không được tổ chức vào các năm 1961,1963,1967, 1973,1976.
Như vậy bắt đầu từ nhà quán quân đầu tiên ( năm 1956 ) là ” Ma kỳ ” Dương Quan Lân cho đến tân vương ” Đỉnh công siêu nhất lưu ” Từ Siêu của Giang Tô (năm 2017 ) thì có tổng cộng 19 vị kỳ vương với 53 chức vô địch quốc gia .
Đó là :

1. Tổng tư lệnh Hồ Vinh Hoa : 14 lần vô địch quốc gia vào các năm 1960, 1962, 1964, 1965, 1966, 1974, 1975, 1977, 1978, 1979, 1983, 1985, 1997, 2000) .

2. Khương thái công Hứa Ngân Xuyên : 6 lần vô địch quốc gia vào các năm 1993, 1996, 1998, 2001, 2006, 2009.

3. Khoái mã phi đao Lữ Khâm : 5 lần vô địch quốc gia vào các năm 1986, 1988, 1999, 2003, 2004.

4. Ma kỳ Dương Quan Lân : 4 lần vô địch quốc gia vào các năm 1956, 1957, 1959, 1962.

5. Kỳ thánh Lí Lai Quần : 4 lần vô địch quốc gia vào các năm 1982, 1984, 1987, 1991.

6. Đông bắc hổ Triệu Quốc Vinh : 4 lần vô địch quốc gia vào các năm 1990, 1992, 1995, 2008.

7. Đông phương điện não Liễu Đại Hoa : 2 lần vô địch quốc gia vào các năm 1980, 1981.

8. Ngoại tinh lai khách Vương Thiên Nhất : 2 lần vô địch quốc gia vào các năm 2012, 2016.

9. Xuyên thục thiếu hiệp Trịnh Duy Đồng : 2 lần vô địch quốc gia vào các năm 2014, 2015.

10. Tiểu thần đồng Lí Nghĩa Đình : 1 lần vô địch quốc gia vào năm 1958.
Kết quả hình ảnh cho đào hán minh
11. Trường bạch hổ Đào Hán Minh : 1 lần vô địch quốc gia vào năm 1994.

12. Phang mệnh tam lang Vu Ấu Hoa : 1 lần vô địch quốc gia vào năm 2002.

13. Tiếu diện Phật Từ Thiên Hồng : 1 lần vô địch quốc gia vào năm 1989.

14. Loạn chiến vương Hồng Trí : 1 lần vô địch quốc gia vào năm 2005.

15. Lục mạch thần kiếm Triệu Hâm Hâm : 1 lần vô địch quốc gia vào năm 2007.

16. Ngọc diện thần quân Tưởng Xuyên : 1 lần vô địch quốc gia vào năm 2010.

17. Bạch miêu Tôn Dũng Chinh : 1 lần vô địch quốc gia vào năm 2011.

18. Tiểu cự nhân Tạ Tĩnh : 1 lần vô địch quốc gia vào năm 2013.

19. Đỉnh công siêu nhất lưu Từ Siêu : tân vương làng cờ Trung Hoa năm 2017 được tấn phong danh hiệu đặc cấp đại sư.



Kỳ vương Lý Nghĩa Đình qua đời ở tuổi 76

Ngày hôm qua (ngày 08/09/2014),kỳ đàn Trung Quốc ra thông cáo về việc Kỳ vương Lý Nghĩa Đình đã qua đời ở tuổi 76 tại TP Vũ Hán quê hương ông.



Đôi nét về ông:

-Kỳ vương Lý Nghĩa Đình sinh năm 1938,người thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc
-Vô địch Trung Quốc năm 1958
-Phong cách đánh cờ : Cương nhu tương tế,ứng biến linh hoạt,rất giỏi sử dụng thế trận “Trung pháo tuần hà pháo chống Bình phong Mã” trong các cuộc chiến đỉnh cao.Lý Nghĩa Đình là học trò của danh thủ Hồ Bắc La Thiên Dương nổi lên từ khi còn rất trẻ với việc tạo ra sóng gió đánh bại hàng loạt cao thủ bến Thượng Hải khi cùng thầy mình lưu lạc giang hồ.Về sau,Lý Nghĩa Đình trở thành quốc thủ quốc gia nhưng đáng tiếc sự nghiệp chơi cờ gặp nhiều trắc trở.Sau Đại cách mạng văn hóa,do bị ép buộc,quá đau khổ,ông đã phải từ bỏ làng cờ gác kiếm phong đao mãi mãi không bao giờ trở lại tranh hùng nữa.



(Danh thủ Lý Nghĩa Đình là người ngồi thứ 2 từ bên trái sang,ảnh chụp năm 2002)

Dưới đây là 1 kiệt tác thực chiến của kỳ vương Lý Nghĩa Đình đánh vào năm 1960

-Năm 1960,kỳ đàn Trung Quốc ngoài việc chứng kiến sự xuất hiện của thiên tài Hồ Vinh Hoa khi mới 15 tuổi đã bất ngờ đoạt vị đăng quang lên ngôi bá chủ cờ tướng Trung Hoa thì còn 1 sự kiện khác cũng rất đáng chú ý.Đó là sự kiện Lý Nghĩa Đình ở Hồ Bắc đã mở 1 kỳ quán giao đấu với tất cả các kỳ thủ khắp nơi và đặc biệt hơn là riêng trong năm 1960 này ở tất cả các cuộc chiến đối kháng giao hữu mà Lý Nghĩa Đình tham gia ông đều giành chiến thắng rất thuyết phục !.Lý Nghĩa Đình không phải là 1 cái tên còn xa lạ gì với kỳ đàn Trung Quốc lúc này bởi suốt từ năm 1956 đến 1959,Lý đều đứng trong hàng ngũ quốc thủ của Trung Quốc.Năm 1958,Lý đã lên ngôi trở thành nhà quán quân thứ 2 trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc.Lý Nghĩa Đình không chỉ nổi danh là 1 kỳ thủ tài ba mà tuy còn rất trẻ (năm 1960 Lý Nghĩa Đình mới có 23 tuổi) nhưng ông đã có nhiều nghiên cứu,bổ sung mới rất đáng quan tâm.
Riêng về trận Thuận Pháo ông đã có nhiều chiêu thức mới đem lại hiểu quả đáng kể khi thực chiến.

Nơi Lý làm chủ kỳ đài đã lâu lắm rồi vẫn chưa có ai hạ được ông.Vào tháng 7 năm 1960,đoàn cờ tướng gồm các cao thủ tỉnh Tứ Xuyên nghe tiếng Lý Nghĩa Đình có kéo qua Vũ Hán(Hồ Bắc) đề nghị ông đấu giao lưư.Lý bằng lòng.Tứ Xuyên cử đệ nhất của mình khi đấy là cao thủ Trần Đức Nguyên xuất trận.Trần Đức Nguyên lúc này đang ở phong độ đỉnh cao,ở quê nhà dường như không còn đối thủ.Tuy nhiên đụng độ 1 đại cao thủ như Lý Nghĩa Đình,Trần Đức Nguyên không khỏi bất an đã bị Lý đánh cho tan tành bằng 1 trình độ cực cao đến nỗi sau trận Trần Đức Nguyên không còn dám nghênh ngang như trước nữa.Sau đây giới thiệu 1 ván Thuận Pháo cực đẹp của Lý Nghĩa Đình đánh với Trần Đức Nguyên vào ngày 25/7/1960 ở Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc mà sau này việc xử lý trung tàn của ván được xem là hình mẫu kinh điển của cờ tướng Trung Quốc.

-Ván cờ: Lý Nghĩa Đình (Hồ Bắc) tiên thắng Trần Đức Nguyên(Tứ Xuyên)



Bài của ConVitBau
Nguồn: kyhuu.com
Lần sửa cuối bởi xuan2009, ngày 09-11-2014 lúc 06:39 AM.
Công thành thân thoái , thiên chi đạo .


Lão Tử
Vì sao Lý Nghĩa Đình được coi là “Tiểu thần đồng” trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc ?
Lý Nghĩa Đình (1937-2014) là vua cờ thứ 2 trong lịch sử cờ tướng của kỳ đàn Trung Quốc.Ông là người TP Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc,là trung tâm của đồng bằng Hoa Hạ hay còn gọi là Trung nguyên.Lý Nghĩa Đình nổi tiếng từ khi còn niên thiếu,được biết đến rộng rãi là một thần đồng cờ tướng trong những năm tháng tầm sư học đạo ở quê nhà tỉnh Hồ Bắc.Lý Nghĩa Đình chính là môn sinh dưới trướng theo học “Hoa Trung kỳ vương” La Thiên Dương,một cao thủ lừng danh đi khắp bốn phương để đánh cờ kiếm sống.Khi dạy Lý về cờ,La Thiên Dương cảm thấy được ở học trò mình có 1 năng khiếu trời sinh và đặc biệt mẫn tiệp tinh tế trong việc phân tích cục diện giằng co,phức tạp trên bàn cờ.Trái ngược với rất nhiều cao thủ dương danh thời bấy giờ,đường cờ đa phần đậm chất quỷ quyệt giang hồ trong khi Lý Nghĩa Đình lại là nhân vật có dáng dấp thư sinh,phong cách tiêu sái,lối chơi hào sảng,kỳ phong tinh tế không khác gì tao nhân mặc khách trên Thi đàn.
Năm 1954,Lý Nghĩa Đình xuôi thuyền theo chân La Thiên Dương cập bến Thượng Hải.Đối diện với 1 nơi phồn hoa đô hội,gặp gỡ các cao thủ giang hồ lừng danh rõ ràng đã vượt ngoài sức tưởng tượng của 1 chàng trai mới 17 tuổi chân ướt chân ráo từ nơi xa đến.Thế nhưng như cổ nhân đã nói “Trường Giang sóng sau xô sóng trước.Anh hùng tự cổ xuất thiếu niên”,Lý Nghĩa Đình đã không vì thế mà choáng ngợp mất đi cái hùng phong kiêu dũng của tuổi trẻ mà đã lập tức tạo lên 1 trường sóng gió ở Thượng Hải khi lần đầu xuất chiến và đánh bại đệ nhất danh thủ Dương Quan Lân đang có danh vọng cực cao trên kỳ đàn thời bấy giờ.
Đúng ra đối với Lý Nghĩa Đình vốn dĩ chưa có tên tuổi gì ắt hẳn sẽ không có chuyện Dương Quan Lân thượng đài thi đấu nhưng do nể trọng La Thiên Dương đồng thời nghe giang hồ đồn đại khá nhiều về Lý làm Dương cảm thấy có chút hưng phấn nên nhận lời.Có đâu ngờ rằng trận thượng đài đó đã khiến Dương Quan Lân phải ôm hận mà đau lòng hồi hương trở về Quảng Châu bế quan tu luyện.Ván đấu đầu tiên,Lý Nghĩa Đình đi tiên bày trận Trung Pháo tấn công ngay,Dương Quan Lân được giới cờ đặt cho biệt danh là “Ma kỳ” tuyệt đối không để tâm tới 1 kỳ thủ trẻ vô danh tất nhiên là không lường hết được thủ pháp cao siêu của thiếu niên anh hùng,đến khi nhận ra thì quá muộn.Lý Nghĩa Đình triển khai tấn công triệt để,đường cờ sáng tạo xuyên thủng trận địa của “Ma kỳ” làm ngỡ ngàng khán giả đến xem.
- Xem ván cờ ở đây : http://dpxq.com/hldcg/search/view_m_16994.html
Dương Quan Lân mang tâm lý bực bội bước vào ván thứ 2 trong thế đi tiên,dốc toàn lực tấn công để gỡ lại thể diện.Ván thứ 2 diễn ra có phần căng thẳng và ác liệt hơn nhưng tiểu tử Hồ Bắc đã lần thứ 2 khiến Dương “ma thúc” phán đoán sai lầm về thực lực.Lý Nghĩa Đình vận quân tinh tế cắt đứt mọi sự tấn công dồn dập của Dương Quan Lân rồi mượn lực phản đòn dứt khoát khiến Dương Quan Lân thất thần nhận thua.Mãi đến đợt công đài thứ 2 khi Lý Dương tái ngộ thì “Ma kỳ” mới chấn chỉnh hùng phòng bày cờ chắc chắn đã giành chiến thắng trở lại xác lập thế cân bằng. Dương Quan Lân không còn dám coi thường ngược lại còn đánh giá cao Lý Nghĩa Đình,coi Lý là 1 thiên tài bẩm sinh,tuy thiếu chút hỏa hầu nhưng sớm muộn gì cũng sẽ dương danh bốn bể,tiền đồ vô lượng.
- Xem ván cờ ở đây: http://dpxq.com/hldcg/search/view_m_17000.html
Kỳ tích đánh bại Dương Quan Lân làm cho tên tuổi của Lý Nghĩa Đình bay xa khắp Thượng Hải.Các cao thủ lũ lượt tìm đến để thi đấu và cũng là tò mò muốn đào sâu tìm hiểu về cái tài nghệ phi thường của thần đồng tỉnh Hồ Bắc.”Tiểu Hàng Châu” quái kiệt Đổng Văn Uyên là người thử đao đầu tiên.Đây là kỳ thủ ngang hàng với sư phụ của Lý là La Thiên Dương,trước đây từng vượt biển thách đấu “Thất tỉnh kỳ vương” Chu Đức Dụ ở Hồng Kông,đường cờ rất ảo diệu khó lường.Thế nhưng ngay lần chạm trán này thì dư vị để lại cho Đổng Văn Uyên cũng không hề dễ chịu gì.Lý Nghĩa Đình đối diện với nhất đại giang hồ không hề tỏ ra nao núng,trái lại đã ứng phó tài tình,khí thế dâng cao cùng với Đổng Văn Uyên chơi 1 ván đối công sòng phẳng.Kết quả Đổng Văn Uyên cũng như Dương Quan Lân trước đó vì có chút hạ mã khinh suất đã trả giá đắt,không thể kiềm tỏa được Lý Nghĩa Đình xin chịu thúc thủ nhận thua làm cho cái tên Lý Nghĩa Đình đã ngày thêm nổi tiếng.
- Xem ván cờ ở đây : http://dpxq.com/hldcg/search/view_m_16987.html
Sau đó tới lượt Hà Thuận An,một trong “Hoa Đông tam hổ” tìm đến khiêu chiến.Hà Thuận An vốn là môn sinh của tay cờ số 1 bến Thượng Hải trước đây là “Bạch Liên giáo chủ” Lý Thượng Vũ nhưng nhờ chiến tích huy hoàng liên tục kích bại các nhân vật sừng sở trong giới cờ Hoa Đông cho lên đã leo lên được vị thế rất cao ở Thượng Hải,được làng cờ suy tôn là “Bạch Liên thiếu chủ” (sau này chính là sư phụ của huyền thoại cờ tướng Hồ Vinh Hoa).Lý Nghĩa Đình ở Thượng Hải được chừng một năm đã so đọ với nhiều cao thủ khắp nơi nên trong lòng không còn cảm thấy e dè như trước.Lý chơi cờ có phần tùy hứng và phóng khoáng hơn.Lý Nghĩa Đình gặp Hà Thuận An là trận chiến thu hút mọi sự quan tâm của giới cờ Thượng Hải.Mọi người đều đánh giá cao Hà Thuận An hơn một chút.Tuy nhiên Lý Nghĩa Đình đang có phong độ cao lên vào trận rất tự tin,xuất quân rất mạnh mẽ,sử dụng Ngũ Lục Pháo trá trận hình thành Ngũ Bát Pháo công phá Bình Phong Mã của đối phương.Hà Thuận An đối với Thập bát ban võ nghệ đều tinh thông nếu đối phó lạnh lùng.
Sau khai cuộc tiến vào trung cuộc xuất hiện tình huống bên Lý Nghĩa Đình quả đoán bỏ Xe tạo thế Tứ tử liên công làm cho Hà Thuận An dù còn Xe trong trận cũng vô phương cứu chữa.Lý Nghĩa Đình vận quân tinh tế khiến Hà Thuận An không còn đường lui buộc lòng phải nhận thua.Như vậy Lý Nghĩa Đình mới chỉ 1 năm tới Thượng Hải đã làm kỳ đàn nổi trận phong ba khi lần lượt hạ bệ cả Tam hùng cát cứ nơi đây.
- Xem ván cờ ở đây : http://dpxq.com/hldcg/search/view_m_16996.html
Trước đây khi còn ở quê nhà Vũ Hán,lúc còn chưa sơ chinh Thượng Hải,Lý Nghĩa Đình đã được các cao thủ lão làng địa phương đặc biệt yêu thích,dốc lòng tìm mọi cách giúp đỡ cho Lý nổi danh.Trong 1 trận đả lôi đài với 1 cao thủ Hồ Bắc là Hồng Phương Đại chính vì để tiện cho việc thu hút đám đâm tân khách tới xem ở trà lâu mà người ta tạm gọi Lý Nghĩa Đình với biệt danh “Tiểu Thần Đồng”.Hiệu ứng lan truyền từ đó ai ai cũng gọi Lý Nghĩa Đình với cái tên đó vô tình đến tai các bậc danh gia trong làng cờ.Chính vì thế khi Lý Nghĩa Đình theo chân sư phụ tới Thượng Hải thì giới cờ đều rất quan tâm,bán tín bán nghi về thực lực của “Tiểu thần đồng”.
Tuy nhiên sau các trận thượng đài danh tiếng gây chấn động mạnh khi liên tiếp đả bại Dương Quan Lân,Đổng Văn Uyên và Hà Thuận An thì mặc nhiên danh hiệu “Tiểu Thần Đồng” của Lý Nghĩa Đình đã được người ta công nhận.Lý Nghĩa Đình mới xác lập được chỗ đứng và có chút danh phận trong hàng ngũ các cao thủ tuyến đầu của kỳ giới.Bốn năm sau,Lý Nghĩa Đình trở thành quán quân toàn quốc ứng với dự cảm và tiên đoán trước đó của “Ma kỳ” Dương Quan Lân.
(Các bạn like và chia sẻ để có thêm nhiều bài viết mới trong chuyên mục viết về các danh thủ)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét