Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 23

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chủ tịch huyện chạy trốn sau khi làm điều này với 2 phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhóm cán bộ nhận hàng tỷ đồng để bảo kê xe vi phạm ở Hà Nội

Hào và Vinh câu kết với một số cán bộ giao thông ở Hà Nội bảo kê, in logo dán trên các xe tải để không bị xử lý sai phạm.



Cuối tháng 7, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã hoàn tất kết luận, đề nghị truy tố Nguyễn Ánh Hào (38 tuổi, quận Nam Từ Liêm), Lê Văn Cường (39 tuổi, cựu cán bộ Cục quản lý đường bộ I, Tổng Cục đường bộ Việt Nam) và Phạm Văn Vinh (26 tuổi, tổng giám đốc Công ty CP đầu tư thương mại và vận tải Tuấn Vinh) cùng về tội Đưa hối lộ, theo khoản 4, Điều 364 BLHS 2015.
Liên quan đến vụ án, ba người gồm  Lê Bá Dũng (45 tuổi, cựu cán bộ Đội thanh tra giao thông quận Hoàng Mai), Nguyễn Quốc Cương (46 tuổi, cựu cán bộ thanh tra giao thông quận Hai Bà Trưng), Trần Sỹ Cương (35 tuổi, cựu cán bộ Đội thanh tra cơ động - Sở giao thông vận tải Hà Nội) bị đề nghị truy tố tội Nhận hối lộ, theo khoản 2, Điều 354 BLHS 2015.
Theo kết luận, tháng 3/2016, Hào, Cường và Vinh bàn nhau in logo Cty Tuấn Vinh và tìm kiếm, mời các chủ ôtô tải hàng tháng nộp tiền để không bị kiểm tra hoặc được bỏ qua lỗi vi phạm.
Vinh là người đi in logo trên, sau đổi thành An toàn là bạn, tai nạn là thù. Cường có nhiệm vụ, khi đi làm thanh tra giao thông có các chốt nào sẽ báo cho Vinh hoặc Hào biết để hai người này thông báo cho lái xe tránh khu vực, tuyến đường đó.
Thời gian đầu do chưa mời được nhiều chủ xe nộp tiền, Cường phải góp 100 triệu đồng, Hào 50 triệu đồng để đi quan hệ. Riêng Vinh hàng tháng vẫn phải nộp 35 triệu đồng để bảo kê 10 xe tải của công ty hoạt động.
Từ tháng 6/2016 đến tháng 1/2018, hàng tháng sau khi tính toán số tiền đã thu được từ các chủ xe và tiền để chi quan hệ, Vinh nhận 10 triệu đồng, còn lại Cường và Hào chia nhau. Sau đó, trong cả ba thống nhất Vinh sẽ không phải nộp tiền nhưng cuối tháng sẽ không nhận 10 triệu đồng ăn chia được. 
Giai đoạn tháng 1 đến 10/2018, thấy hiệu quả của việc dán logo tránh bị xử phạt, nhiều chủ xe đã nộp tiền cho Vinh và Hào. Theo cáo buộc, Hào nhận tiền bảo kê cho 80-90 ôtô tải, thu tổng cộng 300 triệu/tháng; Vinh bảo kê 40-50 xe, thu 200 triệu đồng/tháng. 
Hào và Vinh khai, các bị can thu được từ các nhà xe là gần 14 tỷ đồng, đi quan hệ các cán bộ giao thông từ quận, huyện đến thành phố số tiền hơn 12 tỷ. Các bị can hưởng lợi hơn một tỷ đồng. Mỗi tháng, Vinh và Hảo dùng 440 triệu đồng thu được để hối lộ cho nhóm cán bộ giao thông tại quán cà phê hoặc ở cơ quan.
Tuy nhiên, căn cứ tài liệu điều tra, cơ quan chức năng xác định các bị can đã đưa và nhận hối lộ tổng số tiền là gần 900 triệu đồng. Trong đó, ông Nguyễn Quốc Cương nhận hối lộ 63 triệu đồng, Trần Sỹ Cương 136 triệu, Lê Bá Dũng 96 triệu, Hào hưởng lợi khoảng 250 triệu đồng, Vinh 140 triệu, Cường 180 triệu.

Việt Dũng


Cựu viện phó VKS nhận hối lộ đang bị giam ở đâu?



Cựu viện phó VKS nhận hối lộ đang bị giam ở đâu?
(PLO)- Cơ quan điều tra đã di lý bị can Đặng Trường An (cựu phó viện trưởng VKSND huyện Tân Châu, Tây Ninh) về một trại tạm giam quân đội trên địa bàn quận Gò Vấp, TP.HCM.
Ngày 13-8, theo nguồn tin của PLO, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã di lý bị can Đặng Trường An (cựu phó viện trưởng VKSND huyện Tân Châu, Tây Ninh) về một trại tạm giam quân đội trên địa bàn quận Gò Vấp, TP.HCM để phục vụ cho công tác điều tra liên quan đến việc nhận 2.500 USD.
Trước đó, ngày 7-8, Cơ quan Điều tra VKSND Tối cao đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với bị can An về tội nhận hối lộ theo Điều 354 BLHS 2015. Một ngày sau, Huyện ủy có quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với ông An.
Cựu viện phó VKS nhận hối lộ đang bị giam ở đâu?  - ảnh 1
Ông An khi bị bắt quả tang. Ảnh: TC
Cựu viện phó VKS nhận hối lộ đang bị giam ở đâu?  - ảnh 2
Chiếc xe máy ông An đến chỗ hẹn. Ảnh: TC
Theo nội dung ban đầu, khoảng 17 giờ ngày 2-8, Cơ quan Điều tra VKSND Tối cao bắt quả tang ông An khi đang nhận 2.500 USD từ ông CVT tại ấp Tân Lợi, xã Tân Hưng. Được biết ông CVT là bị can trong một vụ án cố ý gây thương tích mà VKS huyện Tân Châu đang thụ lý.
Quá trình thực hiện tố tụng, VKS chuẩn bị hoàn thành cáo trạng truy tố ông VCT ra tòa xét xử theo luật định thì xảy ra sự việc ông An nhận số tiền trên 2.500 USD nêu trên.

Việc bắt quả tang trên dựa trên đơn tố cáo của công dân về việc một người xưng là phó viện trưởng VKS huyện Tân Châu gọi điện thoại để vòi vĩnh, yêu cầu đưa tiền để được giảm nhẹ hình phạt trong một vụ án hình sự mà cơ quan này đang thụ lý giải quyết...
HOÀNG YẾN


Vụ VN Pharma: Bất thường có người đưa, không người nhận hối lộ


Vụ VN Pharma: Bất thường có người đưa, không người nhận hối lộ
(PL)- Các chuyên gia đều cho rằng cựu phó tổng giám đốc VN Pharma phạm tội đưa hối lộ thì đã rõ, còn hai người bị buộc tội môi giới hối lộ thì… mỗi người một ý.
Như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa mở phiên phúc thẩm xét xử ba bị cáo trong vụ đưa hối lộ liên quan đến vụ án buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh xảy ra tại Công ty CP VN Pharma. Theo đó, tòa xử Ngô Anh Quốc (cựu phó tổng giám đốc VN Pharma) năm năm tù về tội đưa hối lộ, Dương Kim Sơn (giám đốc Công ty Luật TNHH Minh Sơn) 17 tháng 17 ngày tù và Lê Phú Toàn (phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thạch Bàn) 14 tháng 30 ngày tù, cùng về tội môi giới hối lộ.
Đồng thời, bản án phúc thẩm cũng xác định chỉ có người đưa hối lộ, không có người nhận hối lộ dù các bị cáo đã khai “đích đến” của việc đưa hối lộ. Cụ thể, sau khi Quốc chuyển cho Sơn 10,8 tỉ đồng nhờ “chạy án”, Sơn đã chuyển 7,2 tỉ đồng cho Toàn và Toàn khai có chuyển tổng cộng 6,1 tỉ đồng và 50.000 USD cho hai người làm việc tại Vụ 1, VKSND Tối cao là NTT và BTT để giúp cho Quốc.
Nhiều ý kiến cho rằng việc định tội danh trong vụ án này còn chưa chuẩn, chưa phù hợp.
Vụ VN Pharma: Bất thường có người đưa, không người nhận hối lộ - ảnh 1
Sau khi Nguyễn Minh Hùng (cựu chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty VN Pharma) bị bắt, Ngô Anh Quốc (cựu phó tổng giám đốc VN Pharma) tìm người để "chạy án" trước cho mình. Ảnh: HG
Tội danh môi giới hối lộ là đúng?
Luật sư (LS) Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND Tối cao) phân tích: Thứ nhất, về hành vi khách quan, sau khi Sơn nhận số tiền 10,8 tỉ đồng do cấp dưới của Quốc chuyển đến, tiếp đó Sơn chuyển lại cho Toàn 7,2 tỉ đồng mục đích để liên hệ với các cán bộ của VKSND Tối cao nhờ “chạy án”.
“Nếu xử họ về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ rơi vào khoản 4 Điều 174 BLHS với khung hình phạt lên đến chung thân; còn nếu xử theo khoản 4 Điều 365 BLHS về tội môi giới hối lộ thì có khung hình phạt cao nhất là 15 năm. Như vậy, tội môi giới hối lộ sẽ nhẹ hơn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Riêng bị cáo Quốc, hành vi đưa hối lộ đã rõ” - LS Hùng nói.
Thứ hai, xét về bản chất của hành vi, sau khi nhận tiền từ Sơn, Toàn có khai đưa cho các cán bộ của VKSND Tối cao 6,1 tỉ đồng và 50.000 USD. Nhưng quá trình điều tra, cơ quan tố tụng không chứng minh được những người này nhận hối lộ nên không thể xử được họ về tội nhận hối lộ. Nếu Sơn và Toàn khai hoàn toàn không dính líu hay liên hệ về bất kỳ điều gì với những kiểm sát viên của VKSND Tối cao mà chỉ để lấy tiền từ Quốc thì khi đó hai người này phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, trong thực tế Sơn và Toàn khai nhận có đưa tiền, cụ thể Toàn khai sau khi nhận được hơn 7,2 tỉ đồng từ Sơn, Toàn đã đưa cho anh NTT (kiểm sát viên trung cấp thuộc Vụ 1, VKSND Tối cao) 5 tỉ đồng và đưa cho bà BTT (cán bộ Vụ 1, VKSND Tối cao) 1,1 tỉ đồng và 50.000 USD để nhờ “giúp đỡ”. Mặc dù không chứng minh được các cán bộ của VKS nhận tiền nhưng cũng không có cơ sở để cho rằng lời khai trên là không đúng và cũng không loại trừ khả năng các kiểm sát viên nhận tiền nhưng chối bỏ.
Cũng cần nói thêm rằng việc không chứng minh được người nhận hối lộ là do thiếu chứng cứ, nên để tránh việc oan sai thì không xử những người này (nếu có) về tội nhận hối lộ. Điều này không đồng nghĩa với việc Toàn và Sơn dùng số tiền Quốc chuyển để chiếm đoạt 100%, nếu suy luận như điều vừa nói là trái với nguyên tắc suy đoán vô tội.
Từ đó, nếu không có cơ sở vững chắc xác định hai bị cáo phạm tội chiếm đoạt, các cơ quan tố tụng sẽ áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội theo Điều 13 của BLTTHS, tức theo hướng có lợi cho hai bị cáo, để xử ở tội nhẹ hơn. “Trong trường hợp này, tòa không xử Sơn và Toàn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà xử về tội môi giới hối lộ (có khung hình phạt nhẹ hơn) là đúng luật, chính xác và nhân văn” - LS Hùng nhấn mạnh.
Vụ VN Pharma: Bất thường có người đưa, không người nhận hối lộ - ảnh 2
Ngô Anh Quốc (cựu phó tổng giám đốc VN Pharma) tại phiên tòa phúc thẩm năm 2017 vụ buôn lậu thuốc tại VN Pharma (mới đây VKSND Tối cao đã truy tố tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, sau khi điều tra lại). Ảnh: HOÀNG GIANG
Sơn tội môi giới, Toàn phạm tội khác?
Một chuyên gia về luật hình sự (đề nghị không nêu tên) nêu quan điểm: Sau khi có ý định “chạy án”, Quốc có đề cập với Sơn về việc này và giữa hai người này ban đầu có sự bàn bạc, thống nhất tìm “người quen” để tiếp cận với các cán bộ của VKSND Tối cao nhờ “giúp đỡ”.
Về mặt ý chí, Sơn cũng chỉ muốn kết nối giữa người đưa hối lộ là Quốc và người nhận hối lộ gặp nhau để chuyển yêu cầu, lợi ích vật chất của Quốc đến người có thẩm quyền, từ đó người này giải quyết mọi chuyện “êm đẹp” cho Quốc. Ý định của Sơn là môi giới và đồng thời cũng chỉ thực hiện hành vi liên quan đến môi giới. Sau khi Quốc chuyển tiền cho Sơn, Sơn đã chuyển tiền lại cho Toàn nên có thể nhận định hành vi môi giới của Sơn đã thực hiện xong.
Về phần Toàn, ban đầu cũng có ý định là môi giới hối lộ vì Toàn đã đi tiếp cận với cán bộ có thẩm quyền của VKSND Tối cao, đồng thời tiếp cận được một số thông tin liên quan đến vụ án từ nguồn của người trong VKSND Tối cao mà Toàn quen biết trước. Tuy nhiên, Toàn đã biết kết quả là những người Toàn nhờ giúp không thể can thiệp vào vụ án nhưng vẫn lợi dụng các mối quan hệ, các nguồn tin để hứa hẹn với bên đưa hối lộ, môi giới hối lộ để nhận tiền “chạy án”.
Điều quan trọng ở đây là Toàn biết được việc Quốc, Sơn nhờ đã bất thành nhưng vẫn nhận tiền thì hành vi này khi đó không còn là môi giới hối lộ nữa mà có dấu hiệu của một trong hai tội là lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366 BLHS, có khung hình phạt cao nhất là 10 năm tù).
Cụ thể hơn, hành vi ở đây là lợi dụng sự quen biết đối với người có chức vụ, quyền hạn trong Vụ 1 VKSND Tối cao, khai thác được những thông tin để cung cấp cho người đưa tiền, từ đó nhận tiền của người đưa hối lộ để chiếm đoạt, sử dụng. Dấu hiệu của hành vi rõ nhất cho thấy Toàn phạm vào tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Mặt khác, hành vi của Toàn cũng có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bởi ở đây, Toàn không có khả năng thực hiện thành công việc môi giới (mặc dù ban đầu có ý định là môi giới) nhưng vẫn cung cấp thông tin, đưa ra lời hứa hẹn, làm cho người nhờ “chạy án” tin tưởng Toàn có thể giúp được người đưa hối lộ thoát tội, nhẹ tội. Đó cũng được xem là dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cạnh đó, trong vụ án này tuy có yếu tố gian dối, lừa đảo của Toàn nhưng đó chỉ là một phần. Yếu tố quyết định làm cho người đưa tiền hối lộ tin tưởng chính là sự lợi dụng mối quan hệ quen biết cũng như ảnh hưởng của Toàn với một số cán bộ của VKS. Đồng thời, yếu tố gian dối, lừa đảo không mang tính quyết định để Toàn chiếm đoạt tiền trong trường hợp này mà là từ yếu tố quan hệ như vừa đề cập. Từ đó, nếu đánh giá một cách khách quan, toàn diện thì hành vi của Toàn có dấu hiệu của tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi nhiều hơn so với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
* * *
Có lẽ chúng ta rất dễ đồng tình với tội danh đưa hối lộ của Quốc  vì dấu hiệu cấu thành đã rất rõ. Tuy nhiên, với Sơn và Toàn thì lại còn nhiều ý kiến khác nhau. Trường hợp “tranh chấp” tội danh này, khoa học luật hình sự gọi tên là gì và thật sự tội nào mới đúng? Mời bạn đọc tiếp tục đón xem trên Pháp Luật TP.HCM số ra thứ Hai 8-7.
Có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho Quốc!
Theo chuyên gia pháp luật (đề nghị không nêu tên), riêng về hành vi của Ngô Anh Quốc (cựu phó tổng giám đốc VN Pharma) đã cấu thành tội đưa hối lộ và đã thực hiện xong. Theo quy định tại Điều 364 BLHS về tội đưa hối lộ, người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ (khoản 7).
Có thể sau khi bị khởi tố, Quốc mới tố cáo hành vi của Sơn và Toàn nhưng rõ ràng trước khi Quốc đưa ra đơn tố cáo thì cơ quan chức năng không hề biết có hay không sự tồn tại của hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ (kể cả hành vi của Toàn). Phải nhờ sự tố cáo của Quốc thì CQĐT mới biết được sự việc trên nên trong trường hợp này vẫn phải xem Quốc chủ động khai báo, chủ động tố giác trước khi hành vi phạm tội bị phát giác để xem xét việc miễn trách nhiệm hình sự cho Quốc. “Xử như thế với Quốc không được hợp tình, hợp lý” - vị này nêu quan điểm.
Tội nào nặng hơn?
1. Khoản 4 Điều 365 BLHS về tội môi giới hối lộ quy định: Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1 tỉ đồng trở lên thì bị phạt tù 8-15 năm.
2. Khoản 3 Điều 366 BLHS về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi quy định: Phạm tội trong trường hợp tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù 5-10 năm.
3. Khoản 4 Điều 174 BLHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù 12-20 năm hoặc tù chung thân.
MINH CHUNG

Nhóm thanh tra giao thông Cần Thơ nhận bảo kê nhiều tỉnh thành

7 thanh tra giao thông Cần Thơ móc nối với hai "cò", ép hàng trăm nhà xe từ Đồng Nai đến khắp miền Tây phải nộp tiền bảo kê gần 4 tỷ đồng.


nhom-thanh-tra-giao-thong-can-tho-nhan-tien-bao-ke-4-ty-dong
Phó chánh Thanh tra giao thông Cần Thơ Dương Minh Tâm lúc bị bắt. Ảnh: C.A  
Công an TP Cần Thơ ngày 18/1 hoàn tất điều tra, chuyển hồ sơ sang VKS cùng cấp đề nghị truy tố 7 bị can nguyên là cán bộ, lãnh đạo Thanh tra giao thông và 2 "cò" về hành vi Đưa, Nhận hối lộ.
Trong đó, ông Dương Minh Tâm nguyên là Phó chánh Thanh tra giao thông; 6 cấp dưới là trưởng, phó và cán bộ phụ trách 5 địa bàn: Thốt Nốt, Ninh Kiều, Cái Răng, Phong Điền, Bình Thủy.
Theo điều tra, các bị can lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của 135 tổ chức, cá nhân ngành vận tải từ Đồng Nai đến khắp các tỉnh thành miền Tây. Họ đã nhận tổng cộng gần 4 tỷ đồng để không kiểm tra, không lập biên bản hoặc xử nhẹ lỗi vi phạm của các xe. 
Nhà chức trách xác định, Đoàn Vũ Duy (Trưởng đội 11, phụ trách quận Bình Thủy) nhận hối lộ gần 2,8 tỷ của 57 nhà xe. Phó chánh thanh tra Dương Minh Tâm nhận hơn 400 triệu đồng. 5 cán bộ còn lại nhận từ 25 đến 540 triệu đồng...
Cần và An có hành vi cấu kết với các cán bộ Thanh tra giao thông rồi móc nối, o ép để các nhà xe chung tiền, sau đó nộp lại cho các cán bộ này. Trong đó, Cần nhận 2,6 tỷ đồng của 50 nhà xe, An thu giúp cho Duy gần 350 triệu đồng.
Do các bị can khai đã nhận hối lộ của nhiều công ty ở hàng loạt tỉnh khác nên Công an TP Cần Thơ chuyển hồ sơ liên quan, đề nghị đồng nghiệp ở các địa phương này tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Hồi giữa tháng 7/2016, Phó đội thanh tra giao thông số 3 Lý Hoàng Minh bị bắt quả tang khi thu tiền bảo kê hàng loạt nhà xe ở quận Ninh Kiều. Tiếp đó Duy, Võ Hoàng Anh (trưởng đội 3) và "cò" Nguyễn Văn Cần bị khởi tố. Hai tháng sau đến lượt nguyên Phó chánh thanh tra Dương Minh Tâm bị bắt.
Đến cuối năm, Nguyễn Trần Lưu (Đội trưởng phụ trách quận Thốt Nốt); Hồ Công Thiện (Đội phó tại huyện Phong Điền); Trần Lập Pháp (cán bộ của đội trên địa bàn quận Cái Răng) cùng "cò" Trần Tường An bị khởi tố.
Cửu Long

Thanh tra giao thông đeo khẩu trang khi nhận tiền bảo kê 'logo xe vua'

Những người trong đường dây bảo kê xe quá tải nhận diện được nhiều CSGT, Thanh tra giao thông nhận lót tay nhưng 80 cán bộ không bị xử lý.


Ngày 30/8, TAND TP HCM mở lại phiên xử 9 người trong đường dây bán "logo xe vua", giải cứu ôtô quá tải tại TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai, do Nguyễn Văn Thới (42 tuổi) và Lê Thị Cẩm Vân (36 tuổi) cầm đầu về tội Đưa hối lộ.
Bị cáo Nguyễn Cảnh Chân (45 tuổi, nguyên cán bộ Đội 1 Phòng CSGT tỉnh Đồng Nai) là cán bộ duy nhất hầu tòa về tội Môi giới hối lộ.
Thu lợi tiền tỷ
Theo cáo trạng, từ tháng 1/2014 đến tháng 8/2015, Thới, Vân cùng các đồng phạm cấu kết với nhiều lái xe, chủ xe chở hàng tại TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai để lót tay cho Thanh tra giao thông (TTGT), CSGT. Các bị cáo khai việc đưa hối lộ nhằm mục đích để cán bộ không xử phạt xe quá tải.
Nguyễn Văn Thới. Ảnh: Lan Ngọc.
Nguyễn Văn Thới. Ảnh: Lan Ngọc.
Để nhận diện xe đã được bảo kê, nhóm Thới in logo 68Garage Thành Đô còn Lê Thị Cẩm Vân in logo Xe chở hàng bán cho chủ xe dán vào đầu ôtô.
Tổng cộng, Thới thu được 22,7 tỷ đồng từ 15.000 lượt xe; dùng gần 5 tỷ để đưa hối lộ 79 lần. Mỗi lần "lót tay" ít nhất là 9 triệu, nhiều nhất là 150 triệu.
Nguyễn Cảnh Chân nhận hơn 1,2 tỷ đồng; giữ lại 300 triệu tiêu xài cá nhân còn lại đưa cho lãnh đạo CSGT Công an tỉnh Đồng Nai.
Ngoài ra, Thới và đồng phạm đã hàng chục lần đưa hối lộ cho cán bộ các Đội, Trạm để không xử phạt. Thới khai sử dụng 17,8 tỷ đồng để nộp phạt, thuê người cảnh giới và hưởng lợi 1,3 tỷ.
Lê Thị Cẩm Vân cùng đồng phạm bán "logo xe vua" được 7,9 tỷ đồng. Trong đó, Vân dùng 627 triệu đưa hối lộ cho cán bộ Đội 7, Đội 8 TTGT TP HCM. Vân hưởng lợi 1,5 tỷ và đã nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi bất chính.
80 cán bộ lọt 'danh sách đen'
Quá trình điều tra, các bị cáo khai đưa tiền "lót tay" cho 62 CSGT, 18 cán bộ TTGT thuộc TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương. Tuy nhiên, khi những người này được mời lên làm việc, đối chất, đều phủ nhận hành vi. Mặc dù, Thái và Vân nhận diện được hàng loạt cán bộ nhưng cáo trạng của VKSND Tối cao cho rằng không có chứng cứ, tài liệu chứng minh nên không truy cứu các cán bộ.
HĐXX từng trả hồ sơ yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ những người nhận hối lộ nhưng VKSND Tối cao bảo lưu quan điểm.
Trước khi mở phiên toà lần này, HĐXX đã thay đổi điều khoản định khung tăng nặng hình phạt của các bị cáo so với truy tố của VKSND Tối cao. Chân bị xét xử ở khoản 4 Điều 365 với khung hình phạt 8-15 năm tù, thay vì khoản 2 có mức án từ 2 đến 7 năm tù. Thới và Thái bị xem xét ở khoản 4, Vân ở khoản 3 Điều 364 với khung hình phạt 7-20 năm tù thay vì 2-7 năm tù.
Nguyễn Cảnh Chân. Ảnh: Lan Ngọc.
Nguyễn Cảnh Chân. Ảnh: Lan Ngọc.
Cán bộ đeo khẩu trang nhận hối lộ
Tại tòa, các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng nêu. Bị cáo Nguyễn Văn Thới khai nhiều lần đưa tiền nhờ Chân đưa hối lộ cho lãnh đạo CSGT Công an tỉnh Đồng Nai để không xử lý xe dán logo của Thới.
Chân cho biết đã đưa cho Đội trưởng Đội 1 Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai thời điểm đó hơn 600 triệu đồng nhận từ Thới. Sau khi ông này chết, Chân chuyển sang nhờ ông Đỗ Hữu Tuyến (Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai) bảo kê cho xe của Thới. Anh ta tiếp tục nhận 600 triệu đồng từ Thới, đưa cho ông Tuyến 300 triệu, còn lại giữ xài riêng. Những lần Chân đưa tiền, cả hai sếp đều "lại quả" cho bị cáo một ít.
Bị cáo Lê Thị Cẩm Vân (được tại ngoại) cho biết, là chủ doanh nghiệp vận tải, thường xuyên lưu thông trên các tuyến đường nên đã "lót tay" cho lực lượng chức trách để không bị xử phạt. Bà ta nghĩ ra chuyện dán logo Xe chở hàng để cán bộ TTGT Đội 7, Đội 8 nhận diện và không xử phạt. Các logo này Vân cũng bán cho những doanh nghiệp khác để trục lợi.
Vân nói "không nhớ bán được bao nhiêu logo" nhưng tổng số tiền thu được là 7,9 tỷ đồng. Trong đó, bà ta đưa cho TTGT 627 triệu. "Bị cáo đưa cho anh Sơn, anh Hồng Đội 7, đưa nhiều người ở đội 8 số tiền 169 triệu đồng, nhờ xe ôm đưa 150 triệu", Vân khai tại tòa.
Lê Thị Cẩm Vân. Ảnh: Lan Ngọc.
Lê Thị Cẩm Vân. Ảnh: Lan Ngọc.
Các bị cáo đồng phạm thừa nhận nhiều lần đưa hối lộ cho cán bộ TTGT ở trạm xe buýt đường Lạc Long Quân (quận 11), có khi ở khu vực Ngã tư Ga (quận 12). Khi đến nhận tiền, những cán bộ này đeo khẩu trang nên khi vụ án bị phát hiện, các bị cáo không nhận diện được người đã nhận tiền.
Ngoài việc lôi kéo người thân tham gia đường dây "logo xe vua", Vân còn kêu chồng hờ Nguyễn Văn Phúc (51 tuổi) làm nhiệm vụ cảnh giới, báo động cho các xe lưu thông né lực lượng CSGT.
Đến hơn 14h, trong lúc tòa tiếp tục thẩm vấn các bị cáo thì Lê Thị Cẩm Vân có dấu hiệu tụt can-xi, tay chân co quắp... nên được người nhà đưa đi cấp cứu. Sau khi hội ý, HĐXX đã hoãn phiên tòa.
Lan Ngọc

Giám đốc bảo kê hơn 300 ôtô quá tải

Trong bốn tháng, Phương cùng đồng phạm thu gần 1,7 tỷ đồng của 6 nhà xe để bảo kê 359 ôtô tải chạy trên hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.


VKSND Tối cao vừa ra cáo trạng lần hai truy tố nhóm bảo kê cho xe quá tải ở tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang do Phạm Văn Phương cầm đầu.
Vụ án được TAND tỉnh Bắc Ninh xét xử, song tòa trả hồ sơ yêu cầu làm rõ lời khai của Phương về việc đưa hối lộ cho một số cảnh sát giao thông để bảo kê, cũng như xem xét lại tội danh của bị cáo.
Cáo trạng lần này ngoài chuyển tội danh của Phương từ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản sang Môi giới hối lộ, cơ quan công tố quyết định tách rút hồ sơ để điều tra sau với một số cảnh sát giao thông có hành vi nhận hối lộ. "Thời hạn điều tra đã hết, một số yêu cầu điều tra về hành vi nhận hối lộ chưa làm rõ, đang chờ cung cấp tài liệu", VKSND Tối cao nêu lý do. 
Ngoài Phương, VKSND Tối cao cũng chuyển tội danh của Phùng Đức Ngọc, Lê Văn Hiếu từ Đưa hối lộ sang Môi giới hối lộ. Bị can còn lại là Đinh Văn Hải, Trần Huy Lâm, Ngô Sĩ Bảo tiếp tục bị cáo buộc Đưa hối lộ.
Bị cáo Phương (áo kẻ, đứng giữa) tại phiên tòa sơ thẩm.
Bị cáo Phương (áo kẻ, đứng giữa) tại phiên tòa sơ thẩm.
Theo cơ quan công tố, Phương là Giám đốc Công ty PNV có xe tải chạy trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nên quen biết một số cảnh sát giao thông ở tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Phương nói với một số nhà xe, tài xế muốn ôtô chở quá tải chạy trên các tuyến đường thuộc hai tỉnh trên không bị xử phạt thì thông qua Phương để "làm luật".
Một số nhà xe, lái xe đã tin tưởng, nhờ Phương dàn xếp lo bảo kê giúp... Sau đó, Phương giao cho hai nhân viên Ngọc và Hiếu thỏa thuận với các nhà xe cần bảo kê để thu từ 1,3 đến 5,5 triệu đồng/xe/tháng; hoặc 200.000 đồng/xe/ngày.
Tài xế các xe này nếu bị cảnh sát kiểm tra thì nói là của Công ty An Hùng để được bỏ qua; nếu không cho đi thì gọi điện cho Phương (địa bàn Bắc Giang); gọi cho Ngọc, Hiếu (tỉnh Bắc Ninh) để Phương, Ngọc, Hiếu xin không bị xử phạt. Trường hợp vẫn bị phạt thì mang biên lai về đưa cho Phương sẽ được hoàn trả lại tiền phạt.
Từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2016, Phương cùng đồng phạm thu gần 1,7 tỷ đồng của 6 nhà xe để bảo kê 359 ôtô tải chạy trên hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Lâm đưa cho Ngọc 991 triệu đồng để bảo kê 233 ôtô; Bảo đưa cho Ngọc 347,5 triệu đồng để bảo kê 65 xe; Hải đưa cho Ngọc 132 triệu đồng bảo kê 24 xe.
Các bị can khai số tiền bảo kê sau khi thu được sẽ chuyển cho Phương. Sau đó, Phương chi cho một số cán bộ cảnh sát giao thông của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang... Song những cảnh sát này phủ nhận và khai chỉ quen biết Phương.
Quá trình điều tra, cảnh sát thu giữ tại nhà Phương các tờ giấy viết chia tiền bảo kê xe cho cảnh sát và thanh tra giao thông. Ngoài ra, Lâm và Bảo cũng khai từ khi chuyển tiền cho nhóm Phương, các xe chở quá tải không bị xử phạt.
Do thời hạn điều tra đã hết, cảnh sát đã tách hành vi nhận hối lộ để xem xét, xử lý sau.

Việt Dũng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét