Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 29

 
Một mai giã từ vũ khí | Trịnh Lâm Ngân

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
 
Combat Rock - Sleater-Kinney

------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
12 Trận chiến cuối cùng Tập 6 Phần 1 2 ĐỊa ngục 
  
13 Trận chiến cuối cùng Tập 6 Phần 1 3 ĐỊa ngục 
  
14 Trận chiến cuối cùng Tập 6 Phần 2 ĐỊa ngục

Người Nga từng thất bại cay đắng trước đạo quân Thành Cát Tư Hãn thế nào

Thứ Hai, ngày 24/09/2018 00:30 AM (GMT+7)

Đế chế Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn từng khiến cả thế giới kinh sợ, và vùng đất lạnh giá của người Nga cũng không phải ngoại lệ.

Người Nga từng thất bại cay đắng trước đạo quân Thành Cát Tư Hãn thế nào - 1
Quân Mông Cổ tận dụng thời tiết giá lạnh ở Nga để tấn công.
Nước Nga trong suốt chiều dài lịch sử chứng kiến nhiều chiến thắng vang dội, nhưng cũng có cả những thất bại nặng nề. Những thất bại đó không chỉ khiến Nga mất đi một phần lãnh thổ, mà thậm chí còn đe dọa đến sự tồn vong. Loạt bài này sẽ điểm lại những thất bại lớn nhất của Nga trong lịch sử.
Đầu thế kỷ 13, đội quân Mông cổ hùng mạnh đem quân xâm chiếm khắp thế giới và lãnh thổ Nga khi đó cũng không phải ngoại lệ. Từng thành trì của người Nga rơi vào tay quân Mông Cổ, đi kèm với đó là sự hủy diệt trên diện rộng, khiến dân số Nga giảm mạnh.
Trong nhiều thập kỷ sau đó, Nga hoàn toàn phụ thuộc vào Mông Cổ và phải mất rất nhiều thời gian để người Nga có thể khôi phục nền kinh tế và văn hóa. Điều này khiến Nga tụt hậu về phát triển so với nhiều nước phương Tây thời bấy giờ.
Bối cảnh lịch sử
Đế chế Mông Cổ phát triển cực thịnh dưới thời Thành Cát Tư Hãn. Ông là người thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, tập trung sức mạnh dưới quyền một người.
Nổi lên từ Trung Á, mục tiêu đầu tiên của Thành Cát Tư Hãn là nhà Kim (Trung Quốc), vốn thường xuyên quấy nhiễu các bộ lạc Mông Cổ. Chỉ sau 10 năm, đội quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn đã tiến sâu vào lãnh thổ nhà Kim tới tận nằm giữa Vạn lý trường thành và sông Hoàng Hà, bao gồm cả thủ đô của nhà Kim khi đó là Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay).
Bình định Nhà Kim, Thành Cát Tư Hãn mở rộng lãnh thổ Mông Cổ về phía tây, lần lượt hạ các thành trì của người Hồi giáo, sau khi các vương quốc này từ chối giao thương với Mông Cổ.
Người Nga từng thất bại cay đắng trước đạo quân Thành Cát Tư Hãn thế nào - 2
Tốc Bất Đài là vị tướng kỳ tài của Mông Cổ.
Trong những năm cuối đời, Thành Cát Tư Hãn đem đạo quân chủ lực về quê hương, hầu như ít tham gia chiến trận. Trong khi đó, đạo quân Mông Cổ khác do hai tướng Mông Cổ là Triết Biệt và Tốc Bất Đài mở rộng lãnh thổ Mông Cổ về phương bắc, hướng đến vương quốc Rus - chính là nước Nga, Ukraine và Belarus ngày nay.
Đúng với phong cách của người Mông Cổ, khi đặt chân đến lãnh địa của người Rus, Mông Cổ yêu cầu được tự do giao thương và yêu cầu vương quốc Rus phục tùng.
Người Rus khi đó không lạ gì với cách hành xử đó. Vậy nên khi sứ giả Mông Cổ đến thủ đô vương quốc Rus thì ngay lập tức bị sát hại. Thông điệp đáp trả rất đơn giản, rằng người Rus không bao giờ chấp nhận phục tùng Mông Cổ.
Mông Cổ cũng không cho người Rus cơ hội lựa chọn. Thừa lệnh Thành Cát Tư Hãn, các danh tướng Mông Cổ là Triết Biệt và Tốc Bất Đài mỗi người thống lĩnh 1 vạn binh mã cướp phá vùng đất của người Rus.
Một thập kỷ sau đó là giai đoạn khói lửa không ngừng ở các thành trì của người Rus, từ các trung tâm kinh tế, văn hóa như Kiev, Novgorod, cho đến một Moscow khi đó chỉ là ngôi làng nhỏ.
Trận chiến sông Kalka
Người Rus khi đó không hề biết đến sức mạnh của đạo quân Mông Cổ hùng mạnh. Mãi đến khi quân Mông Cổ đến sát vách, hoàng gia Nga mới cử lực lượng đi nghênh chiến cùng với lực lượng người du mục Cuman.
Năm 1223, trên bờ sông Kalka (ngày nay là vùng Donetsk), 20.000 quân Mông Cổ quyết chiến một trận sống mái với liên minh người Rus. Đích thân các hoàng tử Nga khi đó dẫn khoảng 80.000 quân giao tranh.
Quân Mông Cổ khi đó yếu thế hơn hẳn, lại không có viện binh của Thuận Xích, con trai cả Thành Cát Tư Hãn, vì bị ốm. Triết Biệt và Tốc Bất Đài nghe tin liền cho quân giả bộ như rút về phía đông. Mặt khác để lại 1.000 quân thăm dò.
Người Nga từng thất bại cay đắng trước đạo quân Thành Cát Tư Hãn thế nào - 3
Quân Mông Cổ chủ yếu là kị binh bắn cung đã khiến cho người Nga hứng chịu tổn thất nặng nề.
Lực lượng nhỏ nhoi này bị phe Rus giết hết, nhưng nhờ vậy mà người Mông cổ nhận ra rằng các hoàng tử Rus chiến đấu hoàn toàn tự phát, không theo chiến lược chung.
Sau khi kéo giãn quân Rus trong chín ngày giả bộ như bỏ chạy, quân Mông Cổ quay sang đối diện với lực lượng truy kích tại dọc sông Kalka. Kỵ binh Mông Cổ tận dụng ưu thế tốc độ, sử dụng cung tên đánh tan hàng ngũ từng hoàng tử Rus.
Nhiều hoàng tử bỏ mạng ngay trên chiến trường, những người khác không kịp bỏ chạy cũng bị ném xuống hào, dẫn đến chết ngạt hoặc gãy xương.
Chiến thắng này giúp người Mông Cổ gieo rắc nỗi sợ hãi trên khắp đất Nga. Triết Biệt và Tốc Bất Đài cũng không hề vội vàng, để lại một lực lượng đồn trú, còn lại rút về vùng thảo nguyên của sông Syr Darya (Kazakhstan ngày nay).
Nắm rõ tình hình nước Nga, 14 năm sau, Tốc Bất Đài cùng tướng Mông Cổ khác là Bạt Đô thống lĩnh 75.000 quân chinh phục vương quốc Rus. Trong trận đánh mở màn, hoàng tử Vladimir được lệnh đem quân “tiêu diệt những kẻ xâm lược”. Nhưng không ngờ quân Rus bị đánh tan, hoàng tử Vladimir bỏ chạy về Moscow, khi đó chỉ là một ngôi làng giao thương nhỏ.
Người Nga từng thất bại cay đắng trước đạo quân Thành Cát Tư Hãn thế nào - 4
Thất bại ở Kiev năm 1240 khiến người Nga phải phụ thuộc vào Mông Cổ suốt nhiều thế kỷ về sau.
Ngôi làng nhanh chóng sụp đổ sau 5 ngày giao tranh còn hoàng tử Vladimir bị bắt sống. Hai tuần sau, hoàng tử bị xử tử khi quân Mông Cổ tiến vào thành phố Vladimir.
Chiến dịch quân sự của người Mông Cổ chỉ chấm dứt với sự sụp đổ của thành Kiev vào năm 1240. Gần như toàn bộ thành phố bị thiêu rụi hoàn toàn. Đạt được mục đích trên đất Nga, đại quân Mông Cổ chuyển hướng sang Tây Âu, vì phương Đông “đã hết mục tiêu chinh phạt”.
Chiến dịch quân sự của Mông Cổ trên đất Nga tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng. Ước tính 7% dân số Rus, tương đương 500.000 người khi đó bị sát hại. Nhiều thành tựu văn hóa của người Rus bị hủy hoại hoàn toàn và mãi đến 300 năm sau, người Nga mới dần thoát khỏi sự thống trị của Mông Cổ.
_________________
Sa hoàng Peter Đại đế là người có tầm nhìn xây dựng lực lượng hải quân Nga, nhưng cũng chính ông là người khiến cả hạm đội Nga bị xóa sổ trong cuộc đối đầu với đế chế Ottoman. Bài dài ký tới sẽ điểm lại cột mốc lịch sử này.

Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)

Trận thảm bại của Nga trước Thổ Nhĩ Kỳ, đưa hải quân Nga về con số 0

Thứ Ba, ngày 25/09/2018 00:30 AM (GMT+7)

Nước Nga thời Sa hoàng Peter Đại đế đánh dấu sự xuất hiện của các hạm đội tàu chiến Nga và là một trong những lần hiếm hoi người Nga để đế chế Ottoman đánh bại.

Trận thảm bại của Nga trước Thổ Nhĩ Kỳ, đưa hải quân Nga về con số 0 - 1
Peter Đại đế là nhà cải cách kiệt xuất của nước Nga.
Trong giai đoạn 1676-1878, đế chế Ottoman của người Thổ đã tiến hành 12 cuộc chiến tranh với đế quốc Nga Sa hoàng. Cuộc chiến nhằm tranh giành quyền kiểm soát lãnh thổ phía biển Đen và khu vực Caucasus. Trong đó, Nga giành chiến thắng 8 lần, còn Thổ Nhĩ Kỳ chỉ thắng 4 lần.
Nhân vật góp công lớn nhưng cũng có những sai lầm quyết định chính là Peter Đại đế, một trong những Sa hoàng nổi tiếng nhất trong lịch sử Nga.
Người đưa nước Nga ra biển lớn
Khi Peter Đại đế đế lên ngôi, nước Nga tuy có lãnh thổ rộng lớn nhưng không có đường thông ra biển Baltic hoặc biển Đen để thông thương với các nước Tây Âu có trình độ văn minh cao hơn. Đó là lý do Peter Đại đế quyết dùng chiến tranh để mở rộng lãnh thổ, lấy đường thông ra biển.
Để tiến ra biển Đen, trước tiên người Nga phải lấy được pháo đài Azov. Khi đó biển Azov nằm trong tầm kiểm soát của người Tatar, cai trị dưới sự bảo trợ của đế quốc Ottoman. Tháng 1.1695, Peter Đại đế mang 3 vạn quân tấn công Azov.
Để đề phòng, người Tatar đã cho xây nhiều đồn lũy tại sông Đông, vốn là con đường từ biển Azov chảy ra. Chiến dịch quân sự đầu tiên nhằm vào Azov thất bại vì nước Nga chưa có hải quân nên không thể cô lập được pháo đài Azov. Ngược lại, quân địch lại được hải quân tiếp viện nên phòng ngự hiệu quả.
Ngay sau thất bại, Peter Đại đế ra lệnh tập trung toàn lực đóng tàu. Đích thân Peter Đại đế tới công xưởng, cầm búa và vào làm việc với công nhân đóng tàu. Trong vòng một năm, Nga sở hữu 18 chiến thuyền, bao gồm 7 thuyền buồm trang bị đại bác, cùng hàng loạt các tàu chở binh lính và quân nhu.
Trận thảm bại của Nga trước Thổ Nhĩ Kỳ, đưa hải quân Nga về con số 0 - 2
Peter Đại đế chủ trương lấy chiến tranh để đưa nước Nga ra biển lớn.
Tháng 5.1696, Peter Đại đế phát động tấn công Azov lần 2. Trong vòng chưa đầy một tháng, quân Nga kéo tới chân thành công phá. Trên mặt biển, tàu chiến Nga cũng đụng độ dữ dội với đối phương nhưng giành chiến thắng quyết định.
Người Tatar buộc phải cố thủ trong pháo đài Azov cho đến khi phải đầu hàng vào ngày 18.7. Lấy được Azov, Peter Đại đế có bàn đạp đưa hải quân Nga tiến ra Biển Đen. Tình hình sau đó thay đổi khi người Ottoman ký hòa ước với đế quốc Áo, vốn là  kẻ thù truyền kiếp của họ.
Phải một mình đương đầu với đế quốc Ottoman, Peter Đại đế tạm thời hủy bỏ mục tiêu tiến ra biển Đen để kiểm soát vùng biển Baltic
Thất bại bằng tổn thất của cả hạm đội
Sau chiến thắng trước Thụy Điển ở Poltava vào năm 1709, vua Karl II của Thụy Điển bỏ chạy về lãnh địa do đế quốc Ottoman kiểm soát. Sa hoàng khi đó yêu cầu Sultan của đế quốc Ottoman là Ahmed III trả vua Thụy Điển về Nga trị tội.
Cuộc đàm phán căng thẳng kết thúc với việc đế quốc Ottoman kiên quyết không trả người. Người Ottoman từ lâu muốn “hất cẳng” người Nga khỏi pháo đài Azov, ngăn hải quân Nga mở đường ra Biển Đen.
Năm 1710, đế quốc Ottoman tuyên chiến với nước Nga Sa hoàng. Peter Đại đế đã có một trong những sai lầm lớn nhất trong cuộc đời, khi vội vàng gây chiến với đế quốc Ottoman mà không đánh giá kỹ thực lực đối thủ.
Trận thảm bại của Nga trước Thổ Nhĩ Kỳ, đưa hải quân Nga về con số 0 - 3
Peter Đại đế từng thảm bại trước đế chế Ottoman.
Mặc dù bị tuyên chiến trước nhưng Peter Đại đế là người chủ động khởi xướng chiến dịch Pruth. 38.000 quân Nga do đích thâm Peter Đại đế chỉ huy liên kết 5.000 quân đến từ Vương quốc xứ Moldavia để tiến sâu xuống phía nam, đụng độ với đế quốc Ottoman.
Hai đội quân giao tranh kịch liệt trên sông Pruth mà Peter Đại đế không biết rằng quân Ottoman có tới 200.000 người. Kết quả là chỉ sau 4 ngày, tàn quân Nga cùng Peter Đại đế và tướng Boris Sheremetev bị vây chặt.
Để tránh bị hủy diệt, Peter Đại đế buộc phải đồng ý mọi điều khoản mà Sultan Ahmed III đề ra.
Giao tranh chấm dứt vào ngày 21.7.1711 với Hiệp ước Pruth. Theo đó, nước Nga Sa hoàng phải trả lại Azov cho đế quốc Ottoman. Taganrog cùng nhiều pháo đài khác của Nga trong khu vực bị san phẳng. Peter Đại đế cũng phải cam kết không được can thiệp vào tình hình cộng đồng Ba Lan-Litva.
Thất bại này giáng một đòn mạnh vào tham vọng ra biển lớn của người Nga. Toàn bộ hạm đội ở Azov với hàng trăm tàu lớn nhỏ bị phá hủy. Một số tàu bị đem bán trong khi số phận của những tàu khác không được rõ. Cùng với việc phải thay đổi chiến lược phương nam, hải quân Nga cũng phải gây dựng lại từ con số 0.
Ngày nay, luật sư người Gruzia, Alexander Mikaberidze, người chuyên nghiên cứu lịch sử Nga, Gruzia nói rằng đế quốc Ottoman ký thỏa thuận hòa bình với người Nga là một sai lầm. Bởi với lực lượng hùng hậu, người Ottoman hoàn toàn có thể bắt sống Peter Đại đế làm tù binh và lịch sử có thể sang trang mới.
Bởi không có Peter, Nga không thể tiếp tục trỗi dậy, trở thành một thế lực đe dọa đế quốc Ottoman hàng trăm năm sau.
___________________
Đế quốc Nga từng một mình chống lại liên minh giữa người Thổ, Anh và Pháp. Kết quả cuộc chiến này như thế nào mời độc giả đón đọc bài dài kỳ tiếp theo.

Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)

Đại chiến với liên quân phương Tây ở Crimea khiến Nga mất 40 vạn quân

Thứ Tư, ngày 26/09/2018 00:30 AM (GMT+7)

Thất bại trong cuộc chiến Crimea được coi là “nỗi nhục” khó quên của nước Nga, làm thay đổi hoàn toàn vị thế của đế quốc Nga trên trường quốc tế.

Đại chiến với liên quân phương Tây ở Crimea khiến Nga mất 40 vạn quân - 1
Đại chiến Crimea chứng kiến thất bại "muối mặt" của Nga.
Cuộc chiến tranh Crimea (1853-1856) mở đầu với việc đế quốc Nga tuyên chiến với một đối thủ yếu hơn, nhưng đến cuối cùng, đế quốc Nga lại thất bại bởi một liên minh các cường quốc.
Theo Hiệp ước Paris (1856) sau cuộc chiến, Nga không mất nhiều phần lãnh thổ nhưng mất quyền thành lập Hạm đội Biển Đen. Nga từ bỏ quyền bảo vệ người Công giáo khỏi đế quốc Ottoman. Tầm ảnh hưởng với các nước láng giềng như Moldavia, Wallachia and Serbia cũng suy giảm.
Nhìn chung, cuộc chiến Crimea khiến vị thế trên trường quốc tế của Nga bị tổn hại. Đế quốc Nga gặp rắc rối lớn về tài chính. Những khoản nợ chiến tranh khổng lồ dẫn đến sự suy thoái của đồng rúp. Tỷ giá chỉ tạm thời ổn định khi Sa hoàng Nga áp dụng mức quy đổi ra vàng vào năm 1897.
Tranh giành quyền lực
Crimea là bán đảo nằm nhô ra Biển Đen. Vẻ đẹp tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi biến Crimea trở thành điểm nóng xung đột trong nhiều thế kỷ qua.
Năm 1853, Nga Hoàng Nicholas I thấy đế quốc Ottoman suy yếu liền tranh thủ cơ hội chiếm Moldavia và Walachia (Moldova và Romania ngày nay) trên sông Danube mà người Thổ kiểm soát.
Điều này đã đụng chạm đến quyền lợi của Áo - quốc gia muốn đảm bảo thông thương trên sông Danube - và khiến Anh, Pháp  phản ứng. Lý do là bởi Sultan của Ottoman là Abdul Mejid I theo Pháp, công nhận Pháp và Giáo hội Công giáo La Mã có quyền lực cao nhất.
Các nước phương Tây lo ngại rằng sự thống trị của Nga trên khu vực biển Đen sẽ đe dọa các tuyến đường thương mại của họ đến Ấn Độ thông qua Ai Cập và Địa Trung Hải.
Đại chiến với liên quân phương Tây ở Crimea khiến Nga mất 40 vạn quân - 2
Quân Pháp trong chiến dịch bao vây Sevastopol năm 1855.
Sang năm 1854, 1 triệu liên quân Anh, Pháp, Áo, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ đã phối hợp đánh Nga - vốn có Bulgaria và Serbia cùng theo Chính Thống giáo trợ giúp, với số quân cả thảy khoảng 700 nghìn.
Các xung đột diễn ra ở nhiều vùng tại Nam Âu, Trung Cận Đông và cả trên biển Baltic nhưng chủ yếu là ở bán đảo Crimea với trận Sevastopol nổi tiếng.
Chiến tranh Crimea gây chú ý bởi liên quân đã gạt bỏ khác biệt tôn giáo. Anh theo Tin Lành, Pháp thời Napoleon III theo Công giáo La Mã và Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi, để chống lại sự bành trướng của nước Nga theo Chính Thống giáo.
Cuộc vây hãm Sevastopol
Liên quân với đội hình vượt trội từng bước đẩy người Nga từ thế chủ động sang thế phải co cụm phòng thủ.
Ngày 17.10.1854, quân Anh-Pháp đổ bộ lên bán đảo Crimea, nhằm mục tiêu bao vây thủ phủ Sevastopol là căn cứ chính của hạm đội Đế quốc Nga tại Biển Đen.
Trên đường tới Sevastopol liên quân gặp một đạo quân Nga đang đóng trên các điểm cao tại Alma và mau chóng đánh tan đạo quân này. Chiến thắng ở Alma cho thấy Liên quân có ưu thế vượt trội về kỹ thuật.
Trong nỗ lực giải vây cho Sevastopol, quân Nga mở cuộc tiến công lớn vào Liên quân tại Inkerman nhưng thất bại. Quân Nga chết và bị thương lên tới 12.000, gấp 4 lần phe liên quân.
Trên biển, quân Nga phải huy động nhiều chiến thuyền, dùng pháo hải quân và cho thủy thủ chiến đấu như lính thủy đánh bộ. Hải quân Nga thiệt hại 4 chiến hạm lớn, 12 chiến hạm cỡ trung và nhiều chiến thuyền nhỏ.
Ngược lại, hơn 1.000 đại bác của hải quân đồng minh Anh-Pháp bắn hơn 20 nghìn viên pháo vào đồn phòng thủ Sveaborg của Nga gần Helsinki. Nhưng chỉ huy trưởng Nga Viktor Poplonsky đem tàu chiến Rossiya chặn giữ cửa biển, không cho quân Anh-Pháp vào.
Khi người Nga nhận ra mình không thể chiến thắng nếu đối đầu trực diện, họ chuyển hầu hết lính về thành phố và chuẩn bị vị trí phòng thủ. Trong thời gian đầu, người Nga phải chống chọi sự bắn phá vào ban ngày và lập tức xây dựng lại thành lũy trong đêm. Thời tiết mùa đông rất khắc nghiệt đã làm cho lính cả 2 phe đều gục ngã trước bệnh tật,
Đại chiến với liên quân phương Tây ở Crimea khiến Nga mất 40 vạn quân - 3
Thất bại trong cuộc chiến Crimea thế kỷ 19 khiến nước Nga thời Sa hoàng rơi vào suy thoái nghiêm trọng.
Sau 11 tháng cố thủ ở Sevastopol, người Nga cuối cùng buộc phải rút khỏi đây và để liên quân tiến vào thành phố ngày 9.9.1855. Thất bại này buộc đế quốc Nga phải ký hòa ước Paris năm 1856.
Theo đó, Nga và đế quốc Ottoman xác định lại ranh giới chủ quyền tranh chấp. Người Nga không được phép thành lập Hạm đội ở Biển Đen và gánh khoản nợ chiến phí khổng lồ.
Cuộc chiến trên bán đảo Crimea chỉ diễn ra trong vòng 3 năm nhưng đã gây ra con số thương vong lớn. Trong số hơn 800.000 lính Nga tham gia chiến dịch, 522.000 người chết và bị thương, trong đó tổng số người chết lên tới hơn 400.000.
Phía liên quân có tới 252.000 người thiệt mạng, trong đó 70.000 là chết trong chiến trận. Đế quốc Ottoman tổn thất lớn nhất, sau đó đến Pháp và Anh.
Giới sử gia ngày nay coi Crimea là nơi diễn ra cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Với những kỹ thuật tác chiến vượt trội, chiến tranh vùng Crimea thay đổi hoàn toàn cách thức chiến đấu của quân đội các nước. Cuộc chiến cũng đặt nền tảng để các cường quốc bị cuốn vào Thế chiến 1.
_______________
Nước Nga bước ra khỏi Thế chiến 1 với tư cách là bên thắng trận. Nhưng điều gì đã khiến Đế quốc Nga rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Bài dài kỳ tới sẽ hé lộ cách mà người Nga dấn thân vào Thế chiến 1.

Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét