Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

QUÁI KIỆT LÀNG CỜ 08

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nguyên tắc 1: Ra quân nhanh chóng, chiếm cứ yếu điểm (P.1)
 
Nguyên tắc 1: Ra quân nhanh chóng, chiếm cứ yếu điểm (P.2)
 
Nguyên tắc 2: Hai cánh hô ứng, lộ quân thông suốt (P.1) 
Nguyên tắc 2: Hai cánh hô ứng, lộ quân thông suốt (P.2)



Lúc người dân biết chơi cờ tướng, Trung Quốc còn chưa có pháo, vậy quân pháo trong cờ tướng rốt cuộc có ‘bí ẩn’ gì?

Mọi người ai cũng biết quân pháo trong cờ tướng có nghĩa là cỗ xe pháo dùng trong chiến đấu, nhưng từ rất xa xưa khi người dân đã biết chơi cờ tướng thì chưa xuất hiện loại vũ khí chiến đấu này. Vậy đằng sau quân Pháo trong cờ tướng rốt cuộc có ẩn giấu bí ẩn gì không?
1. Trong bên quân màu đỏ, quân pháo được viết gồm bên trái là chữ Hỏa (火), bên phải là chữ Bao (包), ghép lại thành chữ Pháo (炮). Bên quân màu đen quân Pháo lại được viết gần bên trái là chữ Thạch (石), bên phải là chữ Bao (包). Ý nghĩa của hai quân Pháo này là: Một bên có chữ Hoả có nghĩa sẽ bắn ra lửa đạn, một bên có chữ Thạch có nghĩa sẽ bắn ra đá. Những ý nghĩa này chắc hẳn chúng ta ai cũng thấy dễ hiểu.

2. Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu đều nhất trí quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618). Đây là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn co tuong bởi cho tới thời đó con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh.


Kể chuyện cờ Tướng P6 : Cờ Người


conguoi1980
Cờ Người được chơi trong những dịp lễ , tết hay hội hè...Nếu trong cờ Tướng thông thường , bàn và quân cờ được làm bằng gỗ, nhựa, ngà....thì cờ Người bao gồm 16 chàng trai khỏe mạnh và 16 cô gái xinh đẹp...
Lịch sử hình thành đội cờ Người TPHCM
Cờ Người (một loại Cờ Tướng mà trong đó, Người được sử dụng như là quân cờ và nền đất hay sàn nhà được xem là bàn cờ ) được chơi trong những dịp lễ , tết hay hội hè dựa trên cơ sở là Cờ Tướng. Trong cờ Tướng thông thường , bàn cờ được làm bằng gỗ, nhựa, ngà voi .... Nhưng trong cờ Người, những quân cờ bao gồm 16 thanh niên khỏe mạnh và 16 cô gái xinh đẹp. Họ được điều khiển bởi tiếng trống trận được đánh bởi trọng tài mặc y phục màu đỏ và dải buộc đầu màu vàng . Người tường thuật phải thông thạo về bình luận cờ và quan trọng hơn là phải biết điều khiển quân cờ . Thông thường người bình luận mặc áo choàng màu xanh với tay áo rộng, vẫy lá cờ cho trận cờ Người bắt đầu. 32 nam nữ thanh niên là 32 quân cờ di chuyển vị trí khi có hiệu lệnh . Mỗi thế di chuyển là một bài quyền, mỗi nước cờ ăn quân là một trận tỷ võ kinh thiên động địa.
alt
Đội cờ Người TPHCM dàn trận chuẩn bị thi đấu biểu diễn ván cờ
Năm 1987, các thầy Quách Anh Tú, Lê Thiên Vị phối hợp cùng CLB võ thuật NVH Thanh Niên TP HCM, võ sư Lê Văn Vân bộ môn Sa Long Cương và lão võ sư Từ Thiện, võ sư Hồ Tường thuộc bộ môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà phối hợp thành lập CLB cờ Người đầu tiên tại NVH Thanh Niên. Sau đó cố lão võ sư Từ Thiện cùng võ sư Hồ Tường giao cho võ sư Phan Văn Trung làm đội trưởng thành lập CLB cờ Người TPHCM đi biểu diễn suốt từ đó đến nay.
 Thi đấu biểu diễn cờ Người
Chương trình biểu diễn 1 trận cờ người bao gồm các tiết mục thật hấp dẫn : múa Lân khai mạc song hỷ, lộn xuyên vòng lửa, quân cờ cầm cờ múa bài đồng , song đấu binh khí , bày trận nghinh chiến ...Phong cảnh giao chiến của quân xanh và quân đỏ rất hoành tráng : cờ xí rợp trời, tay lăm lăm gươm giáo, trống, chiêng.... Một nước di chuyển trong ván cờ là một bài quyền cước hay sử dụng binh khí.
alt
Pha ra đòn kết thúc đẹp mắt của nước Mã ăn Pháo
Binh khí sáng giới, mũ khiên chỉnh tề, đồng thanh quyết đấu với đối phương để bảo vệ Tướng là nét đặc sắc của đội cờ người TPHCM mà không nơi nào có được. Mỗi lần ra chuẩn bị thi đấu cũng là mỗi lần quyết tử , mỗi nước ăn quân hay thí quân là dịp các quân cờ thể hiện một bài song đấu với những đòn thế khó khăn, có thể gây chấn thương bất cứ lúc nào.
  alt
Pha chém đầu Tướng Xanh giành chiến thắng của Nữ Tướng Đỏ
Sử dụng binh khí để biểu diễn trong thi đấu là một phần hấp dẫn của cờ Người Phương Nam. Đây là nét độc đáo khác với cờ Người ( cờ Bỏi) ở các lễ hội Miền Bắc . Biểu diễn cờ Người Miền Nam luôn là những trận tỷ thí võ công không nhân nhượng, quyết đấu gây hồi hộp cho khán giả ở bốn phía khán đài. Bạn thấy đấy , không khí của một trận cờ Người sôi nổi và nghẹt thở khác hẳn với không khí trầm mặc của một ván cờ Tướng thông thường...
Đời thường của những quân cờ Người
Có dịp cùng đội cờ Người TPHCM đi thi đấu biểu diễn tại nhiều nơi , ấn tượng đậm nét nhất của chúng tôi lại là những câu chuyện bên lề của những pha biểu diễn đẹp mắt...Ít ai biết , đằng sau những đòn đánh được khán giả tán thưởng nhiệt liệt ấy là nhiều năm trời khổ luyện , mồ hôi , nước mắt và cả máu nữa... Nhìn bàn chân đầy những vết sẹo cùng ngón chân vừa bị lật móng máu chảy ướt đỏ của một em võ sinh , bên tai tôi còn nghe thoảng lời của võ sư Phan Văn Trung : " Mỗi pha thi đấu của các em là mỗi lần lo lắng anh ạ, dù đã tập luyện dạy bảo các em nhiều năm , nhưng đao kiếm vô tình , chỉ cần 1 sơ sảy nhỏ là nguy hiểm khó lường ..."
alt
Để có được 1 pha biểu diễn như thế này , các em đã tập luyện từ khi còn nhỏ xíu...

Và cũng ít ai biết , để có được 1 buổi biểu diễn như vậy , thầy Trung , thầy Khoa và các em học trò đã miệt mài nhiều năm trên sàn tập . Sơ lược Giáo án huấn luyện VĐV Cờ Người Sơ cấp như sau :
Tháng 1 : Đòn căn bản, đạp thẳng, đạp ngang, óng, 8 thế tấn,
Tháng 2 : Té căn bản, sấp, ngửa, vượt chướng ngại, loan gậy ngắn, học những bài xoa bóp đơn giản khi bị chấn thương trong quá trình luyện tập.
Tháng 3 : Phóng đạp, bay óng láy, đạp láy, bài quyền Tứ Trụ, thể lực.
Tháng 4: Kiểm tra chương trình 3 tháng trước đó. Loan 2 cây. đòn gậy ngắn căn bản. Học cách di chuyển quân Cờ.
Tháng 5 : Vượt chướng ngại nhiều người, các thế đao căn bản ( 20 thế ), bài biểu diễn cơ bản 1,2,3.
Tháng 6 : Tế sấp, té ngửa mức độ khó, Các thế roi căn bản (20 thế ),bài quyền ,Long Hổ, Liên Hoa,
Tháng 7 : Chọn các quân di chuyển, huấn luyện phong cách té. Bắt cặp chỉ vài nét té cơ bản của biểu diễn ( óng té, đạp thẳng té, quăng gót té…). Bài đồng diễn 1.
Tháng 8 : Lộn vỏ xe, tập luyện di chuyển với binh khí thật, lăn khiêng, Truyền đạt tầm quan trọng của cờ Người, nét văn hoá cổ truyền của Việt Nam.
Tháng 9 : Chọn các cặp tương xứng tập bài biểu diễn. Tập luyện bài 4,5,6 cơ bản
Tháng 10 : Kiểm tra các bài biểu diễn chọn lọc và chỉnh sửa.
Tháng 11 : Lộn vòng lửa thật, bài quyền Yến Tử, Tứ Linh Đao. Học di chuyển bằng Lân.
Tháng 12 : Kiểm tra kết quả, biểu diễn bàn cờ thật . Tuyển chọn VĐV tiêu biểu tập luyện sang giáo trình Trung cấp.
alt
Đằng sau vẻ đẹp lễ hội này , cuộc sống của các quân cờ còn rất khó khăn...
Cùng ăn cùng ở với đội cờ Người TPHCM , chúng tôi bắt gặp nhiều hình ảnh cảm động.. Hiếm có đội thể thao nào sống chan hòa với nhau như một gia đình như thế này , cả bốn thế hệ thầy trò , cha ông, con cháu... cùng chung một đội . Các em rất tự giác kỷ luật , lễ phép , biết sống chan hòa tập thể....dù cuộc sống còn rất kham khổ. Khó khăn nhất hiện tại của CLB cờ Người TPHCM là các quân cờ không sống được bằng nghề . Các dịp lễ hội trong năm để biểu diễn cờ Người vốn đã ít , loại hình đậm nét văn hoá nghệ thuật Việt Nam này lại còn chưa được nhiều người biết đến !

Hy vọng tương lai , đội cờ Người TPHCM sẽ được nhìn nhận một cách xứng đáng như những người bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc. Sẽ được nhiều cơ quan, đơn vị, tập thể yêu thích Cờ Tướng biết đến và tạo điều kiện cho đội có nhiều dịp biểu diễn hơn nữa. alt


Kể chuyện cờ Tướng P7 : Thiên tài Phương Nam


tran quoi1Hơn ba mươi năm trước , nhiều danh thủ đã từng đánh giá kỳ nghệ của Trần Quới bằng bốn chữ "Nhất bộ đăng thiên", ý nói trình độ cờ Tướng của Trần Quới chỉ một bước là lên tới trời..
Trần Quới sinh năm 1957, con của danh thủ Trần Anh Minh – một tay cờ người Hoa khét tiếng hồi thập niên 50 của thế kỷ 20. Nhiều tay cờ giang hồ nghe tên anh Lác- một biệt danh của Trần Anh Minh, đều khiếp đảm vì anh ta đi cờ nhanh như gió và ra đòn rất độc địa. Ngày trước có lần Trần Anh Minh lên xứ Chùa Tháp gặp lúc cộng đồng người Hoa ở đây tổ chức giải vô địch, anh ghi tên tham dự và đoạt được Cúp, khiến quần hùng ở PhnomPenh tôn vinh anh ta là Kỳ Vương Nam Vang. Như vậy Trần Quới là con của kỳ vương Lác nên cũng mang biệt danh như cha là Lác chảy, nghĩa là Lác con, ai hiểu là con của Lác cũng không sai. Bạn bè rất thích gọi biệt danh này, mà Trần Quới thì không bao giờ tỏ ra khó chịu hay phản đối, bởi bản thân anh không hề bị tí lác nào !

Do hoàn cảnh rất nghèo, Quới phải bỏ học từ năm lớp 8 để đi giang hồ kiếm sống bằng nghiệp đánh cờ của cha. Dáng tầm thước, gương mặt sáng láng, đôi mắt hơi nhỏ nhưng linh động, thông minh, khiến Trần Quới có vẻ điển trai là đằng khác. Quới suy nghĩ tính toán các nước cờ cực kỳ nhanh lẹ. Đặc biệt trong những thế cờ căng thẳng, anh luôn tìm được những nước đi chính xác nhằm củng cố thế trận mình và gây lúng túng cho đối phương. Nhiều người kể chính Trần Anh Minh dạy cho Quới những nước đi đầu tiên trong chơi cờ, nhưng sau đó Trần Quới tự mày mò theo dõi, học tập và thỉnh thoảng về nhà mới hỏi cha vài chỗ khó mà thôi.

Lần đầu tiên Quới làm ngạc nhiên làng cờ là năm 1977, tại giải Mừng Xuân. Lúc đó Quới đúng 20 tuổi và mặc dù tại giải này anh không thành công nhưng đã để lại một dấu ấn sâu sắc. Ngay 2 ván thua danh kỳ Lý Anh Mậu cũng là 2 ván lịch sử mang đầy kịch tính, vừa chứng tỏ sự thông minh của Quới vừa cho thấy sự non nớt của một con tuấn mã vừa mới trưởng thành. Không phải đợi lâu, ngay giải Mừng Xuân năm sau 1978, Quới đã vươn mình lớn nhanh như Phù Đổng, dũng mạnh đè bẹp quần hùng, đoạt chức vô địch một cách oanh liệt. Những danh kỳ lỗi lạc một thời, như Phạm Thanh Mai, Hứa Kim Thành, Trần Đình Thủy và Phạm Tấn Hòa đã phải nhường bước cho sức trẻ tiến lên. Năm 1979, tại giải Các Danh thủ hàng đầu của TPHCM , Trần Quới chiếm giữ ngôi Quán quân một cách thuyết phục trước các đàn anh. Rồi liên tiếp các năm sau, Trần Quới luôn khẳng định ví trí số 1 của mình tại các giải lớn nhỏ của TPHCM .Thời kỳ này, Quới mạnh dạn đi chơi cờ giang hồ từ các tỉnh, thành phía Nam ra đến miền Trung. Bất cứ nơi nào có tay cờ nổi tiếng, anh đều tìm đến khiêu chiến. Các cao thủ miền Trung nổi tiếng lúc bấy giờ như Nguyễn Thọ Phú, tức Xí (Nha Trang), Nguyễn Minh Trưng (Quy Nhơn) ,Phan Hiền Khánh(Phan Thiết), Hà Hồng Quan(Mỹ Tho)… đều đã so tài và tất cả đều là bại tướng của Trần Quới. Danh thủ Phan Hiền Khánh của Phan Thiết là tay cờ nhiều năm vô địch tại địa phương này, xưa nay chưa hề lùi bước trước bất cứ cao thủ nào ở suốt dải miền Trung. Thế mà khi gặp Trần Quới, anh bị đánh bại liên tục để cuối cùng Trần Quới phải chấp anh 1 Mã mà anh vẫn thua ! Sau này Phan Hiền Khánh nhớ lại và nói với bạn bè:” Trong cuộc đời chơi cờ của tôi, người mà tôi khâm phục nhất là Trần Quới. Vào thời kỳ tôi sung sức thế mà chú nhóc Lác chảy chấp tôi 1 Mã mà tôi vẫn thua , thì thử hỏi có tức không?"

Trong một thời gian dài từ những năm 1980 đến 1982, tại nhà Văn hóa Quận 5 (Đại thế giới) có tổ chức một kỳ đài mà người thủ đài chính là Trần Quới. Luật chơi trước nay vẫn thế: ai thắng được đài chủ sẽ được thưởng và sẽ thay làm đài chủ mới. Vậy mà không một cao thủ nào hạ được Trần Quới. Có một lần, vào Mùa Xuân năm 1978, Phòng VHTT huyện Thuận An, tỉnh Sông Bé nay thuộc Bình Dương có tổ chức một trận đấu biểu diễn cờ Tướng : Trần Quới bịt mắt đánh cờ mù cùng một lúc với hai đối thủ mở mắt, đánh 2 bàn cờ riêng biệt. Thế mà Quới thắng cả hai. Tất cả những thành tích và tài năng tuyệt vời trên khiến khách mộ điệu bàn son quân ngà khâm phục gọi anh là thiên tài cờ Phương Nam.

Khoảng những năm 1983 -1984, có một tay cờ khá cao ở Hải Dương vào TPHCM , gặp cao thủ Hoàng Đình Hồng ( nay là HLV Trưởng đội tuyển QG) nói : "Ở đây có ai dám chấp tôi 1 con Mã không? Nếu có thì đánh cá cược bao nhiêu tôi cũng đánh." . Vài hôm sau , Hoàng Đình Hồng dẫn Trần Quới đến giới thiệu và hóa ra người khách lạ này chính là anh Hồng ở Hải Dương, một cao thủ cờ Tướng rất nổi tiếng ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Chính Kỳ Vương đất Bắc Nguyễn Tấn Thọ cũng nói mình chỉ có thể chấp Hồng Quán trọ - biệt danh của anh Hồng Hải Dương – một nước mà thôi. Thế mà Trần Quới đã chấp anh Hồng Quán trọ 1 Mã và đánh suốt hai ngày hai đêm. Kết quả Trần Quới thắng tổng cộng 5 ván khiến làng cờ miền Bắc rung động !

Còn chuyện sau đây do Lê Thiên Vị (nguyên HLV đội tuyển QG và TPHCM) chứng kiến kể lại : Trên đường Lạc Long Quân (Quận 11) có một tay rất mê cờ khiêu khích Trần Quới : " Nghe nói chú mày đánh cờ mù giỏi. Thế chú mày có dám đánh cờ mù chấp ta mở mắt không. Nếu mày chịu , ta sẽ chấp lại mày 1 con Xe với một điều kiện ?" . Trần Quới trả lời không do dự : " Sẵn sàng chấp ! Điều kiện gì, ông thử nói xem ? " . Tay cờ nọ nghiêm chỉnh nói : " Tao sẽ chấp lại chú mày 1 con Xe, nếu chú mày đồng ý cho ta đi một nước kín. Nghĩa là trong suốt ván cờ diễn ra, ta sẽ đi một nước nhưng không nói ra ta đi nước gì. Ta chỉ nói rằng ta đi nước kín! Lúc đó đến lượt chú mày đi. Nếu chú mày đi mà phạm luật thì chú mày bị xử thua. Ta nói như vậy, chú mày hiểu rõ chứ?" . Trần Quới đồng ý và thế là dưới sự chứng kiến của hàng chục người, bạn bè của hai bên, Trần Quới đã thắng cược liên tục mà không bao giờ vi phạm luật , khiến tay mê cờ kia thua quá chạy luôn, không dám chơi nữa ! Khi kể lại chuyện này, ngay ông Lê Thiên Vị cũng rất khâm phục Trần Quới và cũng không đoán ra được nhờ bí quyết gì mà Quới biết được nước cờ kín kia.

Ai chơi cờ, trí nhớ cũng đều tốt, nhưng trường hợp Trần Quới trí nhớ rất lạ thường. Chơi cờ, nhiều người đọc hết sách này qua sách khác mà chẳng nhớ bao nhiêu, còn Trần Quới chỉ học lóm mà nhớ không sót một biến hay phương án nào. Nhiều ván cờ đấu sau mấy tháng mà anh vẫn có thể biểu diễn lại không sai một nước. Nhờ có trí nhớ đặc biệt nên khi đã thua ai trận nào, thua chỗ nào, Quới cũng nhớ rất lâu và không bao giờ phạm phải lần thứ hai những sai lầm cũ . Một nhà nghiên cứu cờ nhận định về trình độ và tài năng của Trần Quới thời kỳ Quới đang ở đỉnh cao, vào năm 1988 như sau : “ Quới suy tính như thần long biến hóa, thấy đầu mà không thấy đuôi. Khi thắng thế thì bao giờ cũng thắng, lúc thất thế lại rất khéo léo thủ hòa. Lối chơi công, thủ kiêm toàn, đúng là một tài năng hiếm thấy.” Ở thời điểm này , Trần Qưới sẵn sàng chấp bất cứ danh thủ hàng đầu nào 1 nước Tiên và anh chưa bao giờ thất bại ! Các Kỳ Vương Trung Quốc và Hongkong như Hồ Vinh Hoa , Lý Chí Hải ..cũng khen ngợi hết lời khi xem một số ván đấu của Qưới.

Là một thiên tài , Quới chỉ cần nhìn qua một thế cờ, là đã có thể dự đoán ngay được diễn biến sắp tới. Đáng lẽ với tài phán đoán như thế, Quới cũng nhìn thấy trước được diễn biến của cuộc đời mình để tìm một phương án ổn thỏa nhất. Nhưng rất tiếc ở giai đọan lịch sử cuối thập niên 80, do nhiều nguyên nhân tác động khiến Trần Qưới ra đi tìm cuộc sống mới và mất tích giữa biển khơi kể từ đó. Càng tiếc hơn khi chỉ vài năm sau làng cờ Việt Nam mở cửa hội nhập với bạn bè thế giới , năm 1993 kỳ thủ Sài Gòn Mai Thanh Minh gây dấu ấn đầu tiên khi thủ hòa cả 2 danh thủ Trung Quốc là Triệu Quốc Vinh và Từ Thiên Hồng. Rồi liên tiếp những ván đấu có thắng có thua của các danh thủ Việt Nam trước đối thủ Trung Quốc hùng mạnh khiến người hâm mộ nức lòng, đồng thời cũng tạo nên sự tiếc rẻ là phải chi còn thiên tài Phương Nam Trần Quới....

alt
Nhị Ác Lê Nhị Trí (trái) và Tam Ác Trần Quới (phải) vào những năm 80 thế kỷ trước...


Quân Tốt trong cờ tướng – Quân đỡ đạn của bàn cờ

Quân Tốt trong cờ tướng có thế lực rất nhỏ bé. Nhưng bạn biết vận dụng quân tốt thì bạn sẽ làm chủ được bàn cờ. Quân Tốt được xem là quân “đỡ đạn” cho các quân khác khi chúng chỉ biết đứng im khi có đối phương tấn công, hoặc đỡ cho các quân mạnh hơn mình khỏi bị bắt.
Hình ảnh quân Tốt trong cờ tướng
Hình ảnh quân Tốt trong cờ tướng
Trong cờ Tướng online , các quân cờ mạnh và yếu sẽ phối hợp với nhau để làm nên chiến thắng. Vì thế, người chơi phải cố gắng bảo toàn được càng nhiều quân càng tốt, và không nên xem thường bất kỳ quân nào kể cả quân Tốt. Đặc biệt, quân Tốt tuy đông đảo, yếu thế nhưng nếu người chơi biết cách phát huy, tận dụng thời thế, quân Tốt sẽ trở nên có ích hơn rất nhiều.
Tốt là quân cờ có số lượng đông đảo nhất trên bàn cờ Tướng, và đồng thời nó cũng là quân thứ yếu nhất. Theo lịch sử của Trung Hoa thì Tốt chính là lính, trách nhiệm là ra biên ải để bảo vệ đất nước. Trong trò chơi trí tuệ này, Tốt đứng thành một hàng ngang, gần ranh giới Hà để bảo vệ sự tấn công của quân đối phương.
So với các quân cờ khác thì quân Tốt có đường đi và sức tung hoành hạn hẹp hơn, chúng đi thẳng theo chiều đứng và có thể ăn quân từng bước một. Khi Tốt qua được sông, chúng có thể đi và ăn theo chiều ngang. Không giống như trong cờ Vua, Tốt trong cờ Tướng không có luật phong Hậu, hay Xe,… Khi đi đến hết bàn cờ, lúc này, chúng được gọi là Tốt lụt. Việc mất mát một vài Tốt ngay từ đầu cũng không thành một “thảm họa” như trong cờ Vua.
Tốt trong cờ Tướng được xem là quân “đỡ đạn” cho các quân khác khi chúng chỉ biết đứng im khi có đối phương tấn công, hoặc đỡ cho các quân mạnh hơn mình khỏi bị bắt. Thêm vào đó, Tốt ngày đêm luôn phải canh giữ biên cương, trong khi các quân khác có thể tháo lui, kiếm đường chạy cho mình vào bất cứ lúc nào. Tốt được xem là quân cờ “anh hùng” nhất trên trận mạc.
Tốt sẽ có giá trị cao hơn khi đã vượt qua sông Hà, xông pha trận mạc, quân Tốt chỉ có quyền tiến lên hoặc cùng lắm là đi ngang, không được phép thoái lui. Quân Tốt cũng có thể lập được chiến công, giết được tướng soái địch, làm rạng danh cho cuộc cờ: “ Gặp thời, một Tốt cũng thành công” là vậy. Tốt có thể phối hợp với quân Xe, Mã, Pháo…để làm nên một thế cờ đặc sắc nhất.
Tốt được xem là quân nhỏ nhoi trong bàn cờ Tướng, chúng rất dễ bị lãng quên khi đối phương tấn công và thường bị đem ra làm vật thí mạng cho các quân khác, để bảo vệ cho các quân cờ khác. Nhưng nếu sử dụng hiệu quả quân Tốt thì thế cờ của bạn sẽ được tiếp thêm sức mạnh và gia tăng độ phòng thủ cao trong ván cờ của mình.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét