Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

QUÁI KIỆT LÀNG CỜ 9

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nguyên tắc 3: Không tham không vội, trận hình hài hòa (P.1) 
Nguyên tắc 3: Không tham không vội, trận hình hài hòa (P.2)
 
Nguyên tắc 4: Linh hoạt biến hóa, mạnh dạn sáng tạo (P.1)
 
Nguyên tắc 4: Linh hoạt biến hóa, mạnh dạn sáng tạo (P.2)



Kể chuyện cờ tướng P10: Chuyện tình không biên giới


alt

Chuyện tình không biên giới của Nữ hòang cờ tướng Việt Nam Ngô Lan Hương và Quốc tế Đại sư Singapore Khang Đức Vinh...
Nàng - Nữ hòang cờ tướng Việt Nam Đặc cấp đại sư Ngô Lan Hương . Chàng - Quốc tế Đại sư tuyển thủ cờ tướng Singapore Khang Đức Vinh . Họ đã cùng nhau viết lên câu chuyện tình không biên giới làm bất ngờ giới mộ điệu của môn thể thao trí tuệ này....

Người đem huy chương vàng châu Á về cho Việt Nam 

Ngô Lan Hương là cô gái gốc Hoa giỏi cờ xinh đẹp , sinh năm 1979 tại Chợ Lớn. Cô biết đến cờ tướng khi phong trào chơi cờ được đưa vào các trường tiểu học và trung học cơ sở của TPHCM. Năm 1992 thầy Dương Thanh Danh là người phát hiện và dạy Hương những nước đi đầu tiên, sau đó là QTĐS Diệp Khải Nguyên dạy cho cô về chiến thuật và chiến lược trong cờ. Nhờ năng khiếu và rất thông minh nên Hương nhanh chóng tiến bộ, năm 16 tuổi cô được đưa vào đội tuyển nữ TPHCM do thầy Trần Tấn Mỹ phụ trách.

Năm 1997 Hương đoạt HCV giải trẻ nữ toàn quốc, năm 2002 lần đầu tiên vô địch A1 toàn quốc rồi HCV Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IV . Liên tiếp chín năm liền từ 2005 đến 2013 , Ngô Lan Hương không có đối thủ tại giải A1 toàn quốc, cô đã lập nên một kỷ lục khó ai phá nổi , đó là 10 lần vô địch Việt Nam !

Trên đấu trường quốc tế, Ngô Lan Hương đã nhiều lần khóac áo đội tuyển Việt Nam thi đấu thành công . Sau những thành tích như HCĐ Giải vô địch Châu Á , HCB Giải vô địch Thế giới , HCV Đại hội Indoor Game 2007 cô được phong tặng danh hiệu Đặc cấp Quốc tế Đại sư . Đến Giải vô địch Châu Á 2011 , Hương tỏa sáng rực rỡ vượt qua Trần Lệ Thuần (Trung Quốc) trong trận chung kết trở thành kỳ thủ Việt Nam đầu tiên đọat HCV châu Á. Với bảng vàng thành tích vô tiền khóang hậu như thế Ngô Lan Hương được giới hâm mộ yêu mến gọi bằng danh hiệu Nữ hòang cờ Tướng Việt Nam.

Chuyện tình không biên giới

Khi bất ngờ vượt qua Ngũ Hà - nữ Đặc cấp Đại sư Trung Quốc để giành ngôi vô địch tại ĐH thể thao châu Á trong nhà năm 2007, giữa một rừng hoa và những lời chúc tụng, Hương không hề để ý tới đôi mắt vô cùng thán phục của Khang Đức Vinh, chàng tuyển thủ Singapore gốc Hoa dành cho mình. Những tưởng đấy chỉ là sự quan tâm bình thường của một đồng nghiệp chơi cờ mà thôi, nào ngờ…

Suốt 3 năm ròng rã, Khang Đức Vinh kiên trì theo đuổi - trước tiên với tư cách một người bạn, người anh - mối quan hệ đôi bên (chủ yếu qua những dòng thư điện tử, trò chuyện qua điện thoại, chat…) dần trở nên thân thiết. Từ món quà đầu tiên là một lọ nước hoa, rồi tới những bộ quân cờ đẹp mà chàng sưu tầm được sau những chuyến đi, trao đổi những tài liệu cờ tướng mới - nghiên cứu của các danh kỳ thế giới - mà chàng lấy làm đắc ý, cứ thế 2 người ngày càng trở nên gắn bó hơn. Chàng chỉ thật sự ngỏ lời khi 2 bên gặp nhau tại giải vô địch thế giới năm 2009, nhưng cũng phải gần 1 năm sau nàng mới chấp nhận. Từ đó, năm nào Khang Đức Vinh cũng vài lần… thầm lặng sang Việt Nam thăm người yêu. Họ bí mật đến nỗi ngay cả những người bạn thân thiết với Hương cũng chỉ được biết mọi chuyện trước ngày cưới không lâu. Ai cũng tưởng, dường như với cô, chỉ có cờ tướng là tình yêu thật sự mà thôi...

Ngày 26/4/2012, hôn lễ của họ được tổ chức trang trọng tại TP.HCM trong niềm vui của tất cả bè bạn, gia đình , thầy cô và đồng đội của kỳ nữ họ Ngô. Đám cưới được tiến hành với đầy đủ những nghi lễ, thủ tục truyền thống của người Hoa. Lần đầu tiên người ta thấy một Ngô Lan Hương vốn cực kỳ giản dị và hay e lệ trước đám đông thật xinh xắn và rạng ngời hạnh phúc trong trang phục cô dâu. Đoạn kết của mối tình thơ mộng xuất phát từ niềm đam mê với cờ tướng và hoàn toàn không biên giới ấy thật tuyệt vời !
Sau đám cưới , Ngô Lan Hương đã không theo chồng về Singapore mà vẫn chung thủy cùng màu áo đội tuyển Việt Nam trong các giải đấu quốc tế sắp tới.


Giai thoại làng cờ tướng : Câu chuyện hơn 50 năm về trước


Trận đấu cờ tướng lịch sử giữa kỳ vương Lý Chí Hải với các cao thủ Sài Gòn tưởng chừng mới diễn ra ngày nào, nay nhẩm lại đã trên 50 năm.
Lúc đó là mùa hè năm 1963, kỳ vương Lý Chí Hai trở lại Sài Gòn lần thứ 2 với ý đồ phục thù Phạm Thanh Mai sau trận quyết đấu thất bại năm 1959. Về trận quyết đấu này chúng tôi đã có dịp kể trong một quyển sách cờ tướng online , nay xin có mấy dòng nhắc lại.
Thật không ai có thể ngờ vào thập niên 50, Lý Chí Hải lừng lẫy tiếng tăm ở Hong Kong, từng đến các nước Nam dương (Philippines, Indonesia, Tây Mã, Đông Mã, Thái Lan và Singapore) đã gây kinh hồn bạt vía cho làng cờ tướng ở các nơi đây. Chiến tích của ông ta thật đáng khâm phục; đánh đâu thắng đó, mà lại thắng các đối thủ như chẻ tre, do vậy Lý Chí Hải được cộng đồng người Hoa tôn vinh là Kỳ Vương Đông Nam Á. Thế mà khi đến Sài Gòn lần đầu tiên năm 1959, kỳ vương này đã thất bại đau đớn trước Phạm Thanh Mai. Cho đến năm 1963, Lý Chí Hải sau khi đã chuẩn bị kỹ càng, lại sang Sài Gòn lần nữa để phục hận.


Giai thoại làng cờ tướng : Câu chuyện hơn 50 năm về trước
Giai thoại làng cờ tướng : Câu chuyện hơn 50 năm về trước

Để đón kỳ vương Lý Chí Hải, hội Thể thao Tinh Võ ở Chợ Lớn chuẩn bị rất chu đáo. Lập Ban tổ chức tiếp tân, Ban thi đấu, Ban trọng tài, Ban giám sát, trật tự và lên danh sách các kỳ thủ Việt – Hoa cần mời tham dự.
Ban đầu người ta chỉ tổ chức các trận đấu gọi là “Cảng – Việt tượng kỳ tái” tức là cho kỳ vương mỗi ngày gặp một đối thủ người Việt hoặc người Hoa, nhưng trận then chốt Lý Chí Hải gặp Phạm Thanh Mai 2 ván căng thẳng, quyết liệt, rốt cuộc hòa cả hai, mục đích phục hận của Lý Chí Hải không thành.
Do vậy người ta phải tổ chức thêm một giải thu hẹp chỉ gồm 5 danh thủ để tạo điều kiện cho Lý Chí Hải có dịp gặp Phạm Thanh Mai một lần nữa. Giải này được đặt tên là “Cảng – Việt tượng kỳ ngũ hùng tranh bá tái” hoặc cũng gọi là “Cảng – Việt ngũ cường ngân bôi tranh bá chiến” và năm danh thủ tham dự gồm: Lý Chí Hải, Phạm Thanh Mai, Trần Dụ Tham, Tất Kiên Dương và Thái Văn Hiệp. Thể thức thi đấu vòng tròn, mỗi lượt, mỗi cặp gặp nhau trong 2 ván tính điểm; thời gian mỗi bên được sử dụng 120 phút được cộng thêm 30 phút để hoàn tất ván cờ, có trọng tài ghi biên bản, đấu thủ không cần ghi.
Các trận đấu giữa các danh kỳ này đều diễn ra sôi nổi, hào hứng vì ai cũng chơi quyết tâm, nhưng trận Lý Chí Hải – Phạm Thanh Mai được đặc biệt chú ý vì đó là trận đấu hay nhất, đầy ấn tượng. Nhiều doanh thương người Hoa ủng hộ Lý Chí Hải, đã động viên bằng cách hứa tặng thêm hàng chục ngàn đồng (bằng cả cây vàng) nếu Lý Chí Hải giành chiến thắng.
Nhân mùa Xuân, bạn cờ quây quần bên chung trà, chén rượu, chúng ta cùng bày cờ ra thưởng thức trận đấu lịch sử giữa kỳ vương Lý Chí Hải và danh kỳ Phạm Thanh Mai.
*** PHẠM THANH MAI (Tiên thắng) – LÝ CHÍ HẢI
1/P8-5 M2.3 2/M8.7 M8.7 3/X9-8 X1-2 4/B7.1 B7.1  5/M2.1 B9.1 6/P2-3 M7.8 7/M7.6 X9.3 8/X1.1 X9-6  9/X8.6 T3.5 10/X1-6 S4.5 11/B5.1 M8.9 12/P3/1 B7.1 13/M6.7 B7.1 14/B5.1 P8.1 15/M1.3 X6.3 16/M3.4 P8.6 17/S6.5 M9/7 18/X6.3 M7/5 19/M4.2 6-7 20/M7/5 B5.1 21/X6-3 X7/1 22/M2/3 P2-1 23/X8-7 X2.2  24/M3.5 M3/2 25/P3.6 X2.2  26/P3-9 đến đây Đen chưa thua 1-0 (xem hình) ván cờ này diễn ra năm 1959 khi Lý Chí Hải sang Việt Nam lần thứ nhất.


Quái kiệt cờ tướng Trềnh A Sáng và kỷ lục 7 lần VĐQG


Thợ giao giày trốn việc chơi cờ tướng

Sinh ra trong một gia đình người Việt gốc Hoa, Trềnh A Sáng sớm bộc lộ tình yêu và tố chất đặc biệt với chơi cờ tướng. Thời điểm đó, gia đình ông làm nghề cung cấp giày dép tại các khu chợ đầu mối.
Hàng ngày, Sáng phải đạp xe khắp đất Sài thành để giao hàng cho khách. Tuy nhiên, thay vì chuyên tâm vào công việc, Sáng thường xuyên trốn đến các quán café tụ tập với bạn bè để chơi cờ, đến nỗi khách hàng lần lượt bỏ đi hết. Ông kể: “Tôi mê cờ tướng đến nỗi ngày nào cũng phải chơi và ngồi trước bàn cờ là tôi không còn để tâm đến cái gì khác”.


Quái kiệt cờ tướng Trềnh A Sáng và kỷ lục 7 lần VĐQG
Quái kiệt cờ tướng Trềnh A Sáng và kỷ lục 7 lần VĐQG
Cuối cùng Trềnh A Sáng quyết định gạt bỏ mọi thứ để tập trung theo đuổi niềm đam mê của mình. Điều đó được xem là “điên rồ” vì dưới góc nhìn của nhiều người thì “thanh niên trẻ khỏe  không kiếm việc gì làm mà suốt ngày chơi cờ vô bổ”. Cũng may cho Sáng, bố mẹ anh vì hiểu tính con nên không phản đối, cho dù buồn phiền ra mặt.

Trềnh A Sáng đi khắp miền nam đánh độ nuôi nghiệp cờ tướng

Tự mình chuyển từ việc chơi cờ tướng cho vui sang con đường chuyên nghiệp, Trềnh A Sáng đã phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Cờ tướng chưa được coi là một môn thể thao tại Việt Nam, tài liệu gần như không có gì.
Ông phải tự mày mò nghiên cứu các thế cờ, rồi tìm ra cách đánh riêng cho bản thân. Cách duy nhất để ông có thể tự rèn luyện là ngày ngày tìm đến các điểm cờ tướng khác nhau, xem mọi người thi đấu, tự ghi nhớ lại các nước đi, các thế cờ rồi về miệt mài tự nghiên cứu suốt đêm…

Trước khi trở thành VĐV chuyên nghiệp, Trềnh A Sáng đã có những tháng ngày rong ruổi khắp miền Nam vừa luyện cờ vừa kiếm sống bằng những trận cờ độ.
Cũng như nhiều kỳ thủ khi đó vẫn chưa được coi là VĐV, ông phải lấy “độ cờ làm cần câu cơm” của mình. Có ngày, ông di chuyển qua tới 3 tỉnh dự 3 trận cờ độ. Thế nhưng điều quan trọng, suốt thời gian “bão táp” đó, ông luôn vượt lên làn ranh của “cạm bẫy đỏ đen” để tập trung cho mục tiêu

Trềnh A Sáng giành chức vô địch cờ tướng thứ 7 ở tuổi… 52  

Sau mười mấy năm rèn luyện liên tục, tên tuổi Trềnh A Sáng đã vang danh như một “quái kiệt” làng cờ Việt.  Thế nhưng bước ngoặt với sự nghiệp của ông chỉ đến khi cờ tướng được ngành thể thao đưa vào hệ thống các môn thành tích cao. Năm 1991, Trềnh A Sáng giành được tấm HCV đầu tiên tại giải cờ tướng TP.HCM. Ngay năm sau, ông tham dự giải cờ tướng VĐQG, và đoạt hạng 4.
Dù 20 năm trôi qua, Trềnh A Sáng vẫn nhờ như in về cột mốc của cuộc đời vào 1996. Ông đã gây nức lòng những người yêu cờ khi đoạt cả chức vô địch QG lẫn Đông Nam Á với một lối chơi được đánh giá là “xuất sắc và ấn tượng chưa từng có”. Ông đã đánh bại mọi đối thủ từ trong nước đến quốc tế nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa bài bản nghiên cứu và nghệ thuật cờ “phủi”.
Kể từ đó, Trềnh A Sáng đã luôn ngự trị trên đỉnh cao cờ tướng Việt Nam, với một niềm đam mê, sự bền bỉ và sáng tạo đáng kinh ngạc. Cứ mỗi giải đấu, kỳ thủ cao tuổi nhất làng lại khiến các đối thủ đàn em, đánh cháu phải “choáng” bởi luôn có những “chiêu” mới.  Đến nay, ông đã dự tranh đủ 25 giải VĐQG với kỷ lục 7 lần bước lên ngôi cao nhất, trong đó có 3 năm liên tục 2001- 2002- 2003.

Những giai thoại trong làng cờ tướng


Cách đây nửa thế kỷ, làng cờ Nha Trang xuất hiện chàng thanh niên tên Nguyễn Xí (Bảy Xí) với tài nghệ “siêu quần”, đánh đâu thắng đó khiến giới cờ tướng khắp 7 tỉnh miền Trung không đâu không nghe danh tiếng. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé này đã thích thú với bàn cờ. Hễ thấy cha và các chú, bác chơi cờ là cậu bé tìm cách lân la vào xem. Thế rồi, cậu béù bắt đầu học hỏi và với năng khiếu trời cho, cậu nhanh chóng nắm bắt được yếu lĩnh của các con cờ. Đến tuổi thanh niên, Bảy Xí đã trở thành nhà vô địch và bắt đầu lân la vào làng cờ quốc gia với tuyệt chiêu là cặp uyên ương pháo cực kỳ lợi hại. Kể từ khi Bảy Xí xuất hiện, cái tên làng cờ Nha Trang mới trở nên nổi tiếng và được giới cờ trong cả nước biết đến. Một thời gian dài, Bảy Xí gần như vô địch ở miền Trung. Vì thế, lâu lâu ông lại khăn gói vào Sài Gòn kiếm “độ”, và lần nào trở về ông cũng trúng quả.
Cờ tướng có sức hấp dẫn kỳ lạ.
Đến những năm 70-80 của thế kỷ XX, các đối trọng của Bảy Xí mới xuất hiện. Lúc đó, ở Nha Trang chỉ có 3 người có khả năng chơi ngang ngửa với Bảy Xí, lập nên bộ tứ: Xí – Đường – Cảnh – Oanh. Bộ tứ này tiếp tục thống lĩnh làng cờ một thời gian dài trước khi những tay cờ trẻ khác bắt đầu xuất hiện. Tuy tài năng của các tay cờ về sau không phải tồi (có những người đã lọt vào tốp đầu của giải vô địch cờ tướng toàn quốc), nhưng để hạ được “tứ trụ” không phải chuyện đơn giản. Cuối thập niên 90, làng co tuong xuất hiện một vị bác sĩ có kỳ nghệ rất khá, có thể liệt vào hàng cao thủ, đó là bác sĩ Trần Cẩm Long – người chuyên bình luận cho các giải cờ người thường được tổ chức vào các ngày lễ lớn tại Quảng trường 2-4. Bác sĩ Long vốn là cao thủ của làng cờ tướng Đà Nẵng. Thế nhưng, kể từ khi chuyển vào Nha Trang, sức cờ của anh đã có những bước tiến vượt bậc. Anh đủ sức đánh thắng các kỳ thủ ở Nha Trang và đến nay vẫn duy trì được phong độ ấy, dù rằng có nhiều cao thủ trẻ trình độ gần bằng anh.
Tuy có một quá trình phát triển khá lâu dài nhưng có thể nói, cờ tướng Nha Trang rất ít phát triển. Hiện nay, xét về lực cờ, làng cờ Nha Trang vẫn còn kém hơn giới cờ tướng TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và thậm chí cả các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Bình Định. Chẳng thế mới có chuyện vài năm trước, anh Nguyễn Thành Bảo đã từng khuấy đảo làng cờ Nha Trang. Ngày đó, anh Bảo mới vô địch U20 thế giới và đến Nha Trang “săn nai” (thuật ngữ giới cờ độ dùng để ám chỉ những tay cờ độ có trình độ thấp) để “xẻ thịt”. Do lúc đó chưa biết Bảo là ai nên giới cờ Nha Trang đổ xô vào “tỷ thí” với anh nhưng đều bị khuất phục. Đến khi thấy lực cờ của anh cao quá, các tay cờ Nha Trang bắt chấp, Bảo cũng có thể chấp hẳn các cao thủ 1 con mã khiến làng cờ Nha Trang “khiếp” phục.

Các cao thủ bậc nhất ở Nha Trang đang so tài.
Sau này, nối tiếp Nguyễn Thành Bảo, nhiều vị cao thủ ở TP. Hồ Chí Minh cũng ra Nha Trang “săn” và hầu hết là đều trở về “thắng lợi” vì trình độ của họ quá cao. Lúc này, làng cờ Nha Trang mới biết trình độ của mình còn kém. Nói đâu xa, chuyện xảy ra mới đây tại kỳ đài cờ tướng Gà Ri (Ri Chicken, ở đường Bạch Đằng, phường Tân Lập, Nha Trang). Trong chốn “ngọa hổ tàng long” toàn các cao thủ, bỗng xuất hiện một chàng thanh niên tên Chương, đến từ Vạn Ninh. Chương đề nghị thách đấu với… bất kỳ ai. Phải biết rằng, nếu nói về cao thủ cờ ở Vạn Ninh, làng cờ Nha Trang có chăng chỉ nể “Bình xe ngựa”. Vì thế, khi Chương đề nghị, lập tức các cao thủ vào bàn tỷ thí với anh. Thế nhưng thật ngạc nhiên, Chương “qua 5 ải chém 5 tướng”, hạ luôn một lúc 5 cao thủ bậc nhất của Nha Trang. Lúc này chỉ còn 2 người có thể đấu với Chương là tay cờ gốc Đồng Tháp – Đức Trí, và bác sĩ Trần Cẩm Long. Bác sĩ Long đã “rửa tay gác kiếm” từ lâu nên cuối cùng tay cờ Đức Trí chấp nhận tỷ thí với Chương. Thật ra, lực cờ của Chương không phải quá cao, nhưng anh này có lối đánh rất khó chịu, một nước đi anh ta suy nghĩ đến vài chục phút khiến đối thủ bải hoải cả người, mất tập trung. Với 5 cao thủ trước đó, Chương đều thành công với “chiêu” này. Thế nhưng trong ván đấu với tay cờ Đức Trí, ngón đòn này bị “hóa giải” dễ dàng. Trong ván này, Trí dùng hết sở học, đi cờ như bay. Khi đối phương “cù nhây”, anh vẫn nhẫn nại chờ đợi, luôn giữ tỉnh táo không nhụt chí và kết quả là đã hạ tay cờ Vạn Ninh, lấy lại thể diện cho làng cờ Nha Trang trong một ván cờ kéo dài đến… 6 tiếng đồng hồ.


Quân Mã trong cuộc cờ tướng và cuộc đời

Quân Mã, hay Ngựa, còn gọi là quân Kỵ, ở trong Cờ Tướng online hay Cờ Vua, thường được nhắc tới như là một quân chủng đặc biệt tượng trưng cho một vẻ đẹp hào hùng, mang dáng dấp hiệp sĩ cứu khổn phò nguy, xuất hiện đúng lúc và ra tay trừ gian diệt bạo không ngại gian khó, hiểm nghèo.
Quân Mã trong cuộc cờ tướng và cuộc đời
Quân Mã trong cuộc cờ tướng và cuộc đời
Nói tới Mã, là nói tới một sự biến hoá kỳ ảo của những nước đi nhảy nhót thần kỳ, một phép Lăng Ba Vi Bộ (!) độc đáo, đầy sự bất ngờ, và hành tung thì bí ẩn, ý đồ kín đáo. Nếu trên bàn cờ mà không có Mã, hoặc đúng hơn là không còn Mã, thì dường như cuộc chơi trở nên bớt sôi động, bớt gay cấn và giảm đi ít nhiều hào khí, trầm lắng hẳn vì không còn nghe tiếng nhạc ngựa reo vui, tiếng vó câu rộn rịp. Mã đã đem lại sự bình ổn vững vàng và cân bằng trong những thế trận thiên về phòng ngự, thì Mã cũng đã nổi bật lên như là một kỵ sĩ bách chiến bách thắng không hề biết đến chiến bại khi tràn sang phòng tuyến đối phương, với vẻ oai phong lẫm liệt, hào khí ngất trời. Không thể nói khác được, rằng chính kỵ binh Mã, đã góp phần lớn vào những đường nét tạo nên vẻ huyền bí của kỳ nghệ, những gì được gọi là phần cốt lõi, tinh hoa, tinh túy nhất, của bộ môn thể thao trí tuệ Cờ Tướng vốn được nhiều người yêu thích. Người đời đôi khi cũng tự ví von, cho mình như là quân Mã trong một VÁN CỜ ĐỜI đầy dẫy những bất công, hàm oan, nghiệt ngã. Đó là hình ảnh tượng trưng của những người can đảm, anh hùng, mang trong tâm bầu nhiệt huyết sục sôi, sẵn sàng lên yên dấn thân một-mình-một-ngựa đi vào cuộc đời, tả xung hữu đột giữa vòng trùng vi thù địch, để dẹp tan những trở ngại, xô đổ những vướng mắc, vung gươm tráng sĩ trả nợ núi sông, sẵn sàng da ngựa bọc thây không mong ngày trở về. Hình ảnh đẹp thay mà cũng cao quý thay!
Ở đây xin được có một vài lời bàn vui về quân Mã trong cuộc cờ, qua đó, phác họa nên chân dung của những “kỵ binh Mã” giàu lòng nghiã hiệp và nhân ái, đang sống giữa cuộc đời, âm thầm hành hiệp và lắm phen bị ngã ngựa thương đau, mà dù cho có bị cuộc đời dày xéo và vùi dập, nhưng vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu không chịu khuất phục, không hề thay lòng đổi dạ, luôn gìn giữ khí tiết và lòng tự trọng. Xin được gửi đến những kỵ sĩ kiệt xuất đó một niềm hàm ân, tình thương mến và lòng kính trọng.


Cách trị thói mê cờ tướng của chồng (Dành cho chị em phụ nữ)

Cách trị thói mê cờ tướng của chồng (Dành cho chị em phụ nữ)
Cách trị thói mê cờ tướng của chồng (Dành cho chị em phụ nữ)
Dạo này vợ chồng Hoa cứ lục đục suốt. Nguyên do là chồng Hoa vừa “phát sinh” một sở thích rất buồn cười. Ngoài thời gian ở cơ quan, hễ rảnh là anh chạy ra quán cà phê ngồi chơi cờ tướng. Chơi cờ với bạn, rồi chuyển qua chơi cờ với các cô “tiếp cờ” ở quán. Ban đầu, Hoa cứ tưởng chơi cờ tướng lành mạnh thôi, đang là mốt của các ông kia mà. Nhưng đến khi cậu bạn đồng nghiệp đi mục sở thị về, kể chi tiết các biến tướng của nó thì Hoa mới tá hỏa.
Khỏi phải nói, các “em” chân dài tiếp cờ ăn mặc mát mẻ, kỹ năng điêu luyện và chuyên nghiệp đến mức nào. Giữa không gian máy điều hòa mát rượi, cảnh trí lịch thiệp, lại được người đẹp tiếp cờ, hỏi anh nào không thích? Cho nên, chồng Hoa càng ngày càng mê mệt. Hoa đoán chừng, anh mê cờ thì ít mà mê người thì nhiều, sợ đến lúc nào đó lại chuyển qua đánh “cờ người” thì chết! Nói với anh suy nghĩ này của mình, anh gạt phăng đi, cau có bảo Hoa suy đoán bậy bạ. Vợ chồng đâm ra cãi cọ, giận hờn nhau, mà chung quy chỉ tại mấy con cờ.
Chiếu tướng nha anh !
Hễ hết giờ, anh không còn la cà nhậu nhẹt nữa, mà danh chính ngôn thuận đi đánh cờ, với lý do là giải trí lành mạnh. Việc nhà, vợ con anh chẳng ngó ngàng gì cả, có khi về đến nhà mà dường như tâm trí anh vẫn còn để bên bàn cờ. Khuyên chồng mãi không được, Hoa đâm bực, lại thêm ghen tức, tự hỏi sao bỗng dưng anh lại đổ đốn ra như vậy.
Suy nghĩ hoài, Hoa mới nảy ra chiêu lấy độc trị độc. Mày mò, cô nhờ cậu bạn đồng nghiệp chỉ cách chơi cờ tướng , rồi mua thêm sách về “nghiên cứu”. Quyết tâm “chiếu tướng” chồng, Hoa tích cực luyện tập môn thể thao này. Cứ rảnh là Hoa nghĩ ngay đến cờ. Mà càng chơi, Hoa càng mê, thấy mình lên tay thấy rõ. Giờ thì Hoa đã phần nào thông cảm hơn với chồng, vì hiếm có ngày nào cô không đánh một ván với ai đó, nếu bận quá thì cứ thấy thiêu thiếu khó chịu. Đánh cờ thì có gì là khó nhỉ, anh chơi được, thì Hoa cũng có thể học đánh cờ, thậm chí còn mơ đến chức “kiện tướng” nữa ấy chứ!
Rồi ngày phục thù cũng đến. Hôm đó anh về trễ, mở cửa bước vào đã thấy Hoa ngồi chờ bên bàn cờ bày sẵn. Tưởng vợ bày trò để lại sắp sửa “móc nghéo” gì đây, anh lẳng lặng đi tắm, xong tính chuồn về phòng ngủ. Hoa nhẹ giọng kêu anh lại, rủ anh chơi với mình một ván cờ. Quá bất ngờ, anh chẳng thể nào từ chối. Và càng bất ngờ hơn, anh cứ hỏi mãi là Hoa học chơi cờ hồi nào, ở đâu hay vậy.
Từ hôm đó, hai vợ chồng thường xuyên chơi cờ tướng với nhau. Ai thua, phải dọn dẹp nhà cửa. Ai thua, phải nấu cơm chiều mai chẳng hạn. Cuối tuần, Hoa còn rủ thêm mấy người bạn đồng nghiệp về nhà, nấu vài món gì đó, rồi chơi cờ, để anh có cơ hội giao lưu.
Bây giờ, tuy biết thỉnh thoảng anh cũng ra quán chơi cờ, nhưng lòng Hoa đã bớt lo hơn. Có khi hai vợ chồng cùng đi quán, họ ngồi đấu trí với nhau giữa khung cảnh thiên nhiên mát mẻ. Hoa cũng cố ý ăn mặc thật đẹp, sửa soạn tinh tươm để anh biết vợ mình cũng chẳng thua kém ai. Và Hoa hiểu, để giữ gìn hạnh phúc của mình, chẳng có gì là không thể làm được, xá gì đến chuyện con con là… chơi cờ tướng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét