Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 284

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tướng VŨ NGỌC NHẠ Và Số Phận Cụm Điệp Báo H10, A22 Khét Tiếng Trong DINH ĐỘC LẬP

Giám đốc Tình báo Mỹ cắt ngang buổi họp, yêu cầu cấp phó từ chức

Giới quan sát cho rằng việc phó giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ bị cấp trên yêu cầu nộp đơn từ chức là bước đi nhằm dọn đường để Tổng thống Trump bổ nhiệm một nhân vật trung thành.
Theo CNN, Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats đã cắt ngang cuộc họp do cấp phó là Sue Gordon chủ trì hôm 9/8 và yêu cầu bà này đệ đơn từ chức. Ngay sau cuộc trao đổi với Coats, bà Gordon đã nộp đơn từ chức lên Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, dù tài liệu này được gửi tới Tổng thống Trump.
Không lâu sau đó, Nhà Trắng đã xác nhận về thư từ chức của bà Gordon. Trong bức thư gửi tới Tổng thống Trump do Nhà Trắng công bố, bà Gordon tuyên bố việc đệ đơn từ chức là "hành động của sự tôn trọng và yêu nước, không phải điều bản thân mong muốn".
Giam doc Tinh bao My cat ngang buoi hop, yeu cau cap pho tu chuc hinh anh 1
Bà Sue Gordon đệ đơn từ chức phó giám đốc tình báo quốc gia Mỹ hôm 9/8. Ảnh: AP.
Vụ từ chức của bà Gordon diễn ra chỉ 1 tuần trước khi Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats thông báo nghỉ hưu. Theo thủ tục thông thường, nếu không từ chức, bà Gordon sẽ trở thành quyền giám đốc tình báo quốc gia, vị trí phụ trách 16 cơ quan tình báo của Mỹ.
Giới quan sát nhận định bà Gordon bị buộc phải ra đi vì động cơ chính trị. Bà Gordon bị đánh giá là quá gần gũi với giới tình báo Mỹ và có quan hệ đặc biệt thân cận với cựu giám đốc CIA John Brennan, trong khi Tổng thống Trump đã nhiều lần "lời qua tiếng lại" với cộng đồng tình báo kể từ khi lên nắm quyền năm 2017.
Trước đó, Nhà Trắng đã nhiều lần ra tín hiệu cho thấy Tổng thống Trump muốn chọn một nhân vật "trung thành" để ngồi vào vị trí giám đốc Tình báo Quốc gia.
Giam doc Tinh bao My cat ngang buoi hop, yeu cau cap pho tu chuc hinh anh 2
Ông Joseph Maguire sẽ đảm nhận vị trí quyền giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ từ ngày 15/8. Ảnh: AP.
Vụ từ chức của bà Gordon càng làm dấy lên quan ngại của giới tình báo Mỹ trước dấu hiệu cho thấy Tổng thống Trump muốn chính trị hóa các cơ quan tình báo, vốn được coi là cần duy trì sự trung tập, để có thể đưa ra những đánh giá khách quan nhất về các nguy cơ mà quốc gia phải đối mặt.
Không lâu sau khi tiếp nhận đơn từ chức của Gordon, Tổng thống Trump đã tuyên bố chọn Joseph Maguire, giám đốc Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia, vào vị trí quyền giám đốc tình báo quốc gia để thay thế Dan Coats, người sẽ nghỉ hưu từ ngày 15/8.

TT Trump bổ nhiệm quyền giám đốc tình báo quốc gia mới

Tổng thống Donald Trump hôm 8/8 cho biết Joseph Maguire, giám đốc hiện tại của trung tâm chống khủng bố quốc gia, sẽ nắm quyền giám đốc tình báo quốc gia.


Cuộc gặp bí mật của 2 tướng tình báo hàng đầu Hàn - Triều được tiết lộ sau 4 tháng

Hai quan chức tình báo hàng đầu Hàn - Triều đã bí mật gặp mặt hồi tháng Tư sau khi thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai tại Hà Nội kết thúc mà hai bên không đạt được bất cứ thỏa thuận nào.


Yonhap dẫn nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc cho biết, cuộc gặp giữa Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc Suh Hoon và người đồng cấp Triều Tiên Jang Kum-chol diễn ra ngay sau khi ông Jang được bổ nhiệm người đứng đầu Vụ Mặt trận Thống nhất Triều Tiên (UFD).
Ông Jang Kum-chol (vòng tròn đỏ) tháp tùng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tới gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm hồi tháng Sáu. (Ảnh: Yonhap)
Ông Jang được bổ nhiệm thay thế cho ông Kim Yong-chol, người từng đảm nhận cương vị quan chức cấp cao hàng đầu của Triều Tiên tham gia các cuộc đối thoại hạt nhân với Mỹ.
Ông Kim Yong-chol bị sa thải ngay sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un diễn ra hồi tháng Hai tại Hà Nội kết thúc mà hai bên không đạt được bất cứ thỏa thuận nào. Và ông Kim Yong-chol được cho là người phải nhận trách nhiệm. 
Theo Yonhap, cuộc gặp giữa ông Shu và ông Jang chủ yếu là để hai bên chào hỏi nhau.
Trong cuộc gặp này, ông Suh cũng đã nhấn mạnh hy vọng cải thiện mối quan hệ liên Triều. Còn ông Jang chia sẻ về quan điểm của Triều Tiên sau khi thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai đổ vỡ.

Advertisement
Nguồn tin cho biết thêm, hai quan chức tình báo Hàn – Triều không thảo luận về thượng đỉnh liên Triều trong cuộc gặp bí mật hồi tháng Tư.
Ông Jang là người hiếm đi công tác ở nước ngoài. Ông được cho đã ngoài 50 tuổi và từng đảm nhận công việc trao đổi giữa hai miền.
Tên của ông Jang được truyền thông Triều Tiên nhắc tới lần đầu tiên vào tháng Tư. Cũng trong tháng Tư, Cơ quan Tình báo Hàn Quốc cho biết ông Jang được bổ nhiệm là người đứng đầu UFD. Tuy nhiên, phía Triều Tiên chưa chính thức xác nhận thông tin này.
Hồi cuối tháng Sáu, ông Jang lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng khi đi tháp tùng Chủ tịch Kim Jong-un tới làng đình chiến Bàn Môn Điếm ở biên giới liên Triều để tham gia cuộc họp lịch sử với Tổng thống Mỹ Trump.
Minh Thu (lược dịch)

Số phận điệp viên Nga phản bội đế quốc Áo-Hung trong Thế chiến I

Sự phản bội của trùm tình báo Alfed Redl khiến Áo - Hung trả giá đắt trong Thế chiến I, đẩy đế quốc này tới cảnh tan rã.

Đại tá Alfred Redl. Ảnh: Wikipedia.
Đại tá Alfred Redl. Ảnh: Wikipedia.
Thế chiến I từng chứng kiến cuộc chiến tranh bí mật, không tiếng súng nhưng đầy khốc liệt giữa các cơ quan tình báo. Việc Nga tuyển mộ thành công và khai thác nhiều thông tin từ trùm phản gián Alfred Redl đã gián tiếp đẩy đế quốc Áo - Hung vào cảnh suy tàn, theo War History.
Alfred Redl sinh năm 1864 tại thị trấn Lviv, thuộc tỉnh Galicia của Áo, ngày nay thuộc lãnh thổ Ukraine. Dù lớn lên trong gia đình nghèo, ông vẫn theo đuổi nghiệp sĩ quan, vốn chỉ dành cho tầng lớp quý tộc. Nhờ sự bảo trợ của hoàng đế Áo - Hung Franz Joseph, ông được nhận vào và tốt nghiệp loại xuất sắc Trường quân sự Vienna, cơ sở đào tạo sĩ quan danh giá của Áo.
Thể hiện sự hứng thú với nước Nga, Redl nhanh chóng trở thành người đứng đầu phòng phụ trách khu vực Nga thuộc cơ quan tình báo Bộ Tổng tham mưu quân đội Áo - Hung.
Tuy nhiên, cơ quan tình báo Đế quốc Nga phát hiện Redl là người đồng tính và bắt đầu hăm dọa, cũng như trả tiền để ép ông hợp tác và cung cấp thông tin. Năm 1902, Redl có thể đã chuyển bản sao kế hoạch tác chiến của Áo - Hung cho Nga.
Tướng von Gieslingen, cấp trên của Redl, giao cho ông nhiệm vụ điều tra bản kế hoạch tác chiến bị mất. Redl thỏa thuận giao nộp một số điệp viên cấp thấp để giữ an toàn và tiếp tục làm việc cho tình báo Nga. Việc này giúp ông củng cố vị trí vững chắc, khi được quân đội Áo xem là người làm việc rất hiệu quả.
Năm 1907, Redl trở thành cục trưởng Cục phản gián và tiến hành cuộc cách mạng trong kỹ thuật do thám. Ông trở thành người đầu tiên sử dụng camera và máy ghi âm để phục vụ hoạt động gián điệp.
Redl đã xây dựng cơ sở dữ liệu vân tay chi tiết, nhằm lưu giữ thông tin về những người đáng chú ý với tình báo Áo - Hung. Ông là người giúp cải thiện đáng kể năng lực của cơ quan này, nhưng cũng đóng vai trò lớn trong sự sụp đổ của nó.
Được thăng hàm đại tá quân đội Áo - Hung, Redl cũng trở thành điệp viên hàng đầu của Nga và được trả công hậu hĩnh sau một loạt điệp vụ thành công, giúp ông ta hưởng thụ cuộc sống xa hoa. 
Redl đã báo trước cho Nga kế hoạch chi tiết về cuộc xâm lược Vương quốc Serbia năm 1914 sau vụ thái tử Áo Franz Ferdinand và vợ bị ám sát. Nhờ thông tin từ Redl và Nga, quân đội Serbia đã đẩy lùi đợt tấn công đầu tiên. Đây được xem là thất bại lớn của đế quốc Áo - Hung, bởi họ có ưu thế vượt trội cả về quân số và công nghệ so với đối thủ.
Hiện trường vụ ám sát khơi mào Thế chiến I. Ảnh: New Historian.
Hiện trường vụ ám sát thái tử Ferdinand khơi mào Thế chiến I. Ảnh: New Historian.
Redl cũng tiến hành chiến dịch thông tin giả, cung cấp đánh giá sai lệch về sức mạnh quân đội Nga cho quân đội và chính quyền Áo - Hung. Ngược lại, Nga nắm được mọi kế hoạch tấn công và phân bố lực lượng tác chiến của đối thủ.
Không lâu sau cuộc xâm lược Serbia, thiếu tá Maximilian Ronge, học trò của Redl, bắt đầu nghi ngờ chính người đào tạo mình. Ronge kiểm tra các lá thư nghi vấn và phát hiện một phong bì chứa lượng tiền lớn được chuyển tới người có tên là Nikon Nizetas
Ronge cho nhiều mật vụ theo dõi người nhận bức thư, nhưng họ nhanh chóng mất dấu khi người đàn ông bí ẩn leo lên một chiếc taxi sau khi nhận thư.
Ronge khi trở thành chỉ huy lực lượng tình báo Áo-Hung. Ảnh: War History.
Ronge khi trở thành chỉ huy lực lượng tình báo Áo - Hung. Ảnh: War History.
Tuy nhiên, các mật vụ Áo - Hung gặp may khi chiếc taxi trở về địa điểm cũ sau khi trả khách. Lái xe đưa họ tới khách sạn Klomser, nơi người đàn ông bí ẩn vừa xuống. Khi ngồi trên xe, họ tìm thấy một chiếc vỏ đựng dao nhíp.
Tới khách sạn, họ yêu cầu người quản lý thông báo với những người trong khách sạn về chiếc vỏ đựng dao nhíp và đề nghị người đánh mất xuống sảnh nhận lại. Khi một người khách xuống nhận, các mật vụ lập tức nhận ra đại tá Redl.
Conrad von Hotzendorf, tổng tham mưu trưởng quân đội Áo, tức giận đến mức yêu cầu được gặp Redl ngay lập tức. Sau cuộc gặp, von Hotzendorf bỏ lại một khẩu súng lục và để Redl ở một mình. Cảm thấy nhục nhã và muốn tránh bị đồng đội cũ thẩm vấn, Redl tự sát vào ngày 25/5/1913.
Sự phản bội của Redl khiến Áo - Hung phải trả giá đắt trong Thế chiến I, cũng như dẫn tới sự tan rã của đế quốc này sau hiệp ước Saint Germain năm 1919.
Duy Sơn

Những vũ khí bí mật điệp viên dùng để thủ tiêu đối thủ

Súng bắn tên độc hoặc có hình dạng thỏi son môi là những vũ khí bí mật các điệp viên sử dụng để thủ tiêu mục tiêu nhanh chóng.

nhung-vu-khi-bi-mat-diep-vien-dung-de-thu-tieu-doi-thu
Ông Kim Jong-nam (phải), anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Toronto Star
Ông Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đột tử ngày 13/2 ngay tại sân bay ở Kuala Lumpur, Malaysia. Truyền thông Hàn Quốc cho rằng ông Kim Jong-nam đã bị "hai phụ nữ ám sát bằng kim tẩm thuốc độc".
Các chuyên gia an ninh, quân sự cho rằng nếu thông tin này được xác thực, đây là một trong những vụ ám sát ly kỳ nhất của các điệp viên. Nhiều loại vũ khí bí mật từng được giới tình báo quốc tế chế tạo đã được sử dụng, theo The Week.
Bút tẩm thuốc độc
Một điều tra viên Hàn Quốc trong cuộc phỏng vấn gần đây với CNN tiết lộ rằng một người đào tẩu Triều Tiên tên là Park Sang-hak từng bị ám sát hụt bởi một điệp viên trang bị ba vũ khí có vẻ ngoài tưởng chừng như vô hại.
Vũ khí thứ nhất là một thiết bị giống như bút Parker có gắn đầu kim tẩm thuốc độc. Chiếc bút thứ hai có thể bắn ra những viên đạn chứa thuốc độc ngấm trực tiếp qua da, còn vũ khí thứ ba là một chiếc đèn pin nhỏ được chế tạo tinh vi để có thể bắn ra ba viên đạn ở khoảng cách gần.
"Những vũ khí này tinh vi đến mức chúng có thể dễ dàng giết chết một người nào đó mà không có bất cứ tín hiệu cảnh báo nào. Người nào bị bắn trúng sẽ chết ngay lập tức", Park nói.
Súng hình son môi
Còn có tên gọi khác là "nụ hôn tử thần", khẩu súng này ra đời vào năm 1965, giữa thời Chiến tranh Lạnh. Nữ điệp viên của cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) có thể dùng nó để ám sát các mục tiêu ở khoảng cách gần, vào những thời điểm mà đối phương ít nghi ngờ nhất.

Cận cảnh một khẩu súng hình son môi
Dù có kích thước rất nhỏ gọn, loại súng này có thể bắn một viên đạn cỡ nòng 4,5 mm vào mục tiêu ở cự ly gần, có thể khiến đối tượng tử vong ngay lập tức. Tuy nhiên, nó cũng có thể được nạp đầu đạn chứa kim tẩm độc để thực hiện những vụ ám sát ít gây ồn ào hơn.
Súng bắn tên hình chiếc ô
Khi đang đi bộ trên đường phố London, Anh, nhà văn Bulgaria Georgi Markov cảm thấy nhói đau ở đùi. Ngước nhìn lên, ông phát hiện một người đàn ông vụng về đang tìm cách nhặt một chiếc ô trước khi bỏ đi. Ba ngày sau, Markov qua đời.
Những loại vũ khí nghi dùng ám sát anh trai của Kim jong-un
Video mô phỏng vụ ám sát Markov
Markov được cho là đã bị ám sát bởi một chiếc ô bắn ra mũi tên chứa đầy các hạt nhỏ, bên trong là ricin, một loại chất độc rất phức tạp. Những hạt này được bọc một lớp sáp đặc biệt, cho phép chúng tan chảy ở nhiệt độ cơ thể và đưa chất độc thẳng vào mạch máu nạn nhân. Kẻ bắn ra mũi tên bị nghi là cảnh sát mật và không bao giờ được tìm thấy.
Súng gây trụy tim của CIA
Giữa thập niên 1970, Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) tuyên bố phát triển loại súng bắn phi tiêu gây trụy tim. Mũi phi tiêu này có khả năng xuyên qua quần áo, không để lại dấu vết đáng kể nào trên da, ngoại trừ một nốt đỏ như vết muỗi cắn.
Sau khi xuyên qua da, nó sẽ tự phân hủy và xả ra một lượng chất độc chết người được chiết xuất từ tự nhiên. Ưu điểm của loại vũ khí này là dễ dàng đánh lừa bác sĩ pháp y, khiến họ kết luận cái chết là do nguyên nhân tự nhiên. CIA không cho biết liệu họ đã từng sử dụng loại vũ khí này trong thực tế hay chưa.
Tử Quỳnh

'Điệp viên ma' của Anh khiến phát xít Đức ngậm quả đắng

Chiến dịch nghi bình bằng một xác chết của tình báo Anh đã khiến quân Đức phán đoán sai hướng tấn công của quân Đồng minh và hứng chịu thất bại.

diep-vien-ma-cua-anh-khien-phat-xit-duc-ngam-qua-dang
Một kế hoạch nghi binh tinh vi đã được tình báo Anh thực hiện nhằm đánh lừa phát xít Đức. Ảnh minh họa: BBC
Năm 1943, phe Đồng minh lên kế hoạch thực hiện chiến dịch Husky tấn công hòn đảo chiến lược Sicily ở Italy với hy vọng xoay chuyển cục diện chiến trường Thế chiến II. Để đảm bảo thành công cho chiến dịch, tình báo Anh đã tiến hành một chiến dịch nghi binh tinh vi để đánh lừa phát xít Đức, theo MysteriousUniverse.
Chiến dịch nghi binh mang tên "Thịt băm" được đề xuất, nhằm cung cấp thông tin giả để phát xít Đức tưởng rằng quân Đồng minh sẽ tấn công Hy Lạp và Sardinia chứ không phải đảo Sicily.
Đóng vai trò chính trong chiến dịch "Thịt băm" không phải là các điệp viên Anh, mà là một xác chết. Tình báo Anh lên kế hoạch sử dụng thi thể một người vô danh, cải trang thành "điệp viên" mang theo các tài liệu "tối mật" về chiến dịch tấn công sắp tới của phe Đồng minh, và đưa tử thi này đến tay người Đức.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây thực ra là một kế hoạch hết sức công phu và tỉ mỉ đến từng chi tiết để có thể qua mặt được tình báo Đức. Ban đầu, người Anh định thả thi thể này từ trên máy bay xuống mục tiêu cùng một chiếc dù không nguyên vẹn.
Tuy nhiên, ý tưởng này bị hủy bỏ vì họ lo ngại quân Đức sẽ nghi việc quân Đồng minh liều lĩnh vận chuyển tài liệu quan trọng theo cách này ngay trên lãnh thổ địch. Phương án được thống nhất là thi thể "điệp viên" trên sẽ được thả trôi dạt vào bờ biển, như thể anh ta bị chết vì hạ thân nhiệt sau khi rơi khỏi tàu.
Tình báo Anh lựa chọn một xác chết vô thừa nhận trong bệnh viện, hóa trang để anh ta trông giống người bị chết cóng trên biển. Bước tiếp theo là tạo ra một hồ sơ giả cho xác chết sao cho chúng giống thật, nhưng không quá chi tiết để ai đó cố gắng tìm ra chân tướng thực sự.
Xác chết được hóa trang thành thiếu tá William "Bill" Martin của thủy quân lục chiến hoàng gia Anh. Cấp bậc thiếu tá được lựa chọn bởi nó không quá thấp để mang theo tài liệu tối mật, nhưng cũng không quá cao để mọi người đều biết đến.
Thiếu tá Martin được tạo một hồ sơ mới rất ấn tượng, sinh năm 1907 ở Cardiff, xứ Wales, đính hôn với một cô gái tưởng tượng tên "Pam" và luôn mang theo bức ảnh của cô trong túi mà trên thực tế là ảnh của nữ nhân viên Nancy Jean Leslie tại MI5. Thậm chí, hai bức thư tình giả của Pam và một hóa đơn mua nhẫn đính hôn còn được giấu trên thi thể.
Tinh vi hơn, người Anh còn bố trí thêm các đạo cụ khác như hai cuống vé xem kịch, một vé xe bus đã qua sử dụng, một hóa đơn mua áo mới, một hóa đơn nghỉ 4 đêm tại Câu lạc bộ Quân đội và Hải quân, và một thư ngân hàng yêu cầu thanh toán khoản thấu chi 79,97 bảng, tất cả đều được in với ngày tháng cận kề thời điểm Martin mất tích… Tình báo Anh đã dành nhiều tháng để tạo dựng hồ sơ tỉ mỉ cho điệp viên hải quân "ma" này.
Điểm mấu chốt của toàn bộ kế hoạch này là những "tài liệu mật" trên xác chết. Các tài liệu này là các bức thư giới thiệu thật, có các chữ ký chính thức và một loạt các thông tin rất thực tế liên quan đến các vấn đề nhạy cảm nhưng không đề cập trực tiếp đến việc tấn công Sicily. Tiếp đến, chúng được bỏ vào trong một chiếc cặp để người Đức tin rằng Martin đang mang theo tài liệu này bên mình. Chiếc cặp sau đó được cột vào cổ tay của thiếu tá Martin bằng một sợi dây xích để chắc chắn nó không bị trôi đi và sẽ được vớt cùng thi thể.
diep-vien-ma-cua-anh-khien-phat-xit-duc-ngam-qua-dang-1
Các tài liệu, giấy tờ bên trong chiếc cặp Martin mang theo. Ảnh: BBC
Sau khi chuẩn bị thi thể và tạo dựng xong hồ sơ, Anh bắt tay vào thực hiện chiến dịch. Thi thể Martin được đưa lên tàu ngầm HMS Seraph của Anh và đưa đến ngoài khơi thị trấn Huelva ở bờ biển phía nam Tây Ban Nha, nơi các điệp viên Đức đang hoạt động rất tích cực.
Thi thể sau đó được mặc áo phao và thả xuống biển cách bờ khoảng 1,6 km, một xuồng cao su cứu hộ cũng được thả xuống nước để tạo ấn tượng Martin đã thực sự bị ngã xuống biển. Thậm chí, những ngày sau đó, các báo còn đăng cáo phó về cái chết của Martin để bổ sung giả thuyết này. Đến lúc này, vấn đề chỉ là đợi xem phát xít Đức có bị mắc mưu hay không.
Ngày 30/4/1943, một ngư dân phát hiện ra thi thể Martin và sau gần một tuần căng thẳng chờ đợi của tình báo Anh, tài liệu giả cũng đến được tay các chỉ huy Đức, những người hoàn toàn tin mọi thứ liên quan đến xác chết này.
Các tin tức tình báo gửi về cho thấy kế hoạch đã thành công. Bất chấp việc nhiều chỉ huy Đức và trùm phát xít Mussolini của Italy tin rằng Sicily là mục tiêu sắp bị tấn công, Hitler và Bộ tư lệnh tối cao Đức quyết định điều 90.000 quân, gồm ba sư đoàn thiết giáp Panzer, tăng cường đến Hy Lạp, Sardinia và Corsica để đối phó với một chiến dịch quy mô lớn của quân Đồng minh.
Hải quân Italy rốt cuộc cũng chuyển hầu hết lực lượng của mình đến bờ biển Hy Lạp để ngăn cuộc tấn công của quân Đồng minh, chỉ để lại một lực lượng mỏng phòng thủ Sicily.
Chiến dịch nghi binh thành công đã tạo điều kiện cho quân Đồng minh dễ dàng tấn công Sicily và đè bẹp sự kháng cự yếu ớt của địch ngày 9/7/1943. Ngay cả khi chiến dịch đánh chiếm Sicily diễn ra, quân Đức vẫn cố thủ ở Sardinia và Hy Lạp suốt hơn hai tuần vì tin rằng trận Sicily chỉ là đòn nghi binh cho một cuộc tấn công lớn hơn.
diep-vien-ma-cua-anh-khien-phat-xit-duc-ngam-qua-dang-2
Quân Đồng minh đổ bộ tấn công đảo Sicily. Ảnh: History
Chiến dịch nghi binh này khiến Đức phải trả giá đắt và việc để mất Sicily là một thảm họa với họ. Sau khi phe Đồng minh chiếm Sicily thành công và Mussolini bị lật đổ, Đức buộc phải kết thúc chiến dịch tấn công Nga và chuyển sang phòng thủ trước đà phản công mạnh mẽ của Hồng quân Liên Xô.
Chiến dịch "Thịt băm" được xem là cú lừa ngoạn mục nhất trong lịch sử quân sự, đến mức sau này quân Đức từng có lần nắm được tài liệu thật về một cuộc không kích của Đồng minh, nhưng không hề có biện pháp đối phó vì nghĩ rằng đây lại là một chiêu nghi binh khác.
Duy Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét