Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 119

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
[100 Khám phá vĩ đại của nhân loại] Phần 3 - HÓA HỌC

Nhà Vật lý Mexico này đã giải được bài toán 2000 năm tuổi, giúp ta có ống kính máy ảnh chất lượng cao vượt trội

M.Đức , Theo Trí Thức Trẻ 10 giờ trước

Leica, Canon, Sony, Nikon hãy chú ý!

Một vấn đề mà bất cứ nhiếp ảnh gia nào cũng biết: dù có mua ống kính đắt tiền đến mấy thì chúng vẫn sẽ luôn tạo ra những bức ảnh có phần tâm chi tiết cao, nhưng có viền và các góc không đẹp bằng. Đây là hiện tượng 'cầu sai' (spherical aberration) của kính.

Trên lý thuyết, những thành phần kính cong có thể thu nhận được ánh sáng từ nhiều hướng, sau đó hội tụ tại một điểm (ở máy ảnh thì điểm đó chính là cảm biến). Thế nhưng ánh sáng khi đi xuyên qua kính thường gặp hiện tượng phản xạ, khúc xạ; tệ hơn là các hiện tượng này diễn ra ở các mức độ khác nhau ở những vị trí ống kính. Chính vì vậy khi chụp hình, ánh sáng sẽ được hội tụ tốt hơn ở tâm ảnh khi ánh sáng chạy thẳng, nhưng sẽ không hề hoàn hảo ở những phần khác. Đây là một hiện tượng đến cả Isaac Newton hay nhà toán học Diocles cũng không giải quyết được.
Nhưng mới đây, một sinh viên cao học ngành Vật lý tại trường Tecnológico de Monterrey của Mexico mang tên Rafael G. González-Acuña đã tạo ra được một phương trình, giúp ta có thể triệt tiêu được hoàn toàn cầu sai ở ống kính. Công thức đầu tiên được nhà khoa học Wasserman-Wolf đưa ra vào 1949, nhưng đến nay mới có lời giải đáp.
Nhà Vật lý Mexico này đã giải được bài toán 2000 năm tuổi, giúp ta có ống kính máy ảnh chất lượng cao vượt trội - Ảnh 2.
Phương trình để triệt tiêu cầu sai của González-Acuña
Phương trình này thật phức tạp, khi nhìn vào thì biến thành một lời lý giải tại sao đa phần chúng ta không thể trở thành nhà vật lý hay toán học. Nhưng đối với các nhà sản xuất ống kính, thì chính là công thức còn thiếu để hoàn thiện chất lượng sản phẩm của mình. Họ có thể sử dụng nó để đưa ra được thiết kế ống kính hoàn hảo, không có cầu sai nên tạo ra ảnh nét từ tâm ra tới các rìa. Không những thế, do sử dụng ít thành phần kính hơn các sản phẩm hiện nay, ống kính thế hệ mới này sẽ nhẹ hơn, nhỏ hơn và cũng rẻ hơn nữa.
Khám phá này không chỉ có lợi cho những nhiếp ảnh gia, hay những người chụp ảnh nghiệp dư (trong đó bao gồm cả smartphone), mà còn có thể áp dụng vào các ngành khám phá khoa học khác. Ta có thể tạo ra được những ống kính hiển vi hay ống kính viễn vọng có chất lượng cao hơn nhiều so với hiện nay, nhằm khám phá được Thế giới vi sinh hay Vũ trụ bao la rộng lớn. Tất cả chỉ có thể làm được nhờ vào thành quả của anh González-Acuña!

Công nghệ lượng tử mở ra chân trời mới

Suckhoedoisong.vn - Kỷ nguyên của những chiếc điện thoại không thể hack (bẻ khóa) sẽ mở ra nhờ thế giới vật lý lượng tử. Những con chip siêu nhỏ an toàn nhất từng thấy sẽ được tạo ra.
cong-nghe-luong-tu-mo-ra-chan-troi-moi-1

Phát kiến trên nằm trong sáng kiến lượng tử trị giá 1 tỷ euro của Liên minh châu Âu hứa hẹn cuộc cách mạng công nghệ số.
Vật lý lượng tử là ngành khoa học về các phần tử siêu nhỏ hoạt động theo các cách khó đoán trước. Khái niệm trên liên quan tới việc làm lạc hướng, một vật thể có thể trở thành hai vật đồng thời, hay trở nên viễn tải (teleport) trong phòng thí nghiệm. Lượng tử có thể là nhiều vật đối với nhiều người, nhưng theo định nghĩa, lượng tử là một vật đơn lẻ, 1 phân tử hoặc 1 photon, hay 1 phần tử ánh sáng đơn lẻ”. Các nhà khoa học đã điều khiển được những vật thể này để cho ra công nghệ mới.

cong-nghe-luong-tu-mo-ra-chan-troi-moi-2

An ninh máy tính đều dựa vào các chuỗi số ngẫu nhiên, nhưng máy tính thông thường không thể tạo ra chuỗi số ngẫu nhiên có độ thuần khiết như vật thể lượng tử, có nghĩa là các hacker (tin tặc) có thể dự đoán kết quả và bẻ khóa an ninh. Hugo Zbinden, nhà vật lý lượng tử tại ĐH Geneva dẫn đầu dự án Qrance nhằm tạo ra chuỗi số ngẫu nhiên lượng tử nhỏ hơn, nhanh hơn và ít tốn kém hơn cho công nghệ số. Loại chip siêu nhỏ có thể tạo ra hàng triệu bit mỗi giây, tích hợp vào smartphone và sử dụng cho nhiều ứng dụng.

cong-nghe-luong-tu-mo-ra-chan-troi-moi-3

Ở Barcelona, bước tiến mới dành cho internet lượng tử, nơi tin nhắn gửi qua một vài photon, nên bảo mật tuyệt đối. Công nghệ này sẽ giúp bảo mật tuyệt đối dữ liệu tài chính và dữ liệu sức khỏe của bạn.
LiLy
(theo Euro News)
Bạn quan tâm

Kích thích dây thần kinh phế vị ở tai để ngăn ngừa lão hóa

Suckhoedoisong.vn - “Gãi” tai với một dòng điện nhỏ để tái cân bằng hệ thần kinh ở người trên 55 tuổi và giúp họ khỏe mạnh hơn, một nghiên cứu cho hay.
kich-thich-day-than-kinh-phe-vi-o-tai-de-ngan-ngua-lao-hoa-1

Kích thích thần kinh phế vị gắn với tim, phổi và ruột cải thiện giấc ngủ, tâm trạng và chức năng cơ thể, đội ngũ của Đại học Leeds ở Anh cho biết nó có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Tại sao lại là đôi tai? Bởi tai đóng vai trò như “cửa ngõ” dẫn vào hệ thần kinh của cơ thể.
Có thể kích thích một nhánh dây thần kinh phế vị ở bên ngoài da tai. Đối với vài người, nó như “cù” tai, với người khác thì thấy bình thường.
Thần kinh phế vị gồm giao cảm và đối giao cảm được biết tới như điều khiển cảm xúc, kiểm soát các chức năng thở, tiêu hóa, nhịp tim và huyết áp của cơ thể. Trong đó dây thần kinh đối giao cảm quan trọng cho hoạt động tiêu hóa và nghỉ ngơi.
Liệu pháp này kích thích dây thần kinh đối giao cảm vốn kém hơn ở người già, để phòng ngừa bệnh tim, cao huyết áp và lo âu trầm cảm.
H.Trà
(theo BBC)

Thành tựu khoa học mới giúp hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường

Suckhoedoisong.vn - Đái tháo đường là một bệnh tiến triển có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Một số biến chứng được biết đến nhiều nhất là tổn thương thần kinh (neuropathy) như tê liệt, ngứa ran, và đau ở bàn tay, bàn chân, suy thận (bệnh thận) và các vấn đề về thị lực (võng mạc). Tin tốt là các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp mới giúp kiểm soát lượng đường trong máu để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh đái tháo đường.
Biến chứng đái tháo đường – nguy hiểm khó lường
Có một câu nói phổ biến trong cộng đồng người bệnh tiểu đường rằng “Bệnh tiểu đường không giết bạn, mà là biến chứng tiểu đường”.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 7 tại Hoa Kỳ trong năm 2010, với hơn 69.000 giấy chứng tử liệt kê nó là nguyên nhân gây tử vong. Cộng thêm các biến chứng phổ biến như bệnh tim mạch, bệnh thận và nhiễm trùng, bạn có thể nhân con số đó với 10.
PGS.TS Trần Văn Ơn – Nguyên Trưởng bộ môn Thực Vật, trường Đại học Dược Hà Nội cho biết: “Nếu bệnh tiểu đường không được quản lý tốt, nó có thể ảnh hưởng và tàn phá mọi hệ thống và cơ quan trong cơ thể. Tỷ lệ biến chứng do đái tháo đường cũng đang ngày càng gia tăng”.
Ví dụ với biến chứng trên thận, năm 1980, số lượng người bệnh tiểu đường đang phải điều trị biến chứng suy thận giai đoạn cuối chỉ là 2.600 thì đến năm 2008 con số này tăng lên 48.374.
Với biến chứng tim mạch, theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ:
-   74% những người trên 65 tuổi mắc bệnh tiểu đường chết vì đau tim hoặc bị đột quỵ
-   Người lớn mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao hơn 200-400% so với những người không mắc bệnh tiểu đường
-   Bệnh tiểu đường được coi là một trong bảy yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch
Tỷ lệ biến chứng nhiễm toan ceton do đái tháo đường cũng đang gia tăng, với 80.000 ca nhập viện được báo cáo vào năm 1988 và 140.000 trường hợp trong năm 2009. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm khó thở, đau bụng cấp tính, mất nước, mệt và nôn.
Đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cắt cụt chi. Thống kê trên thế giới cho thấy, cứ 6 giây trôi qua lại một người chết và cứ sau 32 giây, lại có người phải cắt cụt chân vì bệnh tiểu đường.
thanh-tuu-khoa-hoc-moi-giup-ho-tro-ngan-ngua-bien-chung-dai-thao-duong-1
Nhiều người vẫn chủ quan trước những biến chứng từ đái tháo đường
Dây thìa canh lá to – đột phá mới giúp hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Dây thìa canh lá to tên khoa học là Gymnema latifolium thuộc chi Gymnema đã được biết đến với loài dây thìa canh lá nhỏ (Gymnema sylvestre). PGS.TS Trần Văn Ơn – Nguyên Trưởng bộ môn Thực Vật – trường ĐH Dược Hà Nội và cộng sự đã kết hợp với Công ty cổ phần Dược Khoa tiến hành đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường từ cây dây thìa canh lá to” và đề tài “Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây dây thìa canh hỗ trợ điều trị đái tháo đường”.
Theo PGS.TS Trần Văn Ơn, chủ nhiệm đề tài “Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức giảm đường huyết của cây Dây thìa canh lá to (Gymnema latifolium) là 36,31 ± 3,5%, còn Dây thìa canh (Gymnema sylvestre) là 23,41 ± 4,09%. Như vậy, mức độ giảm đường huyết của dây thìa canh lá to vượt trội so với dây thìa canh thường”.
Ngoài ra, khả năng hạ đường huyết vượt trội của dây thìa canh lá to là do có tác dụng “4 trong 1”, giúp hỗ trợ  ổn định đường huyết và hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng khi tác động vào các quá trình: Tăng sinh tế bào Beta đảo tụy. Từ đó tăng tiết và tăng cường hoạt lực của insulin. Trên thực tế, dùng được cho cả đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2. Giảm hấp thu glucose ở ruột vào máu. Tăng men sử dụng đường ở mô, cơ. Tăng đào thải cholesterol và lipid, giảm mỡ máu. Đồng thời an toàn, không có độc tính cấp và bán trường diễn ngay cả khi dùng liên tục trong thời gian dài.
Dây thìa canh lá to hiện đã được nhân giống và sản xuất trên diện rộng trên vùng trồng tại Thái Nguyên theo tiêu chuẩn GACP-WHO cộng thêm tiêu chuẩn 4 không “ Không phân bón hóa học, Không thuốc diệt cỏ, Không thuốc trừ sâu hóa học, Không biến đổi gen” để đảm bảo nguồn dược liệu sạch, an toàn.
Công ty Cổ phần Dược khoa (DK Pharma) hiện là đơn vị duy nhất hiện nay sở hữu nguồn dược liệu DTCLT theo tiêu chuẩn này. Sản phẩm DK-Betics cũng là sản phẩm được chuyển giao công thức độc quyền cho DK Pharma sản xuất.
Trước thực trạng tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng, tỷ lệ tử vong do biến chứng cao, việc tìm ra một sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết và hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng là rất có ý nghĩa. Các chuyên gia đánh giá, đây là một thành tựu khoa học đột phá, đóng góp tích cực vào công tác phòng chống căn bệnh đái tháo đường tại nước ta và mở ra một tương lai mới cho người bệnh tiểu đường.
Để được dược sĩ tư vấn về bệnh đái tháo đường, độc giả vui lòng liên hệ hotline 093.666.8010/093.666.8020 hoặc truy cập website: https://dkbetics.com/
thanh-tuu-khoa-hoc-moi-giup-ho-tro-ngan-ngua-bien-chung-dai-thao-duong-2
DK-Betics, sản phẩm đang được nhiều người tiểu đường tin dùng do hiệu quả, an toàn
SỐ GPQC: 00333/2019/ATTP-XNQC
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.



Bí ẩn công trình nghi của người ngoài hành tinh: Sau gần trăm năm, Nhật Bản giải mã thành công?

Trang Ly |



Bí ẩn công trình nghi của người ngoài hành tinh: Sau gần trăm năm, Nhật Bản giải mã thành công?

Mặc nhiên tồn tại qua hàng trăm năm, Nazca Lines cho đến nay vẫn khiến giới khoa học điên đầu giải mã.

Bí ẩn công trình nghi của người ngoài hành tinh: Sau gần trăm năm, Nhật Bản giải mã thành công? - Ảnh 1.
Trên một vùng sa mạc Nazca rộng lớn, miền Nam Peru, ẩn chứa một trong những bí ẩn lớn nhất của giới khoa học hiện đại gần 100 năm qua: Những đường kẻ Nazca Lines khổng lồ.
300 khối hình khổng lồ, trong đó có 70 hình ảnh động-thực vật, được 'khắc' hoàn hảo trên vùng đất rộng 1000 km2. Công trình kỳ lạ mặc nhiên tồn tại đến tận ngày nay khiến giới khoa học hồ nghi chúng là 'tác phẩm' do người ngoài Trái Đất tạo ra cách đây rất nhiều năm.
Bí ẩn công trình nghi của người ngoài hành tinh: Sau gần trăm năm, Nhật Bản giải mã thành công? - Ảnh 2.
Được đề cập lần đầu tiên vào thế kỷ 16, nhưng mãi đến cuối thập niên 1920, công trình bí ẩn này mới bắt đầu thu hút dư luận sau khi chuyên gia khảo cổ học người Peru Toribio Mejia Xesspe (1896-1983) chú ý đến và gọi chúng là "các hình vẽ lớn mang tính nghi lễ của người tiền Inca(1)" năm 1926.
Sa mạc Nazca là một trong những nơi khô hạn nhất Trái Đất, và vì ít gió nên các hình vẽ sâu 10-15 cm này không bị bào mòn phong hóa theo thời gian.
Cho đến nay, giới nghiên cứu gồm khảo cổ học, sử học, toán học... vẫn chưa có được câu trả lời chính xác về nguồn gốc, cách thức và ý nghĩa của 300 khối hình khổng lồ, chỉ nhìn thấy rõ từ trên cao này.
Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích ý nghĩa của 300 khối hình khổng lồ Nazca Lines, trong đó, nhà toán học cho rằng chúng là bức lịch thiên văn khổng lồ của người xưa; giới khảo cổ lại cho rằng Nazca Lines là tập hợp công trình để người xưa thực hiện các cuộc tế lễ thần linh, cầu nước cho vùng đất khô cằn; hoặc công trình này là một cách để bộ lạc xưa kết nối với các vị thần của họ trên bầu trời...
Bí ẩn công trình nghi của người ngoài hành tinh: Sau gần trăm năm, Nhật Bản giải mã thành công? - Ảnh 3.
"Tác giả" của Nazca Lines có phải là người ngoài Trái Đất? Ảnh: Internet
Bí ẩn công trình nghi của người ngoài hành tinh: Sau gần trăm năm, Nhật Bản giải mã thành công? - Ảnh 4.
Hay công trình này là một cách để bộ lạc xưa kết nối với các vị thần của họ trên bầu trời... Ảnh: Internet
Trong cuốn 'Chariots of the Gods' (1968) của tác giả người Thụy Sĩ Erich von Däniken lại mô tả Nazca Lines là đường băng định hướng hạ cánh cho tàu vũ của người ngoài hành tinh. 
Giả thuyết này dù còn nhiều hoài nghi; nhưng nếu đặt ngược vấn đề lại rằng: Nazca Lines là công trình của người Nazca cổ xưa(2) thì làm thế nào họ có thể vẽ chúng (khổng lồ) hoàn hảo đến vậy, và làm sao có thể quan sát chúng từ trên cao bởi cho đến nay chưa có bằng chứng người Nazca phát minh ra phương tiện bay thời cổ đại.
Bí ẩn công trình nghi của người ngoài hành tinh: Sau gần trăm năm, Nhật Bản giải mã thành công? - Ảnh 5.
Đem những nghi vấn này vào công trình nghiên cứu mới nhất, nhóm các tác giả người Nhật Bản đã có bài viết đăng trên Tạp chí Journal of Archaeological Science: Reports, trong nỗ lực giải mã bí ẩn công trình cổ đại này.
Theo các nhà nghiên cứu, công trình hình vẽ khổng lồ (kéo dài hàng nghìn mét) này có niên đại vào khoảng năm 500 Trước Công nguyên - đến năm 500 Sau Công nguyên, và chúng có thể là 'tác phẩm' từ thời tiền Inca, cụ thể là của người Nazca cổ xưa.
Các nhà cầm điểu học Nhật Bản cho biết, họ đang cố gắng gọi tên những loài chim được vẽ trong số 70 hình vẽ động-thực khổng lồ của Nazca Lines với hy vọng: Nếu hiểu được những loài chim đặc trưng được người xưa chọn vẽ sẽ tạo một bước tiến mới trong hành trình lý giải lý do tồn tại của các khối hình này thời xa xưa.
Bí ẩn công trình nghi của người ngoài hành tinh: Sau gần trăm năm, Nhật Bản giải mã thành công? - Ảnh 6.
Hình vẽ được các nhà nghiên cứu xác định là một con chim ruồi. Nguồn: Smithsonian Magazine
Tiến sĩ Masaki Eda thuộc Bảo tàng Đại học Hokkaido (Nhật Bản) cho biết: Thay vì cố gắng tìm điểm chung giữa các hình vẽ, nhóm của cô cẩn thận kiểm tra từng đặc điểm hình thái có thể quan sát được (như mỏ, cổ, cánh và đuôi của 16 hình vẽ chim) rồi so sánh chúng với 2000 bản vẽ khoa học về các loài chim cổ ở Peru.
Kết quả: Nhóm của Tiến sĩ Masaki Eda tự tin phân loại các hình vẽ chim thành 3 loài: Bồ nông - Vẹt non - Chim ruồi.
Bí ẩn công trình nghi của người ngoài hành tinh: Sau gần trăm năm, Nhật Bản giải mã thành công? - Ảnh 7.
Điều quan trọng là, sau khi xác định được 3 loài chim này thì các nhà nghiên cứu nhận thấy cả 3 loài này đều không sống gần sa mạc Nazca, hay nói cách khác, chúng không phải là loài chim địa phương, mà đến từ nơi khác.
Đơn cử, loài chim ruồi thường sinh sống ở sườn phía Đông dãy Andes và ở phía bắc gần Ecuador. Trong khi đó, bồ nông sống bên bờ biển; còn vẹt được tìm thấy trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Nam Mỹ.
"Phát hiện của chúng tôi cho thấy người tiền Inca đã vẽ những con chim kỳ lạ, không phải chim địa phương. Tuy nhiên, nếu những con chim kỳ lạ này không có ý nghĩa với người Nazca thì không có lý do gì để họ cất công vẽ chúng như vậy. Đây có thể là manh mối dẫn đến giả thuyết rằng họ là những người từ nơi khác đến vùng sa mạc sinh sống." - Chuyên gia Takeshi Yamasaki thuộc Viện nghiên cứu cầm điểu học Yamashina (Nhật Bản) - đồng tác giả công trình - cho hay.
Không dừng ở việc nghiên cứu hình vẽ chim tại Nazca Lines, nhóm nghiên cứu Nhật Bản cho biết họ sẽ tiếp tục so sánh chúng với các hình vẽ chim trên đồ gốm của người Nazca với hy vọng làm sáng tỏ bí mật các hình vẽ khổng lồ ở sa mạc phía Nam Peru này.
Bí ẩn công trình nghi của người ngoài hành tinh: Sau gần trăm năm, Nhật Bản giải mã thành công? - Ảnh 8.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn tiếp tục cố gắng giải mã nguồn gốc và lý do tồn tại của Nazca Lines (với 5 hình vẽ nổi bật nhất, gồm: Chim ruồi, khỉ, nhện, tay và phi hành gia) kể từ khi công trình này lần đầu tiên được nghiên cứu một cách có hệ thống vào năm 1926.
Johan Reinhard, một nhà thám hiểm của National Geographic, cho rằng Nazca Lines phục vụ cho nhiều mục đích của người cổ xưa.
Trong cuốn "The Nasca Lines: A New Perspective on Their Origin and Meaning" của Johan Reinhard viết: 
Có vẻ như các khối hình khổng lồ này không dẫn đến đường chân trời hoặc ý nghĩa thiên văn nào, chúng đơn giản là hình vẽ nghi lễ mà người xưa tạo ra để cầu mưa thuận gió hòa, nước ngọt đầy đủ cho con người và mùa màng trên một vùng đất sa mạc khô cằn mà thôi.
Bí ẩn công trình nghi của người ngoài hành tinh: Sau gần trăm năm, Nhật Bản giải mã thành công? - Ảnh 9.
Hình ảnh được cho là mô tả phi hành gia trên Nazca Lines. Ảnh: Internet
Bạn hãy hình dung, ở một khu vực khô hạn như thế này, mỗi năm chỉ nhận được vỏn vẹn 20 phút mưa thì nước tất yếu là thứ cực kỳ quan trọng."
Chuyên gia thuộc National Geographic Anthony Aveni cũng đồng ý với Johan Reinhard, ông nói: Các hình vẽ khổng lồ này sâu từ 10-15 cm, có thể chúng không dẫn đến nguồn nước nhưng lại là 'con đường tâm linh' để cầu nước của người xưa. 16 hình vẽ chim cùng các loài động vật khác cho thấy chúng đều là những loài sinh sống ở khắp vùng Nam Mỹ và đều ẩn chứa ý nghĩa về nước.
Nhện được cho là dấu hiệu của mưa. Chim ruồi có liên quan đến sự sinh sôi, nảy mở còn khỉ được tìm thấy nhiều ở rừng và sông Amazon...
Dù chúng ta không thể kết luận ý nghĩa duy nhất của công trình cổ đại này nhưng nếu kết hợp các nghiên cứu từ khảo cổ học, dân tộc học và nhân chủng học thì chúng ta càng có cơ hội hiểu rõ thêm về người xưa."
Năm 1994, Nazca Lines được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới.
Chú thích:
(1) Người Inca là một tộc người da đỏ tại miền nam châu Mỹ. Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16 Sau Công nguyên.
(2) Người Nazca (hoặc Nasca) sinh sống chủ yếu từ năm 100 Trước Công nguyên đến năm 800 Sau Công nguyên.
Bài viết sử dụng nguồn: Smithsonian Magazine, Inverse, National Geographic 
* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.
theo Helino

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét